Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Nhà thờ Hòn Gai

Nhà thờ Hòn Gai tọa lạc trên Núi Đạo, phường Bạch Đằng, Thành phố Hạ Long. Nhà thờ đầu tiên được xây dựng năm 1933, nhìn sang Núi Bài Thơ nhưng đã bị máy bay Mỹ thả bom san bằng vào năm 1967. Mãi đến năm 1998, giáo xứ Hòn Gai mới có điều kiện xây ngôi nhà thờ mới.
Nhà thờ xây theo kiểu Roman, dài 42m, rộng 11m, tháp chuông cao 33m.



Hongai5.jpg

Khách Sạn Grand Hạ Long là một trong lựa chọn của bạn khi đến Hạ Long
Khách Sạn Grand Hạ Long trực thuộc sự quản lí của Công ty Du lịch khách sạn Du lịch Công Đoàn Hạ Long, một khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao tọa lạc trong một không gian đẹp, thoáng mát ngay tại khu vực Bãy Cháy của vịnh Hạ Long. Với tiêu chuẩn chất lượng cao và vị trí thuận lợi của mình, Grand Hạ Long chính là một trong những điểm dừng chân được nhiều du khách quốc tế cũng như trong nước yêu thích.
Lấy gam màu trắng làm chủ đạo, phòng nghỉ tại .Khách Sạn Grand Hạ Long sẽ cho bạn cảm giác thư thái và trong lành nhất. Bạn cũng có thể tìm được ở đây không khí ấm cúng, thân mật bởi sô pha, đèn ngủ, bàn trang điểm…được bố trí hợp lý mang màu sắc tinh tế, hài hòa. Điều đặc biệt là Grand Hạ Long nằm ngay trung tâm của biển Bãi Cháy, bên cạnh vịnh Hạ Long xinh đẹp, rất thuận tiện cho du khách khi chỉ mất khoảng vài phút đi bộ là đã đến với những bãi tắm thơ mộng.
Khách sạn gồm 117 phòng với 4 loại khác nhau: Deluxe room, Junior Suite, Superior, Grand Suite để quý khách lựa chọn. Các phòng được trang bị hiện đại theo tiêu chuẩn 4 sao, với các trang thiết bị hiện đại. Phòng Superior rộng 35m2 xinh xắn và ấm cúng, Phòng Deluxe room rộng 55m2 vừa vặn, Phòng Junior Suite rộng 70 m2, Grand Suite rộng 80m2- rộng rãi, sang trọng. Hãy yên tâm, vì sẽ có rất nhiều lựa chọn phù hợp với số lượng thành viên trong chuyến du lịch của bạn.
Bên cạnh đó bạn có thể chọn được những khách sạn tại hạ long khác phù hợp với mình.

Các điểm du lịch ở TP Hạ Long




Bên cạnh vịnh biển xinh đẹp gắn với nhiều truyền thuyết, Hạ Long còn có nhiều điểm đến khác để du khách khám phá về thành phố biển.

Cụm di tích núi Bài Thơ
Cac diem du lich o TP Ha Long
Cụm di tích núi Bài Thơ
Vị trí: Phường Bạch Đằng, trung tâm thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, là một quần thể di tích lịch sử ,văn hóa bao gồm: núi Bài Thơ, chùa Long Tiên và đền thờ Trần Quốc Nghiễn.
Núi Bài Thơ: Cao khoảng 200m, tựa như một ngọn tháp khổng lồ bên bờ Vịnh Hạ Long. Trước đây núi có tên gọi là Truyền Đăng. Năm 1468 vua Lê Thánh Tông trong một lần tuần du ở vùng biển An Bang (Vịnh Hạ Long ngày nay) đã ứng tác một bài thơ và cho khắc vào vách núi phía nam. Từ đó núi mang tên là núi Đề Thơ, sau gọi là Bài Thơ. Ngoài bài thơ của vua Lê Thánh Tông, hiện nay trên vách núi phía đông nam còn có bài thơ họa của chúa Trịnh Cương (năm 1729) và chùm bài thơ của một số danh nhân thời Nguyễn.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, núi Bài Thơ còn gắn liền với những sự kiện lịch sử đấu tranh cách mạng của quân và dân vùng mỏ. Ngày 1-5-1930, lần đầu tiên lá cờ đỏ búa liềm tung bay trên đỉnh núi, mở đầu giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân vùng mỏ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, núi Bài Thơ là trạm gác phòng không, hang trú ẩn cứu thương, phục vụ chiến đấu và là nơi đặt trung tâm điện chính của bưu điện tỉnh Quảng Ninh.
Đền thờ Trần Quốc Nghiễn
Nằm ở phía tây chân núi Bài Thơ. Đền thờ Hưng Vũ Vương Trần Quốc Nghiễn, con trai cả của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn - vị tướng nhà Trần có công đánh giặc bảo vệ vùng đông bắc Tổ quốc.
Chùa Long Tiên
Nằm ở phía bắc chân núi Bài Thơ. Chùa được xây dựng năm 1941 để thờ Phật là chính, ngoài ra còn thờ đức thánh Trần và thánh Mẫu. Đây là trung tâm Phật giáo lớn của thành phố Hạ Long. Lễ hội nơi đây diễn ra vào ngày 24-3 âm lịch hằng năm.
Nhà thờ Hòn Gai
Vị Trí: Phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Cac diem du lich o TP Ha Long
Nhà thờ Hòn Gai
Nhà thờ Hòn Gai được xây dựng vào đầu thế kỷ 20 trên một ngọn đồi cao, đứng trên đó du khách có thể nhìn bao quát được toàn bộ trung tâm của thành phố Hạ Long. Năm 1972, nhà thờ Hòn Gai bị phá hủy do chiến tranh. Đến năm 1998, nhà thờ đã được xây dựng lại khang trang và bề thế.
Đây là nhà thờ lớn nhất tỉnh Quảng Ninh. Đến đây du khách không chỉ biết thêm về những nét kiến trúc tôn giáo độc đáo mà còn được tìm hiểu về tập quán lễ giáo, tín ngưỡng của giáo dân thành phố Hạ Long.

Bảo tàng Quảng Ninh

Cac diem du lich o TP Ha Long
Bảo tàng Quảng Ninh
Vị Trí: 165 đường Nguyễn Văn Cừ, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Bảo tàng Quảng Ninh được xây dựng và hoạt động phục vụ từ năm 1991. Tại đây đang lưu giữ, trưng bày nhiều hiện vật, tư liệu gốc có giá trị về lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất Quảng Ninh và lịch sử truyền thống đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân các dân tộc vùng mỏ.


Cảng Cái Lân
Vị Trí: Đường Hạ Long, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Cảng Cái Lân là cảng biển nước sâu - một trong những cảng chính của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc Việt Nam.
Cac diem du lich o TP Ha Long
Cảng Cái Lân
Với các điều kiện tự nhiên thuận lợi như vũng nước sâu, rộng nằm gần cửa biển, luồng lạch ngắn, ít ảnh hưởng của sóng gió... cảng Cái Lân đã và đang được đầu tư để đáp ứng mọi nhu cầu về vận tải hàng hóa và các dịch vụ cung ứng hàng hải khác.
Hiện tại cảng đã có thể tiếp nhận tàu có trọng tải 2,5 vạn tấn. Trong tương lai, cảng Cái Lân sẽ là cảng nước sâu lớn có qui mô hiện đại, đủ tiêu chuẩn là cảng biển quốc tế lớn nhất ở khu vực phía Bắc Việt Nam. Dự kiến tới năm 2010 lượng hàng hóa lưu thông qua cảng sẽ đạt 14,2 triệu tấn/năm.

Mỏ khai thác than
Cac diem du lich o TP Ha Long
Khai thác than tại Quảng Ninh
Tại khu vực thành phố Hạ Long hiện nay có một số cơ sở khai thác than lớn là: mỏ than Hà Tu, Hà Lầm và Núi Béo. Những mỏ than này phần lớn đều nằm cách trung tâm thành phố Hạ Long từ 20-30km về phía đông bắc.
Hình thức khai thác ở các mỏ này chủ yếu là lộ thiên và hầm lò. Đến đây du khách sẽ được biết đến một nguồn tài nguyên thiên nhiên quí giá, dồi dào của vùng đất Quảng Ninh và một không khí làm việc sôi nổi của hàng nghìn thợ mỏ với những phương tiện khai thác hiện đại trên các khai trường.

Trung tâm thương mại Hạ Long
Cac diem du lich o TP Ha Long
Trung tâm thương mại Hạ Long
Trung tâm thương mại Hạ Long được xây dựng năm 2003 tại phường Bạch Đằng, trung tâm thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) trên vị trí của chợ Hạ Long cũ, có qui mô hiện đại với diện tích rộng hơn 8.000m2, gần 2.000 gian hàng với hàng hóa được bày bán rất phong phú và đa dạng.
Du khách có thể đến tham quan và mua bán các mặt hàng, sản vật của Hạ Long và vùng lân cận. Trung tâm thương mại Hạ Long mở cửa phục vụ vào cả các buổi tối thứ bảy và chủ nhật hằng tuần (từ 19-22g).


Khu du lịch quốc tế Tuần Châu
Cac diem du lich o TP Ha Long
Khu du lịch quốc tế Tuần Châu
Đây là khu du lịch độc đáo ở miền Bắc Việt Nam. Khu du lịch quốc tế Tuần Châu bao gồm một tổ hợp du lịch, dịch vụ, vui chơi giải trí: bãi tắm nhân tạo, nhà biểu diễn đa năng 2.500 chỗ ngồi, khu phố ẩm thực với phong cách kiến trúc truyền thống Việt Nam, khu biểu diễn động vật, khu chợ quê, hồ sinh vật biển, khu biệt thự chất lượng cao và nhiều loại hình dịch vụ khác. Đến đây du khách sẽ có cơ hội được tham quan, thưởng thức các loại hình dịch vụ du lịch hấp dẫn trên.


Công viên quốc tế Hoàng Gia
Cac diem du lich o TP Ha Long
Công viên quốc tế Hoàng Gia 
Công viên quốc tế Hoàng Gia tọa lạc ở đường Hạ Long, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trung tâm vui chơi giải trí vừa hiện đại vừa dân tộc với nhiều loại hình phong phú gồm có: biểu diễn nghệ thuật dân tộc, múa rối nước, các trò vui chơi giải trí, vườn hoa phong lan, vườn xương rồng, các hoạt động thể thao dưới nước như kéo dù, đua thuyền, môtô nước ,thưởng thức các món ăn dân tộc Á, Âu...



Món ngon ở hạ long

Món ngon ở hạ long Tôm hùm Hạ Long

Tôm hùm Hạ Long

Tôm hùm thì có ở rất nhiều nơi nhưng tới Quảng Ninh mà thưởng thức trong lúc lênh đênh trên Vịnh Hạ Long vào những đêm hè thì chắc chắn không có nơi nào
Món ngon ở hạ long Bún xào ngán- Món độc đáo Quảng Ninh

Bún xào ngán- Món độc đáo Quảng Ninh

Bún xào ngán là một món mới xuất hiện trong các nhà hàng tại Tp Hạ Long nhưng trước đó món ăn này khá phổ biến ở vùng ven sông Chanh, vùng thị trấn Quảng
Món ngon ở hạ long Gà đồi Tiên Yên

Gà đồi Tiên Yên

Tiên Yên là một huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh. Từ Hạ Long, theo Quốc lộ 18 ngược bắc 70km sẽ gặp thị trấn Tiên Yên. Nếu dừng chân ở Tiên Yên, các du khách
Món ngon ở hạ long Bánh gật gù

Bánh gật gù

Ẩm thực Quảng Ninh rất ngộ,  còn đọng nhiều phong cách của cộng đồng cư  dân biển đảo. Bánh “gật gù”, bò “lúc lắc”, kẹo “cu đơ” nếu được

Bảo Tàng Cội Nguồn Phú Quốc

Bảo tàng Cội Nguồn – Phú Quốc là một bảo tàng tư nhân hoạt động theo Luật Di sản Văn hóa, quy chế tổ chức và hoạt động của bảo tàng tư nhân do Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành, chịu sự chỉ đạo về mặt chuyên môn nghiệp vụ của Cục Di sản Văn hóa, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kiên Giang
Bảo tàng Cội Nguồn – Phú Quốc có nhiệm vụ nghiên cứu và xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, dài hạn về các mặt hoạt động của bảo tàng. Tổ chức thực hiện các kế hoạch, dự án, đề án được cung cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Tổng diện tích hoạt động trên 1,5 ha gồm các hạng mục: nhà trưng bày chính về cổ vật (1 trệt, 4 lầu) 1.152m2; nhà trưng bày mỹ nghệ gỗ lũa: 204m2; nhà trưng bày tranh nghệ thuật, mỹ thuật về các loại ốc biển, tranh dân gian, ảnh thời sự về đất nước con người, kinh tế, văn hóa, xã hội huyện Phú Quốc qua các thời kỳ: 316m2; khu quà lưu niệm, trưng bày sản phẩm ngọc trai: 450m2; nhà sàn truyền thống vùng nông thôn Phú Quốc: 146m2; nhà tổ đường họ tộc, tín ngưỡng dân gian: 99m2; kho lưu trữ: 224m2; khu bảo tồn chó xoáy, đại bàng, cây xanh, đường đi vào các khu, hồ nước, thác, suối tự tạo. . .

 Đến đây bạn có thể chọn được nhiều khách sạn tại phú quốc phù hợp với mình như : Khách Sạn Cội Nguồn Phú Quốc
Được thiết kế cho cả các chuyến du lịch nghỉ ngơi và công tác, Coi Nguon Phu Quoc Hotel tọa lạc tại vị trí lí tưởng ở Bãi Dài / Thị Trấn Đông Dương; một trong những khu vực nổi tiếng của thành phố. Chỉ cách những hoạt động thú vị ở trung tâm thành phố khoảng 2.8 Km. Khách sạn hiện đại này nằm trong khu lân cận với các địa điểm tham quan nổi tiếng của thành phố như Long Beach, Coco Dive Center, Việt Nam Explorer.
Coi Nguon Phu Quoc Hotel mang lại dịch vụ hoàn hảo, làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất với những tiện nghi sang trọng tuyệt vời. Vì sự thoải mái và tiện nghi của khách, khách sạn trang bị đầy đủ két sắt, bãi đỗ xe, quán cà phê, phục vụ ăn tại phòng, dịch vụ du lịch.
Bước vào một trong 30 phòng khách, bạn như rũ bỏ một ngày dài căng thẳng với một loạt tiện nghi như vòi hoa sen, tivi, bồn tắm, truy cập internet không dây, tủ đồ ăn uống nhẹ. vườn của khách sạn là nơi lý tưởng để thư giãn và đổi gió sau một ngày bận rộn. Dù cho lý do của bạn khi tham quan Đảo Phú Quốc là gì đi nữa, Coi Nguon Phu Quoc Hotel là một nơi tuyệt vời cho chuyến nghỉ mát vui vẻ và thú vị.

Điểm thăm quan tại Phú Quốc

Phú Quốc có 3 hướng tham quan chính: Bắc Đảo, Nam Đảo và Đông Đảo (Tây Đảo ít được nhiều du khách lựa chọn do nơi đây không có nhiều điểm thăm quan). Thông thường khi đến Phú Quốc, du khách thường dành một ngày để thăm quan Bắc Đảo, một ngày thăm quan Nam và Đông Đảo.
Bắc Đảo:
Hiện đường đi Bắc Đảo khá xấu, việc đi lại có phần không được thuận tiện.
Vườn quốc gia Phú Quốc: bao gồm địa phận khu bảo tồn thiên nhiên Bắc đảo, khu vực núi Hàm Rồng, Gành Dầu và Cửa Cạn. Vườn quốc gia Phú Quốc thu hút nhiều du khách với những cảnh đẹp thiên nhiên và những bãi biển hoang sơ.
Đền thơ Nguyễn Trung Trực tại Phú Quốc: Để tỏ lòng biết ơn người anh hùng Nguyễn Trung Trực, hiện nay, nhân dân ta thờ cúng Ông ở nhiều nơi, trong đó tiêu biểu là Đền Thờ anh hùng Nguyễn Trung Trực tại Long An, Đền Thờ anh hùng Nguyễn TRung Trực tại Rạch Giá và đền thờ anh hùng Nguyễn Trung trực tại Gành Dầu Phú Quốc.
Bãi Dài: Bãi Dài Phú Quốc có bờ biển dài 1500m, dọc theo bãi biển với cát biển biển là hàng dương xanh cao to, mọc thẳng hàng. Bãi Dài là một trong những bãi biển đẹp tại Phú Quốc.
Gành Dầu: Nơi này thuộc vùng bắc đảo Phú Quốc, từ cửa rừng nguyên sinh đi theo hướng tây bắc sẽ đến bãi biển Gành Dầu, xã Gành Dầu.
Suối Đá Ngọn: Suối Đá Ngọn nằm ở phía Đông Bắc đảo Phú Quốc, gần hồ nước Dương Đông.
Suối Đá Bàn: Suối Đá Bàn ở xã Cửa Dương, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang là một địa điểm không thể bỏ qua khi đến thăm đảo ngọc. Suối bắt nguồn từ núi Hàm Ninh – dãy núi dài nhất và cao nhất trong số 99 ngọn núi trải dài từ Bắc chí Nam của đảo Phú Quốc.
Nam Đảo:
Nhà tù Phú Quốc: nơi từng được mệnh danh là “địa ngục trần gian”.
Vườn tiêu: Đảo Phú Quốc là vườn tiêu lớn nhất Đồng Bằng Sông Cửu Long và được mệnh danh là “Vương quốc hồ tiêu” bởi tiêu là một đặc sản địa phương và là món quà độc đáo với khách du lịch gần xa.
Nhà thùng nước mắm Phú Quốc: Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng nhờ độ đạm cao (360 – 400), vị dịu ngọt, thơm mùi cá cơm sóc tiêu đặc sản chỉ riêng Phú Quốc mới có. Có được thứ nước mắm hảo hạng như vậy là do các nhà thùng ở Phú Quốc làm theo cách truyền thống từ hàng trăm năm nay. Nước mắm ở đây càng để lâu càng ngon.
Cơ sở nuôi cấy ngọc trai: Đến với Phú Quốc, nhiều du khách không khỏi thích thú trước vẻ đẹp của ngọc trai đất đảo. Thiên nhiên hào phóng ban tặng cho vùng đất này những cảnh quan tươi đẹp và nhiều bãi biển sóng êm là điều kiện tốt để nuôi cấy ngọc trai. Những năm gần đây, người dân Phú Quốc đã nhanh chóng nắm bắt những kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai của Úc và Nhật để đưa công nghệ nuôi cấy ngọc trên đảo thêm một bước tiến mới.
Suối Tranh: Con suối bắt nguồn từ dãy Hàm Ninh, chảy thành thác ba tầng, tuôn thành suối cuốn hút du khách thích khám phá sự bí ẩn của thiên nhiên. Suối Tranh là khu du lịch sinh thái lớn của đảo Phú Quốc, du khách đến tham quan có thể leo núi khám phá và tắm ở thác ba tầng.
Bãi Kem (Bãi Khem): Bãi Kem hay còn gọi là bãi Khem – một trong những bãi tắm đẹp và thơ mộng thuộc thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, cách Dương Đông…
Đông Đảo
Bảo tàng Cuội Nguồn: là bảo tàng tư nhân thứ 9 hiện có ở Việt Nam. Đây được xem là nơi lưu giữ những câu chuyện về hòn đảo Phú Quốc, “hồn vía” Phú Quốc. Bảo tàng Cuội Nguồn lưu giữ hơn 3.000 cổ vật, trong đó có 300 bộ thư mục quý về Phú Quốc bằng các chữ Hán, Việt, Anh, Pháp. Bên cạnh đó là các khu vực trưng bày mỹ nghệ gỗ lũa; khu mỹ nghệ ốc biển; khu sản phẩm quà lưu niệm, ngọc trai; khu nhà sàn truyền thống vùng nông thôn Phú Quốc; khu bảo tồn chó xoáy, đại bàng biển và ó biển…
Làng chài Hàm Ninh: Làng chài Hàm Ninh nằm trên bờ biển phía Ðông đảo. Thăm Hàm Ninh vào sáng sớm hay những đêm trăng thì mới hưởng hết vẻ đẹp của biển này.
Chùa Sư Muôn (Hùng Long tự): là một ngôi chùa cổ, tọa lạc trên địa bàn thị trấn Dương Đông, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Chùa do một vị sư có tên là Nguyễn Kim Môn lập nên, do đó, còn có tên là chùa Sư Môn. Dân chúng quen gọi là chùa Sư Muôn.
Cơ sở nuôi cấy ngọc trai: Đến với Phú Quốc, nhiều du khách không khỏi thích thú trước vẻ đẹp của ngọc trai đất đảo. Thiên nhiên hào phóng ban tặng cho vùng đất này những cảnh quan tươi đẹp và nhiều bãi biển sóng êm là điều kiện tốt để nuôi cấy ngọc trai. Những năm gần đây, người dân Phú Quốc đã nhanh chóng nắm bắt những kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai của Úc và Nhật để đưa công nghệ nuôi cấy ngọc trên đảo thêm một bước tiến mới.
Thị trấn Dương Đông
Dinh Cậu: là một cảnh đẹp kỳ thú được tạo nên từ ghềnh đá và biển. Đây còn là một điểm thờ cúng theo tín ngưỡng của người dân sống bằng nghề chài lưới tại Phú Quốc. Ngắm cảnh hoàng hôn trên biển Tây tại Dinh Cậu là một trong những điều thú vị đối với du khách mỗi khi đến Phú Quốc.
Chợ đêm Phú Quốc (chợ đêm Dinh Cậu): nằm sát bên bờ biển, nơi trung tâm thị trấn Dương Đông với hơn 100 gian hàng với các món ăn bình dân, các gian hàng thủ công mỹ nghệ, đồ trang sức và quà lưu niệm làm từ biển…

Đảo ngọc Phú Quốc không thiếu món ăn ngon

Được mệnh danh là thiên đường giữa biển, Phú Quốc không chỉ hấp dẫn du khách với những cảnh đẹp mà còn là những món ăn thơm ngon mang đậm hương vị biển.
Phú Quốc từ lâu đã trở thành một địa chỉ nghỉ dưỡng được du khách trong và ngoài nước ưa thích. Những bãi biển hoang sơ với bờ cát trắng chạy dài luôn có một sức hút rất riêng đối với du khách. Đến Phú Quốc ngoài việc tắm biển, lặn ngắm những rặng san hô tuyệt đẹp, đi câu cá... du khách còn được khám phá những món ăn ngon miệng của người dân trên đảo được chế biến từ nguồn hải sản phong phú của biển.
Món ăn đầu tiên phải kể đến là gỏi cá trích, sẽ thật là thiếu sót cho chuyến đi của bạn nếu chưa thưởng thức món ăn này. Để chế biến món ăn này, người dân đảo thường lựa chọn nhưng con cá béo tròn, tươi ngon còn lấp lánh ánh bạc. Cá được đánh vảy, làm sạch rồi lóc lấy phần thịt phi lê. Gỏi cá được chế biến đơn giản nhưng không kém phần tinh tế. Ngoài thịt cá, thành phần món ăn còn có dừa nạo, hành tây thái mỏng, hành tím và ớt thái sợi. Nước sốt của món gỏi này khá đặc biệt, được làm từ loại giấm nuôi bằng trái ổi chín trên đảo nên nó có vị chua thanh cùng hương thơm nhẹ.
goi-ca-1-2489-1378790548.jpg
Gỏi cá trích là một niềm tự hào về ẩm thực của người dân Phú Quốc. Ảnh: T.P.
Sau khi chuẩn bị xong, các nguyên liệu được bày ra đĩa. Ăn kèm là chén nước chấm cay cùng bánh tráng và rau sống. Mùa cá trích còn nhiều trong các tháng hè, nên nếu có dịp đến Phú Quốc trong thời gian này, bạn đừng quên thưởng thức món gỏi thơm ngon trong không khí trong lành của buổi chiều trên đảo.
Nhum biển hay còn gọi là cầu gai cũng là món ăn độc đáo mà bạn không nên bỏ qua. Không đơn thuần là một món ăn, cầu gai được ví như là nhân sâm của biển, nó có tác dụng bổ thận, tráng dương... rất có lợi cho phái mạnh. Người dân trên đảo thường chế biến cầu gai bằng nhiều cách như ăn sống, nấu cháo hoặc nướng mỡ hành... Để ăn sống, người ta thường chọn những con cầu gai còn tươi vừa mới bắt lên. Cầu gai được tách đôi, rửa sạch hết các sợi gân máu bên trong. Cho phần thịt vào bát, thêm một ít chanh và mù tạt, đánh đều rồi thưởng thức cùng cải bẹ xanh.
cau-gai-1-4711-1378790548.jpg
Cầu gai là món quà của biển dành tặng cho người dân Phú Quốc. Ảnh: T.P.
Nếu cầu kỳ hơn, bạn có thể thưởng thức món cầu gai nấu cháo. Phần thịt và trứng của cầu gai được tách ra, ướp với một ít gia vị rồi xào sơ qua trước khi cho vào nồi cháo đang sôi. Cháo cầu gai phải ăn khi còn nóng mới thưởng thức được hết hương vị thơm ngon của nó. Với những người ưa thích món nướng, có thể thưởng thức món cầu gai nướng mỡ hành. Những con cầu gai sau khi rửa sạch, dùng kéo cắt đôi, cho vào một ít mỡ hành và nướng trên bếp than hồng. Chỉ cần thêm một tí muối tiêu chanh là du khách đã có một món ăn đậm đà và ngon miệng.
Không nổi tiếng như gỏi cá trích hay độc đáo như cầu gai, món mực trứng nướng bình dị và dân dã như chính tính cách của người dân trên đảo. Tuy nhiên, chỉ khi thưởng thức món ăn này, du khách mới cảm nhận được hết hương vị thơm ngon, dai giòn và béo ngậy của nó. Mực trứng là những con mực to hơn ngón tay cái người lớn với một bụng đầy trứng bên trong, thường được chế biến bằng cách nướng, ngoài ra còn có thể nấu cháo, hấp, luộc...
muc-trung-1-1345-1378790549.jpg
Mực trứng nướng tuy đơn giản nhưng lại có hương vị thơm ngon, hấp dẫn. Ảnh: T.P.
Những con mực còn tươi ngon được rửa sạch, ướp với muối ớt, dầu ăn để trong khoảng 15 phút cho ngấm đều gia vị rồi nướng trên bếp than hồng. Khi những con mực săn lại, có màu vàng ươm cùng hương thơm nức mũi là bạn đã có thể thưởng thức. Chỉ cần một chén muối ớt chanh cùng ít rau răm là đã đủ cho một món ăn chơi ngon miệng.
Ngoài những món ngon kể trên, khi đến đảo Phú Quốc, du khách có thể tìm đến chợ đêm Dinh Cậu để khám phá thêm ẩm thực của đảo qua những món ăn ngon như: cơm ghẹ, còi biên mai nướng; các loại cá, ốc, sò nướng... hay những món cháo hải sản nóng hổi với vị thanh ngọt làm ấm lòng du khách trong tiết trời se se lạnh khi đêm về.

Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát
Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát - iVIVU.comĐây là ngôi chùa nhỏ nổi bật với pho tượng phật Bà Quan Âm trắng cao 16m hướng ra biển đứng trên tòa sen, tay cầm bình Cam Lộ, với khuôn mặt hiền hòa, đức độ. Đây là một pho tượng đẹp và cũng là điểm tham quan của khách du lịch ở Vũng Tàu.
Vị trí: Chùa Quan Thế Âm Bồ Tát nằm trên đường vòng núi Lớn, thành phố Vũng Tàu, cách bãi Dâu 500m

Đến thăm ở đây bạn có thể chọn những khách sạn ở vũng tàu để lưu trú. Ví dụ như khách sạn Ngân hàng Vũng Tàu ở  174 Hoàng Hoa Thám, Phường 2, TP. Vũng Tàu

Nhà khách Phân Viện Ngân Hàng được xây dựng trong khuôn viên 6000m2 rộng rãi và thoáng mát được bao quanh bởi cây xanh, vườn hoa. Cách bãi tắm Thùy Vân 90m quý khách đi bộ có thể tắm biển, Nhà Khách được thiết kế hiện đại, trang nhã hài hòa với không gian biển thơ mộng, hệ thống Phòng  nghỉ dưỡng, nhà hàng phục vụ ăn uống, hệ thống phòng hội nghị, phòng họp, phòng học cho quý cơ quan, tổ chức tại Vũng Tàu. “Hãy Trải nghiệm không gian sống ngay tại Thành Phố Biển Vũng Tàu”

Điểm du lịch thú vị ở Vũng Tàu

Thích Ca Phật Đài

Là một ngôi chùa lớn nằm trên sườn núi Lớn của thành phố Vũng Tàu. Vẻ đẹp của ngôi chùa chính là sự kết hợp rất khéo léo giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên. Đáng chú ý ở ngôi chùa này là ngọn tháp Bát Giác cao 19m và tượng Phật Thích Ca ngồi thiền trên tòa sen xây trên lưng chừng núi du khách đứng từ xa có thể chiêm ngưỡng được.
Thích Ca Phật Đài, Vũng Tàu - iVIVU.com

Đường đi: Du khách đến Thích Ca Phật Đài theo đường Lê Lợi, rẽ về đường Trần Phú hoặc từ đường Trần Phú – bãi Trước theo đường ven biển đi qua bãi Dâu, tới địa phận Bến Đá là gặp Thích Ca Phật Đài.

 Tượng Chúa Ki-tô

Tượng chúa Ki tô, Vũng Tàu - iVIVU.comTượng Chúa Ki-tô hay Tượng Đức Chúa dang tay là một bức tượng Chúa Giê-su đứng trên đỉnh Núi Nhỏ của thành phố Vũng Tàu, được xây từ năm 1974. Bức tượng này cao 32 m, sải tay dài 18,3 m đứng trên độ cao 170 m nhìn ra biển, bên trong có cầu thang 133 bậc lên tận 2 tay của tượng. Bức tượng có thể xem như một phiên bản tương tự tại thành phố Rio de Janeiro của Brasil.
Vị trí: Tượng chúa Kitô nằm trên đỉnh núi Nhỏ, thành phố Vũng Tàu

 Bạch Dinh

Bạch Dinh, Vũng Tàu - iVIVU.comNăm 1898, Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer đã cho xây Bạch Dinh (Villa Blanche) trên nền pháo đài Phước Thắng từng khai hỏa bắn vào tàu chiến Pháp gần 50 năm trước. Bạch Dinh là một công trình kiến trúc La Mã 3 tầng, cao 19 m, lưng tựa vào Núi Lớn. Tại đây hiện còn lưu giữ 19 khẩu thần công.
Vị trí: Số 10 đường Trần Phú, thành phố Vũng Tàu

 Khu di tích Đình Thắng Tam

Khu di tích Đình Thắng Tam, Vũng Tàu - iVIVU.comTại khu di tích này, ngoài Ngôi Tiền Hiền và Lăng Ông Nam Hải, miếu Bà Ngũ Hành còn có ngôi miếu Bà, tọa lạ trên một hòn đảo nhỏ, nằm chông chênh, nhô ra trước mặt biển. Lễ hội Nghinh Ông Thắng Tam Vũng Tàu được xem là một trong những sản phẩm du lịch tâm linh của Bà Rịa Vũng Tàu, thu hút đông đảo du khách, đặc biệt là những du khách nước ngoài.
Vị trí: 77A đường Hoàng Hoa Thám, P Thắng Tam, Vũng Tàu.
Than khảo Kinh nghiệm du lịch Vũng Tàu!

Niết Bàn Tịnh Xá

Niết bàn tịnh xá - Vũng Tàu - iVIVU.comĐây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại.Chùa “Niết Bàn Tịnh Xá” còn gọi là chùa “Phật Nằm” được xây dựng trên sườn núi Nhỏ, hướng mặt ra biển. Chùa được khởi công xây dựng từ năm 1969 và khánh thành vào năm 1974 bằng tiền quyên góp của đồng bào phật tử. Thượng tọa Thích Thiện Huệ đại diện đứng ra lo toan việc xây dựng. Đây là một trong những ngôi chùa đẹp nhất ở Vũng Tàu với những đường nét kiến trúc hiện đại.
Vị trí: Đường Hạ Long, phường 1, Tp. Vũng Tàu

 

Những món ngon không nên bỏ qua ở Vũng Tàu

Thành phố biển Vũng Tàu không chỉ được biết đến như là một địa điểm du lịch xinh đẹp của miền Nam mà còn nổi tiếng với nhiều món ăn đặc trưng như bánh khọt, lẩu cá đuối, các món hải sản...
Bánh khọt
Bánh khọt là một món ăn ngon rất nổi tiếng của thành phố biển Vũng Tàu. Chiếc bánh có hình dáng như bánh căn của người miền Trung, cũng được làm từ bột gạo. Nhưng khác với bánh căn có nhiều loại nhân, bánh khọt chỉ đổ với nhân tôm đã bóc bỏ vỏ.
banh-khot-559215-1368287580_600x0.jpg
Một điểm khác nữa là nước chấm và cách thưởng thức. Người miền Trung ăn bánh căn với nhiều loại nước chấm như: nước mắm ngọt, nước mắm nêm, nước lèo đậu phụng, khi ăn thì cho bánh vào chén, ngắt nhiều loại rau sống cho lên trên, chan nước chấm vào và thưởng thức. Tuy nhiên, người Vũng Tàu ăn bánh khọt hoàn toàn khác, nước chấm chỉ có duy nhất một loại nước mắm pha chua ngọt. Khi ăn, người dân ở đây thường lấy một lá cải xanh, một lá xà lách, bên trên là các loại rau như diếp cá, đu đủ thái sợi, húng thơm... gắp một cái bánh khọt cho lên trên, cuốn tròn lại chấm vào nước chấm.
Lẩu cá đuối
Ngoài bánh khọt, lẩu cá đuối cũng là một món ăn ngon được nhiều người ưa thích ở Vũng Tàu. Chế biến món ăn này đơn giản và không mất nhiều thời gian. Cá đuối sau khi mua về được cắt bỏ mang, mổ dọc dưới miệng cá, bỏ hết phần ruột bên trong. Rửa cá lại bằng nước sạch, sau đó rửa qua với giấm hoặc rượu rửa sạch để tránh mùi tanh đồng thời tăng thêm hương vị cho cá.
lau-ca-duoi-885653-1368287580_600x0.jpg
Thái cá thành từng miếng nhỏ khoảng hai ngón tay rồi xếp vào đĩa, tẩm ướp gia vị cho vừa miệng. Phần sụn cá đuối rất mềm nên có thể cắt nhỏ cho vào nồi ninh để ngọt nước. Ngoài phần thịt cá, lẩu cá đuối còn hấp dẫn người ăn bởi vị chua nhẹ của nước dùng được nấu từ măng chua cùng hương thơm của rau ngổ, ngò gai... Ăn kèm lẩu là các loại rau như rau muống, rau chuối, bún và không thể thiếu chén nước mắm với vài trái ớt tươi thái lát. 
Bạch tuộc nướng
Đây là một món ăn được bày bán rất nhiều ở Vũng Tàu, chỉ cần đi dọc theo con đường Thuỳ Vân ven biển, bạn sẽ thấy hàng chục xe đẩy bán món ăn này. Từ sáng cho đến tối khuya, những lò than ở đây luôn rực lửa, hương thơm của bạch tuộc nướng chín cứ lan toả trong gió làm người đi đường cũng phải hít hà, xuýt xoa.
bach-tuoc-nuong-369271-1368287581_600x0.
Cháo vịt, gỏi vịt
Nằm trên con đường Trương Công Định, quán Vịt Đồng Quê ở đây lúc nào cũng đông nghẹt khách. Vào những giờ tan tầm, nếu bạn không đặt chổ trước khi đến quán thì sẽ rất khó để tìm cho mình một chổ ngồi. Quán có nhiều món ăn ngon như cháo vịt, vịt xáo măng, gỏi vịt, vịt nướng chao... và đặc biệt là tiết canh vịt.
goi-vit-1-743371-1368287581_600x0.jpg
Hàu nướng, cháo hàu
Ngoài những món nghêu, sò, ốc... thì hàu là loại hải sản nổi tiếng của Vũng Tàu, nhất là loại hàu sữa được đánh bắt ở đảo Long Sơn. Hàu được chế biến thành nhiều món ăn ngon và nổi tiếng như: cháo hàu, hàu chiên giòn, hàu nướng phô mai... Khi đến Vũng Tàu, bạn có thể thưởng thức những món ngon từ hàu rẻ nhất tại các quán hải sản ở đảo Long Sơn.
hau-nuong-901692-1368287583_600x0.jpg
Các món hải sản
Ngoài những món ngon kể trên, Vũng Tàu còn nổi tiếng với các món hải sản ngon như cua, ghẹ, tôm, mực, các loại ốc... Một số địa chỉ dành cho bạn như quán Gành Hào, quán hải sản Lê Dung, quán ốc A Đồng, quán lẩu đầu cá Bảy Giai...
ghe-993303-1368287583_600x0.jpg
Cháo bồ câu
Cháo bồ câu là món ăn rất bổ dưỡng và được nhiều du khách ưa thích. Nơi tập trung nhiều hàng quán bán món này nhất là phố Đồ Chiểu với hơn chục hàng quán. Tuy nhiên, với những người sành ăn món này thì địa chỉ ngon nhất phải kể đến là quán cháo bồ câu góc đường Đồ Chiểu. Ngoài cháo bồ câu nấu đậu xanh, còn có nhiều món khác chế biến từ bồ câu như bồ câu nướng, bồ câu rô ti...
chao-bo-cau-759706-1368287583_600x0.jpg
Ngoài những món ngon kể trên, thành phố biển xinh đẹp này còn rất nhiều món ăn ngon cho bạn khám phá như: bánh canh Long Hương, bánh hỏi An Nhất, mỳ thảy Nghiệp Ký, cơm niêu Hoa Sữa...

Đình Kim Liên

Cổng đền Kim Liên
Đình và đền Kim Liên (hay còn gọi là đền Cao Sơn) là trấn phía nam trong tứ trấn của kinh thành Thăng Long xưa, gồm bốn ngôi đền: Đền Quán Thánh (trấn giữ phía bắc kinh thành); Đền Bạch Mã (trấn giữ phía đông kinh thành); Đền Voi Phục (trấn giữ phía tây kinh thành); Đền Kim Liên (trấn giữ phía nam kinh thành). So với ba ngôi đền kia thì đền Kim Liên được xây dựng muộn hơn (khoảng thế kỷ 16 - 17).
Đền trước đây thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đình thờ thần Cao Sơn.
Tương truyền thần đã có công giúp Sơn Tinh chiến thắng Thuỷ Tinh và sau này lại giúp vua Lê Tương Dực dẹp loạn, khôi phục nhà Lê. Do đó vua Lê cho xây đền, dựng bia để hương khói phụng thờ. Chịu tác động của thăng trầm lịch sử, đến nay đền không còn nguyên dạng (toàn bộ nhà bái đường đã bị tàn phá), chỉ còn lại nhà hậu đường ba gian, tam quan, cổng gạch và hai giải vũ. Tam quan và đền xây trên gò đất cao, từ sân bước lên phải qua chín bậc gạch, hai bên thềm là hai sấu đá niên đại thời Lê. Tam quan xây thành nhà hoàn chỉnh, kiểu tường hồi bít đốc. Bốn góc tường hồi có bốn cột trụ, bốn bộ vì đỡ mái làm theo kiểu chồng giường, giá chiêng, cột trốn. Các con giường chạm nổi hình mây cuốn, câu đầu và hai bẩy hai vì ngoài chạm bong kênh và chạm lộng nhiều lớp hình tứ linh. Trong đền vẫn còn long ngai thờ thần Cao Sơn và hai nữ thần phối hưởng: Thuỷ Tinh đệ Tam Tôn nữ và Huệ Minh phu nhân (không rõ sự tích). Đền còn giữ được 39 đạo sắc phong trong đó 26 đạo thời Lê Trung Hưng, 13 đạo thời Nguyễn, ngoài ra là các câu đối, bia đá trong hốc cây có bài văn bia của Lê Trung Hưng.


Đến đây bạn có thể chọn Khách Sạn Kim Liên ở Số 5-7 Đào Duy Anh, Đống Đa , Hà Nội.
Trực thuộc hệ thống khách sạn của Công ty Cổ phần Du lịch Kim Liên, Khách Sạn Kim Liên là một trong những khách sạn sang trọng và tao nhã nhất Hà Nội. Đây là một điểm nghỉ ngơi quen thuộc được nhiều khách lựa chọn khi đến Hà Nội.
Khách sạn với 420 phòng và căn hộ. Trong đó 256 phòng nằm tại Kim Liên 1 và 183 phòng nằm tại Kim Liên 2. Tất cả các phòng và căn hộ đều được trang bị những tiện nghi giải trí, những đồ đạc sang trọng sẽ khiến quý khách có cảm giác như đang ở nhà.
Nhà hàng và bar của khách sạn phục vụ các món ăn Âu, Á, Việt. Đến với Kim Liên, bạn cũng có thể tận hưởng các dịch vụ giải trí, thư giãn như: xông hơi, massage, karaoke, bể bơi ngoài trời, billiards.. Khách sạn có trung tâm thông tin du lịch dành cho những du khách muốn khám phá về Hà Nội ngàn năm văn hiếu; cũng như có một trung tâm thương vụ hỗ trợ việc kinh doanh của những doanh nhân.
Ngoài ra bạn có thể chọn được nhiều khách sạn tại hà nội như: khách sạn quốc tế Asean, khách sạn Love-Hà Nội .....

Sau khi thăm đình Kim Liên xong bạn có thể đến thăm các địa điểm tiếp theo:
Đền Voi Phục
Sở dĩ gọi là đền Voi Phục vì tại cửa đền có đắp hai con voi quỳ ngay ở cổng đi vào. Đền còn có tên là đền Thủ Lệ; Linh Lang do thờ thần Linh Lang đại vương. Đền nằm phía tây kinh thành Thăng Long cũ, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền là một trong "Thăng Long tứ trấn", được dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ bảy (1065) đời vua Lý Thánh Tông. Tương truyền Linh Lang là con trai thứ tư của ông.
Trong đền có hai pho tượng đồng và hòn đá to có vết lõm, tương truyền là nơi Linh Lang nằm gối đầu lên rồi hoá thành con giao long và trườn xuống hồ. Đầu năm 1994, nhân dân Thủ Lệ quyên góp đúc lại quả chuông chiều cao 93cm, đường kính miệng 70cm, thân chia 4 múi, mỗi múi có hai hàng chữ Hán đúc nổi: "Tây trấn thượng đẳng".
Đường vào đền có nhiều cây cổ thụ, đền được xây cạnh hồ Thủ Lệ, có khuôn viên rộng rãi, cây cối xanh um tùm nên được coi là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội. (Nguồn: Sở Du Lịch Hà Nội)


Đền Quán Thánh
Đền hiện ở ngã tư đường Thanh Niên và đường Quán Thánh, đời Lê thuộc đất phường Thụy Chương, huyện Vĩnh Thuận, phía nam Hồ Tây. Đền được lập từ khi vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (năm 1010). Vua cho rước bài vị của thần về ở phía tây bắc thành, gọi là Huyền Thiên Trấn Vũ đại đế quán. Quán là nơi thờ tự của đạo Giáo, dân chúng quen gọi là đền Trấn Vũ hoặc đền Quán Thánh.
Sự tích đền cho biết: Huyền Thiên Trấn Vũ là thần cai quản phương bắc giúp dân trừ tà ma, yêu quái phá hoại đời sống yên lành vùng chung quanh thành Thăng Long: trừ rùa thành tinh (đời Hùng Vương 14), trừ cáo chín đuôi ở Tây Hồ, giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt hồ ly tinh trên sông Hồng đời vua Lý Thánh Tông... Đến thời nhà Lê, các vua cũng thường đến đây để cầu mưa mỗi khi có hạn hán. Ngôi đền hiện nay đã được sửa chữa nhiều lần. Năm Đinh Tỵ niên hiệu Vĩnh Trị II (1677), đời Lê Hy Tông, chúa Trịnh Tạc sai đình thần là Nguyễn Đình Luân trùng tu. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được triều đình cho đúc lại bằng đồng đen (hun). Tượng cao khoảng 3,96 m, chu vi 8 m. Tượng mặt vuông, mắt nhìn thẳng, râu dài, tóc xoã không đội mũ, mặc áo đạo sĩ, ngồi trên bục đá, tay trái bắt quyết, tay phải chống gươm có rắn quấn và chống lên lưng một con rùa. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ là một công trình nghệ thuật độc đáo, đánh dấu kỹ thuật đúc đồng và tài nghệ của dân ta cách đây ba thế kỷ. Tại nhà bái đường còn một pho tượng nữa, nhỏ hơn, cũng bằng đồng đen, nhiều người cho rằng đây là tượng ông Trùm Trọng, người thợ cả đã chỉ huy việc đúc pho tượng Trấn Vũ. Tượng này là do các học trò của ông đúc để ghi nhớ công ơn thầy. Cùng đúc với tượng là quả chuông cao gần 1,5m treo ở gác tam quan. Văn bia tại đền do trạng nguyên Đặng Công Chất và tiến sĩ Hồ Sĩ Dương soạn. Thời Tây Sơn, đô đốc Lê Văn Ngữ, cùng nhiều người nữa đã quyên tiền đúc chiếc khánh bằng đồng (1,10m x 1,25 m) vào năm Cảnh Thịnh thứ hai. Đến thời Nguyễn, vua Minh Mạng đến thăm đền, đã cấp tiền tu sửa. Năm 1923, cho đổi là Trấn Vũ quán.
Năm 1856, bố chánh Sơn Tây là Phạm Xuân Quế, bố chánh Hà Nội là Tôn Thất Giáo, tri huyện Vĩnh Thuận là Phan Huy Khiêm đã tổ chức quyên góp trùng tu, sửa lại chính điện, đình thiêu hương, bái đường và gác chuông, làm thêm hai dãy hành lang bên phải và bên trái, đắp lại bốn pho tượng đại nguyên soái, tượng thần Đương Niên hành khiển, Văn Xương Đế Quân và dời xuống hậu đường phía sau. Năm 1842, vua Thiệu Trị đến thăm và dâng một đồng tiền vàng, cộng với số tiền vàng do các hoàng thân dâng, đúc lại thành vòng. Vòng dùng sợi dây bạc xâu để treo ở cổ tay tượng thần. Đằng sau đền lại đắp hòn núi non bộ trong một bể con và dựng một đền nhỏ gọi là Vũ Đương Sơn. Sửa chữa xong, có dựng bia do tiến sĩ Lê Hy Vĩnh soạn. Đền hiện nay có sáu bia, kiến trúc, trang trí của đền hiện nay mang phong cách thời Nguyễn. (Nguồn: Sở Du Lịch Hà Nội)


Đền Bạch Mã
Đền thuộc phường Hà Khẩu, tổng Hữu Túc, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức, nay là 76 Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đền thờ thần Long Đỗ tức Bạch Mã, vị thần bảo hộ kinh thành Thăng Long. Theo một bộ sách soạn ở thế kỷ XIV thì chính thần Bạch Mã đã cảnh cáo Cao Biền, một viên quan Trung Quốc, sang cai trị, khoảng thời gian từ năm 866 đến năm 875, khiến y sợ hãi phải lập đền thờ. Một truyền thuyết khác kể thêm: khi vua Lý Công Uẩn định đô Thăng Long (1010), xây thành mà cứ bị sụt lở, ông tới đây cầu lễ và lạ thay, một buổi sáng chợt thấy có con ngựa trắng từ trong đền đi ra, chạy vòng quanh khu vực đang xây thành, chạy đến đâu để dấu chân đến đấy rồi trở lại đền và vụt biến. Vua Lý cứ theo vết chân ngựa mà xây, thành không lở nữa. Vua bèn phong thần Long Đỗ làm thành hoàng bảo vệ cho Thăng Long. Từ đó thần có thêm tên là Bạch Mã.
Đền đã được sửa chữa nhiều lần, cuối thế kỷ XVII được tôn nền cũ và mở rộng. Năm 1781, chúa Trịnh cho dân các giáp Mật Thái, Bắc Thượng, Bắc Hạ thuộc phường Hà Khẩu chung quanh đền Bạch Mã được "tạo lệ" (sắm lễ vật tế, không phải sưu sai, tạp dịch khác). Năm 1829, sửa chữa đền thêm tráng lệ. Năm 1839, dựng văn chỉ ở bên trái đền, dựng Phương đình để làm nơi cúng lễ các tuần tiết. Trong đền hiện nay còn lưu giữ được khá nhiều hiện vật có giá trị như 15 văn bia (nội dung các văn bia đề cập sự tích của đền, thần, nghi lễ cúng thần, các lần trùng tu tôn tạo), đồ thờ gồm các vũ khí thời cổ như xích, đao, thương, câu liêm... được sơn son thếp vàng, chạm khắc tinh xảo. Trong đền, cùng với các lư hương đồng, bình đồng, còn có tượng Phật và một đôi hạc, đôi phỗng trong tư thế đứng trang nghiêm.
Lễ hội đền hằng năm vào tháng hai âm lịch, trước đây có tổ chức lễ đánh trâu rước xuân. (Nguồn: Sở Du Lịch Hà Nội)



Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là trường học cổ của kinh thành Thăng Long và là trường đại học đầu tiên ở vùng Đông Nam Á. Văn Miếu không những là một di tích lịch sử - văn hoá cổ kính, mà còn là nơi tổ chức các hoạt động văn hoá, khoa học đậm đà bản sắc dân tộc của thủ đô Hà Nội.
Văn Miếu được xây dựng tháng 8 năm Canh Tuất, tức tháng 10 năm 1070 (đời vua Lý Thánh Tông) là nơi thờ các thánh hiền đạo nho (Khổng Tử, Mạnh Tử...). Sáu năm sau (1076), Lý Nhân Tông lập thêm Quốc Tử Giám ở kề phía sau, ban đầu là nơi học của các hoàng tử, sau mở rộng thu nhận cả những học trò giỏi trong thiên hạ. Văn Miếu có tường bao quanh xây bằng gạch Bát Tràng. Bên trong có những lớp tường ngăn thành năm khu.
Khu thứ nhất bắt đầu với cổng chính. Trên cổng có chữ Văn Miếu Môn, dưới cổng có đôi rồng đá mang phong cách thời Lê Sơ (thế kỷ XV).
Lối đi ở giữa dẫn đến cổng Đại Trung Môn mở đầu cho khu thứ hai. Hai bên còn có hai cổng nhỏ có tên là Thành Đức và Thành Đạt. Vẫn lối đi ấy dẫn tới Khuê Văn Các (gác vẻ đẹp của sao khuê, sao chủ về văn học). Hai bên gác có hai cổng nhỏ có tên là Súc Văn và Bí Văn (Văn hàm súc và Văn sáng đẹp).
Khu thứ ba từ gác Khuê Văn tới Đại Thành Môn. Ở giữa khu này có một hồ vuông gọi là Thiên Quang Tỉnh (Giếng trời trong sáng) có tường hoa bao quanh. Hai bên là khu nhà bia (nơi dựng bia ghi tên những người đỗ tiến sĩ). Hiện nay có 82 bia, xưa nhất là bia ghi khoa Đại Bảo thứ ba (năm 1442), muộn nhất là bia Cảnh Hưng thứ 40 (năm 1779). Đó là những di vật quý nhất của khu di tích này.
Bước qua cửa Đại Thành là tới khu thứ tư. Một sân rộng, hai bên là hai dãy nhà tả vu, hữu vu, vốn dùng làm nơi thờ các danh nho. Cuối sân là nhà Đại Bái, kiến trúc đẹp và hoành tráng.
Tại đây có một số hiện vật quý: bên trái có chuông Bích Ung đại chung (chuông lớn của nhà Giám) do Nguyễn Nghiễm đúc năm 1768; bên phải có một tấm khánh đá, mặt trong có hai chữ Thọ Xương, mặt ngoài khắc bài minh viết kiểu chữ lệ, nói về công dụng của loại nhạc khí này. Tiếp sau Đại Bái là Hậu Cung nơi đặt tượng Khổng Tử và bốn môn đệ là Nhan Tử, Tăng Tử, Mạnh Tử, Tử Tư. Sau khu Đại Bái vốn là trường Quốc Tử Giám thời Lê, khi nhà Nguyễn chuyển trường này vào Huế thì ở đây dựng đền Khải Thánh thờ cha mẹ Khổng Tử. Năm 1947, giặc Pháp đã đốt trụi khu này.
Ngày nay, thành phố Hà Nội đã lập tại đây "Trung tâm hoạt động văn hoá - khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám" để phát huy tác dụng của di tích. (Nguồn: Sở Du Lịch Hà Nội)

10 món ngon không thể bỏ qua ở Hà Nội

1. Bún ốc
Bún ốc Hà Nội
Tô bún ốc nóng hổi thời nay là một sự biến đổi của bún ốc nguội truyền thống
Đây là một trong những món ăn mà ai từng sống ở Hà Nội đi xa đều nhớ về, đặc biệt là phái nữ. Tô bún ốc mang vị chua chua của dấm bỗng, vị giòn đậm đà của ốc, ăn kèm với đậu phụ chiên, rau sống… Chế biến món bún ốc không khó, nhưng tô bún ngon vẫn là bí quyết riêng của mỗi người. Đến Hà Nội, bạn có thể thưởng thức món này ở: Bún ốc bà Sáu – 73A phố Mai Hắc Đế (bán từ sáng tới trưa), bún ốc bà Lương ở phố Khương Thượng, bún ốc Cô Béo số 1 Hòe Nhai, bún ốc ở chợ Nguyễn Cao (số 5 Đống Mác, P. Đống Mác, Q. Hai Bà Trưng).    Giá từ 20.000VND/bát trở lên.
2. Nộm bò khô
Nộm bò khô Hà Nội
Nộm bò khô Hà Nội là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều chị em
Nguyên liệu chính tạo nên món ăn này là đu đủ xanh, bò khô, rau thơm và đặc biệt là nước mắm chua ngọt rưới lên trên. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều nơi bán món này, tuy nhiên nếu muốn thưởng thức đĩa nộm thật ngon thì nên đến: Quán nộm Huế trên đường Hàm Long, đối diện nhà thờ Hàm Long (Nộm bò, nộm thập cẩm, nộm gân bò, nộm gan lá lách…); quán Long Vĩ Ôn ở số nhà 23 phố hồ Hoàn Kiếm (quán ông Tàu áo đen)… giá từ 20.000VND/suất.
3. Nem tai Bà Hồng
Nem tai Bà Hồng - Hà Nội
Quán nem tai Bà Hồng đã có từ hàng trăm năm nay
Là một món ăn chơi dân dã, nem tai được rất nhiều người ưa thích. Nem tai đơn giản chỉ là tai lợn làm sạch, hấp lên rồi thái mỏng, trộn với thính, ăn chung với bánh tráng, lá sung, sung muối, rau sống, chấm với nước mắm ngọt. Vị giòn giòn của tai lợn hòa trộn với vị thơm bùi đậm đà của thính, vị tươi mát của các loại rau và vị ngòn ngọt của nước chấm tạo nên một cảm giác cực kỳ thú vị cho người thưởng thức. Đến Hà Nội, bạn nhớ ghé quán nem tai Bà Hồng để thưởng thức món ăn này nhé. Giá bán 250.000VND/1kg nem tai, 80.000VND/1 suất 2 người ăn, thời gian mở cửa: 6h00 – 23h00. Địa chỉ: 35 Hàng Thùng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
4. Chân gà nướng
Chân gà nướng Hà Nội
Chân gà nướng trên than hồng hương thơm nức mũi
Ở Hà Nội, nơi bán chân gà nướng nổi tiếng nhất là phố Lý Văn Phức (con phố nhỏ trên đường Nguyễn Thái Học). Cánh và chân gà được nướng thơm phức, dùng kèm khoai lang và bánh mỳ phết mật ong, dưa leo ngâm dấm, chấm chút tương ớt… là món ngon bạn không thể chối từ. Cả phố Lý Văn Phức đều bán chân gà nướng nhưng thực khách đồn nhau rằng quán cuối cùng là ngon nhất. Chỉ với 50.000VND/người, bạn có một bữa tiệc chân gà nướng tuyệt hảo.
5. Ốc luộc
Ốc luộc Hà Nội
Ốc luộc ăn với sung muối chua cực ngon
Ốc luộc ở Hà Nội đặc biệt nhất ở bát nước chấm, nhiều quán ốc tạo được tên tuổi cũng từ chén nước chấm hương vị đặc biệt riêng. Người Hà Nội ăn ốc luộc kèm với xả bằm, lá chanh và đôi khi cả dưa leo, củ sắn (củ đậu) nữa. Muốn ăn ốc luộc ngon, bạn có thể đến với quán Ngao, ốc – phố Lương Định Của (đoạn rẽ ra Phạm Ngọc Thạch); quán ốc số 1 Đinh Liệt; quán ốc ở đầu Hàm Long đối diện nhà Thờ; quán Ốc Nóng Lân Bình, ở 18 Hàng Bè (trong nhà sau, đi qua 1 con hẻm); quán ốc luộc trong chợ Trại Găng (gần ngã tư Bạch Mai, Thanh Nhàn)… Ốc luộc thường bán từ chiều tới tối khuya.
6. Bún chả
Bún chả Hà Nội
Bún chả Hà Nội ngon nhờ khâu tẩm ướp thịt và bí quyết pha nước chấm
Bún chả Hà Nội nay đã du nhập đến nhiều tỉnh thành trên cả nước. Trong số rất nhiều món ăn tinh túy của người Hà Thành, bún chả có vẻ như dễ dàng phù hợp với gu ẩm thực của thực khách đến từ mọi nơi. Những miếng thịt heo được thái lát vừa đủ, tẩm ướp gia vị cho thấm rồi nướng trên than hồng, sau đó thả vào bát nước chấm có vị giấm, đường và chanh, ăn với bún và rau sống… cực ngon. Tuy nhiên, ăn bún chả ở Hà Nội có một cái thú khác hẳn đó là thêm rau húng láng, loại rau thơm đặc biệt của làng Láng – Hà Nội. Bạn có thể thưởng thức món bún chả ngon tại địa chỉ 34 Hàng Than, Hà Nội.
7. Kem Tràng Tiền
Kem Tràng Tiền Hà Nội
Người Hà Nội mê kem Tràng Tiền ngay cả khi trời mùa đông rét mướt
Quán kem nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội có từ thời bao cấp nay trở thành một nét văn hóa mà người Hà Nội đi đâu cũng nhớ. Kem Tràng Tiền không giống những loại kem được sản xuất công nghiệp, vị kem mát lạnh, ngọt thanh, thơm và bùi. Quầy kem Tràng Tiền chính gốc ở phố Tràng Tiền quanh năm đông đúc, ngay cả trong những ngày mua đông lạnh cắt da cắt thịt. Quán kem Tràng Tiền gốc ở địa chỉ: số 35 phố Tràng Tiền (gần Hồ Gươm).
8. Chả cá Lã Vọng
Chả cá Lã Vọng
Món ăn này được du khách quốc tế rất ưa thích
Món chả cá Lã Vọng nổi tiếng ở Hà Nội luôn nằm trong top những món ăn ngon không nên bỏ lỡ được giới thiệu trong các cuốn sách về du lịch Việt Nam. Chả cá Lã Vọng ngon là sự kết hợp hoàn hảo giữa các gia vị đặc trưng Việt Nam như nghệ, thì là, mắm tôm và nước mắm, tất cả hòa quyện lại thành một món ăn có mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Món này được ăn kèm với ớt đỏ, bún, các loại rau thơm, rưới lên trên là những miếng cá rán ngon tuyệt. Ở Hà Nội bây giờ có rất nhiều quán bán chả cá nhưng địa chỉ lâu đời nhất phải kể đến quán Chả cá Lã Vọng – 14 phố Chả Cá. Giá một phần chả cá từ 120.000 – 200.000VND.
9. Phở
Phở Hà Nội
Hà Nội có phở bò, phở gà, phở bò sốt vang, phở cuốn…
Nếu hỏi bất kỳ du khách nào về món ăn họ nhớ nhất khi đến Hà Nội, đặc biệt là khách quốc tế, câu trả lời sẽ là món Phở. Phở Hà Nội hơi khác với nhiều nơi, khi ăn không kèm rau sống nhưng vị thanh, ngọt của nước dùng sẽ đem lại cảm giác ngon miệng cho mọi thực khách. Hà Nội có rất nhiều quán phở nổi tiếng như Phở Cồ Cử: trên đường Liễu Giai cắt Kim Mã; phở Mậu Dịch phố Lý Quốc Sư, phở Thìn ở Lò Đúc; phở Sướng ở ngõ đoạn giữa phố Đinh Liệt… Giá mỗi tô phở từ 25.000VND trở lên.
10. Các món vịt
Món vịt Hà Nội
Kim Mã nay trở thành con phố tập trung các món ăn ngon chế biến từ vịt ở Hà Nội
Món ăn chế biến từ vịt tuy không quá nổi tiếng ở Hà Nội nhưng mang hương vị rất đặc trưng Bắc Bộ. Các món này vừa phù hợp với cánh mày râu ngồi lai rai vừa là món ngon cho cả gia đình. Bạn có thể thưởng thức nhiều đặc sản hấp dẫn như vịt áp chảo, lẩu vịt măng, lẩu vịt om sấu tại 217 phố Kim Mã, lẩu vịt khoảng 150.000VND/người, vịt quay áp chảo 80.000VND/đĩa, canh măng 20.000VND/bát.

 







Sức cuốn hút ở làng chài Cửa Vạn


Nhắc đến làng chài, có lẽ ai cũng nghĩ đến những mái nhà nằm bên bờ cát trắng, cùng những chiếc thuyền chài đậu lác đác ngoài khơi xa.
Cửa Vạn (phường Hùng Thắng, TP.Hạ Long, Quảng Ninh) không phải là một ngôi làng như thế. Nằm cách cảng tàu thành phố gần 30km, Cửa Vạn là nơi sinh sống của gần 180 hộ dân. Cuộc sống của họ bình dị và chất phác trên những ngôi nhà nổi đầy màu sắc, được bao bọc bởi những dãy núi đá vôi kì vĩ của vịnh Hạ Long.
Một lần phượt đến đây, bạn sẽ không thể nào quên được nhịp chèo bồng bềnh trên sóng nước cùng gương mặt thân thiện của những ngư dân đôn hậu. Hãy thử hỏi mượn một chiếc thuyền nan và tự mình cầm mái chèo lướt qua từng “căn nhà”, từng chiếc thuyền câu mực đang nghỉ ngơi chờ buổi ra khơi.
Đừng ngại ngùng bước lên thuyền và trò chuyện với chủ nhà, bạn sẽ ngạc nhiên khi được chứng kiến nếp sống đặc trưng của cư dân biển từ bao đời. Bữa cơm với cá tôm tươi rói mới câu đêm qua ánh lên lung linh trong đôi mắt đen láy của lũ trẻ trong nhà.
Đừng mải mê với những câu chuyện mà quên khám phá mặt nước xanh, đó là một thế giới thú vị với vô số đàn cá li ti, đàn sứa dập dềnh hay những mảng hà muôn màu sắc lặng lẽ bám dưới đáy thuyền.
Mua một món đồ nhỏ của em bé bán rong, bắt chuyện với những du khách nước ngoài, lắng nghe tiếng gọi nhau í ới vang vọng trên mặt biển và ngắm hoàng hôn buông xuống, bạn đã có một ngày trải nghiệm thật tuyệt vời trên ngôi làng vùng di sản.

Bạn có thể chọn nhiều khách sạn tại hạ long để nghỉ dưỡng. Ví dụ như : Khách Sạn Bình Minh
Tọa lạc tại Hạ Long / Bãi Cháy, Binh Minh Ha Long Hotel là địa điểm hoàn hảo để cảm nhận Hạ Long và các nơi xung quanh. Khách sạn nằm cách trung tâm thành phố 1.0 km và dễ dàng tiếp cận các địa điểm khác trong thành phố . Với những điểm du lịch chính của thành phố như Bãi Cháy, Ga Tàu Hỏa, Cầu Bãi Cháy khá gần, khách tham quan khi đến khách sạn đều rất hài lòng với vị trí này của khách sạn.
Với việc mang lại dịch vụ cao cấp cho khách và một loạt những tiện nghi hiện đại, Binh Minh Ha Long Hotel đã cam kết sẽ đem đến cho bạn một kì nghỉ thoải mái dễ chịu nhất có thể. Khách sạn trang bị một loạt thiết bị trực tuyến để nhằm thỏa mãn cả vị khách khó tính nhất.
Bước vào một trong 72 phòng khách, bạn như rũ bỏ một ngày dài căng thẳng với một loạt tiện nghi như tủ đồ ăn uống nhẹ, phòng không hút thuốc, truy cập internet có dây, bồn tắm, ban công. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Binh Minh Ha Long Hotel là nơi bạn có thể dừng chân ở một khách sạn chất lượng tại Hạ Long.

Đến vịnh Hạ Long, du khách có thể đi du thuyền để ngắm cảnh. Bạn sẽ nhìn thấy sương mù mờ ảo giống như trong những giấc mơ, nước biển trong như pha lê phản chiếu hình ảnh của những hòn đảo ở xa xa…Và du khách sẽ bắt gặp những ngôi nhà nổi của dân địa phương, những chiếc thuyền tấp nập qua lại trên vịnh. Tất cả những điều đó chắc chắn sẽ làm cho du khách thích thú.

Khách du lịch đi du thuyền ngắm cảnh Hạ Long

Dọc theo bờ vịnh Hạ Long là khu nghỉ mát thường quen gọi là Bãi Cháy. Du khách có thể nghỉ ngơi và tắm biển ở đây. Khu nghỉ mát này quanh năm lộng gió biển, nhiệt độ trung bình năm khoảng trên 20° C, có dãi đồi thấp chạy thoai thoải về phía biển kéo dài hơn 2 km ôm lấy hàng thông cổ thụ nằm xen kẽ với những khách sạn cao tầng, những biệt thự nhỏ kiến trúc riêng biệt. Qua con đường rải nhựa, sát bờ vịnh là dải cát trắng và hàng phi lao xanh mát. Những hàng quán nhỏ xinh ẩn mình dưới những rặng phi lao. Tắm biển xong du khách có thể lên bờ ngồi thưởng thức những cốc nước mát lạnh để đón luồng gió biển.

Bãi Cháy

Ngòai ra du khách còn có thể đi thuyền đến đảo Cô Tô để tắm biển và lặn ngắm nhìn những rặng san hô đẹp tuyệt. Nơi này cũng rất phù hợp cho những du khách thích hoang sơ, không đông người như những nơi khác.

Cô Tô

Bên cạnh đó du khách không thể không ghé qua đảo Tuần Châu, một khu du lịch nổi tiếng bậc nhất ở miền Bắc và là hòn đảo đẹp nhất trong số 1.969 hòn đảo ở vịnh Hạ Long.Ngòai ra đây là hòn đảo duy nhất có dân cư sinh sống. Tuần Châu nổi tiếng với bờ biển nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Du khách có thể thoải mái vui chơi trên bờ biển thoai thoải với lớp cát trắng Trà Cổ nổi tiếng dài 4km. Các trò chơi bãi biển và dưới nước như : bóng chuyền bãi biển, đá bóng, lướt sóng, canô kéo dù, môtô trượt nước tốc độ cao sẽ đem lại cho bạn một kỳ nghỉ khoẻ khoắn, thú vị và đầy ấn tượng. Đặc biệt, du khách còn được chiêm ngưỡng và thưởng thức các món ăn ở Vườn ẩm thực Việt Nam. Vườn này được xây dựng theo phong cách độc đáo, mô phóng kiến trúc cung đình Việt Nam thế kỷ 17 và 18.

Đảo Tuần Châu

Hay nếu du khách muốn tắm suối khóang nóng thì đến Quang Hanh, cách Hạ Long có hơn chục km. Đây là khu du lịch của nhà nước đầu tư, có phục vụ massage cho du khách thư giãn.

Hạ Long có hệ thống hang động rất lớn, mỗi hang động đều có những vẻ đẹp riêng và những câu chuyện gắn liền với nó. Du khách có thể chọn đi tham quan hang Luồn nằm trên đảo Bồ Hòn, cách Bãi Cháy 14km để ngắm nhìn những búp thạch nhũ được kiến tạo trong hàng triệu năm với nhiều hình dạng và kích cỡ khác nhau. Bạn sẽ không thể tin vào mắt mình bởi khung cảnh ấy thật nguy nga và tráng lệ.  Phía trước hang là hòn Con Rùa, bên phải là Cổng Trời. Nơi đây vách đá dựng đứng, bốn mùa nước trong xanh phẳng lặng như một tấm gương soi. Sát mép nước, một chiếc cổng hình cánh cung mở ra dưới chân đảo.

Nếu thích đi chùa lễ bái thì du khách hãy ghé khu di tích Yên Tử. Đây là một hệ thống chùa, am, tháp và rừng cây cổ thụ hoà quyện với cảnh vật thiên nhiên, nằm rải rác từ dốc Đỏ đến núi Yên Tử theo chiều cao dần. Vẻ đẹp của Yên Tử là sự kỳ vĩ của núi non hoà với nét cổ kính trầm mặc của hệ thống am, tháp cùng với đường tùng, cây đại, trúc, mai mọc ở hai bên đường toả bóng mát làm cho du khách thập phương quên nỗi mệt nhọc đường dốc cheo leo.

Núi Yên Tử

Buổi tối du khách có thể đi chợ đêm ở Bãi Cháy để mua những món quà địa phương về dành tặng cho bạn bè hay người thân hay thưởng thức các món ăn được bày bán ở phía bên kia đường. Nơi này vào khỏang 21h là bắt đầu nhộn nhịp người đi lại, ăn uống và mua sắm. Nếu bạn muốn ngắm toàn thành phố về đêm, bạn có thể lên cầu vượt Bãi Cháy. Ngược lại, nếu muốn ngắm cầu Bãi Cháy, bạn hoàn toàn có thể đi ra bến phà cũ đã ngừng sử dụng để uống cafe, ngắm biển và thành phố về đêm.

Vịnh Hạ Long ngoài hệ thống hang động lớn, còn có những khu di tích và thắng cảnh nổi tiếng khác đang chờ du khách đến khám phá. Chắc chắn bạn sẽ có nhiều hình ảnh và kỉ niệm tuyệt vời khi du lịch ở nơi này.

Thưởng thức những món ngon khi tới Hạ Long

Có những món ăn vô cùng đặc biệt và cuốn hút mà chỉ vùng biển Hạ Long mới có.
Thưởng thức những món ngon khi tới Hạ Long
Chả mực Hạ Long vàng ruộm, thơm nức (Ảnh: Internet)
1. Chả mực

Món ngon Hạ Long đầu tiên xuất hiện trong đầu mình khi nhắc tới nơi đây chắc chắn là chả mực. Lần đầu tiên mình đặt chân tới mảnh đất này, có một chị người Hạ Long chính gốc đã giới thiệu bằng một vẻ mặt vô cùng tự hào rằng: “Chả mực làm không khó, nhưng để món chả mực có hương vị tuyệt vời nhất, vừa hơi dai dai, vừa giòn sựt sựt, lại vàng ươm và dậy mùi thơm nức mũi thì nhất định phải được chế biến từ mực tươi được đánh bắt trong vùng biển Hạ Long, được bàn tay điêu luyện của những người đầu bếp người Hạ Long tự giã, tự nêm nếm gia vị và canh lửa rán vàng”.

Thật vậy, bản thân mình nhận thấy món chả mực Hạ Long quả thực vô cùng đặc biệt, từ màu vàng rộm, mùi thơm nức mà không hề ngấy đến vị giòn giòn, dai dai được hòa quyện lẫn mùi vị của nước mắm cà cuống nguyên chất có rắc thêm chút tiêu bột. Sự kết hợp thường gặp nhất ở đây là chả mực ăn kèm bánh cuốn hoặc xôi nếp trắng đồ bằng nước dừa.

Một gợi ý nho nhỏ để các chị em có thể dễ dàng tìm được địa điểm có bán món chả mực ngon đó là khu ăn uống bên cạnh phố Cây Tháp. Theo mình thì nơi đây có món chả mực ngon nhất Hạ Long, nếu có thời gian các chị em cũng thử ghé qua thưởng thức thử xem sao nhé!

2. Món sá sùng

Nhắc đến sá sùng có lẽ nhiều chị em còn chưa hình dung ra là con gì, nếu đã vậy mình thực lòng khuyên các mẹ, các chị không nên vì hiếu kỳ mà đòi xem tận mắt loài hải sản này lúc sống, bởi vì sau đó có thể nhiều người không dám thưởng thức món ăn được chế biến từ sá sùng.

Sá sùng còn được gọi với cái tên là giun biển hay sâu biển, là một loại hải sản khá đắt đỏ chỉ có ở đảo Quan Lạn (Vân Đồn). Tuy nhiên “đắt xắt ra miếng”, các cụ ta nói chẳng hề sai chút nào, có tự mình thưởng thức món sá sùng tươi xào tỏi tươi, sá sùng xào chua ngọt, sá sùng chiên giòn… thì chắc chắn sẽ cảm thấy đáng đồng tiền bát gạo tới mức nào.


Sá sùng khô rang (Ảnh: Internet)

Đặc biệt, món sá sùng khô đem rang, khi chín có màu vàng, mùi rất thơm, một hương thơm nồng ngậy đậm đà của biển. Sá sùng rang lên chấm với tương ớt, ăn kèm thêm rau diếp cá, rau thơm và uống với bia đủ sức làm hài lòng cả những thực khách nào khó tính nhất.

3. Món sam biển

Một loài đặc sản khác vô cùng hấp dẫn của biển Hạ Long, đó là sam - một loài giáp xác chân đốt. Từ sam biển người ta có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn ngon và lạ khác nhau như: Tiết canh sam, gỏi sam, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn, trứng sam xào lá lốt, sam hấp, sam bao bột rán, sụn sam nướng, sam xào miến…


Gỏi sam là một trong những món ngon Hạ Long bạn không nên bỏ qua (Ảnh: Internet)

Chế biến sam là công việc khá cầu kỳ và đòi hỏi sự khéo léo nên không phải ai cũng làm được, vì thế trên địa bàn thành phố Hạ Long số nhà hàng, quán ăn bán đặc sản sam biển chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Theo những gì mình biết được thì muốn thưởng thức sam ngon, các chị em nên đến khu phố Giếng Đồn hoặc Cao Xanh.

4. Ngán

Đến với Hạ Long chắc chắn các đức ông chồng không bao giờ chịu bỏ qua món ngán biển, mà cụ thể là rượu ngán (ngán được trần sơ qua sau đó đem dầm với rượu trắng). Rượu ngán không hề có mùi tanh, có vị cay cay, thơm nồng của rượu hòa quyện với vị mặn mòi, ngai ngái của ngán, uống vào thấy không say mà cũng chẳng tỉnh, cứ ngất ngây, lơ mơ.


Ngán nướng  tươi ngon (Ảnh: Internet)

Ngoài rượu ngán, các món ăn khác từ ngán cúng cực kỳ cuốn hút vị giác như: ngán hấp, ngán nướng, ngán xào, nấu cháo… Trái lại với sam hay sá sùng, hầu như quán hải sản nào tại Hạ Long cũng có món ngán trong thực đơn, bởi vậy nên chẳng khó khăn gì cho các chị em thưởng thức món ngán Hạ Long chính gốc một lần để rồi sau đó lại trầm trồ khen ngợi.

Muốn mua ngán hay rượu ngán, bạn có thể đến đường và chợ Cái Răm, Vườn Đào sẽ có rất nhiều.

5. Món hà biển

Bình thường ở Hà Nội và các tỉnh khác không phải miền biển nếu muốn ăn hà thì các chị em chỉ có thể mua hà đông lạnh hoặc hà đóng hộp về chế biến, khi đó hà không còn tươi, mập và đã mất đi phần nào hương vị thơm, béo, ngọt đặc trưng của nó.

Hà biển ở Hạ Long vô cùng nổi tiếng và có quanh năm, nhưng ăn hợp nhất vẫn là vào những ngày hè như thế này. Hà ngon nhất phải kể đến hà ở vùng cửa sông Bạch Đằng. Đặc biệt, giống hà cồn sống ở sông Chanh vừa to, vừa béo nấu canh chua hay tẩm bột rán thì ngon tuyệt cú mèo. Bởi vậy nên đừng bao giờ bỏ qua món hà khi đến với biển Hạ Long các chị em nhé.

Ngoài ra, Hạ Long còn là vùng đất nổi tiếng với món bánh gật gù, nem chua, nem chạo Quảng Yên, ruốc lỗ Hạ Long, tu hài Vân Đồn, cà sáy Tiên Yên…

Hạ Long là một trong những vùng đất hiếm hoi của đất nước được thiên nhiên ban tặng cho cả những kỳ quan hùng vĩ và những loại hải sản rất đặc biệt – nguyên liệu góp phần tạo nên những món ăn vô cùng độc đáo mang thương hiệu rất riêng của mảnh đất sơn thủy hữu tình này.