Thứ Ba, 17 tháng 12, 2013

Lễ hội Làng Đăm

Lễ hội Làng Đăm, lễ hội làng đăm, làng đăm, đăm, từ liêm, hà nội
Vị trí: xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội
Làng Đăm nay là xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Tây Tựu trước kia thuộc phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Đây là một làng cổ có truyền thống văn hoá và sản xuất từ lâu đời . “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy" hay “ Làng La canh cửi, làng Đăm đua thuyền" là những câu ca dao quen thuộc vang đến tận kinh thành Thăng Long xưa.
Làng Đăm nay là xã Tây Tựu, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đây là một làng cổ có truyền thống văn hoá và sản xuất từ lâu đời . “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy" hay “ Làng La canh cửi, làng Đăm đua thuyền" là những câu ca dao quen thuộc vang đến tận kinh thành Thăng Long xưa.

 
Đình làng Đăm thờ đức thánh Tam Giang, còn gọi là Bạch Hạc Tam Giang. Hội làng Đăm diễn ra ở đình, đoạn sông (khoảng 1km) nơi diễn ra cuộc đua thuyền, còn gọi là đầm Đăm. 
Trong buổi tập bơi của thuyền miền Hạ
 
 
Hội làng Đăm diễn ra trong ba ngày, từ mồng 9 - 11/3 (âm lịch). Trước đây, hội kéo dài đến 5 ngày và cứ 5 năm mới tổ chức đua thuyền, bởi để chuẩn bị cho một cuộc đua, người dân làng Đăm phải mất nhiều thời gian và công sức.
  


 
Để chuẩn bị cho ngày hồi các tay đua phải luyện tập từ trước đó nhiều ngày
 
Từ Cầu Giấy, theo đường Quốc Lộ 32, đến Nhổn rẽ tay phải, chỉ đi vài cây số là tới làng Đăm. Từ đằng xa du khách đã có thể nhận biết bằng màu sắc của cờ hội nổi bật trên một thảm xanh của những ruộng rau, dưa đang mùa thu hoạch.
Công tác chuẩn bị của người dân địa phương cũng rất hăng hái. Nhà nhà, người người nô nức treo cờ, đèn, và các mục khác trang trí cho ngày hội. 
Làm cổng chào
 

Theo một số người cao tuổi trong làng, lần cuối cùng hội làng Đăm tổ chức là năm 1940. Kể từ đó không mở hội nhưng đội thuyền đua làng Đăm vẫn luôn được mời về dự đua trong những dịp lễ hội lớn của đất nước tại hồ Thuyền Quang, hồ Gươm, hồ Bảy Mẫu. Khoảng những năm 1972 - 1973 làng có tổ chức nhân đón Quốc trưởng Cămpuchia sang thăm nước ta, nhưng cuộc đua đó chưa phải là hội.


 
Những năm gần đây xu thế khôi phục dần dần những lễ hội truyền thống xưa được chú ý. Đến năm 1994, hội được tổ chức lại một cách công phu và trang trọng.
 

 



Ông Đinh Duy Toàn, Bí thư Đảng uỷ xã Tây Tựu, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ hội Tây Tựu năm 2010 cho biết, nhân dịp chào mừng 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, ngay từ đầu năm, lễ hội đã nhận được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp chính quyền thành phố. Lễ hội năm nay cũng được tổ chức với quy mô hoàng tráng hơn và ước tính có khoảng gần 4.000 người tham gia.

Theo tục lệ ngựa của Thánh đi trước sau đó đến kiệu Thánh
Đoàn rước có cả những nhà sư tham gia.
Phu khiêng kiệu chính là các thiếu nữ của làng.

Tà áo dài thướt tha trong đoàn rước
Điệu đà múa dân tộc
Ở Lễ hội làng Đăm, màn rước kiệu diễn ra hết sức công phu và hoành tráng. Chỉ tính riêng đoàn tham gia rước kiệu, mặc áo lễ hội đã lên đến gần 1.000 người và dài đến hơn 1km. Họ từ đình Tây Tựu đi quanh các thôn của làng Đăm rồi cuối cùng là về đình Thuỷ Tạ. Vì theo tục lệ, ngày thường Thánh sẽ ngự ở Đình Tây Tựu còn đến ngày hội đình Thuỷ Tạ là nơi Thánh về.
 
Những “Con đĩ đánh bồng” của lễ rước Thánh làng Đăm
Chân dung "con Tướng" trong đội cờ người.
Đội cổ động đi đầu đoàn với với "tay trống" tuổi U10.
Các võ sinh nhí vừa đi rước Thánh vừa biểu diễn võ thuật
Các nghi lễ trong ngày hội: lễ rước thánh, lễ tế ở đình, lễ cáo yết ở miếu, lễ tạ ơn thánh, rước thánh về miếu. 


  
Chánh ngự Đình làng Đăm
 
Điều khiến người dân và các du khách vô cùng thích thú chính là màn múa Lân cướp tiền ở dọc các con đường làng Đăm. Hai con lân được 8 thanh niên khoẻ mạnh thay nhau múa.
 

 
Và màn Lân biểu diễn “ăn” tiền lộc.

 
 
Cứ đến cổng của mỗi nhà dân, chủ nhà treo những đồng tiền lẻ vào sợi chỉ được buộc vào những chiếc gậy dài và treo lên. Hai con Lân dùng miệng để đớp những đồng tiền được treo trên gậy ấy và cúi đầu chào như cảm ơn gia chủ. Người ta gọi đây mà màn múa Lân cướp tiền. Tương truyền, những gia đình được Lân lễ hội cướp tiền thì cả năm sung túc và gặp nhiều điều may mắn .
 
 

 
Những nhà dân bên đường đặt bàn thờ Thánh lúc kiệu đi qua.
Tất cả những người dân trong làng đều cho rằng Thánh làng rất linh thiêng.
Mùa Lễ hội, đến làng Đăm, trước cửa nhà, đường làng, bờ sông Đăm chỗ nào nào cũng treo đèn lồng, cờ hội màu đỏ. Đặc biệt, các gia đình đều soạn một mâm cỗ đặt ngay ngoài đường để cúng Thánh làng.
 
 
 
Rước kiệu diễn ra trong khoảng 4 giờ đồng hồ, từ 8 giờ sáng đến 12 giờ trưa. Tuy trời nắng to nhưng hàng nghìn người già trẻ vẫn háo hức đi theo đoàn rước đến khi kiệu về đình Thuỷ Tạ.
 
 

 
Rước Thánh

Đua thuyền cũng là một nét văn hoá truyền thống ở lễ hội làng Đăm. Mỗi thuyền đại diện cho một xóm tham dự thi đấu trong hai ngày mùng 10 -11/3 trên đầm Đăm dài khoảng 1000m.

Thuyền đua dài tới 15m gồm 18 trai bơi và sáu người khác. Sáu người đó là: ông lái, ông dô, ông phất cờ, ông cầm lạng, một người tát nước và một trọng tài có nhiệm vụ chỉ ngồi theo dõi các trai bơi và những người trong thuyền không được vi phạm các luật lệ quy định.
18 thanh niên khỏe mạnh

Ông cầm lạng có nhiệm vụ chống, đẩy thuyền không bị sát vào thuyền bạn


Ông dô có nhiệm vụ chỉ huy và bắt nhịp cho những trai bơi thuyền mình

Từ xa xưa dân gian đã truyền tụng nhiều câu ca dao nhắc đến hội bơi Đăm như “Bơi Đăm, rước Giá, hội Thầy” hay “Xù Gạ thì giỏi chăn tằm, làng Xa canh cửi, làng Đăm bơi thuyền”... Cuộc đua thuyền diễn ra trên khúc sông Thủy Giang chảy qua làng với sự tham gia của 6 thuyền đua thuộc 3 thôn: Thượng, Trung, Hạ (mỗi thôn 2 thuyền). Mỗi thuyền đua có tất cả 25 người gồm: 1 lái chính, 1 lái phụ, 1 ông nạng, 1 ông đánh mõ, 1 ông phất cờ, 1 người tát nước và 18 đô bơi ngồi dọc hai mạn thuyền. Từ trước ngày hội cả tháng trời, dân các thôn đã háo hức chuẩn bị mọi việc cho cuộc đua như: Tuyển chọn đội đua phải gồm những người trẻ khỏe và nhiều kinh nghiệm, chuẩn bị các dụng cụ cần thiết và tập luyện. 


 


 
 Hội mở từ 9 đến 11/3 âm lịch hàng năm trên khúc sông Pheo (một đoạn cũ của sông Nhuệ), từ nhà Thủy Tọa cạnh đình Đăm đến miếu thành hoàng Tam Giang Bạch Hạc cách đình khoảng 1km.

Trụ sở UBND xã Tây Tựu 
Bơi Đăm diễn tả lại chiến thuật luyện thủy quân của người xưa, từ thuở vua Hùng. Làng có 3 thôn, mỗi thôn dự đua 2 thuyền. Thuyền thôn Thượng mũi tạc hình đầu Hạc, thôn giữa, mũi thuyền đầu rồng, còn thôn Hạ mang đầu Long mã. Mỗi thuyền có 24 trai bơi và một số ông đo, ông lệnh, ông nạng, ông lái…

Cuộc đua tiến hành 3 đợt: bơi trình thánh nhằm tập luyện lại tay chèo, tay lái; bơi dạo để chuẩn bị và bơi thi. Có một thuyền ngự làm trọng tài.

Trong âm thanh của lệnh, của mõ, của tiếng hô “bơi” trầm hùng, cờ phất, các chải đua lao đi trong thế tấn công giữa sự cổ vũ của hàng vạn dân chúng đứng hai bên bờ sông. Bơi Đăm thể hiện tinh thần thượng võ cổ truyền đáng được trân trọng.Hội thi Đăm được tiến hành theo sự chỉ huy thống nhất và tạo ra những hình ảnh đẹp đẽ của văn hóa truyền thống.

Xuất phát thuận lợi là phần quan trọng làm nên chiến thắng
Khác hẳn với những cuộc đua thuyền trong lễ hội thường diễn ra ở miền sông nước, cuộc đua thuyền ở làng Đăm, Từ Liêm (Hà Nội) là cuộc giao tranh về sự khéo léo của những chàng trai chèo chống thuyền khỏi bị đắm lật.

Sự cuồng nhiệt của cổ động viên là sức mạnh làm nên chiến thắng, giật giải thưởng cho đội mình

Đây là cách cổ động viên bao quát nhất để theo dõi đội nhà

“Khán đài”  đã không còn chỗ trống 
Ở cuộc chơi này, để bứt phá vượt lên, những chàng trai chống chèo dùng kinh nghiệm sông nước vốn có của mình để khống chế thuyền bạn bằng những pha đẩy mạn, đẩy mũi thuyền để vượt lên.

Thuyền càng gần cán đích thì sự khéo léo chèo chống là hết sức cần thiết

Pha giao tranh quyết liệt của những trai bơi

Một tích tắc không khéo trong việc chèo chống đẽ khiến con thuyền này bị đâm vào bờ
Lễ hội đua thuyền làng Đăm, là một trong những lễ hội đặc sắc diễn ra muộn trong dịp cuối xuân đầu hạ ở vùng quê ngoại thành Hà Nội. Đua thuyền là phần không thể thiếu trong lễ hội làng Đăm. Theo tục xưa, nơi đây sông ngòi ken dày, đua thuyền như phần mở đầu cho việc chế ngự con nước dữ. Những chàng trai vươn sức trải nghiệm trên sông càng khéo léo bao nhiêu thì việc vượt lên con nước lũ lớn càng đơn giản.

Còn ngày nay, cuộc đua thuyền trên đầm (một nhánh sông Nhuệ) làng Đăm vừa mang ý nghĩa đánh thức về một vùng đất văn hóa lịch sử, cuộc thi có giải thưởng, vừa như để thử sức những chàng trai, làm quen với sông nước khi phải đối phó với con nước đỏng đảnh mùa lũ về. Hằng năm, cứ vào ngày 9 đến 11- 3 (Âm lịch) người dân khắp nơi tề tựu về làng Đăm để vui hội làng, để đắm mình trong nét văn hóa của một vùng quê và để ngắm nhìn cuộc giao tranh trên mặt nước làng Đăm của những tay chèo khéo léo nhưng không kém phần quyết liệt.
Gắng sức để cán đích
  
Đến hết hội thi, Ban tổ chức trao giải nhất, nhì, ba toàn giải cho từng thuyền, từng đội. Thôn nào được giải nhất đồng đội thì cả thôn reo hò tưng bừng và ăn mừng thâu đêm suốt sáng. Niềm kiêu hãnh hiện rõ trong nét mặt của mỗi người, tiếng tăm của thôn giành được chiến thắng còn lưu mãi cho tới cuộc đua thuyền lần sau. Một điều đặc biệt là hai thuyền đua giành giải cao nhất trong hội bơi sẽ được vinh dự rước kiệu Thánh bằng đường thủy từ Đình Đăm trở về miếu trước khi kết thúc hội Đăm (lúc đi đã rước bằng đường bộ). Có lẽ một phần cũng nhờ yếu tố tín ngưỡng này mà tinh thần “Vì màu cờ sắc áo” của các đội đua và hơn nữa là của người dân ba thôn được thể hiện cao đến cực độ trong hội bơi đăm.
  


Chiến thắng!
Ngoài sông là cuộc đua thuyền sôi nổi, trên mặt đất là lễ thả chim, thi cờ bỏi và chọi gà, hội cờ người, đu quay…. Kết thúc bằng lễ đốt pháo bông. Xã Tây Tựu – Từ Liêm không những nổi tiếng là một làng hoa mới của Hà Nội (với 90% ruộng canh tác là trồng hoa) mà còn được biết đến với một hoạt động văn hóa truyền thống đặc sắc từ lâu đời, đó là hội bơi thuyền.

 
Hội Đăm có ý nghĩa lớn về truyền thống đoàn kết cộng đồng, giáo dục thể chất và rèn luyện ý thức tập thể và tinh thần thượng võ cổ truyền cho các thành viên của làng - một hình thức sinh hoạt văn hóa thể thao tiêu biểu. Đây sẽ là những hình ảnh đáng nhớ trong bất kỳ mùa lễ hội nào của làng Đăm.
Thanh niên gắng sức
Hiện nay, một số lễ hội ở nơi này, nơi kia đã bị biến tướng theo hướng thương mại hóa, nhưng lễ hội Làng Đăm và hội Bơi Đăm vẫn giữ được những yếu tố văn hóa đặc sắc của ông cha ta thuở trước. Nhờ vậy lễ hội có tính giáo dục rất cao đối với nhân dân trong vùng, góp phần tích cực trong việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa thể thao truyền thống của thủ đô ngàn năm văn hiến.

Khách Sạn Sài Gòn Pearl - Lê Đức Thọ C32 Lê Đức Thọ – Mỹ Đình – Từ Liêm - Hà Nội, Việt Nam là một trong những khách sạn ở hà nội phù hợp với bạn.
 Nằm ở vị trí thuận lợi thuộc Hà Nội, Saigon Pearl Hotel - Le Duc Tho là một nơi nghỉ chân tuyệt vời để tiếp tục khám phá thành phố sôi động. Chỉ cách trung tâm thành phố 10 km, vị trí đẹp của khách sạn bảo đảm khách hàng có thể đến tham quan những địa điểm du lịch nhanh chóng và dễ dàng. Một điểm không kém phần đặc biệt là vị trí khách sạn dễ dàng tiệp cận vô số địa điểm thú vị như Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình, Bao Tang Dan Toc Hoc, Cầu Giấy.
Saigon Pearl Hotel - Le Duc Tho cũng đề xuất thêm rất nhiều thiết bị làm kì nghỉ của bạn ở Hà Nội thêm tiện lợi. Dịch vụ giặt là/giặt khô, bãi đỗ xe, phục vụ ăn tại phòng, thang máy, phòng hút thuốc chỉ là một vài trong số những thiết bị được lắp đặt tại Saigon Pearl Hotel - Le Duc Tho ngoài một số khách sạn khác trong thành phố.
Khách sạn đặc biệt có 29 phòng đẹp, mỗi phòng bao gồm máy lạnh, tủ đồ ăn uống nhẹ, phòng không hút thuốc, truyền hình cáp, quạt. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Saigon Pearl Hotel - Le Duc Tho là một nơi lý tưởng cho du khách nghỉ chân tìm kiếm sự thoải mái và tiện nghi ở Hà Nội

Đình Tu Hoàng là điểm đến tiếp theo

Đình Tu Hoàng, dinh,tu,hoang
Vị trí: xã Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội
Đình Tu Hoàng ở xã Xuân Phương, Từ Liêm, cách Hà Nội 14km về phía Tây.
Đình được xây dựng để thờ Thành hoàng là Lý Nam Đế, ông là người lãnh đạo nhân dân giành lại độc lập cho đất nước sau hơn 500 năm bị đô hộ và đặt tên nước là Vạn Xuân ở thế kỷ thứ VI.
Phương đình hình vuông, kiểu chồng diêm, 8 mái.
Hai bên phương đình là 2 dãy nhà tả hữu mạc, mỗi bên 5 gian mái lợp ngói Tây.
Đại đình bố cục hình chuôi vồ có tiền tế và hậu cung. Tiền tế có 3 gian 2 chái, vì kèo thượng rường hạ bẩy và thượng rường hạ kẻ. Hậu cung có 3 gian. Nghệ thuật trang trí thế kỷ XIX và XX.
Hiện tại đình còn 10 đạo sắc phong, 1 sắc của thời Lê và 9 đạo thời Nguyễn, 1 bản sao sự tích Tiền Lý Nam Đế bằng chữ Hán, 1 bộ lỗ 8 chiếc, hương án, long ngai, sập thờ, kiệu bát cống, 1 bia, 1 bài vị với dòng chữ “Quốc Vương Thiên Tử” Lý Nam Đế, …

Đặc sản chè lam Thạch Xá - món qùa nơi xứ Phật

Người dân nơi đây vẫn quan niệm rằng, nguồn gốc và lý do ra đời của món đặc sản chè lam Thạch Xá là từ tấm lòng người dân địa phương cũng như sự thành kính của phật tử. Khi xưa, chè lam được người dân Thạch Xá dùng để thờ cúng tổ tiên trong dịp lễ Tết. Ngày nay, món đặc sản này lại trở thành thứ quà giản dị cho du khách mỗi dịp viếng thăm chùa Tây Phương.
Ai đã từng đến thăm quan thắng cảnh nổi tiếng chùa Tây Phương thì chắc hẳn sẽ không quên được hương vị dẻo thơm ngon ngọt của bánh chè lam – đặc sản truyền thống xứ Đoài.
Mùa xuân là lúc khí trời ấm áp, lòng người phơi phới, nhẹ nhõm. Do vậy trong dịp này người Việt ta có thói quen đi lễ chùa cầu sức khỏe và bình an cho năm mới. Đến với chùa Tây Phương – danh thắng nổi tiếng trên đất Hà thành, du khách không chỉ để tĩnh tâm nơi cửa Phật mà còn có cơ hội thưởng thức đặc sản của xứ Đoài – chè lam Thạch Xá.
Khoảng gần 30km về phía Tây nội thành, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất (Hà Nội) là “quê hương” của chùa Tây Phương – ngôi chùa nổi tiếng của đạo Phật. Món chè lam đặc sản của miền đất này được bắt nguồn từ chốn linh thiêng đó.
Người dân nơi đây vẫn quan niệm rằng, nguồn gốc và lý do ra đời của món đặc sản chè lam Thạch Xá là từ tấm lòng người dân địa phương cũng như sự thành kính của phật tử. Khi xưa, chè lam được người dân Thạch Xá dùng để thờ cúng tổ tiên trong dịp lễ Tết. Ngày nay, món đặc sản này lại trở thành thứ quà giản dị cho du khách mỗi dịp viếng thăm chùa Tây Phương.
Chè lam Thạch Xá – đặc sản truyền thống của thủ đô.
Chè lam Thạch Xá được người thợ chế biến rất cẩn thận từ những nguyên liệu đơn giản, quen thuộc của miền quê. Nguyên liệu chính có bột nếp, đường kính và mạch nha. Ngoài ra, để dậy hương cho bánh người ta dùng thêm những gia vị khác như nước gừng tươi, bột quế, đậu phộng (lạc rang).
Quy trình chế biến chè lam là sự tinh tế đặc biệt của người dân xứ Đoài. Tuy không phải cầu kỳ, nhưng đòi hỏi người chế biến phải đúng quy trình. Trong việc canh lửa cũng vậy cần có kinh nghiệm để biết đến độ nào non lửa hay khi lửa đã quá “già”.
Công đoạn đầu tiên là rang thóc nếp. Rang đều tay đến khi hạt thóc đã nổ thành những hạt bỏng trắng, thơm là được. Sau đó đem bỏng ấy nghiền thành bột, lọc để bột được mịn và nguyên chất hơn. Theo người làng, khâu quan trọng nhất đun mật và chế gia vị. Có thể dùng đường kính hoặc mật cây mía kết hợp với mạch nha để nấu thành mật. Để có được nồi mật đủ độ (không non mà cũng không già lửa quá) đòi hỏi người chế biến phải có kinh nghiệm. Mật ấy phải đảm bảo được vị thơm, không bị đắng khét, khi kéo ra mảnh và sáng ánh. Sau đó cho bột nếp và gia vị vào, nhào kỹ cho đến khi bánh dẻo đều và có độ dai.
Thời xưa, mỗi dịp Tết đến hoặc vào mùa lễ hội, làng Thạch Xá lại nhộn nhịp với tiếng chày giã bột chè lam. Tuy ngày nay không có nhiều gia đình dùng chày giã bột (được thay bằng máy xay) nhưng dường như đây trở thành nét đặc trưng, văn hóa riêng của vùng quê này.
Bánh chè lam có vị và hương thơm giản dị nhưng cũng khá đặc biệt. Chính sự đơn giản ấy đã tạo nên hấp dẫn riêng, cũng như phù hợp là món quà quý nơi đất Phật linh thiêng. Đó là vị dẻo thơm từ bột gạo nếp, kết hợp với vị ngọt ngào của mật (đường) và chút cay thơm của gừng, bùi ngậy của đậu phộng (lạc).
Cứ mỗi độ Xuân về, khi hàng ngàn phật tử đến viếng thăm chùa Tây Phương cũng là lúc làng Thạch Xá tưng bừng, nhộn nhịp hơn với việc làm bánh chè lam. Chè lam được xem như món quà quê giản dị để du khách đem về làm quà.
Ngày nay chè lam không chỉ được bày bán ở vùng đất Phật mà nó đã trở thành thứ đặc sản truyền thống nổi tiếng của đất Hà thành, để ai cũng mong được nếm thử một lần hương vị khó quên ấy…!


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét