Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Dinh Hoàng A Tưởng

Dinh Hoàng A Tưởng , dinh hoàng a tưởng, hoàng a tưởng, lào cai

Vị trí: huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai
Dinh Hoàng A Tưởng nằm ở trung tâm huyện lỵ Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Kiến trúc Dinh Hoàng A Tưởng theo phong cách Á - Âu kết hợp, tạo sự hài hoà, bố cục hình chữ nhật liên hoàn khép kín. Dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921, chủ nhân là Hoàng Yến Chao dân tộc Tày, bố đẻ của Hoàng A Tưởng. Trải qua hơn 80 năm tồn tại cùng thời gian, phủ bao lớp rêu phong cổ kính vẫn đứng uy nghi nổi trội giữa một nơi dân cư đông đúc, phố xá tấp nập.
Dinh Hoàng A Tưởng nằm ở trung tâm huyện lỵ Bắc Hà, tỉnh Lào Cai. Kiến trúc Dinh Hoàng A Tưởng theo phong cách Á - Âu kết hợp, tạo sự hài hoà, bố cục hình chữ nhật liên hoàn khép kín. Dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921, chủ nhân là Hoàng Yến Chao dân tộc Tày, bố đẻ của Hoàng A Tưởng. Trải qua hơn 80 năm tồn tại cùng thời gian, phủ bao lớp rêu phong cổ kính vẫn đứng uy nghi nổi trội giữa một nơi dân cư đông đúc, phố xá tấp nập.



 Trước năm 1945, Bắc Hà là xã hội thuộc địa nửa phong kiến, có giai cấp thống trị và bị trị, người bóc lột và kẻ bị bóc lột, trong đó tầng lớp bóc lột là các thổ ti mà điển hình là cha con Hoàng Yến Chao - Hoàng A Tưởng. Trong suốt thời gian trị vì, được thực dân Pháp ủng hộ, cha con Hoàng Yến Chao - Hoàng A Tưởng đã ra sức bóc lột nhân dân, chiếm giữ các vùng đất màu mỡ, bắt dân bản phục dịch hầu hạ nộp các hiện vật có giá trị, đồng thời độc quyền bán muối, hàng tiêu dùng, khai thác lâm thổ sản, thuốc phiện và lương thực, thực phẩm cho các đồn binh Pháp và bọn tay sai.
Dựa vào tiềm lực kinh tế, thổ ti Hoàng Yến Chao cho xây dựng một dinh thự bề thế và mời thầy địa lý chọn đất, hướng nhà với hai kiến trúc sư người Pháp và Trung Quốc thiết kế và trực tiếp thi công. Địa điểm được chọn theo thuyết phong thuỷ trên một quả đồi rộng hướng đông nam, đằng sau và hai bên phải trái có núi, phía trước có suối và núi "mẹ bồng con". Địa hình tổng thể có thế "sơn thuỷ hữu tình" đẹp, hợp với cảnh quan khí hậu Châu Á nhiệt đới.





Một góc Dinh Hoàng A Tưởng
Ở giữa sâu vào trong là nhà chính. Hai bên tả, hữu là nhà phụ, trước là bức bình phong, giữa là sân trời. Vào dinh phải bước lên mấy bậc cầu thang từ hai bên lại, rồi tới phòng chờ, sau đó mới bước vào khoảng sân rộng để hành lễ và múa xòe. Nhà chính hai tầng có diện tích 420m². Các cửa nhà hình vòm. Tuy các cửa cao thấp không đều, nhưng cân đối, hành lang có lan can. Trước các cửa đều đắp pháo nổi. Cả hai tầng nhà chính đều có ba gian. Bốn gian hai bên phải trái của cả hai tầng là nơi sinh hoạt gia đình. Gian giữa cả hai tầng dùng làm nơi hội họp. Mặt chính trang trí bằng nhiều hoạ tiết công phu. Hai bên phải và trái có đắp nổi hai câu đối với nội dung chúc gia đình dòng họ hiển vinh... Hai bên tả hữu là hai dãy nhà ngang có bố cục và kiến trúc giống nhau. Mỗi dãy đều hai tầng nhưng thấp hơn nhà chính, mỗi tầng cũng có ba gian với tổng diện tích 300m² mỗi gian đều có chức năng sử dụng riêng. Tiếp giáp với hai dãy nhà còn có hai nhà phụ cũng gồm hai tầng nhưng kiến trúc đơn giản và dùng làm nhà kho, cho lính và phu ở, tổng diện tích mỗi nhà 160m².

Dinh Hoàng A Tưởng sau khi được trùng tu
Vật liệu xây dựng gạch ngói sản xuất tại chỗ bằng cách mời chuyên gia Trung Quốc. Sắt, thép và xi măng được mua từ dưới xuôi chở bằng máy bay. Xung quanh có tường xây bao gồm ba cồng (một chính, hai phụ) trổ nhiều lỗ châu mai và có lính gác với số lượng hai trung đội. Tổng diện tích toàn khu nhà lên tới 4.000m². Khu biệt thự này đang được gìn giữ, bảo quản và tôn tạo để khách tham quan có thể tìm hiểu về lịch sử xã hội vùng dân tộc miền núi một thời đã qua.
Dinh Hoàng A Tưởng được xây dựng từ năm 1914 và hoàn thành năm 1921, người có công xây dựng là ông Hoàng Yến Chao dân tộc Tày, bố đẻ của ông Hoàng A Tưởng. Toàn bộ khu dinh thự rộng tới 1000m2 với tường thành bao quanh rất kiên cố.
Ngắm dinh thự của Vua Mèo ở Lào Cai
Toàn bộ mặt trước của dinh thự Vua Mèo.
Ngắm dinh thự của Vua Mèo ở Lào Cai
Khuôn viên yên bình phía trước tòa nhà.
Trong suốt những năm 1905-1950, thổ ty Hoàng Yến Chao chiếm nhiều vùng đất màu mỡ, độc quyền kinh doanh. Dựa vào tiềm lực kinh tế, Hoàng Yến Chao đã xây dựng một dinh thự bề thế để thể hiện sự giàu có và uy quyền của mình. Sau này, ông Hoàng A Tưởng lớn lên, sống cùng các bà vợ trong dinh thự, và người ta gọi đây là dinh thự của Vua Mèo hoặc dinh thự Hoàng A Tưởng.
Ngắm dinh thự của Vua Mèo ở Lào Cai
Mặt tiền của dinh thự từ tầng 2.
Khoảng những năm 1950, toàn bộ gia quyến của ông Hoàng A Tưởng vào Lâm Đồng sinh sống, để lại dinh thự tại thị trấn Bắc Hà. Từ đó, chính quyền Bắc Hà đã tiếp quản và biến nơi này thành địa điểm du lịch.
Ngắm dinh thự của Vua Mèo ở Lào Cai
Dinh thự có mặt sân rất rộng lớn.
Ngắm dinh thự của Vua Mèo ở Lào Cai
Các dãy nhà trái, phải.
Ngắm dinh thự của Vua Mèo ở Lào Cai
Lối đi lên tầng 2.
Ngắm dinh thự của Vua Mèo ở Lào Cai
Gian nhà phía sau gồm 2 tầng, từng là bếp, là nơi sinh sống của người ở và lính.

Dinh thự Vua Mèo vì thế được một thầy phong thủy người Trung Quốc chọn địa thế. Dinh nằm trên một quả đồi ở trung tâm thị trấn Bắc Hà, phía sau, hai bên đều có núi, phía trước là một dòng suối uốn lượn và một quả núi hình mẹ bồng con - một khung cảnh rất "sơn thủy hữu tình".
Hai bên tả hữu là hai dãy nhà có bố cục giống nhau. Mỗi dãy đều hai tầng và thấp hơn gian nhà chính, mỗi tầng gồm 3 gian với tổng diện tích 300m2. Đây là nơi sinh hoạt của 3 bà vợ ông Hoàng Yến Chao và 2 bà vợ của ông Hoàng A Tưởng.
Ngắm dinh thự của Vua Mèo ở Lào Cai
Đứng giữa lan can trên tầng 2 của dinh thự, bạn sẽ nhìn thấy bốn bề núi rừng vùng cao Bắc Hà.
Tương truyền, dù có tới 2 vợ nhưng ông Hoàng A Tưởng không có con. Sau này, ông nhận nuôi 4 người con, và mới đây, một người con nuôi cùng cháu của ông đã trở về thăm dinh thự.
Ngắm dinh thự của Vua Mèo ở Lào Cai

Những năm trước, khu dinh thự đã được tu sửa lại, tuy nhiên, vì thế mà sắc màu không còn vẻ đẹp nguyên thủy.
Người dân ở đây cũng bày tỏ sự tiếc rẻ về nội thất bên trong cũng như khuôn viên xung quanh tòa nhà. Đó là giờ đây, các căn phòng đều trống, những món đồ quý giá còn sót lại chỉ là 4 chiếc trường kỷ được chạm khắc rất công phu. Trong khi đó, vườn lê từng được tương truyền là tuyệt đẹp nhất vùng Bắc Hà nay cũng không còn nữa, thay vào đó là các thảm cỏ xanh và một vài cây cảnh.
Tuy vậy, nếu đã đặt chân đến Bắc Hà, bước vào tòa dinh thự, rồi đứng bên cột cờ ở lan can tầng 2, bạn sẽ có cảm giác như bước vào một thế giới xa xưa của vùng Đông Bắc, với đất trời mênh mông, với dòng xe cộ chầm chậm và tiếng gió vi vút.

Bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một khách sạn sapa phù hợp hoặc bạn có thể chọn Khách Sạn Sao Mai ở Thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, Lào Cai

Núi Cô Tiên là điểm đến tiếp theo

Núi Cô Tiên thuộc huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.

Hình bài viết Núi Cô Tiên ở Bắc Hà
Theo vòng cung điệp trùng từ phía Bắc huyện mới Si Ma Cai về tới gần thị trấn Bắc Hà (Lào Cai) ở độ cao trên 1.000 m, du khách gặp một trái núi đứng đơn lẻ ngất trời. Trên vách đá phẳng rộng như được bàn tay nghệ nhân đẽo gọt tạo am nhỏ, đặt tượng bà Quan Âm mặt quay về phương Nam.
Tục truyền rằng có một nàng tiên xuống hạ giới du xuân, tới nơi đây thấy cảnh lạ thường, nên nặng lòng ở lại, vì vậy núi này được gọi là núi Cô Tiên.
Đến với núi Cô Tiên, du khách không những được thưởng thức những nét đẹp văn hóa truyền thống độc đáo của người vùng cao, mà còn được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên kỳ thú. Thị trấn như tràn ngập trong biển mây khi mùa hoa mận nở, phiên chợ náo nhiệt với đầy đủ với sắc màu váy áo, dinh thự Hoàng A Tưởng trầm tĩnh uy nghi. Và những ngôi nhà tân thời, những thảm lúa, nương ngô, cánh rừng xanh ngắt, con đường ngoằn nghèo uốn quanh các quả núi… chứng minh cho sự thịnh vượng của một vùng đất.
Theo truyền thuyết, ngày ấy có hai cha con nhà nọ đi chơi chợ Pạc Kha (tức Bắc Hà ngày nay). Tới đây thì người con gái bị ốm nặng, người cha loay hoay đủ mọi phương cách nhưng không cứu được con. Đau buồn tuyệt vọng, ông đành lấy đá đắp xác con rồi xuống bản xin nén nhang thắp cho vong hồn con đỡ nguội lạnh. Cảm thông với ông, bà con dân bản người góp công, người góp của cùng ông lão lên núi làm ma cho cô gái. Khi nén nhang còn đang cháy dở thì lạ thay, cô tỉnh dậy nói năng hoạt bát như người vừa qua một giấc ngủ và kể lại đã được gặp Quan âm Bồ Tát. Phật Bà dặn dò cô việc thờ phụng ở chốn dương gian rồi dẫn cô trở về cõi trần. Mọi người bàng hoàng sửng sốt cùng ngước lên trên và bắt gặp đám mây ngũ sắc tụ ngay trên đỉnh đầu. Thấy đây là điềm lành và để tạ ơn Quan âm Bồ Tát cứu mạng cho con gái, người cha cùng dân bản đã thuê người đục am trên vách đá cao hơn mặt đất tới hai tầm cây mai đại rồi tạc tượng Quan âm Bồ Tát để thờ. Tới nay, cứ đến ngày 19/9 dân làng lại mang oản, vải đỏ để cầu Quan âm Bồ Tát xin điềm lành, xóa đi điềm dữ.

Lợn " cắp nách" đặc sản chợ phiên vùng cao Lào Cai 

Vùng cao Lào Cai được biết đến với nhiều đặc sản như mận Tam hoa, gạo Séng cù, rượu Bắc Hà, thắng cố… nhưng giờ đây khi nhắc đến đặc sản của Lào Cai còn có thêm lợn "cắp nách".
Tại các phiên chợ vùng cao Lào Cai, có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người dân địa phương bày bán những con lợn nhỏ có trọng lượng không lớn (dưới 20kg), nên người dân có thể cho vào gùi, xách tay, thậm chí cắp vào nách cho tiện, cái tên lợn "cắp nách" có lẽ bắt nguồn từ đó. Lợn "cắp nách" là giống riêng của người dân vùng cao, việc nuôi khá đơn giản. Thường thì sau khi lợn mẹ sinh ra lợn con, chúng được thả rông mặc cho mưa nắng, không có chuồng trại, không được chăm sóc, những con lợn phải tự kiếm thức ăn từ những cây củ dại ở ngoài vườn, rừng… thỉnh thoảng mới được cho ăn những bắp ngô, củ sắn. Sớm phải thích nghi với môi trường sống, nên những con lợn "cắp nách" có sức đề kháng rất tốt, sống khoẻ mạnh như những con thú hoang.
Mỗi con lợn "cắp nách" thường được nuôi thả khoảng trên dưới một năm, nơi nào có điều kiện sống tốt thì lợn nhanh lớn, nhưng cũng chỉ trên dưới 20kg, còn không thì chỉ được khoảng 10kg. Giờ đây, những phiên chợ vùng cao như: Mường Hum, Sín Chéng, Bắc Hà… có rất nhiều lợn "cắp nách" được bà con mang ra bán. Những nhà hàng hay người dân ở thành phố Lào Cai và một số tỉnh lân cận thường đến mua. Gần đây, do việc người dân e dè với thịt lợn nuôi trong chuồng, nên lợn "cắp nách" được tiêu thụ mạnh, giá mỗi kg lợn hơi tại các phiên chợ thường dao động từ 100 - 120 nghìn đồng. Với mức tiền bỏ ra không quá cao, lại mua được những con lợn "sạch", có chất lượng, nên ngày càng nhiều người đến các chợ phiên vùng cao tìm mua, thậm chí cả những khách du lịch.
Lợn cắp nách được đầu bếp chế biến thành nhiều món ăn đa dạng và hấp dẫn như nướng, xào, hấp… Để có được món lợn cắp nách hoàn hảo không thể thiếu lá nhội và hạt dổi hoặc hạt xẻn. Những thứ gia vị độc đáo này được trộn lẫn cùng muối, ớt xanh tạo nên một thức chấm độc nhất vô nhị, những miếng thịt ba chỉ hấp hay những khúc lòng mà thiếu đi gia vị này coi như mất đi một phần hương vị. Những ai đã một lần được thưởng thức món lợn "cắp nách" chắc chắn sẽ nhớ mãi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét