Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Đền Dinh Cô

Đền Dinh Cô, đền dinh cô, dinh cô
Vị trí: thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đền Dinh Cô Thuộc thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Là một khu đền có kiến trúc hoành tráng với những nét kiến trúc truyền thống in đậm màu sắc văn hóa dân gian.
Theo truyền thuyết kể rằng: cách đây 200 năm có một cô gái trẻ tên Lê Thị Hồng (tục danh là Thị Cách) quê ở Phan Rang trên đường đi qua đây thì thuyền gặp giông bão. Cô bị rớt xuống biển tử nạn, xác trôi dạt vào Hòn Hang. Nhân dân vùng này đã chôn cất cô trên đồi Cô Sơn và lập đền thờ gần biển. Từ đó cô luôn hiển linh, mộng báo điềm lành, diệt trừ dịch bệnh nên vào năm 1930 ngư dân trong vùng đã lập đền thờ và tôn xưng cô là Long Hải Thần Nữ.
Lúc đầu Dinh Cô chỉ là một ngôi miếu nhỏ đơn sơ. Năm 1930 Dinh Cô được xây dựng khá khang trang và đến năm 1987 thì được xây dựng lại như hiện nay sau khi bị hỏa hoạn.
Dinh Cô có diện tích trên 1.000m2. Cổng Tam quan vào Dinh Cô nằm dưới chân mũi Thùy Vân, đắp nổi “Long hổ hội”, phía trên có “Lưỡng long chầu nguyệt” và song phụng chầu. Lối lên điện Cô là 37 bậc tam cấp.

Chính điện Dinh Cô bài trí 7 bàn thờ. Ngay trung tâm chánh điện là bàn thờ Bà Cô. Nổi bật với bức tượng Bà Cô cao hơn 0,5m, mặc áo choàng đỏ, viền kim tuyến lấp lánh, đội mũ gắn ngọc. Phía sau cạnh bàn thờ Bà Cô là bàn thờ Diêu Trì Phật Mẫu, Chúa Cậu (Nhị vị Công tử, tức là Cậu Tài, Cậu Quý), Ngũ Hành Nương Nương, Tứ Pháp Nương Nương (Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp điện), Ông địa, Thần Tài.
Ngoài chính điện, ngư dân còn lập bàn thờ Cửu Thiên Huyền Nữ, Chúa Ngọc Nương Nương, Chúa Tiên Nương Nương, Chư vị, Bà Mẹ Sanh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và miếu thờ Hỏa Tinh Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Quan Thế Âm Bồ Tát.
Liên quan đến Dinh Cô là Mộ Cô, nằm trên đồi Cô Sơn, cách Dinh Cô chừng 1km. Mộ Cô là một nơi khang trang đẹp đẽ, thu hút nhiều người đến thăm viếng, chiêm bái, đặc biệt là trong dịp diễn ra lễ Nghinh Cô.


Khách Sạn Long Hải  Thị trấn Long Hải, huyện Long Điền là một trong những khách sạn ở vũng tàu phù hợp với bạn.

Thiền Viện Tịch Chiếu là điểm đến tiếp theo

Thiền Viện Tịch Chiếu, thiền viện tịch chiều vũng tàu, thiền viện, tịch chiều, vũng tàu
Thiền Viện Tịch Chiếu ở ấp Hải Điền, Thị Trấn Long Hải, huyện Long Đất, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Điện Thoại: 064- 868-922.
Có dịp đi đến biển Long Hải, đến Thiền Viện Tịch Chiếu, nơi có kiến trúc giốngThiền viện Thường Chiếu của Hoà Thượng Thích Thanh Từ, được nằm nơi địa thế khá lý tưởng, lại là một trong những danh lam đẹp của khu du lịch Long hải.
Thiền Viện Tịch Chiếu, nguyên là hai Tịnh Thất nhỏ: Tịnh Thất Quan Âm của hai bà Trần Thị Tư (Tịnh Ngọc), Trần Thị Bảy (Tịnh Bửu), và Tịnh Thất của Sư Cô Thích Nữ Diệu Quang thành lập từ năm 1973.
Năm 1988, hai Phật tử Tịnh Ngọc và Tịnh Bửu cúng dường hai Tịnh Thất v à gần nữa mẫu đất cho Hoà Thượng Thích Thanh Từ. Hoà Thượng chỉ định hai đệử là Thích Nữ Hạnh Thanh (sinh năm 1941 ở Cửu Long ) và Thích Nữ Diệu Tánh (sinh năm 1947 ở Sài Gòn ) về hai Tịnh Thất nầy. Hai Sư Cô Hạnh Thanh và Diệu Tánh xin sát nhập hai Tịnh Thất nầy thành Thiền Viện Tịch Chiếu. t
Năm 1993, hai Sư Cô xây dựng lại thành Thiền Viện mới như tình trạng hiện nay. Nơi Thiền Viện này, hai Sư Cô đã tạo được gần hai chục Thiền Sinh cho Ni Giới.
Thiền Viện Tịch Chiếu gồm Chánh Điện, Nhà Tổ,Trai Đường và phòng của Ni chúng.

Sân trước chùa trang trí với nhiều loại cây cảnh quí như tùng bách, trắc bá diệp, thiên tuế... và các loại hoa đẹp. Vườn hoa nhỏ nhưng chăm sóc công phu, mỹ thuật và mang nét Thiền Vị.
Chánh điện xây theo hình vuông, cạnh 11m, nóc hai tầng mái ngói theo kiểu chùa xưa, tường đúc và xây gạch với nhiều khung cửa kiếng, kiến trúc đơn giản nhưng kiên cố và khang trang. Chánh điện thờ Phật Thích Ca, đơn giản nhưng trang nghiêm.
Sau Chánh Điện là Nhà Tổ, cách một sân lộ thiên nhỏ.
Giữa sân là hòn Non Bộ với ý nghĩa biểu trưng của hội Linh Sơn với sự tích "Niêm Hoa Vi Tiếu" (Giơ cành hoa, mĩm cười): Trong Pháp Hội trên núi Linh Thứu (Ấn Độ), Đức Phật Thích Ca không nói lời nào, chỉ cầm cành hoa giơ lên ! Tăng chúng không hiểu gì, tất cả đều im lặng, chỉ có một mình Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp nhìn cành hoa, miệng mĩm cười. Đức Phật nói: Ta có Chánh Pháp Nhãn Tạng, Niết Bàn Diệu Tâm, Thực Tướng Vô Tướng, Vi Diệu Pháp Môn, Bất Lập Văn Tự, Giáo Ngoại biệt truyền, giao phó cho Ma Ha Ca Diếp. Đây là sự tích của việc " Truyền Tâm Ấn" trong Thiền Tông.
Non Bộ còn trang trí có tượng Bồ Tát Quán Thế Âm và Bồ Tát Di Lạc, nhắc cho người xem hạnh Từ Bi - Hỷ Xã của chư Phật, Bồ Tát.
Hòn Non Bộ tuy nhỏ, nhưng trang trí mỹ thuật, lại nêu ý nghĩa Phật Pháp thâm sâu, tăng thêm " Thiền Vị" cho khách hành hương khi viếng Thiền Viện Tịch Chiếu.

Cháo vịt, gỏi vịt

Nằm trên con đường Trương Công Định, quán Vịt Đồng Quê ở đây lúc nào cũng đông nghẹt khách. Vào những giờ tan tầm, nếu bạn không đặt chổ trước khi đến quán thì sẽ rất khó để tìm cho mình một chổ ngồi. Quán có nhiều món ăn ngon như cháo vịt, vịt xáo măng, gỏi vịt, vịt nướng chao... và đặc biệt là tiết canh vịt.
goi-vit-1-743371-1368287581_600x0.jpg


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét