Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2013

Khu phố cổ cửa sông Hà Nội

Khu phố cổ cửa sông Hà Nội, khu phố cổ cửa sông hà nội , phố cổ hà nội, phố cổ hn

Vị trí: Hoàn Kiếm, Hà Nội
Bao gồm phố Hàng Chiếu, Hàng Buồm, Hàng Khoai, Nguyễn Siêu…nối cửa Ô Quan Chưởng với Ðồng Xuân.
Vị trí: Bao gồm phố Hàng Chiếu, Hàng Buồm, Hàng Khoai, Nguyễn Siêu…nối cửa Ô Quan Chưởng với Ðồng Xuân.
Đặc điểm: Thời xưa đây vốn là đất thôn cổ Thanh Hà thuộc tổng Hậu Túc của huyện Thọ Xương
.
Phố Hàng Chiếu
Phố này từ cửa Ô Quan Chưởng tới ngã tư Đồng Xuân - Hàng Đường, dài có 276 mét mà ăm ắp sự kiện!.
Phố Hàng Chiếu xưa
Và nay.... 
Phố Hàng Chiếu còn có tên là Phố Mới. Tại đây có hai hãng buôn của người Pháp, có từ những năm thập niên mười: nhà Daurelle và nhà Magnabar. Phố có mặt cắt 11m, là con phố buôn bán sầm uất với nhiều loại mặt hàng.
Phố được xây trên thôn Thanh Hà cũ của huyện Thọ Xương. Ngày xưa, nơi đây bán nhiều chiếu cói và còn có bán cả bát (nên còn có tên là phố Hàng Bát). Đình thôn Thanh Hà trước ở gần kề cửa Ô Quan Chưởng, năm 1817 sửa chữa cửa ô, mở rộng thêm đường nên được di dời vào số nhà 77 Hàng Chiếu nhưng mặt chính lại quay ra số 10 ngõ Gạch; thờ ông Trần Lựu, tướng đời nhà Trần
Ô Quan Chưởng xưa
Và nay....
Trên vòm chính cửa Ô Quan Chưởng ngày nay vẫn còn khắc ba chữ "Ðông Hà Môn" nghĩa là cửa Ðông Hà. "Hà" trong địa danh Thanh Hà, Ðông Hà, Hà Khẩu…mới xuất hiện từ nửa thế kỉ 18 để chỉ sông Hồng, còn có tên gọi là sông Cái. Đến đầu thế kỉ 19, Thăng Long được đổi tên thành Hà Nội, thành phố nằm bên trong con sông. 


Còn trước thế kỉ 18, Hà Khẩu có tên là Giang Khẩu. Người ta đổi Giang thành Hà để tránh trùng với tên chúa Trịnh Giang (1729-1740). Lúc bấy giờ Giang Khẩu đã là một trong 36 phường của Thăng Long. Từ thời Lý (1009-1225) đến thời Trần (1225-1400) đã phát triển tới hơn 60 phường. Những phường này chưa tách khỏi nông nghiệp và chủ yếu sản xuất hàng thủ công. Sau này các phường gắn với thương mại, buôn bán, dịch vụ hoặc sản xuất nhằm phục vụ buôn bán tại chỗ. Sở dĩ tên phường Ðông Hà đổi thành phường Hàng Chiếu vì giữa thế kỉ 19, ở đây có bán chiếu và bát. Chiếu từ các làng ven biển, bát từ Bát Tràng, An Quảng (Móng Cái) đưa về Thăng Long – Hà Nội qua cửa sông vào Ðông Hà. Ô Quan Chưởng là đầu mối giao thông giữa phố Hàng Chiếu nói riêng và Hà Nội nói chung với các tàu thuyền ra vào thành phố qua cửa Giang Khẩu - Hà Khẩu. Chính sự buôn bán sầm uất này mà xuất hiện phố Hàng Buồm vốn là nơi chuyên sản xuất buồm bằng vải hoặc cói và vá chữa buồm rách của các thuyền buồm.
 
http://thanglong.cinet.vn/UserFiles/Image/thang10.2009/HANGCHIEU1(1).jpg
Phố Hàng Chiếu là cửa ngõ đi từ sông vào phần “thị” để vào phần” thành” của kinh đô xưa qua Cửa Đông, đủ thấy cái con phố ngắn này quan trọng như thế nào.
Phố Hàng Chiếu  ngày nay là đường phố có từ lâu đời, nối khu vực những phố bên ngoài Cửa Đông thành Hà Nội với bến sông, qua cửa ô Đông Hà. Cửa ô đó hiện nay vẫn còn và là cửa ô duy nhất của Hà Nội cũ còn tồn tại trong số ngót hai chục cửa ô đã bị phá huỷ khi mở mang phố xá.
Phố Hàng Buồm
Hàng Buồm 1940
Phố Hàng Buồm có chiều dài khoảng 300m, ngày xưa thuộc phường Hà Khẩu (còn gọi là Giang Khẩu), tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, nơi cửa sông Tô Lịch đổ vào sông Hồng. Về sau cửa sông bị lấp nhưng phố thì vẫn còn. Phố Hàng Buồm nối tiếp phố Mã Mây từ đầu phía đông; cắt ngang các phố Tạ Hiện, Hàng Giầy và kết thúc đầu phía tây ở ngã tư Hàng Ngang-Hàng Đường.
Hàng Buồm ban đầu chưa phải là nơi tập trung của người Hoa, họ ở phố Việt Đông (nay là phố Hàng Ngang) rồi ở lan sang mấy phố chung quanh đó như Hàng Bồ, phố Phúc Kiến (nay là phố Lãn Ông). Đến thế kỉ 19, người Hoa từ khu vực phố Hàng Ngang mở rộng đến tận đây, và dần dần thao túng cả phố.
Thời Pháp thuộc, phố mang tên tiếng Pháp “Rue des Voiles”. Sau 1954, phố chính thức được gọi tên là phố Hàng Buồm như bây giờ.
Kéo dài từ phố Đào Duy Từ đến phố Hàng Ngang, nối phố Mã Mây với phố Lãn Ông, nguyên là đất phường Hà Khẩu. Hà Khẩu vốn nằm ở cửa sông Tô thông ra sông Hồng nên mới có tên này. Cửa sông này từng là nơi đóng quân quan trọng của Lý Nam Đế. Đây cũng là quê ngoại của Đoàn Thị Điểm. Phố Hàng Buôm xưa chuyên bán các loại buồm 
Phố Hàng Buồm không còn một cánh buồm. 
Phố Hàng Buồm xưa kia là nơi chuyên bán các loại buồm. Cánh buồm được may bằng vải hay đan bằng cói dùng cho thuyền bè. Sản phẩm của phố hồi đó là các loại bị, túi, vỉ buồm, chiếu buồm... đan bằng mây, cói. Nguyên liệu được chở bằng thuyền vào tận sát phố, và cũng những thuyền ấy chở sản phẩm đi các nơi khác. Sau người Hoa chiếm lĩnh phố thì những mặt hàng đó dần biến mất. Hoa Kiều mở nhiều hiệu ăn ở phố này.



Đường phố đổi thay. Bên cạnh các ngôi nhà cổ xuất hiện các ngôi nhà hiện đại pha trộn phong cách kiến trúc Pháp.
 
Hàng Buồm là con phố giữ được dáng vẻ thương mại lâu bền nhất qua những thử thách lịch sử. Ngay trong thời kỳ 60 ngày đêm mở đầu kháng chiến chống Pháp đây là khu vực được cả hai bên lâm trận chừa ra làm nơi "phi quân sự". Ủy ban Kháng chiến Liên khu I cho phép các cửa hàng buôn bán của Hoa Kiều được tự do mở cửa nên phố này hồi ấy là nơi duy nhất ở Hà Nội có các hoạt động dịch vụ nhộn nhịp. Một trong hai trạm quân y của Liên khu I cũng được đặt ở số 26 Hàng Buồm.

Phố Hàng Buồm, nơi bày bán tràn lan các hương, nguyên liệu hoa quả

Một quầy hàng bán đủ các loại nước ép, bột hoa quả
Ngày nay trên phố có nhiều cửa hàng bán bánh kẹo, hạt dưa hạt bí, và cả các món ăn sẵn nổi tiếng như thịt quay, bún, nộm.... Cùng với đó là các loại rượu bia, nước giải khát. Những dịp Tết và Trung thu, nơi đây rất tấp nập. Cộng đồng người Hoa không ở đây nữa nhưng nét sầm uất vẫn được giữ lại với những cửa hàng, quán ăn uống nối sang cả các ngõ phố từ Hàng Giày cho tới Tạ Hiện, Mã Mây...



Bít tết, 51 Hàng Buồm
Hàng Buồm cũng là một đường phố mà kiến trúc ít thay đổi nhất qua thời gian cho dù cũng đã có một vài ngôi nhà được xây cất lại. Trên phố Hàng Buồm vẫn còn nhiều di tích tôn giáo cũng như di tích cách mạng. Ngôi đền Bạch Mã nổi tiếng nằm ở số nhà 76. Đền thờ thần Long Đỗ, là trấn phương Đông của kinh thành Thăng Long xưa.


Đền Bạch Mã

Đền Bạch Mã là công trình kiến trúc khá lớn, quy hoạch theo chiều sâu, bắt đầu từ phố Hàng Buồm đến phố Ngõ Gạch, xây dựng theo hướng Đông Nam, sát hè phố Hàng Buồm. Ngoài ra, trên phố Hàng Buồm còn có ngôi đình Tử Dương nằm ở nhà số 8, dân gian vẫn gọi là đình Hàng Thịt vì do phường Hàng Thịt gốc ở làng Kim Ngưu, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên ra Thăng Long hành nghề lập nên.
 Phố Hàng Khoai
Phố Hàng Khoai dài trên ba trăm năm mươi mét đi từ bờ sông Hồng đến ngã năm Hàng Lược. Hậu Túc (sau đổi là tổng Đồng Xuân), huyện Thọ Xương.
 Ở đây xưa kia là nơi tập trung bán các loại củ (khoai) của nông dân mấy tổng lân cận, nơi đất bãi sông Hồng. Thời Pháp thuộc, phố này có tên là Rue de Tubercules (Phố Các Củ). Tên phố Hàng Khoai được gọi chính thức từ sau năm 1945.
Phố có tên là Hàng Khoai vì ở sát bên chợ Đông Xuân, hàng ngày nông dân ngoại thành hay  tập trung ở đây để bán các thứ nông sản nhiều nhất là các loại khoai: khoai lang, khoai sọ, khoai môn, cùng với gạo, ngô, đỗ, sắn.
Hàng Khoai là một phố buôn bán nhỏ, một bộ phận của chợ Đồng Xuân. Chỗ gần ngã tư Duranton (Nguyễn Thiệp) là những cửa hàng bán rổ rá thúng mủng, thừng chão, vàng hương. Rồi đến những cửa hàng bán sứ sành có tráng men: ấm chén, bát đĩa, điếu bát, lọ hoa, những đồ dùng thông thường rẻ tiền buon của các lò sứ Bát Tràng, Móng Cái.
Ngày nay, một phần phía nam là phần đất chợ Đồng Xuân. Các mặt hàng ở phố này đều là loại nông thổ sản như khoai lang, khoai tây, hành, tỏi, gừng, nghệ được chuyển vào phía sau phố là khu chợ Đồng Xuân - Bắc Qua. Từ đầu phố đến chùa Huyền Thiên, bên chẵn có nhiều cửa hiệu bán đồ gia dụng, hàng I-nox, hàng vệ sinh… có cả một hiệu thuốc lào Tiên Lãng và một hàng đồ tre, giang, rổ rá. Đi qua chùa Huyền Thiên là một dãy các hàng đồ sứ, đa phần là sứ Trung Quốc, đủ loại đĩa, bát, ấm, chén, âu, liễn…
  
Phố Nguyến Siêu
Thời thuộc Pháp là phố án Sát Siêu; sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, gọi là phố Phương Đình; từ 1948 chữa lại là phố Nguyễn Văn Siêu) 
Cũng như phố Ngõ Gạch, ở phố Nguyễn Siêu, dãy nhà bên mặt đường phía bắc, số chẵn, đều xây dựng trên bờ sông Tô Lịch đã bị lấp đi. Tại đây còn di tích đình Cổ Lương ở sâu trong ngõ số 28; đình trước kia vốn có diện tích khá rộng, là nơi đông học trò của Nguyễn Văn Siêu trọ học. Đình cũ của giáp Giang Nguyên trong có bàn thờ Nguyền Văn Siêu, nay bị một ngôi nhà lớn hai tầng (số 20) che lấp. Và Phương Đình, nơi nhà cũ của Nguyễn Văn Siêu chỗ ông dùng làm trường dạy học, nay cũng có một ngôi nhà hai tầng cao rộng thay thế (nhà số 8 - 10 - 12).
 
Khác với phố Ngõ Gạch, phố Nguyễn Văn Siêu có những nhà làm liên tiếp liền nhau. Dãy nhà số chẵn này đã được xây dựng sau lại được cải tạo thêm từ khi đường phố được mở rộng trên chỗ dòng sông cũ đã bị san lấp, nên có nhiều ngôi nhà tương đối mới, hầu hết là nhà hai tầng (cả dãy suốt mặt phố có khoảng ba mươi ngôi nhà, chỉ có hai nhà một tầng); nhà kiểu cũ thấp thì không còn mấy.
Bên dãy số lẻ, phía nam đường phố, nhà làm lên trên nền con sông bịlấp; dãy này cũng có nhiều nhà hai tầng cao rộng, cả dãy chỉ có sáu bảy nhà một tầng trên tổng số hai trăm nhà. Chỗ đầu phố giáp Đào Duy Từ, một quãng dài là những ngôi nhà phụ thuộc phía sau của Hội quán Quảng Đông bên phố Hàng Buồm
 
  Giờ đây, các phố phường cổ vẫn lưu giữ được nhiều di tích lịch sử, văn hoá trong quá trình đô thị hoá những năm cuối thế kỷ 20 trên cơ sở bảo vệ những nét đẹp của văn hoá dân tộc.

Khách Sạn Baamboo  5B Nguyễn Siêu, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội là một trong những khách sạn tại hà nội phù hợp với bạn.
Khách Sạn Baamboo nằm ở khu Phố cổ Hà Nội, cách sân bay Nội Bài 38 km và cách ga Hà Nội 2km. Khách sạn có vị trí thuận lợi để đi đến nhiều điểm tham quan địa phương như Nhà hát Múa rối Nước, khu chợ đêm, hồ Hoàn Kiếm, khu Lăng Hồ Chủ tich, Văn Miếu - Quốc Tử Giám…
Baamboo gồm 36 phòng rộng rãi và có máy lạnh, TV màn hình phẳng với các kênh truyền hình vệ tinh, minibar và máy sấy tóc. Trong phòng có khu vực tiếp khách với ghế bành và bàn uống cà phê.
Nhà hàng tại khách sạn Bamboo phục vụ cả đặc sản địa phương và các món Âu được tuyển chọn. Quý khách cũng có thể thưởng thức các bữa ăn trong không gian riêng tư ngay tại phòng của mình. Khách sạn cũng có quầy bar phục vụ các loại đồ uống và đồ ăn nhẹ.
Ngoài ra, massage, trung tâm hỗ trợ doanh nhân, đổi tiền, đưa đón sân bay… cũng nằm trong hệ thống dịch vụ của khách sạn.

Ô Quan Chưởng là điểm đến gần đó

Ô Quan Chưởng , ô quan chưởng, o quan chuong

Theo sử sách ghi chép vào đời vua Lê Hiến Tông (1740-1786) niên hiệu Cảnh Hưng, Thăng Long có mười sáu cửa ô. Đến thế kỷ XX thì trên sách báo chỉ còn nhắc đến tên của năm cửa ô, với câu thơ nổi tiếng của Xuân Diệu khi nói về ngôi sao vàng “năm cánh xòe trên năm cửa ô ”. Ðó là Ô Cầu Giấy, Ô Cầu Dền, Ô Chợ Dừa, Ô Ðống Mác và Ô Quan Chưởng.
Ô Quan Chưởng hay còn gọi là ô Đông Hà, tên chữ là Đông Hà môn (東河門, tức cửa phường Đông Hà), là một cửa ô của Hà Nội xưa, nằm ở phía Đông của toà thành đất bao quanh Kinh thành Thăng Long, được xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba (1817) được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay. Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của thành Thăng Long cũ.
Ngày nay, ô Quan Chưởng nằm nằm trên phố Ô Quan Chưởng, đầu phố Hàng Chiếu, gần dưới chân cầu Chương Dương. Thời xưa, ô Quan Chưởng nằm trên đường từ trong thành phố đi ra bờ sông, thuộc địa phận phường Đông Hà, tổng Hậu Túc (sau đổi là Đồng Xuân), huyện Thọ Xương cũ. Từ cửa ô ra đến bờ sông Hồng là con đường dài tám chục mét. Phía ngoài cửa ô trước kia coi như đất ngoại thành.
Cổng xây có vọng lâu được canh gác và kiểm soát cẩn mật để giữ an ninh cho khu phố buôn bán bên trong. Hiện cửa ô còn nguyên lối tam quan với cửa chính và hai cửa phụ hai bên, trên nóc cửa chính có vọng lâu, tường phía trái cửa chính có gắn một tấm bia đá do Tổng đốc Hoàng Diệu cho đặt năm 1881 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô. Bên trên cửa lớn có ba chữ Hán 東河門 (Đông Hà môn).
 
Ô Quan Trưởng  Xưa



http://www.36phophuong.vn/userfiles/V%C3%A0%20%C3%94%20Quan%20Ch%C6%B0%E1%BB%9Fng%20sau%20khi%20b%E1%BB%8B%20tr%C3%B9ng%20tu.jpg
Ô Quan Chưởng bây giờ

Bánh đúc nóng món ngon bạn nên thưởng thức

Bánh đúc, một món ngon Hà Nội mà đậm chất dân dã, mang phong vị riêng của ẩm thực Hà Thành.
Bánh đúc, một món ngon Hà Nội mà đậm chất dân dã, mang phong vị riêng của ẩm thực Hà thành. Bánh đúc, cái tên không còn xa lạ với mọi người. Thế nhưng, một chút biến tấu trong việc kết hợp nguyên liệu và cách thưởng thức bắt nguồn từ sự tinh tế, tao nhã trong ẩm thực của người Hà Nội sẽ tạo cho bạn những bất ngờ thi vị với món bánh đúc thịt.
Những ngày se se lạnh ở Hà Nội mà được thưởng thức một bát bánh đúc thịt nóng thì khỏi phải bàn, cứ gọi là khoái khẩu. Bánh đúc có thịt băm, mộc nhĩ nhưng cũng có người chỉ thích loại bánh đúc lạc chấm tương dân dã. Mỗi loại một cách làm và đem lại hương vị riêng, rất lạ.
Vài cọng rau mùi ta, một nhúm lạc rang giòn, giã nhỏ, chút hành khô phi cháy cạnh trộn lẫn trong bát bánh đúc có nước chan sóng sánh, thế đã đủ để bạn thòm thèm mỗi khi những cơn gió mùa bất chợt ùa về. Miếng bánh trôi tuột xuống cổ họng nhưng hương thơm món ăn cứ vấn vít trên đầu lưỡi… Hóa ra, ngoài bánh đúc khô, món ngon Hà Nội dân dã ấy còn được biến tấu theo cách thức độc đáo này.
Không khó để tìm được địa chỉ tin cậy khi muốn thưởng thức thức món ngon Hà Nội dân dã này, bạn có thể tìm đến những địa điểm sau: Chợ 8/3 – đường Kim Ngưu, số 8 Lê Ngọc Hân, chợ Đồng Xuân, ngõ Xã Đàn 2, phố Nguyễn Lương Bằng, số 106 ngõ Gốc Đề.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét