Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Chùa Bảo Tích

Chùa Bảo Tích, chùa bảo tích, bảo tích
Vị trí: Xã Bàu Lâm, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Ấp 3, Xã Bàu Lâm, Huyện Xuyên Mộc, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Điện thoại số : (064) 879 136.
Xã Bầu Lâm (H.Xuyên Mộc) là một xã nằm hướng Đông Bắc và là một trong những xã cuối cùng của địa phận tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Năm 1961, chùa Hương Tích do HT.Thích Minh Tâm trụ trì. Trong thời gian chiến tranh, ngôi chùa bị bom đạn tàn phá hoàn toàn, Phật tử phải đi lánh nạn nhiều nơi. HT về Long Hải trú ngụ và sau đó viên tịch.
Năm 1989, dân nghèo vùng kinh tế mới, người nghèo dân tộc xây dựng lại ngôi chùa và được HT.Thích Diệu Tâm (BTS PG Đồng Nai) đặt tên là Bảo Tích tự (xã Bầu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). Nơi đây tiếp đón nhiều đời trụ trì nhưng không ai trụ lại được. Cho đến năm 1998, Ban ĐDPG huyện Xuyên Mộc cùng đạo tràng Phật tử đã hiến cúng ngôi Tam bảo cho Giáo hội. Được sự giới thiệu của BTS PG Bà Rịa – Vũng Tàu, SC. Thích Nữ Như Minh, tốt nghiệp HVPG tại TP.HCM, một vị Ni trẻ mang hạnh nguyện hoằng pháp vùng xa đã về đây trông nom và được bổ nhiệm trụ trì.
Từ khi về hoằng hóa, chùa được Sư cô chăm sóc chu đáo. Sư cô đã đổ đá làm đường, từng bước xây dựng lại nhà Tăng, đào giếng, cổng tam quan, thỉnh tượng về tôn trí trang nghiêm hơn. Là một ngôi chùa vùng xa nhưng sinh hoạt đạo tràng Bát quan trai cho Phật tử đã thu hút rất đông người dân các xã trong vùng đến thọ giới. Mỗi mùa Phật đản, Sư cô đều làm xe hoa, lễ Vu lan làm lễ chúc thọ cho cụ già, lễ sám hối có hàng ngàn PT về tham dự. Những dịp lễ như thế, Phật tử không đủ chỗ ngồi, phải ngồi tạm dọc sân đất ra đến tận đường đi. Mỗi khi dân gặp khó khăn, Sư Cô đã vận động các đoàn Tăng Ni Phật tử về tặng quà, khám bệnh miễn phí. Hay chăm lo cho trẻ em nghèo qua những suất học bổng, tặng quà trung thu…
Chính vì sự tận tụy này mà chính quyền địa phương và người dân nơi đây rất ủng hộ về tinh thần để Sư cô yên tâm với công tác Phật sự. Tuy nhiên, trải qua thời gian ngôi chùa làm bằng vật liệu cây rừng đơn sơ, vách đất, mái tôn cũ kỹ, tượng Phật lộ thiên nên hiện nay giàn gỗ bên trong hoàn toàn bị hư hỏng, mục nát. Trời mưa, mái tôn bị dột nên chánh điện cũng bị ảnh hưởng bởi mưa gió. Sống và hoằng hóa trong điều kiện như thế và tấm lòng của Phật tử đã thôi thúc Sư cô mơ ước thực hiện tâm nguyện xây dựng lại ngôi Tam bảo trang nghiêm hơn để Phật tử về tu học. Và đó cũng chính là nguyện vọng hằng mong mỏi của Phật tử nghèo nơi đây.

Khu Du Lịch Sông Ray Bến Cát, Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu là điểm nghỉ ngơi lý tưởng cho bạn hoặc bạn có thể chọn cho mình một khách sạn ở vũng tàu phù hợp với bạn.
 Toạ lạc tại Xuyên Mộc - Vũng Tàu, cách thành phố khoảng Hồ Chí Minh 100km, từ một vùng đất hoang sơ, tĩnh lặng, đã được các nhà thiết kế và một đội ngũ nghệ nhân tận tâm chăm sóc tạo nên một tác phẩm kiến trúc nhẹ nhàng, hài hòa với thiên nhiên mang bản sắc văn hóa bình dị nhưng tinh tế, tao nhã, lịch lãm...

Khu Du Lịch Sông Ray là sự lựa chọn lý tưởng cho chuyến tham quan của bạn và là cơ hội tuyệt vời để bạn khám phá thành phố biển. Khu du lịch là một thiên đư­ờng tách biệt trên bãi biển, được bao bọc bởi rừng cây, ôm trọn bãi cát trắng, dưới những bóng mát của bãi biển Thùy Dương cùng với rừng cây xanh tươi mát, nhìn xuống là bờ biển trong xanh, êm ả, hiền hoà. Đến với Sông Ray quý khách sẽ được tận hưởng những ngày nghỉ thật thanh bình và sảng khoái, xua tan đi nỗi mệt nhọc sau những ngày làm việc căng thẳng.
Khu Du Lịch Sông Ray đạt tiêu chuẩn 3 sao là một trong những resort đẹp nhất ở Việt Nam, với phòng nghỉ sang trọng theo kiểu nhà gỗ, villa hướng biển và khu cắm trại. Phòng nghỉ với trang thiết bị hiện đại: Tivi, tủ lạnh, điện thoại, fax, nhà bếp,… hệ thống nhà hàng rộng rãi, thoáng mát cùng hương vị lạ của các các món ăn Âu, Á, Việt Nam, món ăn địa phương (Seafoods speciality), có pha chút hương vị của Thái Lan. Nhà hàng Sông Ray còn giúp bạn có một đám cưới được tổ chức dù lớn hay nhỏ, hiện đại hay truyền thống, giản dị hay trau chuốt, thì đó vẫn là một lễ cưới đáng ghi nhớ.
Khi nhắc đến Khu Du Lịch Sông Ray thì phải nhắc đến dịch vụ du thuyền trên biển. Bạn có thể vừa thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây, vừa ngắm nhìn những chú chim Heron hay câu cá.
Sông Ray cũng là nơi lý tưởng để tổ chức hội nghị, hội thảo. Phòng hội thảo có sức chứa 40 người, hoặc bạn cũng có thể chọn dịch vụ tổ chức hội thảo trong villa với 12 chỗ ngồi dành cho các cuộc họp thân mật, riêng tư.
Khu du lịch còn có nhiều dịch vụ hấp dẫn và đặc biệt khác như: massage, spa, đua thuyền, chăm sóc thú cưng…

Thác Xuân Sơn (Thác Ray) là điểm đến tiếp theo

 Thác Xuân Sơn (Thác Ray), thác xuân sơn, thác ray, xuân sơn
Thác Xuân Sơn (Thay còn gọi là thác Hòa Bình) vắt ngang địa phận hai huyện Xuyên Mộc và Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Thác Xuân Sơn còn có tên gọi là thác Sông Ray- và nay còn có tên là thác Hòa Bình nằm trên địa phận huyện Châu Đức nhưng tiếp giáp với huyện Xuyên Mộc do đó có thể đi từ hai lối để đến với thác Xuân Sơn.
Nếu theo đường từ Vũng Tàu qua Bà Rịa đi Long Khánh đến Ngãi Giao khi gặp Ngã tư đường Đẹp Việt Nam thì rẽ về tay phải, đi tiếp một đoạn sẽ có bảng chỉ đường về thác Xuân Sơn. Nếu đi từ hướng trung tâm huyện Xuyên Mộc tới lối rẽ đi thị trấn Phước Bửu thì rẽ tay trái sẽ đến thác.
Thác Xuân Sơn là một điểm du lịch còn chưa được khai thác của huyện Châu Đức, trong tương lai đây sẽ là nơi nghỉ ngơi, du lịch sinh thái của du khách trong nước mà có lẽ hợp nhất là với lứa tuổi thanh niên, học sinh, sinh viên.
Người Châu Ro ở huyện Châu Đức có câu chuyện kể về sự tích Thác sông Ray:
Ngày xưa, có một ông già người Châu Ro tên là Klêu có sức khỏe hơn người. Một hôm, Klêu dắt chó vào rừng đi săn. Rất lạ là đi từ sáng cho đến trưa mà chẳng gặp một con thú nào. Bụng đói, chân chồn, mắt hoa, Klêu định tìm bóng mát cây rừng ngã lưng thì bỗng đâu ở phía trước đàn chó săn sủa lên dữ dội, Klêu mừng lắm, bụng bảo dạ: chắc có thú bự lắm đây. Theo thói quen của người thợ săn lành nghề, Klêu rút tên, giương ná lom khom tiến về phía bầy chó săn đang sủa, ngó bên trái, tìm bên phải nhưng thật lạ Klêu chẳng thấy có con thú nào cả. Trong lúc đó bầy chó săn càng lúc càng sủa mạnh, bực mình Klêu bèn xua bầy chó ra, thì chao ôi, có một chiếc lá to bằng bàn tay lật lên, lật xuống đều đặn như có người đang thở vậy. Để ý nhìn kỹ vào vật lạ, rồi cho thỏa chí tò mò Klêu lấy mũi tên khều thử vào chiếc lá thì tự nhiên nước ở đâu phun lên, dựng thành tháp nước khổng lồ, trắng xóa, chảy lên láng vây quanh Klêu. Còn chưa hết bàng hoàng thì Klêu đã nghe từ trong dòng nước tiếng gọi rất to:
- Mẹ Biển! Mẹ Biển! Đưa ta về với Mẹ Biển.
(Daq lêêng! Daq lêêng! Dop anh xi bây mây Daq lêêng).
Klêu lặng lẽ bước đi. Lạ thay Klêu đi đến đâu nước cũng theo đến đó, Klêu đi về hướng Đông nước cũng theo đi về hướng Đông, Klêu đi về hướng Tây nước cũng theo đi về hướng Tây, Klêu phải đi vòng vèo, trèo lên, lội xuống qua những tảng đá cao nước cũng vòng vèo uốn lượn chảy theo. Thật lạ là đi như thế mà Klêu không hề thấy mỏi chân. Khi đến rừng T’Dao thì trời tối, Klêu và bầy chó săn cũng tìm chổ nghỉ đêm. Klêu leo lên tảng đá to nằm ngủ. Đàn chó vây xung quanh. Để bảo vệ Klêu, nước chảy vây quanh Klêu.
Sợ Klêu đói, bệnh không ai đưa đi gặp Mẹ Biển, nước liền biến sức khỏe của mình thành không khí để Klêu hít thở nuôi cái bụng.
Sáng sớm hôm sau Klêu và dòng nước tiếp tục đi về với Mẹ Biển. Đang đi quen địa hình rừng núi cao khi xuống đồng bằng phẳng phiu, nhiều đoạn Klêu phải đu dây rừng mới xuống được. Nước không đu được dây rừng, đành nhảy vực. Vực thẳm nơi nhảy nay là thác Sông Ray.
Đi được một quãng đường nước lại gặp hai dãy núi cao ngất chắn đường. Leo không được, nước cứ chảy vòng quanh chân Klêu như kêu cứu. Klêu hiểu ý, ra lệnh cho bầy chó săn đào bới, khoét thành ngách nhỏ rồi bảo nước dùng lưỡi liếm mạnh, cuối cùng trổ được kẽm sâu, nước chảy ào xuống vực. Kẽm đó nay vẫn còn tại xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức. Trong dân gian Châu Ro còn truyền lại phương ngữ nói về sự tích này:
Klêupõh phoong
T’lung zoong vôq r’waiq…
Nghĩa là : Sông Ray chảy ngọn (dòng)
Vực thẩm đầu con voi.
Đi hai ngày ngủ một đêm, ngủ một đêm đi hai ngày thì Klêu đưa Sông Ray về gặp Mẹ Biển tại cửa Lộc An. Khi đến cửa Lộc An, Sông Ray gặp Sông Hỏa. Ai cũng giành mình đến trước. Cuối cùng Sông Ray nhường cho Sông Hỏa ra gặp Mẹ Biển trước. Vì Sông Hỏa đi trước nên nước nổi lên trên. Còn Sông Ray đi sau nước chảy  chìm bên dưới.
Ngày nay, tại cửa Lộc An, nơi Sông Hỏa và Sông Ray gặp nhau vẫn còn hai dòng nước khác biệt.
Sau khi đã nhận hai con yêu thương về trong vòng tay lớn của Mẹ Biển cảm tạ ơn Klêu bằng cách cắt cử bầy cá Sấu đưa Klêu và bầy chó lên bờ về xứ sở. Do quá mừng ngày đoàn tụ nên khi nhảy lên bờ, bấy chó săn của Klêu đã vấy bẩn lên đầu cá Sấu, từ đó đầu cá Sấu có vết dơ như bây giờ.

Lẩu cá đuối

Ngoài bánh khọt, lẩu cá đuối cũng là một món ăn ngon được nhiều người ưa thích ở Vũng Tàu. Chế biến món ăn này đơn giản và không mất nhiều thời gian. Cá đuối sau khi mua về được cắt bỏ mang, mổ dọc dưới miệng cá, bỏ hết phần ruột bên trong. Rửa cá lại bằng nước sạch, sau đó rửa qua với giấm hoặc rượu rửa sạch để tránh mùi tanh đồng thời tăng thêm hương vị cho cá.
lau-ca-duoi-885653-1368287580_600x0.jpg
Thái cá thành từng miếng nhỏ khoảng hai ngón tay rồi xếp vào đĩa, tẩm ướp gia vị cho vừa miệng. Phần sụn cá đuối rất mềm nên có thể cắt nhỏ cho vào nồi ninh để ngọt nước. Ngoài phần thịt cá, lẩu cá đuối còn hấp dẫn người ăn bởi vị chua nhẹ của nước dùng được nấu từ măng chua cùng hương thơm của rau ngổ, ngò gai... Ăn kèm lẩu là các loại rau như rau muống, rau chuối, bún và không thể thiếu chén nước mắm với vài trái ớt tươi thái lát.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét