Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Kinh đô cổ Simhapura

Kinh đô cổ Simhapura, kinh đô cổ simhapura, simhapura, chăm pa
Vị trí: huyện Duy Sơn, tỉnh Quảng Nam
Vị trí:Nằm trên bờ sông Thu Bồn, cách thánh địa Mỹ Sơn không xa. Trong văn bia Chăm đã lưu danh Kinh thành này dưới cái tên Simhapura – tức Kinh thành Sư tử. Simhapura ra đời dưới triều vua Bhađvarman trị vì Chămpa vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4. Tiếc rằng đến nay chúng ta mới trùng tu phần nào về Mỹ Sơn, còn Trà Kiệu hình bóng về kinh đô cổ xưa về vương quốc Chămpa (hay còn gọi là Lâm ấp) nằm trên bờ sông Thu Bồn chỉ còn những chân móng tường thành sụp đổ bị chôn vùi trong đất đá hoặc cô đọng lại trong vài trang sử nhỏ.
Vị trí:Nằm trên bờ sông Thu Bồn, cách thánh địa Mỹ Sơn không xa.
Trong văn bia Chăm đã lưu danh Kinh thành này dưới cái tên Simhapura – tức Kinh thành Sư tử.


Simhapura ra đời dưới triều vua Bhađvarman trị vì Chămpa vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4. Tiếc rằng đến nay chúng ta mới trùng tu phần nào về Mỹ Sơn,  còn Trà Kiệu hình bóng về kinh đô cổ xưa về vương quốc Chămpa (hay còn gọi là Lâm ấp) nằm trên bờ sông Thu Bồn chỉ còn những chân móng tường thành sụp đổ bị chôn vùi trong đất đá hoặc cô đọng lại trong vài trang sử nhỏ. 

Theo một bộ sử cũ có tên là Thủy Kinh Chú của Lý Đạo Nguyên người Bắc Ngụy viết vào thế kỷ thứ 7, kinh thành Sư tử được mô tả khá hấp dẫn: "Thành ấy ở phía tây khúc sông là kinh đô Lâm ấp, lập ở Điển Xung, cách bờ biển 40 dặm. Về phía tây nam giáp núi, phía đông bắc trông ra sông. Nhiều lớp hào bao quanh chân thành, và bên ngoài các hào về phía đông nam sông chảy men bờ thành. Bề đông tây của thành thì dài, bề nam bắc thì hẹp. Phía bắc, sông uốn khúc chảy từ đông tây vào thành. Chu vi 8 lý 120 bộ. Thành xây gạch cao 2 trượng, trên thành có tư­ờng gạch cao 1 trượng, trổ lổ vuông, trên dựng ván, trên ván có gác cất lên, trên gác có mái, trên mái có lầu, lầu cao thì sáu, bảy trượng; lầu thấp thì bốn, năm trượng… Cách kiến trúc mạnh nhưng vụng… Trong thành lại có thành nhỏ chu vi 230 bộ. Nhà họp và điện ngồi đều không trổ cửa về phương nam…". (Trích Quảng Nam – Đà Nẵng NXB Văn học năm 1983).



Để xác minh dấu vết của kinh thành có đúng như Thủy Kinh Chú miêu tả hay không, năm 1927 – 1928 dưới sự chỉ đạo của nhà khảo cổ học J.Y Claeys, trường Viễn Đông Bác cổ của Pháp ở Hà Nội (école Francaise Extrême Orient) đã tiến hành cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất gần mười tháng trời. Điều xác tín qua cuộc khai quật này hoàn toàn nhất trí với những điều được bộ sử cổ ghi chép về kinh thành Sư tử cổ xưa trên đất Trà Kiệu. Căn cứ vào nền móng phát hiện, Sinapura có chu vi khoảng 4km, thành phía tây dài 1700m, thành phía tây bắc – đông nam dài 500m. Mặt trước tòa thành, hư­ớng về đông có nhiều công trình kiến trúc ngự trên ngọn đồi cao 10m. Phía bắc thành, đoạn sông Bà Rén làm thành rào bảo vệ vòng ngoài. Ở điểm cao khoảng trên 20m là ngọn đồi Bửu Châu án ngữ. Xưa kia đường lên đồi là những bậc thềm lót đá đư­ợc trang trí thêm nhiều tượng thú vật, nhiều nhất là tượng voi, sư tử đứng chầu. Các pho tượng này, ngày nay đã được đưa đến khuôn viên nhà thờ công giáo Trà Kiệu, một số được chuyển về Bảo tàng Chàm Đà Nẵng. Phía nam thành, dựa hẳn vào nhiều quả đồi sa thạch. Phía tây có suối đổ về, trên ngọn con suối này còn sót lại ngọn tháp đẹp có tên là tháp Chiêm Sơn. Tiếc thay ngọn tháp này cũng bị hủy hoại.
Về điêu khắc đá của Simhapura cổ xưa có thể tìm thấy hình bóng rực rỡ của nó qua phòng chính giữa của Bảo tàng Chàm Đà Nẵng. Đây là thời cực thịnh của Vương quốc Chămpa từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 10 – 12 mà cả thành đô Mỹ Sơn và kinh đô Trà Kiệu đều là minh chứng lịch sử nổi bật nhất. Nói đến Simhapura, trước đây người ta thường nói đến ngôi đền chính trong Hoàng thành. Mỗi cạnh của nó dài tới 10m, chiều cao có thể lên tới 40m. Nếu còn đến ngày nay, rõ ràng đây là ngôi tháp đồ sộ nhất trong hàng kiến trúc Chămpa ở vùng Đông Nam Á. Trong đền tháp này có một cái bàn thờ lớn hình vuông, mỗi cạnh 3m, cao 1,50m. Trên đó tạo 12 vũ nữ Apsara đứng múa trước dài sen. Bàn thờ đó đã trở thành kiệt tác trong điêu khắc cổ xưa của thế giới còn lại tới hôm nay. Tất cả các đền thờ ở kinh đô Trà Kiệu đều thờ thần Siva và Visnu là hai chư thần bảo hộ cho các Vương triều Chămpa lúc bấy giờ. Chủ đề nổi bật của Trà Kiệu – Kinh thành Sư tử là các tượng đá Sư tử với nhiều tư thế sống động : đi, đứng, ngồi, nằm phủ phục, vươn mình, nhe nanh… mỗi tượng đều có bố cục độc đáo từ hình khối đến sắc thái biểu cảm trên đôi mắt, khối ngực, bước chân khỏe khoắn, dáng đứng oai vệ… Mặt khác đây là sự hóa thân công đức của Visnu, vì có lần đấng tối thượng này hóa thành Sư tử để bảo vệ loài người, bảo vệ chư thần thoát khỏi nanh vuốt của quỷ dữ. Cũng qua những di chỉ tìm được trong các cuộc khai quật khảo cổ sau này, người ta đã hình dung được vẻ đẹp kỳ lạ của các kiến trúc Chăm về đền đài, cung điện, lâu đài, thành quách… đã làm cho kinh đô Trà Kiệu thêm hấp dẫn để trở thành trung tâm giao lưu kinh tế – văn hóa của Vương quốc Chămpa với các nước láng giềng như Cămpuchia, Inđônnêxia hồi bấy giờ.

Khách Sạn Lantern(Đèn Lồng) ở  288 Nguyễn Duy Hiệu, P.Sơn Phong, Tp.Hội An, Quảng Nam là một trong những khách sạn ở hội an phù hợp với bạn.
Khách Sạn Lantern có dịch vụ spa trọn gói, câu lạc bộ sức khỏe, bể bơi trong nhà, bồn spa và phòng xông hơi. Các tiện nghi hạng thương gia tại khách sạn 3.0 sao này bao gồm dịch vụ xe limo hoặc ô tô vào thị trấn, dịch vụ thư ký và nhân viên hỗ trợ công nghệ. Khách sạn tại Phố Cổ Hội An này có nhà hàng, cửa hàng cà phê, quầy bar bên bể bơi và quầy bar/phòng chờ. Khách được phục vụ bữa sáng miễn phí. Với khoản phụ phí, khách được sử dụng tàu con thoi tới sân bay (có sẵn khi yêu cầu). Miễn phí đỗ xe cho khách. Nhân viên có thể thu xếp dịch vụ hướng dẫn khách, Trợ giúp du lịch/vé, dịch vụ kinh doanh và Dịch vụ dịch thuật. Các tiện nghi bổ sung tại Khách Sạn Lantern này bao gồm bể bơi dành cho trẻ em, câu lạc bộ đêm và dịch vụ spa. Khách sạn có thể cung cấp các đặc quyền đỗ xe mở rộng cho khách sau khi trả phòng (có trả phí). Nâng cấp toàn bộ khách sạn này được hoàn thành vào Tháng Mười Hai 2006. Vị trí tốt nhất ngay trung tâm phố cổ Hội An . Khách Sạn Lantern sẽ mang đến cho bạn nhiều tiện ích khi tham quan phố cổ hoặc mua sắm . Đội ngũ nhân viên thân thiện chúng tôi mong muốn được mang đến cho quí khách những dịch vụ hoàn hảo nhất

Chùa Cổ Lâm là điểm đến tiếp theo

Chùa Cổ Lâm, chùa cổ lâm, cổ lâm
Cổ Lâm là một trong những ngôi chùa cổ ở Quảng Nam, tọa lạc tại xã Đại Đồng, huyện Đại Lộc. Chùa được xây dựng vào năm 1687.
Mùa đông năm ất Dậu (1885), trên bước đường học hỏi để mưu nghiệp và thực hiện nghĩa vụ của người trai trước vận mệnh của đất nước đang lâm nguy, Trần Cao Vân dừng chân đầu tiên ở chùa Cổ Lâm. Ông được pháp sư trụ trì tiếp đón và sắm cho vai tu sĩ của chùa.
Thế là, ngôi chùa vốn tĩnh mịch xưa nay bỗng trở nên tấp nập khách thập phương. Họ đến không chỉ để nhờ vị tăng trẻ tuổi xem quẻ, mà còn rước thầy về nhà nhắm hướng, xem phương, giúp lập nên cơ nghiệp. Thực ra, đây chỉ là hoạt động che mắt địch của Trần Cao Vân và các đồng chí. Nhờ thế mà Trần Cao Vân có dịp tiếp xúc với các thân hào, nhân sĩ, bô lão, gieo mầm yêu nước cho các tầng lớp nhân dân địa phương.
Tháng 07-1891, chùa Cổ Lâm bị địch ra lệnh khám xét. Các sư ở chùa bị thanh lọc. Trần Cao Vân được gia đình Võ Thạch (một người đồng chí quê Đại Đồng, Đại Lộc), giúp chuyển nơi ở sang làng Đại Giang, mở trường dạy học.  Mùa thu năm 1892, Trần Cao Vân cùng vợ và các cộng sự lên đường vào Bình Định chọn địa bàn lập căn cứ, tích trữ lương thảo, xây dựng lực lượng, đề ra cương lĩnh, đoàn kết các dân tộc, mưu đồ khởi nghĩa giành độc lập, tự do cho dân, cho nước. Rời đất Quảng, Trần Cao Vân thổ lộ nỗi niềm vương vấn qua bài thơ “Vịnh Chí”.
Chùa Cổ Lâm giờ đây nằm trong quần thể khu du lịch Suối Mơ (Đại Đồng, Đại Lộc). Từ thành phố Đà Nẵng, chưa đầy một giờ xe máy, bạn sẽ có mặt ở khu du lịch sinh thái này. Để rồi, sau những giờ phút thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên thơ mộng mà hùng vĩ, bạn có thể làm cuộc hành hương về với chùa Cổ Lâm - một di tích lịch sử gắn với hoạt động cứu nước của chí sĩ Trần Cao Vân.

 Bánh bột lọc

Bánh bột lọc Quảng Nam - iVIVU.com
Bánh bột lọc tuy mộc mạc, dân dã nhưng lại rất ngon, ai đã từng đến với Tam Kỳ – Quảng Nam thực sự không thể quên được hương vị tuyệt vời của loại bánh này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét