Thứ Năm, 21 tháng 11, 2013

Chùa Tân Bảo

Chùa Tân Bảo, chùa tân bảo , chùa tb, ctb, tân bảo, tb
Vị trí: phường Lào Cai, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai
Chùa tọa lạc gần bờ sông Nậm Thi, giáp ranh biên giới hai nước Việt – Trung (huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), thuộc tổ 7, phường Lào Cai, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai, với diện tích 1.500 m2.


Tam quan chùa

Mặt tiền chùa

Chùa Tân Bảo

Tên thường gọi:
Chùa Lê Lợi Chùa tọa lạc gần bờ sông Nậm Thi, giáp ranh biên giới hai nước Việt – Trung (huyện Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), thuộc tổ 7, phường Lào Cai, thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai, với diện tích 1.500 m2. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Theo truyền tụng của người dân địa phương, thì chùa có từ thời Trần. Ngôi chùa bấy giờ to đẹp, nổi tiếng linh thiêng, lại gần cửa khẩu biên giới nên thường xuyên có đông đảo khách thập phương đến lễ bái.
Trước năm 1950, chùa ở thôn Tân Bảo nên thường được gọi là chùa Tân Bảo. Sau năm 1950, chùa ở trên đường Lê Lợi, nên thường được gọi là chùa Lê Lợi. Chùa được trùng tu nhiều lần. Đến năm 1979, chùa bị hư hỏng hoàn toàn.
Từ năm 1991, khi tỉnh Lào Cai được tái lập, kinh tế – văn hóa – du lịch ngày càng phát triển, nhiều di tích lịch sử văn hóa được tôn tạo như đền Thượng, đền Cấm, đền Mẫu, chùa Tân Bảo… nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, lễ bái của đông đảo du khách, tín đồ Phật tử.
Ngôi chánh điện được xây hoàn thành vào năm 1992, tam quan chùa được xây năm 2002.
Điện Phật được bài trí trang nghiêm. Chùa có khá nhiều tượng thờ: Tượng Tam Thế Phật, tượng đức Phật Thích Ca, tượng Bồ tát Quan Thế Âm Thiên thủ Thiên nhãn, tượng Đản sanh, tượng Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu,…
Có rất nhiều khách sạn sapa cho bạn lựa chọn hoặc bạn có thể chọn một khách sạn phù hợp với mình chẳng hạn như Khách Sạn Sao Lào Cai ở 003 Hoàng Liên, tp.Lào Cai, tỉnh Lào Cai 
 Mỗi phòng trong số 58 phòng của khách sạn 3 sao này đều có tất cả các tiện nghi thoải mái như ở nhà. Mỗi phòng trong khách sạn đều cung cấp cho du khách tivi, két sắt, truy cập internet không dây, bàn ủi. Bạn cũng tìm thấy ở khách sạn quán cà phê, quán bar, nhà hàng, dịch vụ giặt là/giặt khô. Các tiện nghi để giải trí và thư giãn bao gồm phòng tắm hơi, mát xa. Với cam kết về dịch vụ và tập trung vào sự hiếu khách, bạn sẽ thấy thích thú khi nghỉ tại Lao Cai Star Hotel. Mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn của chúng tôi sẽ giúp cho việc đặt phòng ở Lao Cai Star Hotel Thành Phố Lào Cai rất đơn giản - chỉ cần điền ngày mong muốn của bạn và nhấn chuột. 

Cầu Cốc Lếu là điểm đến tiếp theo

Cầu Cốc Lếu, cầu cốc lếu, cầu cl, cốc lếu, cl, lào cai

Trong nắng sớm, cây cầu Cốc Lếu mới hiện lên như chiếc mai rùa khổng lồ kiêu hãnh vươn mình nối hai bờ Hồng Hà sẽ làm thoả mãn nhu cầu lưu thông và phát triển của một thời kỳ mới.
20 năm trước cũng chính trên vị trí này, hình ảnh cây cầu gục ngã dưới lòng sông đã làm quặn thắt bao trái tim những người con xa quê trở lại tái thiết thị xã Lào Cai nói riêng và tỉnh Lào Cai nói chung. Lúc đó cả thị xã là một đống đổ nát ngổn ngang chìm lẫn trong lau trắng hoang vu. Con sông Hồng thơ mộng chảy giữa lòng thị xã đã vô tình trở thành ranh giới chia cắt đôi bờ, chỉ có những chuyến phà lặng lẽ, ngày nối ngày ngược xuôi làm nên niềm vui hội ngộ. Thế rồi chỉ 3 năm sau khi tỉnh Lào Cai được tái lập, cây cầu Cốc Lếu đã được xây dựng và hoàn thành đưa vào sử dụng thật sự là một ngày hội đối với nhân dân thị xã Lào Cai. Ước mơ đến tưởng như còn trong mơ vì từ đây đôi bờ Hồng Hà cũng như hai nửa thị xã đã được kéo lại gần nhau hơn, mở ra bao hoạch định lớn lao cho sự phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá xã hội của thị xã và của tỉnh Lào Cai. Và dĩ nhiên những chuyến phà chen chúc đã trở thành ký ức của nhiều người mà mỗi khi nhắc đến chỉ gợi lại những ngày gian khó khiến lòng thêm trân trọng những giá trị hiện tại của cuộc sống. Từ Cốc Lếu, Kim Tân sang Lào Cai, Phố Mới đã thực sự dễ dàng, ngày ngày dòng người, dòng xe qua lại ngược xuôi mở ra một bước khởi đầu mới cho mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc.
 
 Thi công xây dựng cầu Cốc Lếu
Trong chiến lược phát triển khu vực động lực kinh tế cửa khẩu, cầu Cốc Lếu thực sự là tuyến giao thông huyết mạch, không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thành phố mà còn giúp cho việc vận chuyển hàng hoá trong Khu kinh tế Cửa khẩu Lào Cai với Khu Thương mại - Công nghiệp Kim Thành, Khu công nghiệp Bắc Duyên Hải với Ga Lào Cai và Khu công nghiệp Đông Phố Mới, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Lào Cai. Nhận thức rõ tầm quan trọng này, năm 2008 Bộ Xây dựng đã ký Quyết định số 2217 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nâng cấp cầu Cốc Lếu trên quốc lộ 4D bắc qua sông Hồng tại vị trí km 140+560 và giao cho Sở Giao thông Vận tải Lào Cai làm chủ đầu tư với tổng giá trị xây dựng trên 100 tỷ đồng. Cầu Cốc Lếu mới được xây dựng vĩnh cửu bằng bê tông dự ứng lực gồm 2 mố, 3 trụ, dài 400 mét, rộng 16 mét với 4 làn xe cơ giới và lan can hai bên cho người đi bộ, cả chiều rộng, chiều dài đều gấp đôi cây cầu cũ hiện nay (cầu cũ chỉ có 2 làn xe, 2 làn đi bộ, dài 230 mét). Đây là cây cầu thứ tư được xây dựng trên cùng một vị trí và cũng là cây cầu sớm nhất bắc qua sông Hồng. Lần thứ nhất cầu được người Pháp xây dựng vào khoảng những năm 1900 có mặt cầu bằng gỗ và chỉ dành cho các xe ô tô loại nhỏ, xe thô sơ và người đi bộ. Cây cầu đầu tiên này sau đó bị chính người Pháp phá sập trước khi rút khỏi Lào Cai trong Chiến tranh Đông Dương. Cuối thập niên 1950, với sự giúp đỡ của Liên Xô, Việt Nam đã xây dựng lại cầu Cốc Lếu ở vị trí cũ. Cây cầu này có mặt đường bê-tông cho phép xe tải nhẹ đi qua. Đến tháng 12 năm 1992 (sau tái lập tỉnh Lào Cai một năm) cầu Cốc Lếu lại được khởi công xây dựng lại cũng tại đúng vị trí cũ, sau hai năm thi công, cây cầu thứ ba hoàn thành vào tháng 4 năm 1994, dài 230m, phần dành cho xe cơ giới rộng 5,6m đủ cho hai làn xe, phần dành cho xe thô sơ và người đi bộ gồm 2 làn hai bên mỗi làn rộng 1m...
Nhìn lại sự tồn tại của cây cầu Cốc Lếu luôn gắn liền với những thăng trầm lịch sử của thành phố Lào Cai qua từng thời kỳ. Cây cầu cũng là nơi chứng kiến sự hy sinh anh dũng của bao người con ưu tú của quê hương trong cuộc đấu tranh vệ quốc. Cây cầu Cốc Lếu còn là chứng nhân trong hành trình đi lên của một vùng đất biên cương, từ những ngày lầm than nô lệ với bao ai oán "Ai đưa tôi đến chốn này/ Bên kia Cốc Lếu/ Bên này Lào Cai" cho đến những ngày tươi sáng hôm nay. Chính vì thế cầu Cốc Lếu không đơn thuần chỉ có ý nghĩa về mặt giao thông mà nó thực sự là cây cầu của lịch sử và dù cây cầu được xây mới lại bao nhiêu lần đi chăng nữa thì những giá trị đó vẫn sẽ không thay đổi.
Quê hương phát triển mạnh mẽ, cây cầu bao lần thay mới để xứng tầm với thời đại âu cũng là thuận theo lẽ tự nhiên của sự phát triển. Còn trong lòng mỗi người dân thành phố Lào Cai thì cây cầu đã thực sự gắn bó để mỗi khi đi xa luôn tự hào quê mình có một cây cầu mang tên Cốc Lếu.

Cuốn sủi đất Lào Cai - Món ngon lạ miệng

Ai từng ghé Lào Cai, chắc chắn không thể bỏ qua cuốn sủi, món ăn đơn giản nhưng mang hương vị riêng của mảnh đất này.
Cuốn sủi còn được gọi với cái tên phở khan, khá giống với món phở Tíu. Cũng là bánh phở trắng mềm dưới bát, phía bên trên lớp phở được rắc chút mỳ bằng củ dong rang ròn cùng thịt bò, gia vị được nấu sền sệt thành một thứ nước sốt có hương vị riêng. Trên cùng của bát cuốn sủi là hạt tiêu, lạc, rau thơm và vài lát ớt.

Bát cuốn sủi được bưng ra mời thực khách, hương thơm của các loại gia vị quyện vào nhau ngào ngạt. Bát cuốn sủi với nước sốt nóng hổi. Cuốn sủi không có nước dùng như phở mà chỉ có nước sốt được rưới lên phở trắng. Khi ăn, bạn chỉ cần đảo đều các loại gia vị với bánh phở, gia giảm thêm chút tương ớt, gia vị và ăn kèm với món rau bạc hà tươi ngon, vậy là đã có một bữa sáng ngon lành trên mảnh đất vùng cao này.
Ở Lào Cai, có rất nhiều quán hàng cuốn sủi và nhà hàng chế biến món ăn kiểu người Hoa. Nhưng đa phần những khách đi tàu lên Lào Cai thường dừng lại ở ngay quán ăn chỉ cách ga có vài bước chân. Tại đây, trong khi chờ đợi món cuốn sủi, bạn có thể tranh thủ vệ sinh cá nhân và chuẩn bị hành lý cho chuyến đi khám phá mảnh đất Lào Cai. Một bát cuốn sủi ngon lành, lạ miệng, thơm thơm hương quế với giá cả phải chăng luôn là lựa chọn của những người bạn trẻ khi đến với Lào Cai. Không chỉ hợp túi tiền với người lao động, món này còn có thể ăn mọi mùa trong năm và đã ăn một lần bạn sẽ không thể quên được hương vị của nó.
Cùng với món thắng cố ngựa, cuốn sủi là món ăn đặc trưng của vùng đất Lào Cai mà bất cứ ai khi đến cũng muốn thưởng thức một lần.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét