Thứ Sáu, 20 tháng 12, 2013

Hội đền Bắc Hà

Hội đền Bắc Hà, hội đền bắc hà , đền bắc hà, đền bh, bắc hà, bh
Vị trí: thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Thời gian: 7/7 âm lịch Địa điểm: Đền Bắc Hà, thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai Đối tượng suy tôn: Gia quốc công Vũ Văn Mật, người đã có công dẹp loạn, an dân, hùng cứ vùng Tây Bắc thế kỷ 16-17. Đặc điểm: Lễ dâng hương, khóa tế nam, khóa kế nữ, rước kiệu… Múa sư tử, múa xòe, đẩy gậy, chọi gà, kéo co, cờ tướng… 

Khách Sạn Sao Mai Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, Lào Cai là một trong những khách sạn sapa phù hợp cho bạn nghỉ ngơi.

Sau đó tìm hiểu Điệu xòe ở Tà Chải

Điệu xòe ở Tà Chải, điệu xòe ở tà chải , điệu xòe, tà chải
Thời gian: 15/1 âm lịch.
Địa điểm: Xã Tà Chải, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Đối tượng suy tôn: Thần Nông (vị thần cai quản ruộng nương).
Đặc điểm: Múa xòe của người Tày.

Cũng như nhiều vùng khác, người Tày xã Tả Chải (huyện Bắc Hà) mở hội để cúng Thần Nông (vị thần cai quản ruộng nương), đồng thời cũng là dịp tổ chức vui chơi cho dân bản.Sáng sớm ngày rằm tháng Giêng hàng năm, khi ông mặt trời nhô lên, là lúc mọi người đang háo hức dự hội, thì ở ngoài đồng tiếng trống, tiếng chiêng vang rộn khắp núi rừng giữa tiết xuân ấm áp. Trong ngày hội, phần lễ tương đối đơn giản. Giữa bãi rộng, người ta dựng lên một cây nêu bằng cây bương to, có gắn một vòng tròn dán giấy đỏ (biểu tượng mặt trời). Dưới châncây nêu là những mâm lễ của làng và của các gia đình thành kính dâng lên cúng thần, cầu mong cho mùa màng tốt tươi, thóc lú đầy sàn, trâu ngựa lợn gà đầy chuồng.Sau lễ cầu khấn, ông chủ lễ hội gióng lên hồi chiêng khai mạc. Tiếng trống, tiếng chiêng tức thì bừng bừng thúc giục, mời gọi. Một vòng xòe được hình thành do những bà, những chị kết lại, rồi một người, hai người rời đám đông nhập vào. Tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng làm tan biến cái rụt rè ngượng ngung, cuốn mọi người vào vòng xoè tình bạn. Tay trong tay, mắt trong mắt, vòng xoè rộng dần, rồi mở thành hai vòng, ba vòng, hết điệu này sang điệu khác và kéo dài trong suốt nhiều ngày lễ hội.

Du lịch Sapa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách

Du lịch Sapa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách” – giống lợn bản địa thả rông, mỗi khi cần tiền đồng bào tóm một con kẹp vào… nách, đem ra chợ bán. Tự dũi đất kiếm ăn trên những sườn dốc dựng đứng và quanh năm suốt tháng gồng mình chống chọi với cái rét làm cho giống lợn này săn quắt lại. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng dưới chục ký (có thế mới… cắp được vào nách). Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo sapa, nhậu xuyên đêm chưa chán.

Sapa nổi tiếng với món thịt “lợn cắp nách”
Là huyện miền núi, nhưng kho tàng ẩm thực sapa lại có đặc sản từ…cá. Thứ nhất, phải kể đến cá do đồng bào dân tộc bắt từ những con sông, dòng suối ầm ào réo gào dưới những hẻm núi sâu thẳm của sapa. Cá bắt được, đồng bào nhóm lửa nướng sơ ngay bên bờ suối để có thể để dành ăn lâu dài hoặc đem lên bán cho các nhà hàng trên thị trấn. Cá suối sapa thường bằng cỡ ngón tay, loại to nhất cũng chỉ bằng cổ tay em bé. Cá suối rán lên, đầu, đuôi và vây ròn tan trong miệng, trong khi mình cá tròn lẳn lại vẫn giữ được thớ dai dai của loài quanh năm vật lộn giữa đá tảng trong dòng chảy cuồn cuộn miền sơn cước, tốn bia lắm!



Thứ Năm, 19 tháng 12, 2013

Hội cốm của người Tày

Hội cốm của người Tày, hội cốm của người tày , hội cốm, người tày

Vị trí: huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Tại nhà và khuôn viên của trưởng bản, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Hội Cốm của người Tày chính là Tết Cốm mừng trăng, mừng mùa cơm mới Tháng Mười để dẫn tới cái Tết Âm lịch hàng năm.
Hàng năm cứ vào Rằm Tháng Chín Âm lịch, khi ruộng lúa nếp đã hoe đầu, người Tày thường mở hội Cốm. Nếu Hà Nội với Tết Cốm làng Vòng vào những ngày đầu Thu thì Tết Cốm người Tày muộn hơn, người ta gọi đó là lễ hội đón trăng, hội "Hai". Cho nên hội Cốm chính là Tết Cốm mừng trăng, mừng mùa cơm mới Tháng Mười để dẫn tới cái Tết Âm lịch hàng năm.
Đó là những ngày được nhàn hạ vui chơi của trai gái bản sau trọn một năm nắng mưa trên đồng. Chuẩn bị cho hội Cốm, người ta cho dựng một sạp mới ở đầu hồi nhà, giữ cho sạch sẽ vì đó là nơi sẽ mời nàng Trăng xuống chơi. Ngày ấy trai gái hẹn nhau từ rất sớm, tốp con trai thì đi đào đắp lò, đốt lò nướng Cốm, nhóm con gái thì đi chọn ruộng lúa nếp đã vào chắc hạt nhưng vẫn còn mấm sữa, chọn lấy từng bông, rồi bó thành cum.
Lò nướng nhiều hay ít là tùy thuộc vào số người tham gia hội. Thường là năm bảy lò chạy dọc theo bên suối. Các cô gái đem cum lúa về sắp hàng bên suối, dỡ ra rồi nhặt rửa từng bông một. Bông lúa được khỏa trong nước mát sạch bong đem đến xếp bên lò. Lúc này các lò đã đượm than hồng, vỉ liếp đan bằng tre tươi được đặt lên miệng lò, các cô gái xúm quanh đặt mỗi lần năm bông lên vỉ rồi luôn tay lật đi lật lại sao cho hạt nếp chín đều.
Khi các cum lúa đã nướng hết cho ngay vào loỏng. Loỏng là một máng gỗ dài giống như chiếc thuyền độc mộc nhỏ được đục từ thân gỗ. Trai gái sắp hàng hai bên loỏng cùng nhau giã cốm. Hạt nếp được choỏng rời ra, tróc dần vỏ trấu, màu cốm xanh lộ dần thì cũng là lúc cháy loỏng, tức là dùng chày gỗ gõ vào thành loỏng, dồn cốm đã giã xong, bốc ra nia để thay mẻ khác.
 
Khách Sạn Sapa Cozy 31 Thạch Sơn, SaPa là một trong những khách sạn sapa phù hợp cho bạn nghỉ ngơi.
 
Khách Sạn SaPa Cozy nằm tại trung tâm thị trấn SaPa (cách bưu điện SaPa 40m, cách bến xe SaPa 60m, cách nhà thờ SaPa 90m). Xung quanh khách sạn là nhà thờ đá, bưu điện, chợ SaPa và núi Hàm Rồng. Khách sạn có tầm nhìn tuyệt đẹp ra quang cảnh đồi núi đặc biệt là đỉnh Fansipan thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn.
Các phòng tại Khách Sạn SaPa Cozy đều có truyền hình vệ tinh, Wifi, máy pha trà/cà phê, nước đóng chai miễn phí, minibar. Hầu hết các phòng đều có ban công.
Khách Sạn SaPa Cozy cung cấp dịch vụ sắp xếp tour, đổi ngoại tệ, cho thuê xe hơi, xe máy và giặt là. Dịch vụ đón khách tại ga tàu hỏa Lào Cai cũng được cung cấp.
Từ Khách Sạn SaPa Cozy quý khách rất thuận lợi để đến tham quan các địa điểm du lịch nổi tiếng của SaPa như: Thác Bạc, Thác Tình Yêu, Làng Cát Cát, Lao Chải, Tả Van và núi Hàm Rồng

Hội đình của người Tày là điểm đến tiếp theo

Hội đình của người Tày , hội đình của người tày , hội đình, người tày

Làng Già, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Thời gian: 6/1 âm lịch.
Địa điểm: Làng Già, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai.
Đối tượng suy tôn: Thần núi
Đặc điểm: Cúng sơn thần, dâng lợn đen, tung còn và hát giao duyên.
Lễ hội rước Đất, rước Nước của người Tày - Bắc Hà diễn ra vào ngày rằm tháng giêng hàng năm  để cầu xin Mẹ Đất, Mẹ Nước phù hộ cho đất luôn màu mỡ, cầu cho nguồn nước không bao giờ cạn, giúp dân bản có cuộc sống no đủ quanh năm.  Từ sáng sớm, dân làng đã cử một đoàn người gồm: thầy cúng, đội trống, chiêng,  khèn và các cô, các chị (là những người chăm chỉ làm ăn, có cuộc sống gia đình yên bình khoẻ mạnh)… đi lên ngọn núi Pản Phố - nơi có nguồn nước trong nhất bản - rước hồn Đất, hồn Nước về dự hội.

Đặc sản cá hồi Sa Pa

Đặc sản cá hồi Sa Pa
Nếu như trước đây, khách du lịch đến Sa Pa đã quen thuộc với các địa danh nổi tiếng như: Khu du lịch Hàm Rồng thị trấn Sa Pa, khu trạm khắc đá cổ Hầu Thào, hay những địa danh đã đi vào thơ ca như Thác bạc, Cầu Mây, các làng văn hóa, làng nghề, thưởng thức hóa trái mang hương vị xứ ôn đới cận nhiệt đới như đào, lê, táo, mận ngất ngây lòng người v.v…
Nay đến với Sa Pa, du khách đã có thêm một sản phẩm du lịch đặc trưng khác mang hương vị riêng, đó là cá hồi và thăm quan địa danh nuôi cá hồi lớn nhất tại miền Bắc Việt Nam.
Trên cùng hành trình tham quan Thác Bạc hay mạo hiểm với cuộc leo núi, chinh phục đỉnh Phansipan hùng vỹ, ngay dưới chân “nóc nhà Đông Dương” này là mái nhà lý tưởng của những chú cá hồi vân nổi tiếng trời Âu. Nơi đây, vào những ngày đầu năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Nước lạnh Sa Pa được thành lập (thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I - Bộ Thủy sản) với hoạt động chính là nghiên cứu việc sinh sản và phát triển của cá hồi vân - một trong nhiều họ thuộc loại cá hồi. Sau hơn một năm nghiên cứu và nuôi thử nghiệm, mùa xuân năm 2006 lứa cá đầu tiên nhập từ Phần Lan về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang thứ thực phẩm thượng hạng từ xứ Âu Châu cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường Việt Nam, đồng thời tạo cho Sa Pa một điểm tham quan mới, hấp dẫn với những du khách muốn khám phá, tìm hiểu về loài cá này, cũng như ứng nhu cầu thưởng thức hương vị độc đáo của các món ăn được chế biến từ cá hồi. Hiện nay, trong các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng ở Sa Pa như Victoria, Châu Long, Bamboo v.v…và nhiều khách sạn, nhà hàng lớn tại Hà Nội, cá hồi vân đã có trong thực đơn và nhanh chóng trở thành một món ẩm thực hấp dẫn với nhiều đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước. Với các món ẩm thực đa dạng được chế biến từ cá hồi như: gỏi, lẩu, cháo, trứng cá hấp, cá hun khói, salad rau xanh ăn kèm cá hồi tẩm sốt cam và tiêu xanh, cá hồi nhồi dưa chuột v.v…đã mang đến cho du khách hương vị hấp dẫn khó quên của món ẩm thực có một không hai tại Sa Pa. Bên cạnh đó, theo nhận xét của nhiều đầu bếp nổi tiếng tại các nhà hàng Sa Pa và Hà Nội thì chất lượng và màu sắc của cá hồi Sa Pa không thua kém so với bất cứ loại cá hồi nào được nhập khẩu và đang sử dụng tại Việt Nam.
Theo anh Chu Quang Kiệm, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu Nước lạnh Sa Pa cho biết, hiện nay Trung tâm có 3 khu riêng biệt, mỗi khu nuôi một thế hệ cá hồi khác nhau: Khu 1 là nơi ươm và ấp trứng với 12 bể con (dung tích trung bình mỗi bể là 2,5m3/bể) và 2 bể to mỗi bể có dung tích 60m3. Sau khi cá hồi đã đủ tuổi được chuyển sang nuôi ở khu 2, đây là khu nuôi cá ở tuổi trưởng thành. Khu 2 gồm 3 bể, mỗi bể có dung tích 60m3. Khu 3 là nơi nuôi cá hồi đã trưởng thành và chuẩn bị xuất chuồng, khu 3 gồm 5 bể với dung tích 250m3/ 1bể. Ngoài ra còn có 3 khu chuyên làm các thí nghiệm sinh học như: khu làm sinh sản, khu nuôi v.v…do đó, nếu muốn thăm quan toàn bộ quy mô và tìm hiểu một số đặc tính sinh sản, phát triển của cá hồi, các công đoạn chăm sóc cá hồi và tự mình lựa chọn một chú cá để thưởng thức hương vị thì du khách phải dành cả nửa ngày, thậm chí cả ngày mới có thể tìm hiểu được hết về nơi này. Hiện nay, “ngôi nhà” của cá hồi vân tại chân đỉnh Phansipan đã thu hút rất nhiều đối tượng khách du lịch đến thăm quan và thưởng thức. Cũng theo anh Kiệm, trung bình mỗi ngày Trung tâm đón từ 15 - 20 lượt khách, riêng ngày thứ 7 và chủ nhật lượng khách đến thăm quan và thưởng thức diễn ra cả ngày.
Du khách đến đây sẽ không dấu được sự ngỡ ngàng và thích thú trước những con cá hồi, sự hiếu kỳ và thích khám phá của du khách đã được đáp ứng. Đặc biệt với những du khách nước ngoài, nếu cảnh quan thiên nhiên và văn hóa các dân tộc bản địa luôn mang đến cho họ nhiều điều thú vị thì với cá hồi, sự ngạc nhiên và thích thú còn ý nghĩa hơn thế. Họ không thể tưởng tượng ra được giữa đất nước Việt Nam với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa lại có thể tận mắt thưởng ngoạn và thưởng thức món ăn độc đáo của loài cá da trơn chỉ sống ở các nước ôn đới và hàn đới. Với nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ cá hồi, du khách đến đây có thể vừa thăm quan, vừa tự tay lựa chọn một chú cá ưng ý để thưởng thức, và hương vị cá ở đây chẳng khi nào không tươi nguyên.
Bên cạnh cá hồi, giờ đây đến với Sa Pa du khách còn có cơ hội mục sở thị cá tầm Trung Quốc, một loại cá mới có giá trị kinh tế rất cao (khoảng 800.000đ/ 1kg). Với 26 con cá tầm trưởng thành được nhập từ Nga, trong đó có một số con đang trong thời kỳ chuẩn bị sinh sản, mỗi con có cân nặng trên 20 kg. Dự án Hứa hẹn sẽ thu được nhiều thành công, Sa Pa đang được kỳ vọng không chỉ là ngôi nhà lý tưởng của riêng cá hồi vân và trong tương lai không xa cá tầm sẽ là một sản phẩm mới riêng có ở Sa Pa, đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng, thưởng thức của du khách gần xa.
Cùng với các giá trị độc đáo về thiên nhiên và văn hóa các dân tộc thiểu số, cá hồi đã có sức thu hút mạnh mẽ với đông đảo khách du lịch mỗi dịp đặt chân đến Sa Pa. Đây là hương vị mới của Sa Pa dành cho bất cứ ai yêu mến và gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây.

Lễ hội gò Đống Đa

Lễ hội gò Đống Đa, lễ hội gò đống đa, gò đống đa, đống đa, hà nội
Vị trí: Đống Đa - Hà Nội
Lễ hội Đống Đa - Lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ), người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo.

Lễ hội gò Ðống Ða (thuộc quận Ðống Ða- Hà Nội) hàng năm diễn ra vào ngày mồng 5 Tết Nguyên Ðán (5/1 âm lịch). Ðây là lễ hội chiến thắng, mừng công tích lẫy lừng trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, do Hoàng đế Quang Trung (Nguyễn Huệ) người anh hùng áo vải Tây Sơn lãnh đạo. 

Tiếng trống khai hội.
Cách đây hơn 2 thế kỷ (1789), Ðống Ða là nơi hơn 29 vạn quân Thanh bị tiêu diệt. Gò Ðống Ða trở thành di tích lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
.

Dâng hương dưới tượng đài Quang Trung.
Sáng sớm ngày 5, đám rước thần mừng chiến thắng từ đình Khương Thượng về Gò Ðống Ða trong rừng cờ, tàn, tán, lọng, kiệu,... rực rỡ màu sắc cùng chiêng, trống, thanh la....diễu hành chậm rãi mang tính hoành tráng của cuộc mừng đón chiến công.



Ðặc biệt nhất là rước "Rồng lửa" được bện bằng nùi rơm, mo nang và giấy bồi trang trí thành hình con rồng, một tốp thanh niên bận võ phục đi quanh, biểu diễn côn, quyền như tái hiện lại cuộc chiến đấu đã qua. "Rồng lửa Thăng Long" trở thành biểu tượng chiến thắng của dân tộc Việt Nam.
Đôi Rồng tiến vào lễ đài.
Múa Rồng, hình tượng thiêng liêng của người Việt
Khi đám rước về đến gò Ðống Ða, có lễ dâng hương, lễ đọc văn kể lại sự tích chiến công năm Kỷ Dậu, ca ngợi thiên tài quân sự của anh hùng dân tộc Quang Trung.

Đại biểu và người dân lần lượt lễ dâng hương tại tượng đài Vua Quang Trung.
Sau chiến thắng, vua Quang Trung cho thu nhặt xác giặc xếp vào 12 cái hố rộng, lấp đất chôn và đắp cao thành gò gọi là "Kình nghê quán" (gò chôn xác "kình nghê" - 2 loài cá dữ ngoài biển, một cách gọi ám chỉ quân xâm lược Tàu).
Nghi lễ rước kiệu Vua Quang Trung.
12 gò này nằm giải rác từ làng Thịnh Quang đến làng Nam Đồng, trên các gò cây cối mọc um tùm nên có tên là Đống Đa. Năm 1851, do mở đường mở chợ, đào xẻ nhiều nơi thấy nhiều hài cốt, lại cho thu vào một hố cao lên nối liền với núi Xưa, thành gò thứ 13, tức là gò còn lại hiện nay. Còn 12 gò khác đã bị phạt đi trong thời gian người Pháp mở rộng Hà Nội năm 1890.

Màn kịch tái hiện cảnh người dân xưa dưới ách thống trị của quân xâm lược.
Nguyễn Huệ ra sức luyện binh quyết đánh đuổi kẻ xâm lăng..
Tái hiện cảnh chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa. Chiều 5 tháng 1 (âm lịch) năm Kỷ Dậu (30-1-1789), Vua Quang Trung kéo quân vào thành Thăng Long. Quân địch chôn thây trong bùn lầy, lớp bị voi chà.

Tái hiện cảnh chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa
Các tiết mục múa tượng trưng cho mùa xuân. 
Chiến thắng Đống Đa cùng với Chiến thắng Ngọc Hồi - Đầm Mực dưới sự chỉ huy của Quang Trung đã phá tan 20 vạn quân Thanh, giải phóng thành Thăng Long.


Vua Quang Trung cùng công chúa Lê Ngọc Hân và cành đào đón Tết trong niềm vui chiến thắng.
Năm 1788, Nguyễn Huệ làm lễ nhận ngôi vị Hoàng đế, rồi nhanh chóng tiến quân ra Bắc. Đúng vào đêm Giao thừa năm Kỷ Dậu 1789, vua Quang Trung (tên thật là Nguyễn Huệ), đã lãnh đạo đại quân vừa bao vây, vừa tiến công vào các mục tiêu trọng yếu của địch như Ngọc Hồi, Đống Đa giành chiến thắng. Tiếp đó ngày 30 – 1 - 1789, quân Tây Sơn tiến vào giải phóng kinh thành Thăng Long.



Kí họa hình ảnh trẻ em.
Trẻ em thích đồ chơi tò he.
Nhân kỷ niệm 200 năm chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa, năm 1989, Công viên Văn hóa Đống Đa được thành lập trên cơ sở khu vực Gò Đống Đa[1]. Đây là công trình kiến trúc mang tính lịch sử văn hóa nhằm ghi nhớ công ơn của người Anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ. Tổng diện tích của công trình 21.745 m2 được chia làm 2 khu vực, gồm khu vực tượng đài, nhà trưng bày và khu vực gò. Hội còn có nhiều trò chơi vui khoẻ, đua tài, đua trí trên bãi rộng trước gò.
Nhiều tiết mục xiếc đặc sắc kết thúc lễ hội.
Hàng nghìn người hội tụ trước tượng đài Quang Trung.
Kỷ niệm 222 năm Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa, sáng nay, hàng nghìn người dân đã đổ về công viên Văn hóa Gò Đống Đa ôn lại chiến thắng của nghĩa quân Tây Sơn. 
Trò chơi dân gian được tổ chức tại buổi Lễ.
Để tưởng nhớ công ơn của vị vua Quang Trung và các anh hùng dân tộc, tại buổi lễ, nhiều trò chơi dân gian và những tiết mục văn nghệ đặc sắc cũng được tổ chức. Nhân dân xã Ngọc Hồi (Thanh Trì) và quận Đống Đa tổ chức lễ hội hàng năm tại những nơi gắn liền với chiến thắng của đoàn quân áo vải.

Khách Sạn Thiên Hà  Số 3 ngõ 117/8 Thái Hà, Q. Đống Đa, Hà Nội là  một trong những khách sạn ở hà nội phù hợp cho bạn khi đến Hà Nội.

Thiên Hà là một khách sạn nhỏ trong phố Thái Hà, với không gian yên tĩnh và phong phục vụ chu đáo, sẵn sàng tiếp thu ý kiến phản hồi từ khách hàng để ngày càng hoàn thiện.

Trung tâm bơi lội và thể thao Thái Hà là điểm đến gần đó

Trung tâm bơi lội và thể thao Thái Hà, trung,tam,boi,loi,va,the,thao,thai,ha
Trung tâm bơi lội và thể thao Thái Hà nằm ngay gần đầu phố, đoạn ngã tư Thái Hà – Tây Sơn. Đây là khu vực nóng vì quanh khu vực có nhiều trung tâm cạnh tranh nhất là về môn thể thao bơi lội vào mùa. Bể bơi trung tâm là một trong nhiều bể bơi tại Hà Nội có giá cả khá "mềm". Bể bơi rộng rãi, thoáng mát với chiều dài 50m, độ sâu từ 30cm đến 1,8m, nước trong xanh, nên rất thích hợp cho bạn đến "giải nhiệt" ngày hè.
Bể bơi trẻ em nhộn nhịp ngày hè

Người nhà kèm con em tập bơi


Nơi hội tụ những người đam mê Bia

Lớp thể dục thẩm mỹ sôi động, hấp dẫn chị em


Phòng tập Thể hình của thanh niên đông kín


Nếu bạn là người mới tập bơi thì thời gian tốt nhất cho bạn tập luyện là ca bơi lúc 18h - 19h tối vì lượng người lúc này vắng hơn các ca bơi ban ngày, bạn sẽ có nhiều không gian để luyện tập và thư giãn. Tại đây cũng có các thầy giáo dạy bơi nhiều kinh nghiệm chuyên đào tạo giảng dậy cho các đối tượng muốn học bơi. Được biết số lượng trẻ em tham gia học bơi ngày càng tăng do đây là thời gian các em được nghỉ hè.

Hương vị bún riêu cua của người Hà Nội

Bún riêu hay bún cua đơn giản và dân dã của những năm 1980 được bán trên những đôi quang gánh nhịp nhàng. Một bên là nồi nước dùng đang sủi tăm nóng hổi, bên kia là thúng bún cùng rổ bát đũa và vài ba chiếc ghế gỗ. Bún riêu được nấu từ cua đồng xay nhuyễn lấy nước ngọt cùng cà chua bổ cau. Gạch cua được xào chung với hành khô và thịt cua tạo màu sắc óng ả hấp dẫn để riêng. Hành hoa thái nhỏ để riêng. Hương thơm của nước cua thanh thanh dễ chịu. 

Người ăn bún riêu để nhẹ bụng. Bát bún chỉ đơn giản gồm bún, gạch cua, hành hoa và nước chan nóng hổi vẫn hấp dẫn thực khách. Màu sắc bắt mắt của bún trắng, cà chua đỏ, hành xanh, gạch cua màu đồng tươi ngon. Và đặc biệt là rổ rau đi kèm. Rau ăn bún riêu cũng vẫn là lá tía tô, hoa chuối, rau thơm, xà lách…nhưng không phải nhặt lá để nguyên cọng mà được thái chỉ nhỏ. Một bát bún riêu kèm một rổ rau sống, vừa gắp rau cho vào bát dùng nóng vừa xì xụp từng miếng. Chẳng mấy chốc, bát bún đã sạch bay.

Bún riêu cua
Bún riêu cua với vị thanh của nước dùng được nấu từ thịt cua xay nhuyễn, dễ ăn, không ngán.
Bún riêu hôm nay đã biến tấu với nhiều món đi kèm, trở thành bát bún có nhiều chất dinh dưỡng hơn. Đậu phụ cắt miếng vuông vức, rán vàng ươm. Thịt bò thái mỏng. Những miếng giò tai và giá đỗ. Nước bún riêu cũng thêm chút sườn non cho ngọt vị. Bát bún riêu thanh đã có thêm thịt, thêm mỡ, không còn thanh vị như trước nữa. Ngày nay khi gọi bún riêu, bạn sẽ được bày trước mặt một bát bún với đủ lệ bộ gồm bún trắng ngần, một chút thịt cua, vài miếng đậu rán vàng, thịt bò nhúng tái, giò tai, hành hoa, cà chua, vài miếng sườn và nước dùng nóng. Bát bún đầy đặn hơn và không còn vị thanh nhưng người ăn sẽ có một bữa no. Rau sống của bún riêu cũng được thái rối đơn giản. Vài nơi còn thêm một quả trứng vịt lộn. Bún riêu còn được chế thành lẩu riêu, ăn cũng thú vị.
Những người từng thích món bún riêu thanh nhã sẽ chọn quán hàng có nước dùng thanh, được nấu nguyên từ nước cua xay với vị ngọt không phải từ mì chính. Nhưng với xu thế ăn uống thay đổi theo sở thích của người ăn, hầu hết quán hàng bún riêu đều có đủ món cho thực khách chọn lựa. Bạn muốn ăn gì thì gọi thêm, còn nếu không, chỉ bún riêu với đậu rán cũng được.
Bún riêu cua
Bát bún riêu không thể thiếu rổ rau sống ăn kèm. 
Tôi thích ăn bún riêu vì những rổ rau sống được thái nhỏ miến. Chỉ có hàng bún riêu, rau sống mới được thái như vậy. Nhìn rổ rau bắt mắt xanh rờn được thái như ngày xưa là muốn sà vào ăn. Bây giờ còn rất ít hàng thái rau như thế vì tốn rau, nhưng rau sống là một phần tinh túy của bát bún riêu. 
Tả đến đây rồi, lại thấy thèm bát bún riêu nóng hổi với rổ rau sống ngon. Trời lạnh rồi, chiều về tìm ghé qua làm bát bún thanh thanh cho qua cơn đói.

 


Hội thả diều Bá Giang

Vị trí: xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội
Hội thả diều làng Bá Giang ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây diễn ra vào ngày rằm tháng ba âm lịch. Hội thả diều này gắn với "tiệc" ông Nguyễn Cả, một danh nhân của làng, nguyên là tướng giỏi của Đinh Tiên Hoàng.
Hội thả diều làng Bá Giang ở xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội diễn ra vào ngày rằm tháng ba âm lịch. Hội thả diều này gắn với "tiệc" ông Nguyễn Cả, một danh nhân của làng, nguyên là tướng giỏi của Đinh Tiên Hoàng.
Sau khi từ quan ông về quê dạy dân trồng trọt, mở mang cơ nghiệp. Có truyền thuyết cho rằng, ông Nguyễn Cả vốn là con của một Hầu Công (ông khỉ). Về cuối đời, ông sống cảnh điền viên và bày những trò vui thanh cao, trong đó có chơi diều cùng đám trẻ mục đồng. Một hôm, trên gò đất ông hay cùng mọi người chơi diều, bỗng Hầu Công xuất hiện. Ông cúi đầu làm lễ kính cẩn. Sau đó ông hóa cùng đám mây ngũ sắc. Và văng vẳng có giọng đọc thơ:
 
"Giáng sinh trần thế tại gò này
Nay lại về trời tựa áng mây..."

Tiếng thơ vừa dứt thì sấm chớp, mưa gió. Ông Nguyễn Cả biến mất theo đám mây. Nhân dân tiếc thương lập miếu thờ ông Nguyễn Cả ở gò đất này.Đây cũng là địa điểm hằng năm mở hội thả diều. Hiện nay, miếu ông Cả còn đôi câu đối:

"Sinh tiền tích trứ Đinh triều soái
Hóa hậu linh chiêu Bá ấp thần"
(Khi sống triều đình lừng tướng giỏi
Hóa rồi ấp Bá rạng thần thiêng)
Ngày nay, miếu Bá Giang đã được Nhà nước xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa. Cửa miếu nhìn ra cánh đồng rộng và con đê sông Hồng. Đây cũng là địa điểm hằng năm mở hội thả diều.



Cánh diều gắn liền với tuổi thơ của những trẻ em nông thôn. Đặc biệt đối với Bá Giang , Đan Phượng nó lại càng ý nghĩa hơn không chỉ với thanh thiếu niên mà đến với cả những ông lão, những người gắn bó với làng quê này đều coi những cánh diều đó là điều gì đó đặc trưng cho quê hương mình.



Tháng ba mới là hội thi, nhưng từ tháng tám năm trước, trong làng đã rục rịch làm diều. Người ta chọn tre, mua giấy, khoét sáo, chuốt dây... rất tỷ mỉ, công phu. Xưa kia, dây diều làm bằng tre bánh tẻ vót chuốt đều, nối dài, rồi cuộn lại ngâm vào nước quả cây chuối hột và muối, rồi ninh sôi trong nồi ba mươi cả một ngày, thành dây vừa dai vừa mềm.

Điểm đặc biệt nhất của diều làng Bá Giang chính là ở những con sáo to, tiếng trong vi vút
Làm sáo diều bằng cách dùng nan tre đan thành ống, dùng sơn ta đun mà gắn với miệng sáo khoét bằng gỗ vàng tâm. Chiếc sáo vừa nhẹ, lại có tiếng vừa thanh, vừa ấm. Giấy dán diều bồi bằng giấy bản. Thời nay, dây diều là dây ni-lông, diều càng nhẹ càng dễ bay cao.





Mở màn hội thi thả diều là lễ rước bánh dày tưởng nhớ thần nhân. Sau đó, cuộc thi diều bắt đầu. Một người khéo tay nhất làng được cử làm chiếc diều tượng trưng to nhất, dài 5m, rộng 1,5m dán giấy hồng điều, trên cánh diều có đề bài thơ:
Gió hát trăng thanh hồn non nước

Sải cánh diều bay nhạc sáo ngân

Khi thiêng tướng Cả lưu truyền thống

Anh hùng rạng rỡ sáng lòng dân.
  


“Người mang diều đi thi không quan trọng tuổi tác, chỉ cần có niềm đam mê”

Mở đầu cuộc thi là lễ trình diều. Mọi người dự thi đều mang diều đến trình trước cửa Miếu. Mỗi năm có dăm, sáu chục người dự thi, ngoài người Bá Giang, còn có người Hạ Mỗ, Tân Hội, Liên Trung... Diều dự thi có thể dài đến 3m, nhỏ thì cũng dài tới 1m.





Hội thả diều diễn ra trên cánh đồng làng, thu hút nhiều người dân xã Hồng Hà và các xã lân cận đến xem và cổ vũ. Thả diều cánh chanh, quan trọng nhất là tìm được địa điểm tốt. “Thí sinh” trong ảnh này đã chọn vị trí chân đê để thả diều…

trong khi đó nhiều người khác lại chọn vị trí nóc nhà, hay dưới chân ruộng
Sau khi chọn được chỗ đẹp, chỉ chờ có gió là tung diều lên cao
… người thả phải chạy thật nhanh…
… hoặc rướn người đẩy diều lên cao

Có những con diều kích thước khá lớn, sải cánh lên đến 3 - 4m

Diều dự thi có thể dài đến 3 m, nhỏ thì cũng dài tới 1 m. Trong gió nồm nam của buổi chiều quê, mấy chục cánh diều cùng bay lên. Dưới đồng, lúa đang thì con gái rì rào. Trên trời, tiếng sáo vi vút bay xa.


Trẻ nhỏ trong làng đua nhau thả lên trời hàng trăm diều nhỏ có đuôi bay phấp phới. Như vậy, trên không gian có mấy tầng diều cao thấp bay chấp chới nhiều vẻ. Tiếng sáo càng cao lại càng vang xa, làng diều trông thật ngoạn mục.


Người ở trên bờ đê, ở trước sân đình, ở trong làng đều có thể ngắm diều bay và nghe tiếng sáo hòa âm nhiều giọng rất đa cảm. Thỉnh thoảng, có con diều đứt dây, bay về phía sông Hồng. Người xem hội hò reo huyên náo và cười vang rất sảng khoái. 




Hội diều diễn ra chừng hai tiếng đồng hồ thì một số diều bị đứt dây, tự loại khỏi cuộc thi. Số diều đạt đến tầng cao và bay đậu giữa trời đã giảm dần. Vào giai đoạn chung kết chỉ còn mươi chiếc diều. Ban tổ chức hội thi tập trung ở đền Châu Trần, n_ cạnh miếu Bá Giang. Những người ứng thí lùa dây diều vào buộc ở hàng cột trước cửa đền Châu Trần. Các giải nhất, nhì, ba trao cho những người có diều bay cao, không chao đảo và có tiếng sáo hay nhất. Sau khi người trúng giải đem phần thưởng vào lễ tạ nhân thần, hội thi kết thúc.




Hội diều diễn ra chừng hai tiếng đồng hồ thì một số diều bị đứt dây, tự loại khỏi cuộc thi. Số diều đạt đến tầng cao và bay đậu giữa trời đã giảm dần.



Vào giai đoạn chung kết chỉ còn mươi chiếc diều. Ban tổ chức hội thi tập trung ở đền Châu Trần, ngay cạnh miếu Bá Giang. Những người ứng thí lùa dây diều vào buộc ở hàng cột trước cửa đền Châu Trần. Các giải nhất, nhì, ba trao cho những người có diều bay cao, không chao đảo và có tiếng sáo hay nhất. Sau khi người trúng giải đem phần thưởng vào lễ tạ nhân thần, hội thi kết thúc.


Vậy nhưng, những con diều vẫn còn bay đến tận đêm khuya. Làng Bá Giang trong đêm trăng với tiếng sáo diều thật thanh bình, thật thương mến.

Có vô vàn khách sạn tại hà nội cho bạn lựa chọn hoặc bạn có thể chọn một nơi nghỉ ngơi phù hợp với bạn chẳng hạn như Văn Minh Resort  Ngọc Giả, Ngọc Hòa, Chương Mỹ, Hà Nội .
 Khu nghỉ dưỡng Văn Minh Resort nằm giữa một không gian ngoại ô đậm đà bản sắc văn hoá Đồng bằng bắc bộ và phảng phất chút hương vị của núi đồi Tây Bắc. Cách trung tâm Hà Nội nửa giờ đi ô tô và gần hai danh thắng Quốc gia là Chùa Trầm và Chùa Trăm Gian, Văn Minh Resort được du khách gần xa biết đến là một khu nghỉ dưỡng với đa dạng các dịch vụ bao gồm:
+ Hệ thống phòng nghỉ tiện nghi, hiện đại và sang trọng.
+ Vườn ẩm thực mang những nét đặc trưng riêng biệt: Nhà hàng Xứ Đoài (đặc sản của núi rừng Tây Bắc), Nhà hàng  Cá sông Đà (đặc sản của sông Đà) và Nhà hàng Chúc Sơn (các món ăn dân tộc của địa phương).
+ Bên cạnh đó, Khu nghỉ dưỡng còn đầu tư sân Tennis trên nền đất nện và khu Vật lý trị liệu kết hợp phương pháp bấm huyệt cổ truyền y học phương Đông với các loại thảo dược từ thiên nhiên.
+ Ngoài ra, khu thư giãn, giải trí của Văn Minh Resort đa dạng và hiện đại đáp ứng nhu cầu đa dạng của du khách bao gồm khu Café, Karaoke, khu câu cá và khu vui chơi trẻ em.
+ Hệ thống phòng Hội nghị, hội thảo được trang bị hiện đại.
+ Hoạt động Teambuilding, tổ chức tiệc cưới, tiệc Hội nghị được phục vụ nhiệt tình, chu đáo.

Sau đó thăm Đình làng Đĩnh Tú

Đình làng Đĩnh Tú, đình làng đĩnh tú, làng đĩnh tú, đĩnh tú, đt
Thôn Đĩnh Tú, xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Tây có một ngôi đình cổ, năm 2008, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đình làng Đĩnh Tú được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII, thuộc loại hình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, được thiết kế theo kiểu chữ nhất, gồm 5 gian và 2 dĩ, tiêu biểu cho dạng kiến trúc của các ngôi đình cổ ở xứ Đoài. Theo người dân địa phương, đình Đĩnh Tú có diện tích khoảng 325m², thờ Trung Á Đại vương thời Hùng Vương, là người có công khai lập ra làng Đĩnh Tú ngày nay.
 

Thôn Đĩnh Tú, xã Cấn Hữu, Quốc Oai, Hà Tây có một ngôi đình cổ, năm 2008, được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Đình làng Đĩnh Tú được xây dựng vào thế kỷ thứ XVII, thuộc loại hình kiến trúc tín ngưỡng dân gian, được thiết kế theo kiểu chữ nhất, gồm 5 gian và 2 dĩ, tiêu biểu cho dạng kiến trúc của các ngôi đình cổ ở xứ Đoài. Theo người dân địa phương, đình Đĩnh Tú có diện tích khoảng 325m², thờ Trung Á Đại vương thời Hùng Vương, là người có công khai lập ra làng Đĩnh Tú ngày nay.
Hiện ngôi đình vẫn còn giữ được lối kiến trúc cổ, lưu giữ được nhiều di vật có giá trị, đó là cuốn thần phả "Hùng Duệ Vương triều công thần nhất vị đại vương phả lục", 14 đạo sắc phong của các triều vua phong kiến Việt Nam gồm 5 đạo sắc thời Lê, 1 đạo sắc thời Tây Sơn và 8 đạo sắc thời Nguyễn.
Di vật gỗ chạm cổ có 1 cỗ long ngai bài vị đức Thành hoàng làng và nhiều di vật khác, nghệ thuật điêu khắc kiến trúc của đình được thể hiện trên toàn bộ khung nhà gỗ rất tinh xảo. Tuy nhiên, qua thời gian và chiến tranh tàn phá, lại không được tu bổ thường xuyên nên nhiều hạng mục của ngôi đình đã bị hư hỏng nặng.
Đình Đĩnh Tú có giá trị tinh thần rất lớn, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của cộng đồng người dân địa phương. Đây cũng là địa điểm diễn ra nhiều cuộc họp, bàn thảo các chiến lược quan trọng của chính quyền Cách mạng ở phủ Quốc Oai trong Tổng khởi nghĩa cách mạng tháng Tám và kháng chiến chống Pháp.

Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống

Cứ cuối giờ chiều, quầy bánh tráng trộn trên phố Hàng Trống (Hà Nội) lại tấp nập khách. Nếu như món ăn bình dân này đã quen thuộc với người dân Sài Thành thì chỉ mới vài năm trở lại đây, nhiều bạn trẻ cũng như giới văn phòng Hà Nội mới biết đến nó. Quán mở cửa từ 17h-22h và đông nhất là từ 17h-19h, mức giá 20.000 đồng/suất.
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 1
Bánh tráng trộn món ăn bình dân với sự kết hợp của vị chua, cay, thơm của trứng cút, rau răm
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 2
Mỗi suất bánh tráng chỉ khoảng 20.000 đồng
Sự hấp dẫn của bánh tráng trộn là sự kết hợp giữa nhiều hương vị, chút chua của xoài, thơm của bánh tráng trộn lạc, dầu, thịt bò khô, chút thơm của rau răm và ngon của mực khô xé, quả trứng cút béo ngậy. Không gian ăn cũng bình dân như món ăn này, ngồi túm tụm 3-4 người bên quầy hàng, thưởng thức vị thơm ngon và chua cay hòa quyện.
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 3
Bánh tráng trộn được cho thêm xoài, rau thơm giúp tăng hương vị, màu sắc cho món ăn
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 4
Không quên cho thêm chút quất, chút thịt bò khô làm cho vị càng chua chua, đậm đà
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 5
Trứng cút nhỏ xíu được đặt bên trên mỗi suất bánh tráng trộn
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 6
Mực khô xé giúp suất bánh tráng trộn thêm ngon hơn
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 7
Món ăn này đã quen thuộc với nhiều người dân Hà Nội trong những năm gần đây
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 8
Suất bánh tráng trộn là sự kết hợp giữa nhiều hương vị và nguyên liệu
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 9
Chỉ cần trộn đều các gia vị, nguyên liệu sẽ hòa quện với nhau
Thưởng thức bánh tráng trộn ở phố Hàng Trống 10
Món ăn này có thể ăn cả mùa đông và mùa hè, đặc biệt cuối giờ chiều
Quầy bánh tráng trộn đơn giản chỉ là dăm ba chiếc hộp đựng nguyên liệu. Khi có khách gọi, chủ cửa hàng nhanh thoăn thoắt trộn bánh tráng óng ánh mỡ với các nguyên liệu. Không quên thêm chút quất, đôi tay đảo đều, bánh tráng thấm gia vị tạo nên một sự hòa trộn giữa hương vị, màu sắc rất tinh tế.