Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Thành Điện Hải

Thành Điện Hải, thành điện hải, thành đh, tđh, điện hải, đh

Vị trí: Hải Châu, Đà Nẵng
Thành Điện Hải nằm ở tả ngạn sông Hàn, được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Gia Long thứ 12 năm 1813, trước là đồn Điện Hải, gần cửa biển Đà Nẵng.
Năm 1823 Minh Mạng thứ 4 cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao, được xây bằng gạch và đến năm 1835 Minh Mạng thứ 15, đồn được đổi tên là thành Điện Hải. Năm 1847 Thiệu Trị thứ 7, thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông. Hiện nay, tường thành phía Tây, Đông và các góc tương đối còn nguyên vẹn, còn cửa thành phía Nam đã mất và phía Bắc đã hư hại. Gần đây, di tích thành Điện Hải được trùng tu, gia cố, phục hồi lại nguyên trạng. Một tượng đài uy nghi của Tướng quân Nguyễn Tri Phương đã được dựng tại đây, để ghi nhớ một giai đoạn lịch sử hào hùng của thành phố.


Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858 - 1860. Ngày 12/4/2008, trong lúc thi công công trình nâng cấp, tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử thành Điện Hải, các công nhân đã phát hiện một khẩu thần công nằm sâu dưới lòng đất. Khẩu thần công này có chiều dài 2,8m, đường kính phần đầu 23cm và phần đuôi 42cm. Cuối tháng 7/2008, trên công trình xây dựng Bảo tàng Đà Nẵng tại di tích thành Điện Hải lại tiếp tục phát hiện thêm một khẩu súng thần công. Gần 200 năm trước, những khẩu thần công này cùng với đội quân triều Nguyễn, dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương, đánh lui hàng chục đợt tấn công của quân Pháp ngay tại cửa sông Hàn. Súng thần công được bố trí trên các ụ súng, quay mặt ra phía biển sẵn sàng nghênh chiến với tàu địch.
Những khẩu thần công đã nằm im lặng ở đây hơn 1,5 thế kỷ, hầu hết đã bị gỉ sét, gãy phần tai hai bên và trục quay nhưng thân súng thì hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Chúng được đúc bằng sắt, gang hoặc bằng đồng, khẩu to nhất nặng đến hơn 3 tấn, khẩu nhỏ cũng khoảng hơn 1 tấn Những khẩu thần công ở thành Điện Hải chính là những chứng tích vô cùng quý giá để những thế hệ người dân tự hào về mảnh đất cửa biển. Bằng lòng dũng cảm, ý chí ngoan cường, người dân Đại Việt đã chiến thắng đội quân hùng mạnh vào bậc nhất thế giới lúc bấy giờ. Ngày 16/11/1988 thành đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia và được gắn bia di tích ngày 25/8/1998.

Khách Sạn Royal Đà Nẵng ở 17 Quang Trung, phường Hải Châu 1, Hải Châu, Đà Nẵng, Việt Nam là một trong những khách sạn tại đà nẵng thích hợp với bạn.
 Royal Hotel Danang gần chợ Đàn Nẵng, các quán bar, nhà hàng và di sản nổi tiếng thế giới phố cổ Hội An chỉ 45 phút đi xe. Mỗi phòng trong số 60 phòng đều rộng rãi và sạch sẽ với các tiện nghi cơ bản như bar-mini, điều hòa. Khách sạn cũng có phòng Yoyal, nhà hàng phục vụ các món ăn dân tộc Việt Nam và một số món ăn quốc tế. Quán cà phê Kazik mang đến cho quí khách cà phê tươi và một bầu không khí thoải mái rất hoàn hảo cho những câu chuyện với những khách du lịch khác.

Sau đó thăm cầu sông Hàn (cầu Quay)

Cầu sông Hàn (cầu Quay), cầu sông hàn, cầu quay sông hàn ,cầu quay đà nẵng
Cầu sông Hàn là một trong những cây cầu bắc qua sông Hàn ở Đà Nẵng, miền Trung Việt Nam. Đây là cây cầu đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam thiết kế và thi công. Và còn đặc biệt hơn khi đây là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Nói đến Đà Nẵng không thể không nhắc đến dòng sông Hàn thơ mộng và cầu Sông Hàn - cây cầu quay  đầu tiên do kỹ sư, công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, và là cây cầu quay duy nhất ở Việt Nam hiện nay.
Cầu Sông Hàn là biểu tượng cho sức sống mới, là khát vọng đi lên của thành phố được xây dựng bằng sự đóng góp của mọi người dân.
Dường như mọi vẻ đẹp nên thơ của đòng sông Hàn chỉ được bộc lộ một cách hoàn mỹ nhất khi có thêm cầu Sông Hàn. Cầu không chỉ tạo thêm thuận lợi cho giao thông vận tải, du lịch, khơi dậy tiềm năng kinh tế của một vùng đất rộng lớn ở phía đông thành phố mà còn là một dấu ấn văn hoá của người Đà Nẵng hôm nay gửi lại muôn đời con cháu mai sau.
Năm 1998, một năm sau khi Đà Nẵng trở thành đô thị loại 1, công trình cầu Sông Hàn mang tính bứt phá đã được xây dựng trên trục chính của đường Bạch Đằng, một công trình sẽ có một chỗ đứng trong lịch sử phát triển của thành phố.
Công trình cầu dây văng này có tổng vốn đầu tư hơn 100 tỉ đồng nhưng phải thi công trong 2 năm liên tục. Từ nguồn cảm hứng của cây cầu sau khi hoàn thành vào đầu năm 2000, đường Bạch Đằng được lột xác lần thứ hai trong cuộc đời dài hơn 3 thế kỷ.
Cây cầu là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng vì chính nhân dân thành phố đã đóng góp phần lớn tiền xây dựng cầu. Cây cầu đã trở thành một trong những điểm thu thu hút khách du lịch.
Hàng ngày, vào khoảng 2 giờ sáng, phần giữa của cây cầu quay 90 độ quanh trục, nằm xuôi theo dòng chảy của dòng sông, mở đường cho tàu lớn đi qua. Tuy nhiên hiện nay do nguyên nhân kinh phí, người ta không quay cầu hàng ngày, mà chỉ thực hiện khi có yêu cầu của Cảng vụ Đà Nẵng.
Hiện thành phố đã có thêm vài cây cầu mới nữa bắc ngang sông Hàn, như cầu Thuận Phước bắc ngang cửa sông nhìn ra vịnh Đà Nẵng, được đánh giá như là cầu Mỹ Thuận thu nhỏ về mặt mỹ quan. Tuy nhiên sẽ không có cây cầu nào tạo được nhiều cảm xúc đối với người dân thành phố như những gì mà cầu Sông Hàn đã đem lại.

Bún chả cá Đà Nẵng

Là món ăn đặc trưng của miền Trung nhưng hình như không nơi đâu bún chả cá ngon bằng ở Đà Nẵng.
Nói đến bún chả cá Đà Nẵng thì phần đặc trưng đầu tiên phải nói là chả cá. Để có được một tô bún chả ngon, như ý cần phải biết chọn loại cá ngon, cá tươi sau đó mang về rửa sạch, bào lấy thịt cá, cho vào cối quết nhuyễn cùng với gia vị như muối, bột ngọt, đường, tiêu…theo một tỉ lệ nhất định tùy thuộc vào bí quyết của người làm chả và quết cho đến khi nào thịt cá dẻo và tỏa mùi thơm. Sau khi được tạo thành từng miếng lớn, chả có thể đem hấp để tạo thành loại “chả hấp” hoặc đem chiên vàng trong dầu nóng, mà người Đà Nẵng gọi là “chả chiên”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét