Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Đình Nại Nam

Đình Nại Nam, đình nại nam, đình nn, nại nam, nn, đà nẵng
Vị trí: phường Hòa Cường, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Vị trí: Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đặc điểm: Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc – nghệ thuật còn là một trong những đình làng cổ tiêu biểu khá nguyên vẹn còn lại trong nội thành Đà Nẵng.
Vị trí: Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Đặc điểm: Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc – nghệ thuật còn là một trong những đình làng cổ tiêu biểu khá nguyên vẹn còn lại trong nội thành Đà Nẵng.

Đình được xây dựng năm Ất Tỵ (1905) từ công sức đóng góp của dân địa phương, thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng

Đình ghi đậm dấu ấn văn hóa thời Nguyễn, mái lợp ngói âm dương, tường gạch, trên mái đình là lưỡng long chầu nguyệt, loan phụng hòa vinh, dơi ngậm đào, thể hiện qua nghệ thuật đắp ghép sành sứ, công phu, đẹp mắt. Bên trong chia làm 3 gian, 2 chái, phần chính diện dài 11,7m, rộng 7,9m, hậu tẩm rộng 3,9m, dài 4,1m. Có 4 hàng cột   gồm 20 cột bằng gỗ mít, có chiều cao từ 2,5m – 4,5m. Kết cấu kèo theo “chồng rường – giả thủ”. Phần đầu hồi chạm trổ khéo léo và tinh xảo qua bàn tay tài hoa của thợ chạm Kim Bồng (Hội An), thể hiện các đề tài: cá chép hóa long, bát bảo đạo nho, cùng các họa tiết hoa văn cây cỏ, hoa lá.
Hằng năm có lễ cầu an tại đình vào rằm tháng 2 âm lịch và ngày lễ cuối năm (30 Tết). Đình làng Nại Nam được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 04/01/1999.

Khách Sạn Mạnh Cường ở 492 đường 2 tháng 9 , quận Hải Châu , Đà Nẵng là một trong những khách sạn tại đà nẵng phù hợp với bạn.
Với 19 phòng, khách sạn này có tất cả các tiện nghi và dịch vụ bạn mong chờ từ một khách sạn 2 sao. Tất cả các phòng đều có bàn, truy cập internet (không dây), máy sấy tóc, màn hình tivi lcd/tinh thể lỏng cũng như các tiện nghi khác. Bạn cũng tìm thấy ở khách sạn bãi đỗ xe, dịch vụ phòng, thang máy. Du khách sẽ tìm thấy ở khách sạn hướng tới dịch vụ này các tiện nghi cao cấp đem lại giá trị tuyệt vời.

Sau đó thăm biển Thanh Bình

Biển Thanh Bình, biển thanh bình, thanh bình

Vị trí: phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng
Bãi biển Thanh Bình dài chừng 1km, nằm ngay trong nội thị, phía cuối đường Ông Ích Khiêm, thuộc phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Bãi tắm hầu như phẳng lặng, ít khi có sóng to, độ dài lý tưởng và không có vùng nước xoáy nguy hiểm.
http://www.vinabooking.vn/uploads/danang/Bai_bin_Thanh_Binh.jpg


Nằm trong vịnh Đà Nẵng, với tuyến đường Nguyễn Tất Thành chạy ngay bên cạnh, bãi biển Thanh Bình là một trong những bãi biển đẹp và rất thuận lợi của thành phố. Các dịch vụ biển như lướt ván, du thuyền, canô... đang được đầu tư phát triển, đây còn là một vị trí khá lý tưởng để xây dựng các khách sạn ven biển, xây dựng các cầu tàu du lịch loại nhỏ.
Đối với thời tiết khí hậu khộng thuận lợi cho người dân nơi đây, cái nắng mùa hè rang khô mọi thứ trên mặt đất. vì thế mà bãi biển là nơi mà người dân nơi đây tự hào nhất. khi du khách đến với vùng đất này không chỉ đơn giản là đến với một thành phố xanh sạch đẹp. Biển Đà Nẵng xanh ngăn ngắt dưới nắng hè, những con sóng cứ dềnh lền như hơi thở phập phồng từ lồng ngực biển. Những con đường, những bãi cát chạy hun hút bên biển. Biển xanh trong và hiền hòa đến nao lòng.
http://www.skydoor.net/Download?mode=photo&id=8426



Đà nẵng có rất nhiều bãi biển nhưng kông thể không nhắc đến Bãi Biển Thanh Bình, một bãi biển âm thầm mang lại không gian cho người dân,  những đối trai gái yêu nhau và du khách đến đà nẵng để nghĩ dưỡng, tham quan.
Biển thanh bình được đánh giá rằng: “bãi biển hoang sơ được đánh thức trước sự ngỡ ngàng của chính những người dân thành phố, những triền cát trắng muốt và e ấp như gương mặt trinh nữ”. không chỉ riêng với bãi biển thanh bình mới có vẻ đẹp như vậy mà đến với Đà Nẵng hầu hết những bãi biển nơi đây đều có một vẻ rất riêng của nó.
Biển về chiều, rộn ràng tiếng nô đùa của con trẻ, tiếng hò hét cổ vũ cho một trận bóng đá không cần đo đếm thời gian, biển ngập trong những nụ cười lấm lem cát, biển chấp chới những cánh diều, ngây ngô những lâu đài cát. Nghĩ cũng lạ, bình thường, mỗi người có thể sẽ khác nhau về nhiều thứ, sang, hèn, giàu, nghèo, lương thiện, xảo trá, dù đi ô tô hay cọc cạch chiếc xe đạp, nhưng khi xuống biển ai cũng đều như nhau, giản dị trong lòng biển. Biển bao dung và hào phóng, biển san sẻ cho tất cả mọi người. Biển đi vào cuộc sống của người dân thành phố này từ sâu trong tiềm thức.
Dẫu biết rằng để tìm được tiếng nói chung giữa quá trình phát triển kinh tế, xã hội và bảo tồn những vẻ đẹp tự nhiên là rất khó, thêm vào đó quan điểm, thẩm mỹ của mỗi người cũng khác, nhưng trước hết hãy lắng nghe biển muốn gì và con người muốn gì ở biển, để biển Đà Nẵng trở thành một trong những bãi biển hiện đại, đầy đủ các dịch vụ cao cấp, tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, đồng thời vẫn giữ lại vẻ đẹp tinh khôi của biển.

Bê thui Cầu Mống

Một trong những đặc sản ẩm thực Đà Nẵng, được xếp ngang hàng với mì Quảng đã thành danh thì “bê thui Cầu Mống” là món ăn không thể không kể đến trên chặng đường ẩm thực của du khách.
Đặc biệt, bê thui ngon hay không phụ thuộc vào mắm và rau sống ăn kèm. Mắm phải là loại mắm cá cơm nguyên con, được chế biến từ những làng chài nổi tiếng ven biển. Mắm đem về được gạn lấy nước, thêm đường, ớt tỏi giã nhuyễn, cùng ít gừng và mè rang thơm vàng rất hấp dẫn.


Đình Bồ Bản

Đình Bồ Bản, đình bồ bản, đình bb, bồ bản, bb, đà nẵng

Vị trí: xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Vị trí: Đình Bồ Bản hiện ở tại thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng. Đặc điểm: Đình được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ 19 bằng thanh tre tại gò miếu Tam Vị. Đình Bồ Bản lập ra để thờ Thành hoàng, các vị tiền hiền của làng và là nơi sinh hoạt lễ hội hằng năm. Năm 1852, đình được dời về trung tâm làng.
Vị trí: Đình Bồ Bản hiện ở tại thôn Bồ Bản, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Đặc điểm: Đình được xây dựng vào những năm đầu của thế kỷ 19 bằng thanh tre tại gò miếu Tam Vị.
Đình Bồ Bản lập ra để thờ Thành hoàng, các vị tiền hiền của làng và là nơi sinh hoạt lễ hội hằng năm. Năm 1852, đình được dời về trung tâm làng.
Với tường xây gạch, mái lợp ngói âm dương, đình được chia làm 3 gian; 2 chái; dài 14,5m; rộng 9,7m; có 36 cột bằng gỗ mít và kiền kiền. Kết cấu kèo, cột cũng được thể hiện theo lối chồng rường giả thủ, đầu các trính chạm đầu rồng, các vì kèo chạm mai, trúc, tùng, lan. Ngoài ra, còn có các loài chim, thú như chim sẻ, khỉ (hầu) và các họa tiết hoa văn, được khắc chạm tinh tế, khéo léo và tỉ mỉ, tạo nên những tác phẩm điêu khắc độc đáo, giàu tính nghệ thuật, có giá trị khoa học.
Đình đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa ngày 04/01/1999.

Khách Sạn Zigzag ở  Lot A2, A2B 30-4 Street, Hai Chau, Trung Tâm Thành Phố Đà Nẵng, Việt Nam là một trong những khách sạn ở đà nẵng cho bạn lựa chọn.
Tất cả 55 phòng của khách sạn 3 sao này đều được thay đổi để đáp ứng các nhu cầu của du khách. Trong tất cả các phòng đều có phòng không hút thuốc, điều hòa nhiệt độ, báo hàng ngày, phim trong nhà, bàn, máy sấy tóc, truy cập internet (không dây), truy cập internet. Du khách sẽ thích thú với các tiện nghi và dịch vụ tuyệt vời của khách sạn trong đó có dịch vụ phòng 24 giờ, thang máy, quán cà phê, quán bar/tiệm rượu, dịch vụ giặt là/giặt khô, thiết bị cho cuộc họp, nhà hàng. Khách sạn làm mọi thứ để tập trung vào các trải nghiệm của du khách, đảm bảo sự dễ chịu và thư giãn cho du khách. Để tiếp tục đặt phòng của bạn tại khách sạn Zig Zag Hotel Đà Nẵng, hãy nhập ngày bạn đến và đi vào mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn của chúng tôi.

Khu di tích mộ Ông Ích Khiêm là điểm đến tiếp theo

Khu di tích mộ Ông Ích Khiêm, khu di tích mộ ông ích khiêm, mộ ông ích khiêm, ông ích khiêm, đà nẵng

Mộ Ông Ích Khiêm toạ lạc tại nghĩa trang xã Hòa Thọ, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 10km về phía Tây - Nam, được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 12/7/2001.
Ông Ích Khiêm (翁益謙, 1831-1884 [1]) tự Mục Chi, là danh tướng nhà Nguyễn trong lịch sử Việt Nam.
Ông sinh ngày 21 tháng 12 năm Mậu Tý (tức 25 tháng 1 năm 1829) tại làng Phong Lệ, tổng Thanh Quýt, phủ Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (nay là khu vực Phong Lệ Bắc, phường Hòa Thọ Đông, quận Cẩm Lệ, thành phố Đà Nẵng).
Tổ tiên Ông Ích Khiêm  vốn là người dân tộc miền núi xuống định cư làm ruộng ở miền xuôi. Cha ông là Ông Văn Điều và mẹ là Võ Thị Cốt. Sinh ra trong một gia đình nông dân đông con, gồm 8 trai 5 gái, ông Khiêm là người con thứ tư sau ba chị gái, nhưng lại là người con trai đầu.
Thuở nhỏ, ông vừa chăn trâu cắt cỏ, vừa theo học với người chú là Ông Văn Trị. Ông thông minh, chăm học nhưng cũng rất nghịch ngợm. Khi lớn lên, ngoài tài gồm văn võ, ông còn nổi tiếng là người chính trực, là một vị tướng khẳng khái, mưu lược và biết thương yêu quân sĩ.
Thăng trầm nghiệp quan
Năm Thiệu Trị thứ 7 (Đinh Mùi, 1847), ông đỗ cử nhân tại trường Hương Bình Định, nhờ sự sáng suốt của quan chủ khảo Vũ Duy Thanh (1807-1859). Ông Thanh đã quyết cho đỗ với lời phê rằng: “Bài này tuy lời văn không được chải chuốt, chữ viết xấu nhưng ý tứ dồi dào. Qua bài này, ta thấy thí sinh phải là người có lòng yêu dân thương nước cao, có chí ngang tàng, có lòng cương trực thì mới viết được như thế”  Sử nhà Nguyễn là "Đại Nam chính biên liệt truyện " chép:
"Ông Ích Khiêm đỗ hương tiến (tức cử nhân) mới 15 tuổi. Vua Thiệu Trị cho mời vào điện cho thử lại bằng bài thơ lấy đầu đề là “Thiếu niên đăng cao khoa” (Tuổi trẻ đỗ cao). Bài làm của ông được vua ban khen (tr. 812).
Đỗ cử nhân, ông được bổ làm Tri huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương.
Năm Tự Đức thứ 15 (1862), vì can việc thu chi tiền tu tạo huyện lỵ nên bị cách chức. Gặp lúc quân Tạ Văn Phụng ở Hải An kéo đi đánh phá, ông xin mộ binh đi theo quân thứ lập công chuộc tội, được khởi phục lại hàm Tri huyện, sung Vệ hiệp quản Chiến sĩ. Có công, ông được thăng làm Tri phủ sung Đốc binh.
Tháng 5 (âm lịch) năm 1865, quân Tạ Văn Phụng kéo đến đánh phá các đồn ở Quỳnh Lâu, An Trì thuộc tỉnh Quảng Yên; Ông Ích Khiêm mang quân phá được, lại cùng với Phó Vệ úy Phan Đình Thỏa mang quân thu phục được thành phủ Hải Ninh, nên được thăng Thị độc sung Tán tương. Đến khi quan quân khải hoàn, ông được cất lên chức Hồng lô tự khanh Biện lý bộ Lễ.
Tháng 6 (âm lịch) năm 1867, xét công, vua Tự Ðức thăng ông làm Thị lang bộ Binh. Sang tháng sau, gặp lúc tên phạm trốn bên đất nhà Thanh (Trung Quốc) là Vi Tái Thọ tụ đảng ở Bắc Ninh, nhà vua bèn sung ông làm Bắc Ninh Tiễu phủ sứ để đi đánh dẹp (nên ông còn được gọi là Tiễu Phong Lệ hay quan Tiễu).
Việc xong, nhưng ít lâu sau (1868), Ngô Côn (là dư đảng của Hồng Tú Toàn) kéo quân đến đánh chiếm thành tỉnh Cao Bằng. Triều đình sai Tổng đốc Ninh Thái là Phạm Chi Hương viết thư cầu cứu nhà Thanh. Vua nhà Thanh bèn sai Phó tuớng Tạ Kế Quý, đem quân sang giúp. Nhân đó Ông Ích Khiêm được đổi sang làm Tán lý quân thứ Lạng Bình, để cùng với Đề đốc Nguyễn Viết Thành và Phó tuớng Tạ Kế Quý mang lực lượng đi đánh phá quân của Ngô Côn ở Thất Khê (Lạng Sơn). Lập công, ông được thưởng. Sau vì để quân đi đốt nhà cướp của, bị khép vào tội đồ, nhưng cho lấy công chuộc tội.
Năm 1869, Ngô Côn xua quân đi vây đánh thành tỉnh Bắc Ninh. Hay tin, từ huyện Kim Anh (nay là một phần huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội), Ông Ích Khiêm đem binh voi đến chống trả. Ngô Côn bị trúng đạn lạc, tử trận [4], thành được giải vây, ông được khởi phục hàm Bố chính sung Tán lý. Sau đó, ông mang quân đi truy đuổi tàn quân của Ngô Côn, thắng thêm mấy trận nữa.
Năm 1870, Ông Ích Khiêm cùng Tham tán Lê Bá Thận phá tan quân của Hoàng Vân ở rừng Lục Ngạn, được thăng Tham tri bộ Binh, đổi sang làm Tán lý Lạng Bình, ít lâu sau thăng lên Tham tán. Bấy giờ quân Tô Tứ (sử Nguyễn gọi là “giặc Khách” hay phỉ”) nửa đêm đến chiếm cứ thành tỉnh Lạng Sơn. Khâm sai Võ Trọng Bình chạy thoát, Trung quân Ðoàn Thọ bị giết chết. Nhận lệnh, Ông Ích Khiêm đem đại bác đến đánh vào cửa đông thành. Bị quân Tô Tứ bắn trả, ông bị thương ở chân, bèn cho quân rút về Hải Dương. Không làm tròn trách nhiệm, ông bị giáng xuống làm Quang Lộc tự khanh, song vẫn sung làm Tán lý.
Năm 1871, Ông Ích Khiêm ở quân thứ Đông Triều (Quảng Ninh) đánh thắng quân Tô Tứ được mấy trận. Mùa hè năm ấy, quân Tô Tứ đến đánh Sơn Tây, ông liền được thăng Thị lang gia hàm Tham Tri đổi làm Tham tán quân thứ Sơn Tây, để lo việc đánh dẹp.
Tháng 2 (âm lịch) năm 1872, ông cùng Tán tương Nguyễn Di phá tan sào huyệt của quân “phỉ” [5] ở Quán Tư, lấy lại huyện Trấn Yên (hay Trấn An, nay thuộc Yên Bái), được khen thưởng; nhưng ít lâu sau, đánh thua ở Đại Đồng, bị cách chức lưu dụng.
Năm 1873, quân “phỉ” đến vây hãm đồn Phong Đăng, Khâm mạng Nguyễn Tri Phương và Thống đốc Hoàng Tá Viêm muốn nhân cơ hội này đánh úp sào huyệt của họ ở Đại Đồng, nên cho đòi các đạo binh đến góp sức. Ông Ích Khiêm vốn bất hòa với Hoàng Tá Viêm, bèn lấy cớ “phỉ đông, đường hiểm, lại có bệnh” xin không tham gia. Nguyễn Tri Phương cho là ông không tuân tướng lệnh, giao ông cho quân thứ Tuyên Quang sai phái. Sau, vì có bệnh ông xin trở về quê.
Năm 1874, Tổng đốc mới Hải Dương là Phạm Phú Thứ (là người cùng huyện với ông), nhân về thăm quê có ghé thăm ông. Rồi nhờ lời tâu của ông Thứ, mà ông được bổ làm Tán tương quân thứ Bắc Ninh vào đầu năm 1875. Đến nơi, ông đánh quân “phỉ” ở Yên Định, bị tổn hại nhiều nên tự ý thu quân về. Tướng Tôn Thất Thuyết thấy vậy bèn sai quân bắt giam ông, cho áp giải về kinh chờ án. Nhân mắc bệnh “tâm hỏa”, ông được cho về nhà .
Tháng 3 (âm lịch) năm 1882, vua Tự Đức thấy Ông Ích Khiêm giỏi giang, bấy lâu vất vả, tuy rằng có “dõng mà không có lễ”, cho ông làm Hồng lô tự khanh làm Biện lý bộ Hộ, rồi cất làm Thị lang sung Tham lược kinh kỳ, coi đắp đồn Thái Dương và Lộ Châu. Ý muốn làm mau xong, ông có hành động quá nghiêm khắc với dân binh, bị vua khiển trách, giáng làm Chủ sự, cho dời đi phòng thủ ở đồn Hòa Quân, nhưng chưa bao lâu được phục hàm Thị giảng tham biện phòng vụ.
Tháng 6 (âm lịch) vua Tự Đức mất. Sau đó, Ông Ích Khiêm được giao trấn giữ cửa biển Thuận An để bảo vệ kinh thành Huế. Trước thế lực mạnh của quân Pháp, ông không thể làm tròn trách nhiệm, bị đổi sang làm Biện lý bộ Lễ. Cuối tháng 10 (âm lịch) năm ấy, Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết lại mưu việc phế lập, mới mật bảo Ông Ích Khiêm và Trương Đăng Thê mời vua Hiệp Hòa đến nha Hộ Thành, ép uống thuốc độc giết chết.
Đầu niên hiệu Kiến Phúc (1884), thăng ông làm Thị lang, tước Kiên Trung nam. Sau đó, ông dẫn quân đi tiễu trừ cuộc nổi dậy của dân thiểu số ở Trà My (Quảng Nam) .
Chết trong ngục
Dẹp yên xong, tháng 5 (âm lịch) năm 1884, Ông Ích Khiêm đem 50 lính đi thẳng về quê nhà (Quảng Nam). Bị Ngự sử Đào Hữu Ích đàn hặc là ”tự tiện bắt binh mã đi, giao thông với phủ đệ”  nên ông bị, ông bị cách chức đày đi an trí ở Bình Thuận.
Tháng 6 (âm lịch) năm ấy (1884), vua Kiến Phúc mất đột ngột. Theo Nguyễn Văn Xuân thì cái chết này khiến trong và ngoài triều hết sức xôn xao. Ở trong ngục Bình Thuận, Ích Khiêm hay tin, liền nhịn đói luôn bốn ngày, viết di chúc rồi uống thuốc độc mất. Trong di chúc có câu: “Vua (bị) nhục, thì thần phải chết...(Nay) ta lấy tháng 7 (âm lịch), ngày 19 làm ngày bài tử (ngày chết) vậy”. Năm ấy, ông 53 tuổi.
Năm 1885, vua Hàm Nghi truy phục cho ông hàm Thị độc.
Thơ Ông Ích Khiêm
Sinh thời, ông thích làm thơ, nhưng tác phẩm đã thất lạc gần hết. Sau đây là hai trong số bài thơ còn sót lại của ông.
Làm khi thấy quân Cờ đen cậy thế sách nhiễu dân:
Áo chúa cơm vua đã bấy lâu
Ðến khi có giặc phải thuê Tàu!
Từng phen võng giá mau chân nhẩy
Ðến buớc chông gai thấy mặt đâu
Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp
Trâu de ngày hiến đứa răng bầu
Ai ôi hãy chống trời Nam lại
Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu.
Làm khi bị an trí ở Bình Thuận:
Mình ốc mang rêu rửa sạch ai,
Rung cây nhát khỉ thói quen hoài.
Mèo quào phên đất chi khờn sức,
Sứa vượt qua đăng mới gọi tài.
Cậy mạnh chớ quen rờ dái ngựa,
Mình cao đừng ỷ đứng đầu voi.
Truông qua chứa khỏi đừng khinh khái (cọp)
Chim xổ lồng ra để đó coi!

Chả bò Đà Nẵng

Từ lâu chả bò đã là món ăn Đà Nẵng nổi danh trên khắp xứ quảng bởi hương vị thơm ngon, đậm đà của nó. Chả bò Đà Nẵng là món quà thích hợp mang hơi thở đặc trưng của xứ Quảng cho tất cả các du khách làm quà dành tặng người thân sau chuyến du lịch của mình.
Đặc biệt ăn món ăn Đà Nẵng này nhất thiết phải có tỏi tươi, hành tươi, rau thơm và có thể chấm thêm tương ớt hoặc nước mắm tỏi ớt tùy khẩu vị của mỗi người. Khi ăn vào miếng chả Đà Nẵng sẽ thấy rất đậm đà, cũng chỉ với nước mắm, muối, tiêu, đường và hành tỏi nhưng thêm vào chút tấm lòng người Đà Nẵng thì chả Đà Nẵng lại trở nên đậm tình.

Hòn Ba Trái Đào

Hòn Ba Trái Đào, hòn ba trái đào , hòn btđ, ba trái đào, btđ

Vị trí: Hạ Long, Quảng Ninh
Nằm gần đảo Cát Bà, cách cảng tàu du lịch hơn 22km về phía nam theo đường chim bay.
Vị trí: Nằm gần đảo Cát Bà, cách cảng tàu du lịch hơn 22km về phía nam theo đường chim bay.
Đặc điểm: Có ba hòn núi nhỏ, cao 23m trông như ba trái đào tiên bị hoá đá.
Đây là một vùng biển vắng vẻ hoang sơ vì thế các khách du lịch mạo hiểm đi bằng thuyền phao tự chèo gọi là thuyền kayak thường chèo thuyền len lỏi quanh đây.Địa danh này gắn liền với câu chuyện truyền thuyết tình yêu lãng mạn giữa nàng tiên út với chàng ngư dân đánh cá nghèo khổ. Vì muốn chàng trai được sống bên mình mãi mãi, nàng tiên út đã lấy trộm ba trái đào tiên của Ngọc Hoàng cho chàng ăn. Ngọc Hoàng biết chuyện liền hóa phép biến thành ba trái núi và từ đó đôi trai gái chẳng bao giờ có thể gặp nhau được nữa. Nhưng bây giờ các đôi tình nhân lại thích ra đây vì ở đó có các bãi tắm thiên nhiên tuyệt đẹp.
Từ cảng tàu du lịch, đi khoảng 10 giờ ca nô là tới bãi tắm Ba Trái Đào. Sở dĩ có tên Ba Trái Đào như vậy vì ở đây có ba bãi cát hình cánh cung quây quần ôm lấy chân đảo, hòn đảo ấy nhìn xa hệt như ba trái đào tiên. Thường bãi tắm này một ngày chỉ tắm được từ 2 - 3 giờ vì thời gian còn lại thuỷ triều nhấn chìm bãi cát, nhưng không vì thế mà du khách không đến nơi đây, ngược lại, hàng năm có hàng ngàn du khách tới đây tắm biển và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần kỳ của tạo hoá.

 

    Ngày nay, Ba Trái Đào là một trong những điểm du lịch lý tưởng của Hạ Long.
Khách sạn Vân Anh là một trong những khách sạn tại hạ long phù hợp với bạn.

Bãi biển Ba Trái Đào là điểm đến tiếp theo

Bãi biển Ba Trái Đào, bãi biển ba trái đào, ba trái đào
Bãi biển ba trái đào gắn liền với câu chuyện truyền thuyết tình yêu lãng mạn giữa nàng tiên út với chàng ngư dân đánh cá nghèo khổ. Vì muốn chàng trai được sống bên mình mãi mãi, nàng tiên út đã lấy trộm ba trái đào tiên của Ngọc Hoàng cho chàng ăn. Ngọc Hoàng biết chuyện liền hóa phép biến thành ba trái núi.


3traidao1 Các bãi tắm ở Hạ Long khu vui choi giai tri
Từ  cảng tàu du lịch, đi khoảng 10 giờ ca nô là tới bãi tắm Ba Trái Đào. Sở dĩ có tên như vậy vì ở đây có ba bãi cát hình cánh cung quây quần ôm lấy chân đảo, hòn đảo ấy nhìn xa hệt như ba trái đào tiên.
Thường bãi tắm này một ngày chỉ tắm được từ 2 – 3 giờ vì thời gian còn lại thuỷ triều nhấn chìm bãi cát, nhưng không vì thế mà du khách không đến nơi đây, ngược lại, hàng năm có hàng ngàn du khách tới đây tắm biển và chiêm ngưỡng vẻ đẹp thần kỳ của tạo hoá.
Là một địa danh nổi tiếng với bãi tắm tuyệt đẹp, phong cảnh sơn thủy hữu tình, cách bến tàu du lịch 22km về phía Đông Nam, gồm ba hòn núi nhỏ cao trên 20m nhìn tựa ba trái đào. Ngày nay, Ba Trái Đào là một trong những điểm du lịch lý tưởng của Hạ Long.
Truyền thuyết xưa kể rằng: Vịnh Hạ Long xưa kia thường có các nàng tiên nữ trốn Ngọc Hoàng xuống đây ngao du, tắm biển. Trong số những nàng tiên ấy có cô út xinh đẹp, nết na yêu một chàng trai đánh cá nghèo. Vì chàng là người trần nên nàng tiên út đã lấy trộm ba trái đào tiên cho chàng ăn với mong muốn hai người sẽ được sống mãi bên nhau. Khi nàng mang đào xuống đảo và chờ chàng nhưng chưa gặp được thì Ngọc Hoàng đã phát hiện ra và hoá phép ba trái đào ấy thành hòn núi đá và buộc nàng tiên nữ phải quay về trời.

Món sam biển

Một loài đặc sản khác vô cùng hấp dẫn của biển Hạ Long, đó là sam – một loài giáp xác chân đốt. Từ sam biển người ta có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn ngon và lạ khác nhau như: Tiết canh sam, gỏi sam, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn, trứng sam xào lá lốt, sam hấp, sam bao bột rán, sụn sam nướng, sam xào miến…
Gỏi sam là một trong những món ngon Hạ Long bạn không nên bỏ qua.
Chế biến sam là công việc khá cầu kỳ và đòi hỏi sự khéo léo nên không phải ai cũng làm được, vì thế trên địa bàn thành phố Hạ Long số nhà hàng, quán ăn bán đặc sản sam biển chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Theo những gì mình biết được thì muốn thưởng thức sam ngon, các chị em nên đến khu phố Giếng Đồn hoặc Cao Xanh.









Hòn Đầu Mối

Hòn Đầu Mối, hòn đầu mối , hòn đm, đầu mối, đm
Vị trí: Hạ Long, Quảng Ninh
Thuộc khu vực Bái Tử Long, nằm giữa chặng đường từ Hòn Ấm đến Hòn Đũa.
Vị trí: Thuộc khu vực Bái Tử Long, nằm giữa chặng đường từ Hòn Ấm đến Hòn Đũa.
Đặc điểm: Giống hình một con Mối.
Thuộc khu vực Bái Tử Long, nằm giữa chặng đường từ Hòn Ấm đến Hòn Đũa, một hòn đảo có hình đầu một con mối - một loài côn trùng thường thấy trước những cơn mưa rào đầu mùa. Hòn Đầu Mối đã được liệt kê trong bộ "sưu tập động vật" đa dạng và phong phú của biển đảo Hạ Long.

 

Khách sạn Vân Long là một trong những khách sạn ở hạ long phù hợp với bạn. Khách sạn ở địa chỉ Phường Trần Phú, Tx. Cẩm Phả 

Sau đó đến bãi tắm Minh Châu

Bãi tắm Minh Châu, bãi tắm minh châu, minh châu, mc, hạ long
Vị trí: Minh Châu cách bãi tắm Quan Lạn 15km, thuộc vịnh Bái Tử Long. Đặc điểm: Minh Châu là một bãi biển đẹp nổi tiếng, cát ở đây trắng muốt, đi không dính chân. bai-tam-minh-chau Tại đây bạn có thể cắm trại ngủ qua đêm rất thú vị. Du khách đến bãi tắm Minh Châu có thể đi từ Cẩm Phả qua phà Tài Xá (gần đền Cửa Ông) đến thị trấn Cái Rồng (khoảng 9km).
Vị trí: Minh Châu cách bãi tắm Quan Lạn 15km, thuộc vịnh Bái Tử Long.
Đặc điểm: Minh Châu là một bãi biển đẹp nổi tiếng, cát ở đây trắng muốt, đi không dính chân
http://www.halongsail.com/wp-content/uploads/2010/03/baitam31.jpg

http://dulich-halong.org/wp-content/uploads/du-lich-ha-long-2611-13.jpg


http://dulichhalong.org/wp-content/uploads/2010/11/19.jpg
Tại đây bạn có thể cắm trại ngủ qua đêm rất thú vị. Du khách đến bãi tắm Minh Châu có thể đi từ Cẩm Phả qua phà Tài Xá (gần đền Cửa Ông) đến thị trấn Cái Rồng (khoảng 9km).
Tàu ở cảng Cái Rồng đón bạn đi thẳng ra đảo Quan Lạn nơi có bãi tắm Minh Châu (thời gian tàu chạy khoảng 3 giờ, có dừng tại một số đảo để du khách ghé thăm). Tại đây du khách có thể vừa tắm biển lại có thể thưởng thức những hương vị đặc sản của biển khơi trong chuyến đi thú vị của mình.

Món sá sùng

Nhắc đến sá sùng có lẽ nhiều chị em còn chưa hình dung ra là con gì, nếu đã vậy mình thực lòng khuyên các mẹ, các chị không nên vì hiếu kỳ mà đòi xem tận mắt loài hải sản này lúc sống, bởi vì sau đó có thể nhiều người không dám thưởng thức món ăn được chế biến từ sá sùng.
Sá sùng còn được gọi với cái tên là giun biển hay sâu biển, là một loại hải sản khá đắt đỏ chỉ có ở đảo Quan Lạn (Vân Đồn). Tuy nhiên “đắt xắt ra miếng”, các cụ ta nói chẳng hề sai chút nào, có tự mình thưởng thức món sá sùng tươi xào tỏi tươi, sá sùng xào chua ngọt, sá sùng chiên giòn… thì chắc chắn sẽ cảm thấy đáng đồng tiền bát gạo tới mức nào.
Sá sùng khô rang
Đặc biệt, món sá sùng khô đem rang, khi chín có màu vàng, mùi rất thơm, một hương thơm nồng ngậy đậm đà của biển. Sá sùng rang lên chấm với tương ớt, ăn kèm thêm rau diếp cá, rau thơm và uống với bia đủ sức làm hài lòng cả những thực khách nào khó tính nhất.

Bến tàu Rạch Giá - Phú Quốc

Bến tàu Rạch Giá - Phú Quốc, ben tau, rạch giá, bến tàu, rach gia, phu quoc, kien giang, phú quốc, kiên giang

Vị trí: thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang
Không có trích dẫn

Du khách có thể đến với Phú Quốc bằng đường biển từ khắp nơi trên thế giới thông qua các hãng tàu hoặc tour du lịch quốc tế. Nếu theo tuyến nội địa, bến tàu biển tại Thị xã Rạch Giá và Hòn Chông theo hai tuyến: Rạch Giá - Phú Quốc, Hòn Chông - Phú Quốc.
Với các tàu cao tốc du lịch, cánh ngầm, có ghế nệm ngồi trong khoan, có máy lạnh, thời gian từ Rạch Giá đến Phú Quốc mất từ 2,5 giờ – 3 giờ; nếu xuất bến từ Hòn Chông (Hà Tiên) thì chỉ mất 1giờ – 1giờ 15 phút là đến Phú Quốc. Có nhiều hãng tàu hoạt động trong ngày nhưng du khách cần đăng ký lấy vé trước. (Xem bảng giờ tàu chạy)
Trường hợp du khách có nhiều hành lý hoặc muốn thong dong ngắm nhìn biển cả mênh mông thi có thể đi bằng tàu sắt, giá vé rẻ hơn, có thể thuê võng nằm đong đưa trên boong tàu, thời gian tàu chạy từ Rạch Giá đến Phú Quốc mất 7 giờ – 8 giờ.
- Tàu sắt Phú Quốc: Rạch Giá – An Thới chạy mỗi ngày vào lúc 9 giờ sáng.  Giá vé: 36.000 VNĐ.
- Tàu gỗ: Từ Hà Tiên đến Hàm Ninh (Bãi Thơm, Rạch Tràm, Gành Dầu) mỗi ngày vào lúc 8 giờ 30 phút sáng. Giá vé: 43.000 VNĐ.

Bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một khách sạn ở phú quốc hoặc một khách sạn phù hợp với bạn chẳng hạn như Khách Sạn Palace 1 ở 1-2-19-20 Lô 12, Đường 3/2, Rạch Giá , Kiên Giang

Sau đó thăm chùa Tam Bảo - Rạch Giá

Chùa Tam Bảo - Rạch Giá, chùa tam bảo , chùa tb, ctb, tam bảo, tb
Chùa tọa lạc ở số 3 đường Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.

Cổng chùa - 2003
Chùa Tam Bảo - 2003

Tên thường gọi:
Chùa Tam Bảo Chùa tọa lạc ở số 3 đường Sư Thiện Ân, phường Vĩnh Lạc, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. ĐT: 077.862439. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Vào cuối thế kỷ XVIII, bà Dương Thị Oán (bà Hoặng) đứng ra xây một ngôi chùa đặt tên Tam Bảo. Sách Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang (TT. Thích Giác Phước chủ biên, NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002) cho biết trong những năm chiến tranh với nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh đã có một thời gian tạm lánh ở chùa, nên sau khi lên ngôi, ông đã ban sắc tứ cho chùa năm 1803.
Đến năm 1913, Hòa thượng Thích Trí Thiền (thế danh Nguyễn Văn Đồng) về trụ trì chùa. Các năm 1915 – 1917, ngài tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Ngài đã trụ trì chùa đến năm 1941 thì bị bắt đày Côn Đảo và mất năm 1943.
Hòa thượng Thích Trí Thiền sanh năm Nhâm Ngọ (1882) tại làng Vĩnh Thanh Vân, huyện Châu Thành, tỉnh Rạch Giá, trong một gia đình nông dân. Năm Nhâm Tý (1912), ngài xuất gia, làm đệ tử Hòa thượng Thích Vĩnh Thùy ở chùa Hòn Quéo, Hòn Đất. Ngoài ngôi chùa Sắc tứ Tam Bảo, trên bước đường hoằng pháp lợi sanh, ngài đã tạo dựng được nhiều ngôi chùa khác như chùa Tam Bảo Hòa Thanh, chùa Vĩnh Phước, chùa Bửu Hưng, chùa Phước Hưng, chùa Tam Bảo Từ Tôn, chùa Tam Bảo Kỳ Viên, chùa Tam Bảo Long Sơn.
Hòa thượng thiết tha với công cuộc chấn hưng Phật giáo. Ngày 26–8–1931, Hội Nam Kỳ nghiên cứu Phật học chính thức thành lập, đặt trụ sở tại chùa Linh Sơn (149 đường Cô Giang, TP. HCM hiện nay), ngài được mời làm cố vấn cho Hội. Ngày 23 – 3 – 1937, Hội Phật học Kiêm Tế thành lập, trụ sở đặt tại chùa Sắc tứ Tam Bảo, ngài giữ nhiệm vụ Chánh Tổng Lý. Ngoài học Phật, Hội còn thực hành kinh bang tế thế, như tổ chức các lớp học miễn phí cho trẻ em nghèo, lập phòng thuốc phước thiện, lập viện mồ côi tại chùa, cứu trợ nạn nhân bão lụt… Tạp chí Tiến Hóa của Hội, xuất bản mỗi tháng một kỳ, nội dung đề cao chánh pháp, bài trừ mê tín dị đoan, nâng cao dân trí…
Tháp Tam Bảo
Sau Hòa thượng Thích Trí Thiền, chùa không có trụ trì cho đến năm 1956. Các vị trụ trì kế tiếp là: Thượng tọa Thích Tâm Chơn (1957 – 1962), Hòa thượng Thích Bổn Châu (1962 – 1970), Hòa thượng Thích Thiện Đạo (1970 – 1974), Hòa thượng Thích Bổn Châu (1974 – 1995).
Hòa thượng Thích Bổn Châu thế danh Trần Văn Bạch, thuộc dòng Lâm Tế Chánh tông đời thứ 40. Trong ba nhiệm kỳ từ 1981 đến 1993, ngài đảm nhiệm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang. Ngài viên tịch năm 1995, bảo tháp được tôn tạo tại chùa.
Đại đức Thích Thiện Chơn kế tục trụ trì chùa đến nay. Hiện nay, Đại đức đảm nhận nhiệm vụ Chánh văn phòng Phật giáo tỉnh, Chánh đại diện Phật giáo thị xã Rạch Giá. Đại đức đã cho trùng tu ngôi chánh điện năm 1997, nhà Hậu tổ năm 1998, Tây lang năm 1999, cất Tăng xá năm 2000, Đông lang năm 2001.
Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Đức Phật A Di Đà được đăt ở vị trí cao nhất, kế dưới là tượng đức Phật Thích Ca, tượng Đản sanh. Chùa còn lưu giữ nhiều tượng gỗ quý như: tượng đức Di Lặc, Quan Âm, Thế Chí, Văn Thù, Phổ Hiền, Chuẩn Đề, Địa Tạng… Bao lam trên chánh điện được chạm trỗ tinh vi theo dạng Lưỡng long chầu nguyệt, Song phụng triều châu, Bát tiên…
Từ năm 1981 đến nay, chùa đặt văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Đặc sản Kiên Giang: Bánh thốt lốt

Du khách đến chùa Hang được trẻ em người Khmer ở đây mời mua một loại bánh đặc sản của vùng đất này: bánh thốt nốt được đặt trong những chiếc rổ tre, trông rất xinh xắn. Bánh thốt nốt là loại bánh dân dã của người Khmer Nam bộ, nay trở thành đặc sản.

Với các chuyên gia ẩm thực, bánh thốt nốt của người Khmer bán ở chùa Hang - Kiên Lương là sản phẩm của sự tinh tế. Bánh là sự kết hợp hài hòa từ những nguyên liệu đặc sản đặc trưng của địa phương.
Du khách đến chùa Hang được trẻ em người Khmer ở đây mời mua một loại bánh đặc sản của vùng đất này: bánh thốt nốt được đặt trong những chiếc rổ tre, trông rất xinh xắn. Bánh thốt nốt là loại bánh dân dã của người Khmer Nam bộ, nay trở thành đặc sản. Chỉ có bà con Khmer mới có thể làm ra chiếc bánh ngon và đậm đà hương vị.
Cách làm bánh thốt nốt tương tự như bánh bò của phụ nữ Nam bộ. Vẫn là bột gạo, đường cát, nước dừa nhưng bánh thốt nốt có thêm nguyên liệu từ trái thốt nốt già. Cái thốt nốt già được chà vào rổ cho nhuyễn. Bà con lấy luôn nước để trộn vào bột gạo làm bánh. Bột được chọn làm từ những loại gạo ngon, thường là gạo lúa mùa để bột có độ dẻo thơm. Gạo được rút nước cho sạch cám rồi xay nhuyễn để ủ qua đêm.
Sau đó, người ta cho đường cát, một ít muối tạo vị vừa ngọt cho bánh, một ít nước cốt dừa tạo vị béo. Màu bánh tự nhiên bởi trái thốt nốt có màu vàng sáp trông rất bắt mắt. Bánh được gói trong lá chuối, tạo hình chữ nhật, bên trên rắc sợi dừa. Bánh hấp trên xửng, khi giở nắp ra tỏa ra mùi thơm nồng nàn, kích thích miệng tiết nước bọt thèm thuồng. Bánh để nguội, ăn càng ngon.
Bánh thốt nốt thường xuyên có mặt tại các kỳ ẩm thực dân gian hoặc các lễ hội ẩm thực lớn trên cả nước. Bánh thốt nốt cũng được nhiều thực khách đón nhận. Ăn thử một cái, khách muốn mở ngay cái thứ hai để ăn tiếp. Đến chùa Hang-hòn Phụ Tử, nhiều du khách mua vài chục cái, có khi cả trăm cái về làm quà... Hiện nay, Kiên Giang đã được sự hỗ trợ của Tập đoàn xi măng Holcim bảo tồn nghề làm bánh này ở địa phương vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc vừa tạo được sản phẩm ẩm thực độc đáo đặc trưng địa phương phục vụ du lịch...

Chùa Tam Bảo - Hà Tiên

Vị trí: phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Chùa tọa lạc ở số 75 đường Phương Thành, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.
Chùa Tam Bảo - 2003

Tên thường gọi:
Chùa Tam Bảo Chùa tọa lạc ở số 75 đường Phương Thành, phường Bình San, thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Chùa có khuôn viên rộng khoảng 2,5 ha. Mặt tiền chùa hướng phía Đông. ĐT: 077.852109. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do Thống binh Mạc Cửu cho dựng vào khoảng đầu thế kỷ XVIII. Sách Gia Định thành thông chí cho biết, thân mẫu của ông Thống binh là Thái Thái phu nhân đã được ông phụng dưỡng ở chùa này, sau bà hóa trước bàn thờ. Ông Mạc Cửu đã chôn cất mẹ ở núi Bình San, đúc tượng Phật A Di Đà bằng đồng thờ ở chùa.
Sách Lược sử những ngôi chùa ở Kiên Giang (TT. Thích Giác Phước chủ biên, NXB. TP. Hồ Chí Minh, 2002) cho biết chùa thành lập năm 1730, vị trụ trì đầu tiên của chùa là Hòa thượng Ấn Hạ, cũng là Hòa thượng khai nguyên Phật giáo xứ Hà Tiên. Hòa thượng thuộc dòng Lâm Tế đời thứ 35. Chùa đã trải qua 19 đời trụ trì: Hòa thượng Hòa Quang, Thiền sư Nhất Đới, Thiền sư Trí Tàng, Thiền sư Hoằng Ân, Thiền sư Hải Huệ, Thiền sư Giác Ngạn, Thiền sư Như Đức, Thiền sư Như Khả, Thiền sư Phước Chơn, Hòa thượng Thuần Hạnh, Yết Ma Phước Thành, Hòa thượng Phước Ân, Hòa thượng Phước Quang, Hòa thượng Quảng Đức, Hòa thượng Vĩnh Đạt, Hòa thượng Chánh Định, Thượng tọa Thiện Giác (1960 – 1974) và từ năm 1974 đến nay là Ni sư Thích Nữ Như Hải (thế danh Huỳnh Thị Phước), Phó Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Kiên Giang.
Ngôi chùa xưa đã hỏng, chỉ còn dấu vết ở các bức tường thành. Chùa đã được trùng tu nhiều lần. Kiến trúc chùa hiện nay do Hòa thượng Phước Ân, dòng Lâm Tế đời thứ 40 cho xây vào năm 1930 và cho trồng một số cây sao. Ni sư Thích nữ Như Hải đã tổ chức trùng tu và kiến tạo một số công trình như: An vị tượng Bồ tát Quan Âm lộ thiên cao 5m, nặng 7 tấn năm 1974 ở vườn cây trước chùa, trùng tu chánh điện và nhà Tổ năm 1979, an vị tượng Thiên Thủ Thiên nhãn năm 1987 sau điện Phật, an vị tượng đức Phật Thích Ca tọa thiền dưới cội bồ đề năm 1983 ở sân trước chùa, xây dựng cổng tam quan, phục chế bức tường đã sụp đổ năm 1992, an vị đài Di Lặc năm 2000 ở sân giữa chùa, an vị tượng Di Mẫu và 6 vị Tỳ kheo ni năm 2003  ở sân trước chùa.
Vườn tượng Di Mẫu thuyết pháp
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Vị trí cao nhất thờ tượng Di Đà Tam Tôn. Pho tượng đức Phật A Di Đà bằng đồng, cao 1,40m, do ông Mạc Cửu cúng, được tôn trí ở giữa, hai bên đặt tượng Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí. Kế tiếp có tượng đức Phật Thích Ca thành đạo, đức Phật Thích Ca khuyến thiện, tượng Thích Ca đản sanh và tượng đức Phật nhập Niết bàn. Đối diện bàn thờ Phật, có bàn thờ tượng Bồ tát Phổ Hiền, Hộ Pháp, Bồ tát Địa Tạng và Tiêu Diện.
Chùa có thành lập Gia đình Phật tử từ năm 1985 và tổ chức Đạo tràng Huệ Giải, thọ Bát quan trai mỗi tháng.
Ở sân trước chùa còn có phòng phát hành kinh sách, tranh tượng Phật giáo đa dạng, phong phú.
Sắc tứ Tam Bảo là ngôi chùa cổ danh tiếng trong thắng cảnh Hà Tiên. Chùa đã đón tiếp hằng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hằng năm.

Có rất nhiều khách sạn tại phú quốc cho bạn lựa chọn hoặc bạn có thể chọn cho mình một nơi nghỉ ngơi chẳng hạn  Khách sạn SoKha 14 Phương Thành, Tx. Hà Tiên 

Sau đó thăm chùa Phật Đà

Chùa Phật Đà, chùa phật đà, phật đà

Vị trí: thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang
Người có công kế vị và đẩy mạnh sinh hoạt tu học chùa Phật Đà hưng thịnh trong những năm cuối cùng của thế kỷ thứ 20 là TT Thích Minh Hiền, ủy viên Ban Hoằng pháp (HP) Trung Ương.
Thầy về đây trụ trì vào đầu tháng 12.1980, cũng là dịp ngôi Tam bảo này trùng tu lần thứ hai dưới sự cố vấn của H.T Ngộ ChânTử, Viện chủ chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn). Giai đoạn 1980-1991, vì quyết tâm tu học cho sáng đạo nên Thầy Minh Hiền hạn chế tiếp xúc với mọi người để có thời gian chuyên tu nhiều hơn. Vào năm 1989, được sự tín nhiệm của Ban HP Thành hội và Ban HP TU - Thầy bắt đầu sự nghiệp hoằng pháp Tổ sư Thiền tại trường hạ các quận huyện và các tỉnh : Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng, Cà Mau.
Từ đó đến nay công tác của thầy vẫn đều đặn, nhất là ở huyện Củ Chi, Đạo tràng chuyên tu Tổ sư Thiền luôn phát triển với nhiều tín hiệu lạc quan. Năm 1998, được sự quan tâm giúp đở của các cấp Giáo hội, chính quyền địa phương, cùng tinh thần hoan hỷ phát tâm của Phật tử xa gần, vì thế lần đại trùng tu ngôi Tam bảo lần thứ 3 được thành tựu viên măn với kinh phí là 750 triệu đồng, diện tích 250m2 gồm chánh điện, Thiền đường và 4 căn phòng chư Tăng.

        
Hiện nay lịch sinh hoạt tu học Tổ sư Thiền hàng tháng được tổ chức từ ngày 21- 27 âm lịch. Vào mỗi tối mùng 1, Thầy trụ trì có buổi thuyết giảng giáo lý để hướng dẫn Phật tử tu học.  Tóm lại, từ khi chùa Phật Đà thành lập vào nam 1962 do cụ Lê Đình Nguyên, Phật tử địa phương chủ trương vận động mọi người ủng hộ xây dựng. Đến năm 1963, TT Thích Thông Lỉễu trụ trì (hiện đang ở Nhật). Năm 1970, được sự cúng dường của cụ Trần Văn Thoại, chùa trùng tu lần thứ 2 với vật liệu nhẹ. Vào thời điểm đó, Thầy Tâm Tịnh trụ trì. Trải qua những biến thiên của cuộc sống, ngôi Tam bảo Phật Đà giờ đây đã uy nghi hoàn chỉnh với sự hộ trì của 13 vị Tăng.  

Thưởng thức vị đắng thanh của Nấm tràm Phú Quốc

Nấm tràm chỉ mọc sau những cơn mưa đầu mùa trong các rừng tràm. Lá và vỏ của cây tràm rơi rụng thành từng lớp của mùa trước đã bắt đầu biến thành lớp mùn là nơi để nấm tràm phát triển. Nấm tràm bắt đầu rộ dần và kéo dài khoảng hơn tháng thì hết mùa.
Loại nấm này có nhiều ở Phú Quốc và có thể làm món gà luộc xúp nấm hoặc chọn cá rựa, cá nhồng lấy thịt làm chả cá viên nấu với nấm thì phải biết... ngon tuyệt cú mèo!
Sau một, hai cơn mưa đầu mùa, những người sống bằng nghề hái nấm đã bắt đầu chuẩn bị thu hoạch nấm tràm. Họ vào rừng, thăm những khu vực để xem nơi nào nấm đã bắt đầu phát triển, độ một tuần sau là có thể đến nơi có nấm để thu hoạch. Thường họ đi cả gia đình, cặm cụi hái cả ngày đến khi đầy giỏ mới ra về.
Rời rừng tràm, mang những bao nấm hái được, họ ghé ngang nhà của cư dân sống gần đó, chia lại vài con gà giò và sẵn mượn luôn nồi, bếp. Gà luộc vừa chín tới, cho một mớ nấm tươi mới hái đã chuẩn bị sẵn vào. Nồi nước luộc gà trở thành món súp nấm chưa ăn đã thấy thèm. Cả đám xúm vào xé gà chấm muối ớt, nhai quên cả nói năng. Nhưng ngon nhất lại là những chén súp nấm nóng hổi, những chiếc nấm vừa chín cho vào miệng cảm giác giòn, xốp, càng nhai càng thấy vị đắng nhân nhẩn cứ lan dần. Húp miếng nước súp ngọt lừ mùi vị của nấm và thịt gà, lúc này vị của nấm mới thấy rõ, đắng nhưng thật thanh. Chính cái vị đắng này mà nhiều người đâm ghiền món nấm tràm. Họ ăn nấm nhưng không uống nước, để sau buổi ăn mới bày thêm bàn trà nhâm nhi như để tận hưởng thêm hương vị có một không hai của nấm tràm.
Ở Phú Quốc, nấm tràm được nấu với tôm, mực là một món ăn phổ thông, nhà nào tới mùa cũng có. Nhưng nếu chịu khó một tí, kiếm cá rựa hoặc cá nhồng lấy thịt làm chả cá viên nấu với nấm thì mới đúng là tuyệt cú mèo. Khi chuẩn bị ăn, đập vào nồi nước sôi mấy cái hột vịt như người miền Tây hay ăn chè đậu xanh cho trứng vịt, ăn kiểu này cũng là một gu đặc sắc của món nấm tràm.
 

Bãi Trước

Bãi Trước, bãi trước, vũng tàu

Vị trí: thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Bãi Trước là một trong những bãi biển đẹp của thành phố Vũng Tàu. Bãi biển này nằm giữa Núi Lớn và Núi Nhỏ, là một vịnh nhỏ lặng sóng. Bãi Trước nằm ở phía tây nam của thành phố nên buổi chiều có thể ngắm hoàng hôn trên biển ở đây. Bãi biển này ít được mọi người tắm do đây cũng là nơi neo đậu tàu đánh cá nên khá ô nhiễm. Tuy nhiên về đêm, đây là nơi tập trung các hoạt động vui chơi giải trí của du khách. Hầu như các con đường chính của Vũng Tàu đều đổ ra đây
Là mặt tiền của Vũng Tàu, nằm về hướng tây-nam, còn gọi là bãi “Tầm Dương” - Tìm ánh mặt trời. Vào buổi bình minh và hoàng hôn, mặt trời đỏ rực như tan vào nước biển mênh mông. Bãi Trước như một nửa vành trăng tựa lưng vào đất liền, hai đầu là hai ngọn núi Tương Kỳ và Tao Phùng. Thiên nhiên sơn thuỷ hửu tình đã tạo cho Bãi Trước cảnh thơ mộng là bến đậu của những con tàu trở về sau những chuyến hải trình
Dọc Bãi Trước trồng nhiều dừa vì vậy trước đây còn có tên là vịnh Hàng Dừa. Giờ đây vẫn rợp bóng dừa và được điểm tô thêm màu xanh của những cây bàng, cây sứ. Bên dưới những bóng cây xanh rợp mát là một khu công viên đầy hoa dành cho khách bộ hành hóng mát... bên tiếng sóng biển du dương.

Trung tâm thành phố Vũng Tàu tọa lạc ở khu vực Bãi Trước với nhiều toà nhà, khách sạn mới, hiện đại được mọc lên càng tô điểm cho Bãi Trước một nét đẹp vừa xa xưa vừa hiện đại. Đêm về, dọc đại lộ Trần Phú, Quang Trung rực sáng với hệ thống đèn cao áp, trên các tòa nhà cao lộng gió, những quán cà phê rực rỡ muôn ánh đèn đủ sắc màu tỏa sáng lung linh cùng xa xa những chiếc tàu neo đậu với những vầng ánh sáng xanh đỏ tỏa lan trên mặt biển tạo cho bãi trước một vẻ đẹp thật quyến rũ về đêm.

Có rất nhiều khách sạn tại vũng tàu cho bạn lựa chọn chẳng hạn như Khách Sạn Rex 1 Lê Quí Đôn, Tp. Vũng Tàu

Sau đó tham dự lễ hội đình thần Thắng Tam

Lễ hội đình thần Thắng Tam, lễ hội đình thần thắng tam , đình thần thắng tam, đình ttt, thần thắng tam, ttt

Vị trí: thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Lễ hội Nghinh Ông – Đình thần Thắng Tam diễn ra trong ba ngày 16, 17 và 18-8 (âm lịch). Lễ hội Nghinh Ông là dịp để ngư dân cầu mong bình yên khi đi biển, đánh bắt được nhiều tôm cá, cuộc sống được no ấm thịnh vượng, hạnh phúc. Đây cũng là dịp để ngư dân tạ ơn nghề biển. Dự kiến năm 2011, lễ hội Nghinh Ông sẽ được nâng cấp thành lễ hội lớn của tỉnh và của cả nước.
Ðình Thần Thắng Tam là một quần thể kiến trúc gồm có 3 di tích: Ðình Thần Thắng Tam, miếu Bà Ngũ hành, lăng ông Nam Hải. Theo truyền thuyết Ðình Thần Thắng Tam thờ chung cả ba người đã có công xây dựng nên ba làng Thắng ở Vũng Tàu, đó là Phạm Văn Dinh, Lê Văn Lộc và Ngô Văn Huyền. Hàng năm lễ hội Ðình Thần Thắng Tam được tổ chức trong 4 ngày từ 17 đến 20 tháng 2 âm lịch. Ðây là lễ hội cầu an, là thời điểm kết thúc và mở đầu cho một mùa thu hoạch tôm cá.

Lễ hội Nghinh Ông gắn liền với tục thờ cá Ông (cá Voi) phổ biến từ vùng biển miền Trung đến miền Nam. Mỗi vùng biển tổ chức lễ Nghinh Ông vào những dịp khác nhau nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá Ông là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề biển nói chung. Lễ hội Nghinh Ông cũng được tổ chức ở khắp các vùng biển ở Bà Rịa – Vũng Tàu như: xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc), xã Phước Tỉnh, Long Hải (huyện Long Ðiền), xã Phước Hải (huyện Đất Đỏ), Ðình Thắng Nhất, Thắng Nhì, Thắng Tam (TP.Vũng Tàu)... nhưng tiêu biểu nhất là lễ hội Nghinh Ông ở đình Thắng Tam (TP. Vũng Tàu).
Qua nhiều lần tổ chức, lễ hội Nghinh Ông - Đình thần Thắng Tam vẫn giữ được các nghi lễ truyền thống, gắn quyện với phần hội là các trò chơi dân gian, như múa lân, diễn tuồng. Lễ hội Nghinh Ông – Đình thần Thắng Tam diễn ra trong 3 ngày, mỗi ngày thu hút khoảng 5.000 lượt khách tham gia. Không chỉ có người dân địa phương, lễ hội còn thu hút ngư dân từ các tỉnh, thành lân cận như TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long…

Sáng sớm ngày 16-8 âm lịch, các vị hương chức, kỳ lão trong trang phục khăn đóng, áo dài chỉnh tề làm lễ rước kiệu ông Nam Hải xuống thuyền rồng ra biển. Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật. Cùng với thuyền rồng đi trước, có hàng chục ghe lớn nhỏ được trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ chở hàng ngàn người theo sau. Đoàn ghe xuất phát tại biển Bãi Trước đến mũi Nghinh Phong. Khi đến mũi Nghinh Phong, tất cả ghe trong đoàn rước quay mũi hướng ra biển và làm lễ cúng biển.
Khoảng hai giờ sau thì đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rồi đi qua các đường Quang Trung, Trương Công Định, Hoàng Hoa Thám về Đình thần Thắng Tam. Đoàn rước đi đến đâu, lân sư rồng, dàn nhạc ngũ âm và tiếng trống, tiếng chiêng rộn ràng đến đấy. Hàng ngàn người dân địa phương, du khách đổ ra hai bên đường vui đón lễ hội và bày tỏ lòng thành với ông Nam Hải.

Hai ngày sau (ngày 17 và 18-8 âm lịch), lễ hội Nghinh Ông tiếp tục diễn ra với các nghi lễ: Lễ cúng tiền hiền và các anh hùng liệt sĩ, thỉnh sắc thần vào lăng ông Nam Hải, lễ xây chầu đại bội, lễ cầu quốc thái dân an…

Bánh hỏi An Nhất

Bánh hỏi được làm bằng một thứ gạo thơm và bí quyết là cách pha chế bột sao cho bánh dẻo, dai. Miếng bánh hỏi trắng thơm mùi gạo mới càng nhai càng thấy ngọt hậu, bánh hỏi cuốn với rau sống , thịt xào , chấm với nước mắm kèm ngó sen chua ngọt, cuốn hết cuốn này thêm cuốn khác tới no mà vẫn thấy thèm, hoặc ăn với thịt bò xiên bằng que nướng trên bếp than hồng , chấm mắm nêm cũng rất ngon.