Thứ Năm, 12 tháng 12, 2013

Đại học Đông Á

Đại học Đông Á, đại học đông á, đh đông á, đà nẵng
Vị trí: Đà Nẵng
Trường Đại học Đông Á là một trường đại học tư thục được thành lập theo quyết định số 644/QĐ-TTg ngày 21 tháng 5 năm 2009 Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Đông Á. Trụ sở của trường được đặt tại số 63 Lê Văn Long, thành phố Đà Nẵng.
Với sứ mệnh “Đầu tư kiến thức biến đổi cuộc sống” và phương châm là “Thành công của học trà là hạnh phúc của người thầy, Thành công của Doanh nghiệp là hạnh phúc của nhà trường”. Và nhà trường đã không ngừng nỗ lực, cho đến nay đã phát triển 3 khoa ĐH với 13 ngành gồm: Kỹ thuật điện - điện tử, Điện tự động hóa, Điện tử viễn thông, Khoa tài chính kế toán với ngành kế toán và ngành kiểm toán, Khoa Kinh doanh với các ngành QTKD tổng quát, quản trị nhân sự, quản trị thương mại, quản trị tài chính doanh nghiệp, quản trị du lịch, quản trị khách sạn nhà hàng; quản trị lữ hành. Bậc cao đẳng với 8 khoa gồm có các ngành ở bậc ĐH và các ngành kỹ thuât xây dựng dân dụng và công nghiệp, xây dựng cầu đường, quản trị hành chính văn phòng, quản trị du lịch, công nghệ thông tin. Bậc TCCN gồm 8 ngành như ở bậc CĐ.
Năm 2011 trường được Bộ GD&ĐT giao 3000 chỉ tiêu trong đó có 2000 chỉ tiêu ĐHCĐ và 1000 chỉ tiêu TCCN. Năm 2010 cũng giao như vậy, nhà trường tuyển sinh đạt 100,05% trong đó có 981 học sinh ở thành phố ĐN, chiếm 33%.

Khách Sạn Caraven Đà Nẵng  206-208-210 Lý Tự Trọng , quận Hải Châu , Đà Nẵng là một trong những khách sạn tại đà nẵng phù hợp với bạn.
 Mỗi phòng đều có vòi hoa sen, truy cập internet, bồn tắm. Ngoài ra, khách sạn ở Đà Nẵng này cũng có két an toàn, dịch vụ phòng, thang máy. Du khách có thể tận dụng các hoạt động thể thao hoặc thư giãn ví dụ như tắm hơi, mát xa tại khách sạn. Với một loạt các tiện nghi nổi tiếng và đội ngũ nhân viên tận tình, thân thiện, không có gì lạ khi du khách vẫn tiếp tục quay lại Caraven Hotel Danang.

Thành Điện Hải là điểm đến tiếp theo

Thành Điện Hải, thành điện hải, thành đh, tđh, điện hải, đh
Thành Điện Hải nằm ở tả ngạn sông Hàn, được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Gia Long thứ 12 năm 1813, trước là đồn Điện Hải, gần cửa biển Đà Nẵng.
Năm 1823 Minh Mạng thứ 4 cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao, được xây bằng gạch và đến năm 1835 Minh Mạng thứ 15, đồn được đổi tên là thành Điện Hải. Năm 1847 Thiệu Trị thứ 7, thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông. Hiện nay, tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn, còn cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.


Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Ngày 12/4/2008, trong lúc thi công công trình nâng cấp, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử thành Điện Hải, các công nhân đã phát hiện một khẩu thần công nằm sâu dưới lòng đất. Khẩu thần công này có chiều dài 2,8m, đường kính phần đầu 23cm và phần đuôi 42cm. Cuối tháng 7/2008, trên công trình xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng tại di tích thành Điện Hải lại tiếp tục phát hiện thêm một khẩu súng thần công. Gần 200 năm trước, những khẩu thần công này cùng với đội quân triều Nguyễn, dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương, đánh lui hàng chục đợt tấn công của quân Pháp ngay tại cửa sông Hàn. Súng thần công được bố trí trên các ụ súng, quay mặt ra phía biển sẵn sàng nghênh chiến với tàu địch.
Những khẩu thần công đã nằm im lặng ở đây hơn 1,5 thế kỷ, hầu hết đã bị gỉ sét, gãy phần tai hai bên và trục quay nhưng thân súng thì hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Chúng được đúc bằng sắt, gang hoặc bằng đồng, khẩu to nhất nặng đến hơn 3 tấn, khẩu nhỏ cũng khoảng hơn 1 tấn Những khẩu thần công ở thành Điện Hải chính là những chứng tích vô cùng quý giá để những thế hệ người dân tự hào về mảnh đất cửa biển. Bằng lòng dũng cảm, ý chí ngoan cường, người dân Đại Việt đã chiến thắng đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Ngày 16/11/1988 thành đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia và được gắn bia di tích ngày 25/8/1998.

Bánh xèo Đà Nẵng

Những ai đã từng đến thăm Đà Nẵng ắt hẳn không dưới một lần thưởng thức món bánh xèo nổi tiếng nơi đây.
Bánh xèo Đà Nẵng
Tôi vẫn thích bánh xèo ở ngay Đà Nẵng bởi nó không nhỏ tới mức “làm điệu” như bánh khoái, nhưng không bự chác như ở Sài Gòn. Bánh xèo ở Đà Nẵng được làm tự bột gạo xay có thêm lòng đỏ trứng và bột nghệ, đúc trên chảo nóng. Tôm thì tôm đồng, tôm sông còn nhảy tanh tách. Thịt thì thịt ba chỉ tươi roi rói nửa nạc nửa mỡ. Rau sống thì ngoài những lọa rau phổ thông như , xà lách, húng quế còn nhất thiết phải có đủ chuối chát, rau cải con… Nước tương được pha chế từ gan heo và đậu phụng xay tạo thành một loại nước chấm có hương vị bùi bùi, béo béo, bên cạnh một chén nước mắm ớt tỏi pha theo kiểu truyền thống. Thêm xấp bánh tráng mỏng hoặc có thể những lá cải cay to hơn bàn tay có thể thay thế bánh tráng dùng để cuốn bánh xèo…
Bánh xèo hấp dẫn du khách
Cứ lâu lâu không ăn bánh xèo, cứ mưa dầm gió rét, trời trở se lạnh thì người Đà Nẵng lại bất chợt nhớ bánh xèo. Khi chuẩn bị bột và các nguyên liệu phụ như giá, thịt, dầu phụng xong, người ta bắt tay vào đổ bánh xèo. Mọi người trong gia đình xum tụ quanh bếp lò cùng nhau “ xèo, xèo, xèo” vừa ấm cúng lại vừa thi vị. Những chiếc chảo con thân trệt được bày lên bếp như những chiếc cồng chiên trông lạ mắt. Khi chảo nóng, người ta dùng một nhúm thân hành nhúng dầu phụng thấm đều quanh chảo và đặt vào lòng chảo một vài con tôm và thịt ba chỉ xắt nhỏ. Thịt và tôm đã được ướp mắm, muối, gia vị và chấy sơ qua cho vừa chín. Dầu chín toả mùi thơm thì dùng vá múc nước bột gạo đổ vào chảo. Bột gặp dầu nóng phát ra tiếng kêu “xèo, xèo” nghe rất vui tai. Có lẽ vì những âm thanh này mà người ta đặt tên bánh là bánh xèo chăng?
Bánh xèo Đà Nẵng
Tiêu chuẩn ăn Bánh xèo ngon là nhờ nước tương, bánh phải giòn vừa phải có mùi béo ngậy của dầu phụng, vị ngọt của tôm và thịt nạc, rau phải xanh và đủ loại, thiếu 1 trong các yếu tố trên thì chưa phải là 1 đĩa bánh xèo ngon. Bánh phải ăn nóng mới đúng điệu, tức làm đến đâu ăn đến đấy và khi ăn không dùng đũa mà chỉ dùng tay. Khi thưởng thức bánh xèo ngoài việc dùng khứu giác, vị giác ra, bắt buộc người ăn phải dùng đến xúc giác, thính giác mới thấy hết phần hấp dẫn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét