Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Trà cổ

Trà cổ, trà cổ, tc

Vị trí: Móng Cái, Quảng Ninh
Thị xã Móng Cái nằm ở bên dòng sông Ka Long xinh đẹp, cách thành phố Hạ Long 178km. Trà Cổ cách Móng Cái 7km đường bộ.
Thị xã Móng Cái nằm ở bên dòng sông Ka Long xinh đẹp, có cửa khẩu quốc tế Bắc Luân nối với tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc. Móng Cái cách thành phố Hạ Long 178 km, cách Hà Nội 350 km. Chợ cửa khẩu Móng Cái là nơi diễn ra các hoạt động thương mại kinh tế, giao lưu văn hoá giữa hai tỉnh Quảng Ninh – Quảng Tây và hai nước Việt Nam – Trung Quốc. Bên cạnh chức năng giao lưu kinh tế, cửa khẩu còn là cầu nối các trung tâm du lịch lớn giữa Việt Nam và Trung Quốc.
, Trà Cổ là rìa bên ngoài của một đảo bồi tự nhiên do tác động của sóng và dòng biển ven bờ tạo thành. Bên bờ biển là những cồn cát cao từ 3-4m, có làng ấp và dân cư trú đông đúc, chủ yếu sống bằng nghề nông và chài lưới. Sát bờ biển là các dải rừng phi lao chắn gió, râm mát giữ cát và gần đó còn có hệ thống sinh thái rừng ngập mặn.
Cảnh đẹp ở đây không giống những gì ta đã bắt gặp ở Hạ Long, Đồ Sơn hay những bãi biển khác, bởi làn cát mịn màng hòa trong nước biển xanh ngắt mang dáng dấp của biển miền Trung nhưng lại có những dãy núi soi mình mang dáng dấp biển miền Bắc. Sự hòa lẫn của các vùng biển ấy tạo cho Trà Cổ một vẻ đẹp sông núi hiền hòa, trữ tình và nên thơ.
Nằm cách trung tâm 9km và chưa có tác động nhiều của bàn tay con người nên Trà Cổ có nhiều bãi biển còn mang nhiều nét đẹp của tự nhiên, kéo dài tới 17km từ mũi Gót ở phía bắc đến mũi Ngọc ở phía nam, đủ sức chứa hàng vạn khách du lịch đến nghỉ mát, tắm biển
Do cách xa các thành phố, khu công nghiệp, bến cảng nên Trà Cổ có khí hậu mát mẻ, nồng nàn hương biển và không gian tĩnh mịch và còn mang đậm nét hoang sơ. Đến đây, bạn sẽ được thưởng thức mùi vị của biển, được đắm mình trong những buổi chiều yên lặng, được thả hồn ngắm hoàng hôn xuống mà không sợ những ồn ào của cuộc sống, những bộn bề của đô thị náo nhiệt và sẽ tìm được cảm giác thoải mái ngay cả trong những ngày nắng nóng nhất.
Ở Trà Cổ, ta chưa hề thấy sự hiện diện của “bãi biển thương mại”, rất ít hàng quán, hàng bán rong. Nếu muốn thưởng thức hải sản tươi sống, bạn có thể mua được ở ngay bên bờ biển khi thuyền chài ngư dân đi đánh bắt về. Một điều hết sức thú vị mà không phải ở bãi biển nào cũng có được.
Đến đây vào đúng dịp hè, bạn còn có thể được tham gia “Hội lành Trà Cổ” diễn ra vào đầu tháng sáu âm lịch. Đây cũng là một trong những lễ hội tưng bừng và lớn nhất của ngư dân miền biển ở khu vực miền Bắc.
Nếu bạn có nhã hứng mua sắm thì cửa khẩu Móng Cái cũng là nơi tập trung hàng hóa lớn, giao thương buôn bán sầm uất có đủ các mặt hàng Trung - Việt.

Khách Sạn Hữu Nghị 2 ở Đường Hữu Nghị, P. Hòa Lạc, TP. Móng Cái là khách sạn phù hợp với bạn hoặc bạn có thể chọn một khách sạn ở hạ long phù hợp.

Hữu Nghị 2 là khách sạn 2 sao. Khách sạn nằm trên sông Ka Long, Khách sạn có 52 phòng ngủ tiêu chuẩn quốc tế, hài hòa và thanh lịch trang trí. đầy đủ tiện nghi

Sau đó thăm dự Lễ hội Trà Cổ

Lễ hội Trà Cổ , lễ hội trà cổ, lễ hội, trà cổ
Hàng năm, Lễ hội Trà Cổ diễn ra từ 30/5 đến 6/6 âm lịch. Đây chính là hội thi làm cỗ, thi nấu ăn. Ai nấu ăn giỏi hay vụng đường nấu nướng đều được cả làng biết hết.
  • Thời gian: 30/5 – 6/6 âm lịch
  • Địa điểm: Trà Cổ, thị xã Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
  • Suy tôn: Sáu vị Thành Hoàng và Nguyễn Hữu Cầu, một lãnh tụ nông dân thời Lê.
  • Đặc điểm: Thi lợn béo, thi làm cỗ chay, cỗ mặn.
Trà Cổ nằm ở nơi ”đặt nét bút đầu tiên để vẽ hình chữ S của bản đồ đất nước”. Trà Cổ có bãi biển đẹp lý tưởng cho du khách. Cư dân Trà Cổ vốn gốc ở Ðồ Sơn. Ðình Trà Cổ cũng là nơi thờ Quận He (Nguyễn Hữu Cầu), một lãnh tụ nông dân khởi nghĩa thời Lê – Trịnh. Ngôi đình lớn đại diện cho kiến trúc đình làng của người Việt hiện nay vẫn được bảo tồn.
168 e1290054621713 Lễ hội Trà Cổ le hoi
Ngày 25 tháng 5 đoàn thuyền rước từ Trà Cổ về quê tổ Ðồ Sơn. Ngày 30 tháng 5 thì thuyền từ Ðồ Sơn quay về đến Trà Cổ. Ngày mùng 1 tháng 6, bắt đầu vào lễ hội là lễ rước Vua ra bể (còn gọi là rước vua ra miếu), với nghi thức một đội quân cầm vũ khí, cờ thần, phường bát âm, bát bửu, tiếp đến là người cầm cờ và phải là người cường tráng trẻ đẹp và có đạo đức được làng bầu chọn từ cuối hội nãm trước cùng những người khiêng kiệu.
Sau lễ rước là cuộc thi các sản phẩm chăn nuôi trồng trọt mà biểu thị chủ yếu là thi các chú lợn mà người ta gọi là các Ông Voi. Các Ông Voi được các cai đám và dân làng chăm sóc chu đáo từ nhiều tháng trước khi vào hội.
Nét độc đáo của lễ hội Trà Cổ là có hội thi làm cỗ, thi nấu ăn, ai nấu ăn giỏi đều được cả làng biết đến. Ngày mùng 6 là ngày kết thúc lễ hội có múa bông. Trong ngày múa bông, người ta cầu mong trời đất thần linh phù trợ cho đánh bắt được nhiều cá tôm, buôn bán phát đạt, chăn nuôi, trồng cây tươi tốt, cuộc sống ấm no.
237 e1290054700112 Lễ hội Trà Cổ le hoi
Lễ hội đình làng Trà Cổ không những thể hiện lòng biết ơn, tưởng nhớ của con người đối với các vị thành hoàng mà còn thể hiện ý thức trách nhiệm của người dân trong tham gia bảo vệ và xây dựng biên giới ngày càng giàu mạnh. Về với vùng đất biên cương cực Ðông Bắc này, khi kính cẩn thắp một nén nhang thơm dưới mái đình làng biển. Sự vươn lên mạnh mẽ của vùng đất và con người Trà Cổ cùng với những giá trị văn hóa không thể phủ nhận là minh chứng rõ ràng nhất về sự trường tồn và lớn mạnh của Tổ quốc.

Bánh “gật gù”

Không biết có phải khi ăn khách đều phải gật gù vì món ngon nên bánh có cái tên không đụng hàng này không. Tuy nhiên, cách làm bánh thì rõ ràng là độc đáo. Chế biến từ bột được xay từ gạo ngon như làm bánh cuốn nhưng lại cho thêm một ít cơm nguội .
Đến Quảng Ninh ăn món ngon nào? - 4
Bánh gật gù ai ăn cũng gật (Ảnh: Internet)
Bánh ăn cùng thứ nước chấm đặc biệt và miếng khâu nhục ngon chẳng kém. Đang đói lòng ăn miếng bánh gật gù, quả thật không thể không gật. Bánh mềm, mát, lại thơm quyện với cái beo béo, ngậy ngậy, đặm đặm của khâu nhục làm ai ăn cũng phải trầm trồ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét