Thứ Hai, 9 tháng 12, 2013

Hòn Kẽm Đá Dừng

Hòn Kẽm Đá Dừng, hòn kẽm đá dừng, hòn kẽm, đá dừng
Vị trí: 2 xã Quế Lâm và Quế Phước, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam
Là khu vực có hai dãy núi đá ở hai bên bờ sông Thu Bồn thuộc địa phận 2 xã Quế Lâm và Quế Phước( Quế Sơn). Hai ngọn núi đá với những hình thù kỳ dị, liêu xiêu nhô ra ngăn cản dòng chảy Thu Bồn, con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Sự cuốn hút của Hòn Kẽm  Đá Dừng không chỉ thể hiện bởi cảnh quan sông núi hữu tình mà còn hấp dẫn bởi những dòng chữ cổ Chiêm Thành khắc ghi trên những phiến đá nặng hàng mấy chục tấn, đứng sừng sững soi mình xuống dòng sông Thu Bồn. Có thể đến với Hòn Kẽm Đá Dừng bằng thuyền đi từ Hội An, Vĩnh Điện lên hoặc đi đường bộ qua đèo Le ở Quế Sơn rồi dừng ở chợ Trung Phước, sau đó thuê thuyền máy đi Hòn Kẽm - Đá Dừng. Nếu đi theo đường sông gặp biển thường phải mất một ngày đường, đi từ sáng tới chiều mới đến.
Du khách sẽ đi qua miền quê với sông núi hùng vĩ, những bãi dâu, bãi bắp xanh tốt, những vạn đò mua bán tấp nập trên sông. Tận hưởng cái cảm giác yên bình mà không phải nơi nào cũng có, phong thuỷ hữu tình, con người hoà hợp với thiên nhiên.

Du khách có thể khởi hành lúc 4-5h chiều (chủ yếu là mùa hè), đến Hòn Kẽm lúc trời và đất giao thoa với nhau. Vào những đêm trăng, ánh sáng bạc như một dải lụa phủ lấp cả một miền quê hiền hoà, lấp loáng ánh bạc không sang trọng hay quí phái mà là sự bình dị đến bất ngờ mang theo hơi thở của thiên nhiên. Những đụn cát cao và dài nằm dọc theo sông, thi thoảng là những triền dâu những nương ngô, những xóm làng trung du yên ả, những con người hiền hậu và hiếu khách, những dòng sông lấp loáng những mơ ước và hoài niệm. Lúc này du khách sẽ cảm nhận sự thanh bình và yên tĩnh đến lạ kì mà thiên nhiên mang lại. Không chỉ đơn thuần là những phiến đá, dòng nước mà có cả sự tự hào dân tộc về cuộc khởi nghĩa nổi tiếng của nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu, và cả những câu ca buồn gắn liền với những mảnh đời ngược xuôi buôn bán, vất vả mưu sinh. Đâu đó cất lên những giọng hò trong vắt pha chút trầm bổng và êm ả như chính nơi này.
Dừng ở chợ Trung Phước, khách có thể qua sông ghé thăm Đại Bường-làng cây ăn quả nổi tiếng của Quảng Nam, nơi hội tụ những vị ngọt thanh khiết mà thiên nhiên ban tặng.
Về với Hòn Kẽm Đá Dừng, không chỉ về với danh lam thắng cảnh mà du khách còn nghe đâu đây ngân lên những câu thơ ngọt ngào cất lên từ bao thế hệ, là cả cuộc hành hương về với cõi lòng người dân xứ Quảng.

Có rất nhiều khách sạn ở hội an cho bạn lựa chọn chẳng hạn  như Khách Sạn Họa My 1 201 lý thường kiệt, Hội An
 Hãy ngồi thoải mái và thư giãn ở một trong 25 phòng của khách sạn, tất cả đều được thiết kế để đem lại sự dễ chịu cho du khách. Mỗi phòng trong khách sạn đều cung cấp cho du khách truy cập internet không dây, bàn, quạt, phòng không hút thuốc. Du khách sẽ thích thú với các tiện nghi và dịch vụ tuyệt vời của khách sạn trong đó có đưa đón khách sạn/sân bay, nhà hàng, bãi đỗ xe, quán cà phê. Bể bơi trong nhà sẽ đem lại sự hài lòng cho du khách thích thể thao hoặc thư giãn. Khách sạn kết hợp dịch vụ chuyên nghiệp với các tiện nghi hiện đại để đem đến cho du khách một kỳ nghỉ đáng nhớ. Đặt phòng ở Hoa My Hotel Hội An thật dễ dàng - chỉ cần nhập ngày đến và đi của bạn vào mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn của chúng tôi.

Sông Thu Bồn là điểm đến tiếp theo

Sông Thu Bồn , sông thu bồn, thu bồn
Bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 mét, ban đầu Thu Bồn chỉ là dòng sông nhỏ âm thầm chảy qua các ghềnh đá cheo leo trên vùng núi phía tây nam của tỉnh Quảng Nam. Nhờ tăng thêm lưu lượng từ sông Tiên, sông Tranh trên địa hạt Trà My và Tiên Phước, sông Thu Bồn vượt qua bao đồi núi đưa phù sa bồi đắp cho vùng Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên.
Trong suốt hành trình viễn du trên dòng Thu Bồn, du khách sẽ đi qua nhiều làng quê nổi tiếng với nghề trồng dâu chăn tằm - ươm tơ dệt lụa, với những bãi bắp, biển dâu xanh tốt, những hàng tre rợp bóng đôi bờ, những làng vạn đò ven sông tấp nập, những danh thắng nổi tiếng như Hòn Kẽm Đá Dừng, mỏ than Nông Sơn, làng cây trái Đại Bường...
Dừng chân ở một bến nước, du khách có thể hoà nhập vào một phiên chợ quê mộc mạc, thưởng thức điệu hò  khoan sâu lắng, hay nghe kể chuyện truyền thuyết về bà Phường Chào, bà Bô Bô, về người con gái rừng dâu mộc mạc... và những huyền thoại của dòng Thu Bồn qua các cuộc kháng chiến vệ quốc. Không kể bao nhiêu chiến sĩ cách mạng bộ đội, dân quân du kích và những người dân yêu nước đã ngã xuống, vĩnh viễn nằm lại trên những mảnh đất gắn nó với dòng sông. Thu bồn đã trở nên bất tử.

Một ngày chèo thuyền trên sông sẽ cho du khách cảm nhận những nét đẹp rất riêng của dòng sông xứ Quảng, ánh nắng lấp lánh phản chiếu tạo nên những màu sắc rất đẹp, những vó lưới tung xuống và cất lên trong niềm hoan hởi của ngư dân, những nụ cười hồn nhiên  của trẻ thơ, những lời xã giao thân mật của vùng đất mến khách “hội thuỷ, hội nhân, hội văn hoá”. Ánh mắt du khách cứ ngỡ ngàng và miệng luôn xuýt xoa trước vẻ đẹp bình dị và dân dã của làng quê miền Trung. Không ồn ã, nhộn nhịp như thị thành nhưng trầm lắng để rồi lắng đọng những cảm xúc trong lòng những du khách.
Mỗi dòng sông sông có một triết lí riêng của mình, sông thu Bồn cũng vậy. Triết lí của nó là sự giao hoà của sóng nước, bờ bãi, non núi, cảu một con đò, của mỗi mái chèo và của mỗi con người. Với triết lí ấy, Thu Bồn đã giữ được vẻ đẹp hiền hoà xanh thẳm của mình. Để rồi trải qua bao sóng gió, Thu Bồn vẫn là giải lụa mềm, vắt từ điệp trùng Trường Sơn qua châu thổ và ra biển và là tiếng hát dòng sông cùng với những nụ cười giản dị mà thân mật.

 Mì Quảng

Mì Quảng được làm từ lá bánh tráng gạo thái thành sợi, nhân mì thường được chế biến từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau: tôm, gà, thịt heo, thịt bò, cá lóc, cua… Nhưng là nhân gì đi nữa thì mì Quảng cũng không thể thiếu cái bánh tráng nướng, trái ớt xanh, lát chanh, vài hạt đậu phộng và đĩa rau sống đi kèm. Ăn mì Quảng phải ăn ngay từ khi còn nóng.
Mỳ Quảng - iVIVU.com
Đến Quảng Nam bạn có thể dễ dàng bắt gặp nhiều quán ăn mì Quảng nằm dọc Quốc lộ 1A: quán mì gà Bình Nguyên (huyện Thăng Bình), quán mì gà Kỳ Lý (thị xã Tam Kỳ), quán mì tôm cua Cây Trâm (huyện Núi Thành), quán mì bò Cẩm Hà (thị xã Hội An)… Một tô mì cũng không quá đắt với giá trên dưới 20.000 VND.
Các quán mì Quảng ngon ở phố cổ Hội An: Buổi sáng và trưa: ăn mì gà đường Lý Thường Kiệt; Buổi trưa: mì gà và mì thịt heo, trứng ở Cẩm Hà, đường lên làng gốm Thanh Hà; Tối, sau 7 giờ: ăn mì gà ông Hai, trước kia ông bán ở chợ vải, nay dời về nhà đường Nguyễn Duy Hiệu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét