Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Tháp Chiên Đàn

Tháp Chiên Đàn, tháp chiên đàn, tháp cđ, tcđ, chiên đàn, cđ

Tháp Chiên Đàn (Chiên Đàn là từ được phiên âm từ chữ Chandan của tiếng Phạn, có nghĩa là cây lô hội) là một trong những ngôi tháp cổ của Champa, hiện đang còn tồn tại ở làng Chiên Đàn, thuộc xã Tam An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Tam Kỳ 5km về phía Bắc, cách Đà Nẵng 60km về phía Nam, bên cạnh quốc lộ 1A.
Tháp Chiên Đàn (Chiên Đàn là từ được phiên âm từ chữ Chandan của tiếng Phạn, có nghĩa là cây lô hội) là một trong những ngôi tháp cổ của Champa, hiện đang còn tồn tại ở làng Chiên Đàn, thuộc xã Tam An, thị xã Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam, cách thị xã Tam Kỳ 5km về phía Bắc, cách Đà Nẵng 60km về phía Nam, bên cạnh quốc lộ 1A.
Chiên Đàn là cụm ba tháp Chàm đứng song song với nhau theo trục Bắc - Nam, hướng mặt về phía Đông, 3 tháp gồm: Tháp Bắc, Tháp Giữa và Tháp Nam được xây vào cuối thế kỷ XI là nơi thờ cúng ba vị thần: SIVA, VISHNU, BRAHMA. Mỗi tháp còn được gọi là một Kalan, Kalan là kiến trúc quan trọng nhất trong quần thể đền - tháp, nó tượng trưng cho một tiểu vũ trụ. Theo quan niệm của Ấn Ðộ giáo, Kalan có 3 phần:
- Ðế tháp gọi là Bhurloka tượng trưng cho thế giới trần tục
- Thân tháp gọi là Bhuwarloka tượng trưng cho thế giới tâm linh, nơi con người tự thanh tịnh chính mình để có thể tiếp xúc với tổ tiên đã hòa nhập với thần linh
- Mái tháp gọi là Swarloka tượng trưng cho thế giới thần linh, nơi chư thần tụ tập, tất cả quay mặt về hướng Đông và được xây dựng trong suốt thế kỉ 11 và 12.
Tháp Chiên Đàn còn có những Kalan độc đáo với hệ thống những nền móng làm bằng đá sa thạch được bảo quản ở chính vị trí nguyên thủy của nó.
Các tượng ở Chiên Đàn được thể hiện khá đơn điệu, mộc mạc, chúng không còn vẻ duyên dáng nhẹ nhàng như phong cách Trà Kiệu, đồng thời cũng không rườm rà, chi tiết như phong cách Tháp Mẫm. Chỉ có tháp ở giữa giữ được khá nguyên vẹn, còn tháp phía Bắc và phía Nam đã mất các tầng phía trên. Ba ngôi tháp có hình dạng giống nhau, đế tháp hình vuông, mái tháp là các tầng thu nhỏ dần lên trên. Trên thân tháp Chiên Đàn không có hoa văn trang trí, các cột ốp tường nhô ra vừa phải. Mỗi tháp có 3 cửa giả và một cửa ra vào, phía trên cửa giả có vòm uốn cong nhọn hình lá đề. Trên các đường diềm mái bằng sa thạch có chạm một dãy mặt Kala.
Một số tác phẩm điêu khắc mới được phát hiên vào cuối năm 2000:

- Bức chạm nổi (relief) thể hiện hai vị nam thần, một lớn, một nhỏ, được làm bằng sa thạch màu vàng đất - một loại sa thạch mềm (Kích thước 42 x 40 x 17cm)
- Tympan sa thạch màu vàng đất, thể hiện một nữ thần ngồi xếp bằng (41 x 32 x 11cm)
- Tượng nam thần được làm bằng sa thạch màu vàng đất, ngồi xếp bằng (45,5 x 34 x 15cm)
- Tượng nam thần ngồi xếp bằng, làm bằng sa thạch màu vàng đất (44,5 x 34 x 14,5cm)
- Bức chạm nổi hình lá đề, làm bằng sa thạch màu vàng đất (45,5 x 25 x 15cm)
- Tu sĩ Brahman được làm bằng sa thạch (36 x 24 x 8cm)
- Nhạc công được làm bằng sa thạch màu vàng đất (59 x 29 x 16cm)
- Trang trí đầu makara phun ra người (38,5 x 22 x 13cm)
Kéo dài trong khoảng một thế kỷ, các tác phẩm điêu khắc ở Chiên Đàn đã bộc lộ sự tiến hóa khá rõ nét: những tượng vũ công thuộc giai đoạn sớm vẫn mô phỏng theo động tác uốn mình của các vũ công trên đàn thờ Trà Kiệu, tuy nhiên kém mềm mại hơn, những búi tóc to hình oval nằm ngang, đôi mắt hình khuy áo không có con ngươi, những con Garuda với đôi tay đưa thẳng lên đầu, những con voi có đầu quay ngang với đôi tai to là ảnh hưởng của phong cách Trà Kiệu ở cuối thế kỷ X. Những tượng ở giai đoạn muộn (cuối thế kỷ XI đầu thế kỷ XII) đã xuất hiện một số đặc điểm gần với phong cách Tháp Mẫm: những con Gajasimha mập và lùn với những chi tiết khá tỉ mỉ trên bộ lông bờm, trên các bệ thờ, bàn thờ, chạm trổ những cánh sen có đầu mút cong nhọn vễnh lên…
Cho đến thời điểm tháng 6/2001, Chiên Đàn là nơi có số lượng hiện vật điêu khắc bằng sa thạch nhiều nhất được biết đến trong các nhóm 3 tháp ở Quảng Nam gồm: Chiên Đàn, Khương Mỹ, Bằng An. Tại đây còn lưu giữ nhiều hiện vật, với những bức tượng chất lượng cao thu hút nhiều khách du lịch cũng như các nhà nghiên cứu. Khu vực này còn có phòng trưng bày hiện vật Champa với nhiều bức phù điêu, tượng người: nữ thần, vũ nữ, các chiến sĩ cầm vũ khí, tượng linh vật: rắn Naga, chim thần Garuda, voi, sư tử, bia đá... có giá trị nghệ thuật cao được các nhà nghiên cứu và du khách quan tâm. Những tác phẩm điêu khắc trên mang phong cách nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc Chiên Đàn, có niên đại vào nửa cuối thế kỷ 10, là giai đoạn chuyển tiếp giữa phong cách Mỹ Sơn và phong cách Bình Định.

Có nhiều khách sạn ở hội an cho bạn lựa chọn chẳng hạn như Lê Dung Hotel & Spa
Tọa lạc tại vị trí trung tâm thành phố Tam Kỳ, khu trung tâm hành chính tỉnh Quảng Nam, Khách sạn & Spa Lê Dung được biết như một khách sạn & spa có vị trí lý tưởng và đẹp nhất trong thành phố hiện nay. 
 Khách sạn & Spa Lê Dung mang dáng vẻ thanh lịch, trang nhã và sang trọng với phong cách kiến trúc Châu Âu. Sự chú trọng những đường nét thẫm mỹ trong việc thiết kế hệ thống khách sạn kết hợp với điểm nhấn không gian xanh thiên nhiên tạo nên những không gian spa, nhà hàng, café, phòng nghỉ... đầy ấn tượng. Trên nền gam màu trắng chủ đạo, thiên nhiên được bố trí hài hòa vào từng lối sỏi chen lẫn cỏ hoa tươi thắm, những góc vườn đá sáng tạo, vườn nước róc rách, những chùm Violet tim tím mơ màng bên cửa sổ khẽ khàng lan tỏa hương thơm đến mọi ngõ ngách... Xây dựng không gian từ nguồn cảm hứng thiên nhiên như thế, Khách sạn & Spa Lê Dung thật sự là một điểm dừng chân đầy thi vị cho những trải nghiệm mới trong chuyến hành trình của quý khách.
Đến với Khách sạn & Spa Lê Dung, quý khách sẽ được  cung cấp những dịch vụ và tiện nghi cao cấp của một khách sạn 3 sao theo tiêu chuẩn quốc tế. Quý khách hẳn sẽ hài lòng về phong cách phục vụ tinh tế, lịch thiệp, chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên cùng nét văn hóa bản xứ, sự thân thiện trong con người xứ Quảng.

Hồ Phú Ninh là điểm đến tiếp theo

Hồ Phú Ninh , hồ phú ninh, phú ninh
Nằm cách thị xã Tam Kỳ 7 km về phía tây, hồ Phú Ninh là công trình thuỷ lợi có sức chứa gần nửa tỷ mét khối nước, với diện tích mặt hồ rộng 3.433ha cùng 23.000ha rừng phòng hộ và 30 đảo, bán đảo nhỏ xinh đẹp
Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, phong cảnh kì thú, độc đáo, không khí trong lành, cùng với nguồn nứơc khoáng lộ thiên…, cảnh đẹp của hồ nước, hệ động thực vật phong phú đa dạng, hệ thống nhà nghỉ-nhà hàng tiện nghi, chính là nét hấp dẫn để thu hút du khách tìm đến với nơi này và được ví như một Hạ Long thu nhỏ ở miền Trung. Không những thế, hồ Phú Ninh còn là nơi cư ẩn của 34 loài thú, 26 loài bò sát, 14 loại động vật được ghi vào sách đỏ cần bảo tồn.   
Từ trên cao nhìn xuống, lòng hồ như một chảo nước khổng lồ với nhiều  ốc đảo, được bao bọc bởi những dãy núi, những bờ đê và những cánh rừng xanh tốt. Bằng chiếc thuyền con, du khách có thể dạo chơi quanh các  ốc đảo, chiêm ngưỡng vẻ đẹp nên thơ nhưng cũng thật hùng vĩ giữa màu xanh bạt ngàn của núi rừng.
Bao quanh lòng hồ là núi non, suối thơ mộng, những rừng phi lao, bạch đàn, thông ca-ri-bê tươi tốt với màu xanh bất tận in lung linh dưới mặt hồ, tương phản trên nền nước xanh, đảo thẳm một màu sương khói mênh mông.

Đến với Phú Ninh những ngày nắng nóng, du khách sẽ thấy lòng dịu lại bởi màu xanh tươi mát của những xóm làng trù phú, những cánh đồng lúa xanh mơn mởn trải dài như bất tận chân trời, và ngay trong những ngày nóng bức nhất không khí trong hồ vẫn thường xuyên mát dịu.
Thú chèo thuyền câu cá được xem là một trong những thú vui hấp dẫn du khách, một mình trên thuyền độc mộc buông cần để lắng nghe “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Và độc đáo hơn nữa du khách còn tận hưởng cái cảm giác về đêm khi ngủ trên thuyền (được neo vào điểm đậu an toàn), lắng nghe hơi thở của núi rừng, tiếng gió hú, tiếng cá quẫy, côn trùng hoà nhịp… tất cả tạo nên một Phú Ninh rất riêng đậm chất Quảng.  
Du khách đến với hồ Phú Ninh sẽ tận hưởng những cảm giác êm ả của lòng hồ và được phục vụ chu đáo cùng với các khu nghỉ đầy tiện nghi.
Ngoài ra du khách có dịp tham quan tìm hiểu chiến thắng “Đồi đá đen” lừng lẫy trong kháng chiến chống Pháp, xem mô hình tông thể toàn bộ khu sinh thái Phú Ninh. Đến với đảo Rùa, đảo Su, hố Khế, hố Ba Trăng… rồi bến Đợi Chờ, mỏ nước khoáng thiên nhiên phun trào từ lòng đất… tất cả đều để lại một ấn tượng khó quên trong lòng những ai đã từng một lần đặy chân đến.

Cháo lươn xanh Quảng Nam

Đến làng Bình Định, Thăng Bình (Quảng Nam), du khách có lẽ khó cầm lòng với đặc sản dân dã có từ bao đời nay: cháo lươn xanh (ăn với cải xanh) hay còn gọi là cháo lươn gạo si. Gạo si (từ giống lúa cổ của địa phương) nấu loãng với đậu xanh xay nhỏ trong một nồi riêng. Lươn đồng cũng đem làm sạch, chặt từng khúc nhỏ bằng lóng tay, trộn đều với gia vị rồi um lên bằng nồi đất đậy lá chuối non.
Cháo lươn xanh Quảng Nam - iVIVU.com

Khi tô cháo nóng hổi với lươn om thơm phức được bưng lên, người xứ Quảng có thể bỏ luôn một lần cải và các lọai rau, bánh tráng bẻ nhỏ vào tô cháo để vừa thổi vừa xuýt xoa ngon miệng; hoặc thong thả bỏ vài cọng cải xanh vào từng thìa cháo để thấy vị cay cay của cải xanh, vị béo mà thơm nồng của lươn, vị ngọt dịu thoang thoảng mùi hương của cây lúa quê nhà.
Một bát cháo lươn gạo si chỉ tâm 15.000 – 20.000 VND. Cháo lươn làng Bình Định ngon nhất là ở quán của chị Trương Thị Cẩm ở thôn 4, cách đập Phước Hà gần 5km.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét