Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Hội chơi núi mùa xuân ( Hội Gầu Tào)

Hội chơi núi mùa xuân ( Hội Gầu Tào), hội chơi núi mùa xuân, hội gàu tào

Mùa xuân - mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ cây...Giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về cội nguồn, vui chơi và cầu mong cho mùa màng tốt tươi, con người hạnh phúc.


Người Mông có bản sắc văn hóa đậm đà, sinh hoạt văn hóa mang tính đặc trưng riêng, phản ánh sâu sắc đời sống sinh hoạt gắn bó mật thiết với thiên nhiên, tiêu biểu nhất là lễ hội Gầu Tào, hay còn gọi là Hội chơi núi mùa xuân. Các ngành Mông khác nhau đều có chung lễ hội này. Nó không giống lễ hội chợ tình Khâu Vai thu hút đồng bào cư trú ở mạn Đồng Văn, Mèo Vạc hay một vài xã của huyện Bảo Lộc (Cao Bằng).




Lễ hội Gầu Tào (còn gọi là lễ hội chơi núi, lễ hội Sải Sán ) ở Sa Pa vào ngày 11 tháng Giêng của người dân tộc Mông mở đầu xuân hàng năm, cầu mưa thuận, gió hoà và cầu phúc, lộc cho các gia đình trong năm mới. 


Pha Long là xã vùng cao biên giới của huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai - là nơi cư ngụ của đồng bào dân tộc Mông từ bao đời nay. Hội Gầu Tào từ lâu đã là “đặc sản” văn hóa tinh thần từ ngàn đời nay của người Mông nơi đây. Hội được mở vào đúng ngày mồng bốn Tết, cầu mong mưa thuận gió hòa, vạn vật tốt tươi, mùa màng bội thu, mọi người sức khỏe, yên bình.



Nguồn gốc của lễ hội Gầu Tào xuất phát từ lời hứa của một gia đình nọ xin thần linh phù hộ cho có con trai để vui cửa vui nhà, nối dõi tông đường. Ông bố ấy ngày trước đã đứng trên một quả đồi nhỏ và xin với thần linh, ma trời, ma đất rằng nếu cho ông ta một đứa con trai thì đến mùa xuân sẽ làm lễ tạ ơn thần linh tại nơi ấy. Quả nhiên về sau ông ta có một đứa con trai. Dòng họ vui mừng, gia đinh phấn khởi và người cha nhớ lời hứa của mình nên đã tổ chức một lễ hội lớn cúng thần linh và mời dân làng đến dự vui chơi.


 
Truyền thuyết này chứng tỏ tính cách của người Mông cương trực, thẳng thắn, thật thà và giữ chữ tín. Từ đó người Mông mong ước điều gì lớn lao đều cúng thần linh cho toại nguyện và hứa nếu được toại nguyện sẽ làm lễ trả ơn. Tính cách này còn được thể hiện qua lễ nhận bố mẹ nuôi. Khi đứa bé bị ốm, bố mẹ đẻ khấn thần linh nếu đến sáng ngày thứ ba gặp được ai đầu tiên sẽ nhận người đó là bố hoặc mẹ nuôi cho nó và năm mới nào cũng có lễ tạ ơn để đứa trẻ được khỏe mạnh mãi mãi. Trong tang ma người Mông cũng vậy, khi làm lễ chôn cất, thầy cúng cũng hứa với ma sẽ làm lễ ma khô (làm lễ chay) để tiễn hồn người chết về quê cha đất tổ của người Mông. Nếu đến ngày đó mà chưa có điều kiện làm thì sẽ phải hứa lại, nếu không làm sẽ bị ma quấy rối không cho làm ăn, làm mặc tốt đẹp. Trong giao tiếp người Mông sống rất tín nghĩa, đã hẹn làm điều gì thì phải làm cho bằng được không để anh em, bạn bè mất lòng vì mình.



Chính vì vậy Gầu Tào là lễ hội thực hiện lời hứa có giá trị cao nhất trong đời sống một con người, một gia đình nên khi được tổ chức phải chu đáo để xứng đáng với ước nguyện mà thần linh đã ban cho. Lễ Gầu Tào thường do một hoặc vài gia đình tổ chức vào mùa xuân, trên một ngọn đồi nhỏ với hai yếu tố chính: Phần lễ và phần hội. Trong lịch sử phát triển của dân tộc Mông, lễ hội này là hoạt động văn hóa tạ ơn trời đất, thần linh và các ma đã giúp đỡ con người và cũng là cơ hội để biểu dương các giá trị văn hóa phi vật thể.

Thi bịt mắt bắt dê
Thi đẩy gậy
Thi nhảy Bao bố

Từ lễ hội này con người mở rộng giao lưu, xác lập thêm các mối quan hệ thông qua các trò chơi dân gian. Lễ hội Gầu Tào đã góp phần làm cho diện mạo văn hóa Mông thêm sinh động, phong phú và phát triển sâu rộng.





Khi mở hội, các dân tộc khác cũng được tham gia vui chơi cùng gia chủ, ước mơ hạnh phúc và cuộc sống của mình luôn tốt đẹp. Ai cũng mong được tham gia lễ hội lớn này và mong muốn, ước nguyện lớn nhất đời của mình trở thành hiện thực để được mở hội Gầu Tào.


Trước khi mở hội, gia chủ trồng một cây nêu ở lưng đồi gần nơi mọi người qua lại thay cho lời mời đến dự hội vào những ngày đầu xuân, trên thân cây nêu dán ba vòng giấy đỏ hoặc buộc ba sợi chỉ đỏ và treo một cánh cung, rồi thầy cúng hát các bài dặn dò mọi người tham gia lễ hội phải công bằng, vô tư, thẳng thắn, trung thực nếu không sẽ bị xử phạt bằng những hình thức nhất định.




Sau đó gia chủ làm một mâm cúng là một thủ lợn, một đôi gà trống – mái được luộc chín cùng vàng hương, bánh trái để thầy cúng tạ ơn thần linh đã ban cho gia đình hạnh phúc và cầu mong bản làng mình được hưởng nhiều điều tốt đẹp hơn nữa.




Sau khi đã cúng xong, mọi người có thể ăn uống và vui chơi. Sôi động và thu hút nhất là phần hội vì có nhiều trò chơi cho các lứa tuổi, đặc biệt là thanh niên nam nữ. Ai cũng tự chuẩn bị các dụng cụ để vui chơi ngòai phần gia chủ đã chuẩn bị. Có thể chơi đánh yến, đánh quay, đua ngựa, đấu võ, chọi chim, bắn nỏ….


Vui nhất là khi con trai trổ tài thổi khèn và thực hiện nhiều động tác như lộn đầu trồng chuối nhảy trên cọc, nếu ai khéo léo hơn có thể thổi khèn nhảy lộn đầu qua chiếc đòn gánh bắc qua chảo thắng cố đang sôi hoặc qua những chiếc cọc đã được trồng sẵn.


Song dài nhất là các cuộc thi hát đối đáp giao duyên, cũng có phần thắng thua, người thua sẽ thưởng cho người thắng chiếc khăn tay, gương soi hay cây sáo để làm kỉ niệm. Qua cuộc chơi này ta mở rộng thêm mối quan hệ bạn bè và cũng có thể hiểu được gia cảnh, tài khéo léo và trí thông minh của bạn chơi. Nhiều người tìm được bạn tình, nên vợ nên chồng ở lễ hội Gầu Tào.


Leo cột mỡ lấy quà

Người Mông hán còn có thêm trò chơi biểu trưng cho tinh thần vượt qua thử thách là các chàng trai phải trèo lên một cây cột cao chót vót được bôi mỡ hoặc đóng nhiều gai nhọn lấy được phần thưởng trên ngọn xuống mang theo mình vừa đi, vừa thổi khèn, vừa múa quay tròn, lộn đầu đi lên đến đỉnh đồi. Ai lên đến nơi và mang được phần quà trên ngọn cây lên dâng Ngọc Hoàng thì sẽ được gặp vua chúa và các tiên nữ để chọn lấy một người làm vợ.


Những cô gái đẹp và giỏi giang sẽ được chọn làm tiên nữ nên bắt buộc các chàng trai phải trổ tài thì mới được sánh đôi với người mình yêu. Khi lễ hội kết thúc, gia chủ nhờ anh em bạn bè khiêng cây nêu về nhà để làm giát giường cầu mong mau có con sớm hoặc dựng làm bờ rào nếu mong khỏi bệnh.


Những nét đẹp văn hóa, những phong tục tâp quán, lời ăn tiếng nói, tính cách của người Mông đều được thể hiện phong phú và đậm nét ở lễ hội Gầu Tào. Ai cũng mong mùa xuân mình được tham gia hội Gầu Tào, hội vỗ mông đi chợ tình để đem được nhiều may mắn về cho gia đình và bản thân.

Thiếu nữ Mông trắng từ Trung Quốc sang chơi hội

Nhất là tham gia các lễ hội thì được gặp thanh niên nam nữ, tham gia các hoạt động giao lưu để kết thêm bạn mới, tìm tình nhân để nên vợ nên chồng. Nếu tìm được người tâm đầu ý hợp trong mùa xuân mà năm đó se duyên được thì hai người đó được coi là rất may mắn trong cuộc đời.

Khách Sạn Đăng Khoa Sa Pa ở 57 phố Xuân Viên, thị trấn Sa Pa, Lào Cai là một trong những khách sạn sapa phù hợp cho bạn.

Khách sạn Đăng Khoa nằm ở trung tâm huyện Sa Pa đường bờ hồ, (Cách nhà Thờ đá khoảng 100 m), xung quanh khách sạn có rừng cây xanh và khuôn viên đẹp, có bãi để xe rộng rãi an toàn, gần khách sạn có nhiều các nhà hàng bình dân và cao cấp khác.
Khách sạn có đội ngũ lái xe, hướng dẫn, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp nhiệt tình chu đáo Nghỉ ở khách sạn quý khách sẽ rất hài lòng với không khí cảch quan và môi trường nơi đây.
Khách sạn Có dịch vụ xông hơi, masage, tắm lá thuốc, có phòng hát Karaoke.

Sau đó bạn tham Cổng Trời Sapa

Cổng Trời Sapa, cổng trời sapa, cổng trởi, cổng trời sp, ct
Lâu nay khi nhắc đến cổng trời, người ta thường nghĩ đến Hà Giang, nơi có cổng trời Quản Bạ. Nhưng ít ai biết rằng Sapa cũng có một cổng trời. Đây là đỉnh đường bộ cao nhất Việt Nam có thể đi tới để chiêm ngưỡng đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà của Đông Dương.
Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp với những bóng nắng chạy dài thoắt ẩn thoắt hiện. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phải dán mình vào đá. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời chính là đỉnh của con đèo này.

 Con đường đèo ngoằng nghèo lên cổng trời.
Ngồi trên xe vượt qua chục km, đôi lúc bất giác quay đầu nhìn lại, chợt thấy choáng ngợp vì cảnh tượng kỳ ảo sau lưng mình. Con đường chúng tôi vừa đi qua giờ chỉ như sợi dây thừng ai đó buộc quanh lưng núi, khúc khuỷu giăng ngang giữa muôn trùng mây.
Chúng tôi đến cổng trời tầm 11h trưa vào một ngày tháng 7. Lúc này, sương đã tan, trời hửng nắng từ lâu. Nhưng cái nắng không làm rát da thịt hay muốn trốn chạy. Nắng chỉ giúp ấm áp hơn và cho chúng tôi cảm nhận rõ hơn nét đẹp của bức tranh mây núi. Từ màu xanh ngút ngàn của cây, màu vàng của lúa chín chen lẫn những mảng lúa xanh non đến sắc nâu trầm ấm của đất. Được làm dịu bởi gió núi Hoàng Liên Sơn, khí hậu ở đây và cả phố núi Sapa mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình chỉ từ 15 đến 18 độ C. Dễ hiểu vì sao mùa hè, vào các đợt nóng liên tục từ 35 độ C trở lên, người miền xuôi trong Nam ngoài Bắc, khách Tây khách Ta nô nức đổ về Sapa.
Đứng giữa cổng trời Sapa, có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn phía dưới với những ruộng nương xanh rì, con đường ôtô xuôi ngược Phong Thổ (Lai Châu) - Sapa (Lào Cai), xa xa là Thác Bạc - một trong 10 thác nước đẹp nhất Lào Cai, luôn được giới trẻ tìm đến khám phá. Cao khoảng 200m, Thác Bạc ngày đêm ào ào nước đổ như góp nên âm thanh của núi rừng heo hút. Hay đơn giản đứng chỉ để nhìn khoảng không vô tận và khoáng đạt phía trước.

 
Những mảng lúa xanh non làm mát mắt du khách.
Cũng ở cổng trời này mới cảm nhận được vẻ kiêu hùng của đỉnh Phan Xi Păng vời vợi lưng trời. Bên dưới là những vực sâu thăm thẳm, với thảm rừng nguyên sinh chứa đựng nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Đây cũng là nơi năm xưa có trạm khí tượng địa cầu xa xôi hẻo lánh, ít người qua lại đã được nhà văn Nguyễn Thành Long lấy làm nguyên mẫu trong truyện ngắn nổi tiếng của mình "Lặng lẽ Sa Pa".
Từ ngày tái lập tỉnh tới nay, cổng trời trở nên hấp dẫn du khách mỗi dịp lên Sa Pa, vì nhiều người tham quan Thác Bạc bao giờ cũng cố ngược lên cổng trời để ngắm cảnh sắc kỳ vĩ của núi rừng Hoàng Liên đã được vinh danh là "Vườn di sản Asian Sa Pa". Chúng tôi cũng nằm trong số những du khách thích chinh phục, ưa khám phá như thế.
Lên cổng trời mới biết Sapa không chỉ nổi tiếng vì cảnh đẹp, vì những thửa ruộng bậc thang đã được tạp chí Travel and Leisure của Mỹ bình chọn là một trong bảy thửa ruộng bậc thang đẹp nhất châu Á và thế giới, mà bởi nó còn đậm nét hoang sơ, phảng phất vẻ yên bình lặng lẽ của vùng rẻo cao Tây Bắc. Những nét đẹp này còn được vô tình tạo ra bởi sự tổng hòa bản sắc của các dân tộc anh em: Người H’Mong, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó… với bề dày của đặc trưng văn hóa tộc người đã góp phần tô điểm cho bức tranh Tây Bắc đã lạ nay càng lạ thêm.


 Vẻ đẹp mộc mạc của các cô gái dân tộc vùng Tây Bắc.
Những món ăn mang đậm hương vị núi rừng: cơm lam, thắng cố, mèn mén, cá suối, lợn mường… hòa trong tiếng cười khúc khích, nhịp xòe uyển chuyển của các thiếu nữ H’Mong hay những chiếc gùi khi ẩn khi hiện của các cô gái Dao đi hái lá thuốc khiến chúng tôi càng thêm say giữa đất trời Sapa huyền ảo.
Đến với cổng trời Sapa là dịp để mỗi chúng tôi thử lòng can đảm của mình bởi đèo cao vực thẳm, cung đường quanh co với nhiều khúc “cua tay áo” đến chóng mặt. Nhưng đổi lại, chúng tôi đã được những ngày đắm mình với thiên nhiên hùng vĩ, khám phá cuộc sống bình dị của các dân tộc vùng cao, được thả hồn trong tiếng khèn, tiếng sáo. Đó là điều khiến chúng tôi ngẩn ngơ khi rời chốn xa xôi này.

  Rau tươi xứ lạnh một trong những đặc sản của Sapa

Trên nền khí hậu se lạnh, Sapa là xứ sở của các loại rau đặc trưng vùng ôn đới như súp lơ trắng, hoa lơ xanh, củ cải đỏ, su su, ngồng tỏi, ngồng cải… Rau trồng tại Sapa khi ăn có vị ngon đặc biệt, ngọt mềm hấp dẫn. Các món rau nổi tiếng nhất ở Sapa gồm: Su su luộc chấm muối vừng, ngồng cải xào tỏi, lẩu gà ăn với các loại rau…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét