Thứ Tư, 4 tháng 12, 2013

Thác Hố Giang Thơm

Thác Hố Giang Thơm, thác hố giang thơm, thác hgt, hồ giang thơm, hgt, giang thơm, gt
Vị trí: xã Tam Quang, Núi Thành, Quảng Nam
Con đường nhỏ từ thị trấn Núi Thành dẫn xuống bãi Rạng (xã Tam Quang, Núi Thành, Quảng Nam) như kéo dài nỗi khát khao tận hưởng sắc trời của biển. Nếu không theo đường này, thì dong thuyền theo dòng Trường Giang, xuôi ra cửa bể rồi quanh vào Rạng, bạn sẽ ngập trong màu xanh bất tận của sông biển và bất ngờ trước dáng ông Đụn, bà Che tím một khoảng trời…. Từ thị trấn Núi Thành, nếu chưa vội chu du xuống biển, du khách bỏ chút ít thời gian ngược chừng 7km về hướng Tây, đến với một thác núi đẹp hoang sơ mà thiên nhiên ưu đãi ban tặng. Thác Hố Giang Thơm luyến lưu những ai thích sự lãng mạn và cũng đủ thách thức sự mạo hiểm khám phá.
Thuộc xã Tam Mỹ (Núi Thành) cách thị trấn Núi Thành khoảng 10km về phía Tây. Đến đây bạn sẽ bất ngờ bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt vời: Hố Giang Thơm ! Một âm thanh sôi động của thác và suối, một phong cảnh quyến rũ với những mỏm đá đen nửa nổi nửa nổi nửa chìm nằm nối tiếp nhau, phía xa là những ngọn thác của con suối đầu nguồn đổ về tung bọt trắng xóa, ở một vài chỗ trũng có những hồ nhỏ phẳng lặng trong vắt như mời gọi.
Phía xa con suối đầu nguồn đổ xuống các tảng đá tạo thành những ngọn thác đẹp quyến rũ. Những người thích cảm giác mạnh có thể leo lên các mõm đá nhấp nhô để chinh phục những ngọn thác cao. Trên đầu nguồn con suối, một hồ nước phẳng lặng hiện ra yên ắng như gọi mời, như gần gũi với những ai muốn tìm về một khung cảnh tĩnh mịch và thi vị của thiên nhiên hoang dã. Rời núi, đến với biển. Bãi Rạng vẫn khoác vẻ quyến rũ hoang sơ, của những làn cát vàng cháy bỏng, mến đãi khách bằng món mực một nắng, cá chuồn nướng, cháo hầu… thơm phức.

Hố Giang Thơm - Vẻ đẹp hoang sơ
Đến với Hố Giang Thơm, những cảm giác mệt nhọc của du khách dường như sẽ tan biến bởi âm thanh sôi động của thác và suối. Phía xa, con suối đầu nguồn đổ xuống các tảng đá tạo thành những ngọn thác đẹp quyến rũ. Ở đoạn trũng, suối hình thành những hồ nhỏ phẳng lặng, trong vắt. Giữa cảnh vật thiên nhiên thơ mộng, đôi khi du khách phải dừng bước ngẩn ngơ bởi vẻ hoang sơ kỳ diệu của thiên nhiên đã ban tặng cho con người.
Tại Hố Giang Thơm, những người thích cảm giác mạnh có thể leo lên các mõm đá nhấp nhô để chinh phục những ngọn thác cao. Trên đầu nguồn con suối, một hồ nước phẳng lặng hiện ra như gọi mời. Khác với phía dưới luôn ào ào thác đổ, tại đây rất yên vắng và gần gũi với những ai muốn đi tìm một khung cảnh tĩnh mịch và thi vị giữa thiên nhiên hoang dã. Hố Giang Thơm thực sự là địa điểm lý tưởng cho loại hình du lịch sinh thái, dã ngoại.

Bạn dễ dàng chọn cho mình một khách sạn ở hội an để nghỉ ngơi hoặc bạn có thể chọn Le Domaine De Tam Hải Resort ở Thôn 4 X.Tam Hải, H.Núi Thành, Quảng Nam
Khu nghỉ dưỡng Le Domaine De Tam Hải nằm trên bờ biển phía Tây của đảo Tam Hải cách Hội An 45 km. Đi bằng ô tô tới sân bay Chu Lai chỉ mất 20 phút, còn tới sân bay quốc tế Đà Nẵng thì mất 90 phút.
Các villa đều hướng ra biển, được thiết kế theo kiến trúc truyền thống, bao quanh bởi những hàng dừa và cọ xanh mướt. Đặc biệt khi thư giãn tại hồ bơi bạn sẽ được nghe tiếng chim hót véo von, và tiếng sóng vỗ rì rào của biển cả.
Những ai muốn thư giãn trong khung cảnh yên tĩnh, thanh bình thì hãy đến khu vườn yên tĩnh của Domaine De Tam Hai. Nơi đây bạn sẽ cảm thấy thực sự thích thú khi được nghỉ dưới những rặng dừa, cọ xanh ngát và vẻ đẹp lôi cuốn của các loại hoa.

Thánh địa Mỹ Sơn là điểm đến tiếp theo

Thánh địa Mỹ Sơn , thánh địa mỹ sơn, mỹ sơn
Vị trí: xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
Đó là những ngọn tháp nổi bật trên nền trời xanh thẳm đã tồn tại hàng ngàn năm qua trên vùng đất thánh. Đến nay, những ngon tháp ấy vẫn mang trên mình những nét bí ẩn của những ngày đầu tiên xuất hiện.. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Khu đền tháp Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh QuảngNam. Cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km về phía Tây-Nam. Là một địa điểm tham quan hấp dẫn thu hút nhiều du khách khi đến QuảngNam.
Những dấu ấn lịch sử
Năm 1895, C. Paris cho phát quang khu tháp này. Năm 1898-1899, hai học giả Pháp là L. Finot và L. De Lajonquière đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu các văn bia. Năm 1901, H. Parmentier – kiến trúc sư kiêm nhà khảo cổ đã đến nghiên cứu về kiến trúc và nghệ thuật. Những công trình nghiên cứu đầu tiên và cơ bản nhất về bi ký và kiến trúc tại Mỹ Sơn được L. Finot và H. Parmentier công bố trong kỷ yếu của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (B.E.F.E.O) năm 1904.

Quần thể tháp tại khu thánh địa Mỹ Sơn
Căn cứ vào vị trí phân bố của nhóm tháp, H. Parmentier đã đặt tên các nhóm tháp theo mẫu tự Latinh:
- Nhóm A và A’ ( nhân dân địa phương thường gọi là tháp Chùa) gồm có 17 công trình.
- Nhóm B,C,D ( tháp Chợ) có 27 công trình.
- Nhóm E,F ( tháp Hố Khế) có 12 công trình.
- Nhóm G có 5 công trình.
- Nhóm H ( tháp Bàn Cờ) có 4 công trình.
- Các công trình riêng lẽ: K,L,M,N.
Cách đặt tên này chỉ mang tính chất quy ước để phân biệt các tháp cho tiện việc nghiên cứu, chứ nó hoàn toàn không có ý nghĩa về mặt niên đại.
Theo nội dung một tấm bia tại khu A Mỹ Sơn, vào khoảng cuối thế kỷ IV, vua Bhadravarman đã cho xây dựng một ngôi đền bằng gỗ để thờ thần Siva-Bhadresvara. Trong văn bia có đoạn:”…Bhadravarman dâng cho thần Bhadresvara một vùng đất vĩnh viễn; phía đông là núi Sulaha, phía nam là Đại sơn Mahaparvata, phía tây là núi Kusaka, phía Bắc là… (làm giới hạn). Ruộng đất trong phạm vi đó thì dâng với cả dân cư. Hoa lợi của khu này thì phải dâng lên thần…”. Cho đến nay, người ta vẫn chưa biết rõ số lượng cũng như kiểu dáng của những ngôi đền được xây dựng tại Mỹ Sơn trước thế kỷ VII, bởi lẽ chúng đã bị thiêu hủy toàn bộ. Vào đầu thế kỷ VIII, vua Sambhuvarman cho xây dựng lại ngôi đền thờ Bhadresvara bằng gạch và đặt tên mới là Sambhu-Bhadresvara.
Đền thờ quan trọng nhất của vương quốc Champa
Phần lớn các đền thờ chính ở Mỹ Sơn được xây dựng để thờ thần Siva dưới các tên gọi khác nhau. Một số nhà nghiên cứu cho rằng ban đầu vị thần – vua Bhadresvara của Mỹ Sơn chỉ mang tính chất địa phương, phải đến thế kỷ XI, vị thần chủ ở Mỹ Sơn với tên gọi Srisana-Bhadresvara mới trở thành thần chủ của toàn vương quốc Champa.


Với khoảng 70 công trình xây dựng từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII, Mỹ Sơn là khu đền thờ Ấn Độ giáo quan trọng nhất của vương quốc Champa, tại đây chúng ta có thể tìm thấy hầu hết các phong cách kiến trúc trong nghệ thuật Champa.
Đền tháp ở Mỹ Sơn được bố trí theo một tổng thể:
- Đền thờ chính (Kalan) nằm ở giữa, tượng trưng cho núi Méru- theo quan niệm của Ấn Độ giáo, đây là trung tâm vũ trụ, nơi ngự trị của thần linh. Thông thường có một cửa quay về hướng Đông.
- Tháp cổng (Gopura) ngay ở phía trước Kalan, có hai cửa thông nhau mở về hướng Đông và hướng Tây.
- Mandapa, ngôi nhà dài tiếp với tháp cổng, dùng làm nơi đón tiếp khách hành hương, tiếp nhận lễ vật…
- Cạnh đền thờ chính là ngôi tháp có một hoặc hai phòng, cửa chính quay về hướng Bắc, dùng làm nơi cất giữ các đồ tế lễ gọi là Kosa-Graha.
- Ngoài ra quanh Kalan còn có các tháp phụ để thờ các vị thần phương hướng (Dispalakas), các vị thần tinh tú (Grahas) hoặc các vị thần phụ như Skanda, Ganesa…
Trường tồn với thời gian
Mỹ Sơn không chỉ được mọi người biết đến bởi các công trình kiến trúc, nơi đây còn nổi tiếng bởi hàng trăm tác phẩm vô giá, có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XIII. Phần lớn những tác phẩm điêu khắc được tìm thấy vào những năm đầu của thế kỷ XX, đã được mang về trưng bày ở Bảo tàng Điêu khắc Champa .
Theo thống kê của người Pháp, trước năm 1946, tại Mỹ Sơn còn khoảng 50 công trình kiến trúc khá nguyên vẹn, nhưng qua 2 cuộc chiến tranh, nhất là vào năm 1969, không quân Mỹ đã ồ ạt ném bom vào thung lũng Mỹ Sơn, làm cho khu di tích này bị tàn phá nặng nề, nhiều công trình kiến trúc đã bị đánh sập hoàn toàn, trong đó có ngôi đền Mỹ Sơn A1 nổi tiếng.
Sau năm 1975, ở Mỹ Sơn có khoảng 20 tháp còn giữ được hình dạng, nhưng không có cái nào nguyên vẹn. Để phục vụ cho công tác kiểm kê, khảo sát và trùng tu di tích, năm 1978, công việc phát quang và tháo gỡ mìn đã được tiến hành, 11 người bị mang thương tích và 6 người khác vĩnh viễn nằm xuống để đem lại bình yên cho mảnh đất này.


Từ năm 1980, chương trình hợp tác văn hóa Việt Nam-Ba Lan được thực hiện, kiến trúc sư Ba Lan Kazimier Kwiatkowski đã trực tiếp tham gia và chỉ đạo về mặt kỹ thuật. Sau 10 năm được gia cố tu sửa, trung tâm kiến trúc bậc nhất của nghệ thuật Champa bắt đầu hồi sinh, Mỹ Sơn đã được trả lại phần nào dáng vẻ trước kia của nó, làm cho ta có thể hình dung được một đền thờ Ấn Độ giáo uy nghiêm kỳ vi của vương quốc Champa trong quá khứ. Trong thời gian này, nhiều tác phẩm điêu khắc có giá trị đã tiếp tục được tìm thấy, tất cả đang được trưng bày tại Mỹ Sơn.
Khu di tích Mỹ Sơn đã được Bộ Văn Hóa Thông tin ra quyết định số 54-VH/QĐ ngày 29-4-1979, công nhận là DI TÍCH KIẾN TRÚC NGHỆ THUẬT. Ngày 1-12-1999, trong phiên họp thứ 23 của Ủy Ban Di sản thế giới, Mỹ Sơn đã được ghi vào danh sách DI SẢN VĂN HÓA THẾ GIỚI.

 Cá chuồn Núi Thành

Cá chuồn ở Núi Thành chế biến được nhiều món ngon: cá chuồn nướng, cá chuồn áp nén chiên giòn, cá chuồn nấu canh với rau ranh, rau muống, nấu cháo gạo, kho, luộc… nhưng không món nào có thể thiếu gia vị là củ nén.
Cá chuồn xanh nướng - iVIVU.com
Tầm tháng Ba đến tháng Năm âm lịch, nếu bạn có dịp về biển Rạng (Núi Thành – Quảng Nam) giữa mùa rộ cá chuồn, nhưng hiếm, đắt và ngon nhất vẫn là cá chuồn xanh. Cá chuồn xanh nướng có mùi vị đặc trưng không thể lẫn với bất kỳ loại cá nào. Khi ăn cá chuồn xanh nướng cũng không cầu kỳ, cứ cầm hẳn trên tay, bẻ đôi chấm vào nước mắm nguyên chất hoặc muối sống ớt xanh thì không gì thú vị bằng, vừa ăn vừa xuýt xoa, mằn mặn đầu môi vị muối của đại dương… Nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu cá chuồn nướng quấn trong bánh tráng lề (bánh tráng cuốn) kèm rau sống, chấm nước mắm ớt.
Cá chuồn nướng mỗi con giá từ 15.000 VND/2 con trở lên, bán nhiều tại các nhà hàng hoặc ven bờ biển.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét