Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Nhà cổ Tấn Ký Hội An

Mỗi ngôi nhà cổ Hội An là một cá thể nổi bật trong quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ nên rất dễ ấn tượng rằng, mỗi hạt nhân cơ bản của quần thể này là một "bảo tàng sống". Bởi, từ bao đời nay thị dân Hội An vẫn sống cuộc sống đời thường ngay trong lòng khu phố, họ gắn bó máu thịt từng công trình kiến trúc cổ với lối sống văn hóa đặc trưng của vùng đất mình.
Mỗi ngôi nhà cổ Hội An là một cá thể nổi bật trong quần thể di tích kiến trúc khu phố cổ nên rất dễ ấn tượng rằng, mỗi hạt nhân cơ bản của quần thể này là một "bảo tàng sống". Bởi, từ bao đời nay thị dân Hội An vẫn sống cuộc sống đời thường ngay trong lòng khu phố, họ gắn bó máu thịt từng công trình kiến trúc cổ với lối sống văn hóa đặc trưng của vùng đất mình.
Một điều dễ thấy là tất cả các ngôi nhà cổ ở Hội An đều hình ống và lấy bộ sườn nhà làm cơ sở chịu lực. Bộ sườn ấy được cấu thành bằng sự liên kết các vì kèo. Việc liên kết ấy được thực hiện bởi các thanh xà, đó có thể là sự liên kết bằng những thanh dầm dọc gọi là kèo, kẻ hoặc là liên kết bằng các thanh dầm ngắn xếp theo chiều ngang gọi là con rường.
Chị Tân Xuân, hậu duệ thứ 6 nhà cổ Tấn Ký - ngôi nhà số 101 phố Nguyễn Thái Học- nói: "Nhà cổ Tấn Ký gồm nhiều nếp nối với nhau, nếp thứ nhất có 6 hàng cột tạo thành 3 gian nhà, 2 gian hai bên và gian giữa. Xuất xứ của những tảng đá tròn nằm bên dưới những cây cột kia được chở về từ Thanh Hóa, chỉ có loại đá chắc khỏe này mới giúp cho những thanh cột tránh được mục ruỗng, điều đó cũng lý giải vì sao đã mấy trăm năm nay, ngôi nhà cổ này vẫn còn như nguyên trạng.
  
Những đường nét kiến trúc cổ điển được chạm khắc trên trần.(Ảnh: Đô thị)
Còn các cột hiên hình vuông này lắp ghép với các thanh gỗ đây tạo thành mảng tường mặt tiền vừa giữ chức năng che chắn mưa gió cho ngôi nhà vừa làm cho ngôi nhà kín đáo hơn. Còn mí cửa gắn 2 con mắt kia là "hình xoáy âm dương lá đề", đôi mắt của ngôi nhà cũng giống như đôi mắt của con người vậy, nó là thần thái của ngôi nhà cổ, là niềm mong ước thương mãi phát đạt và đầm ấm đời sống gia đình".
Vì nóc ngôi nhà chia làm hai phần. Vì nóc sát hiên được kiến trúc theo kiểu "cột trốn kẻ chuyền" (các cột được "trốn" bằng cách "mọc" lên từ các thanh xà ngang) gồm 3 hàng cột cộng với hàng cột hiên. Rồi kế tiếp hàng cột thứ 4 và thứ 5, kiến trúc theo kiểu "chồng rường giả thủ" (các rường cột chồng lên nhau giống như bàn tay 5 ngón) được chạm trổ tinh vi. Hàng cột thứ 5 và thứ 6 có kết cấu vì vỏ cua cong vồng lên in hệt vỏ cua vậy.
Du khách có thể nhận biết rằng, nếp thứ hai chạy dọc theo sân trời (vì rằng những ngôi nhà hình ống ở Hội An chung tường với nhau và ít có cửa sổ, để thông thoáng cũng như tuân theo triết lí Tam Tài của người phương Đông, chủ nhân những ngôi nhà này để một gian chính giữa đón lấy bầu trời gọi là sân trời) gồm hai tầng kết cấu và cũng theo lối "chồng rường giả thủ" quen thuộc nhưng nhỏ hơn, 2 cột vuông đứng trên tảng đá vuông với các tai cột chạm khắc hình con sóc, hòm thư, quả lựu, quả phật thủ, con dơi.
Có thể nói thêm rằng các hình chạm khắc này đều có ý nghĩa biểu trưng của nó như con dơi là biểu trưng về hạnh phúc; hòm thư: Học hành; quả lựu: Thật nhiều con cái. Đi hết nếp 2, nếp 3 lại xoay ngang gồm 4 hàng cột ăn thông lên mái. Mái lợp ngói âm dương rất dày nên thoáng mát về mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
Nhà cổ Tấn Ký còn giữ nguyên được đôi câu trên bức hoành phi:
Bích xích thùy dương thiên lý vũ
Thập phân minh nguyệt nhất lầu thư
Tạm dịch:
Một dãy dương liễu chỉ dài trăm thước đón được cơn mưa từ ngàn dặm
Một mảnh trăng chỉ rộng mười phân rọi sáng cả một căn gác đầy sách
Điều đặc biệt về nghệ thuật chạm khắc là trên nét những chữ Hán này, in đúng 100 con chim như muốn như không nâng cánh lên bầu trời. Vị chủ nhân đời thứ 5 của ngôi nhà cổ này, cụ Lê Chương đã đi xa từ tháng trước. Trước khi đi xa, cụ còn để lại bức thư còn tươi nguyên màu mực nói lên mong ước những người con TP Hội An nói riêng, tỉnh Quảng Nam nói chung ít phải đi làm xa kiếm sống, ít phải có cảnh "lưu luyến, nghẹn ngào chia tay buổi đầu xuân", bức thư này ghi ngày 22/2/2008.
Đến đây bạn có thể chọn cho mình những khách sạn để nghỉ ngơi như Khách Sạn Công Đoàn Hội An
Khách sạn Du lịch Công Đoàn Hội An tạo lạc trên đường Trần Hưng Đạo. Đây là một vị trí rất lý tưởng cho du khách khi đến tham quan đô thị cổ Hội an.
Chỉ mất 5 phút đi bộ, quý khách đã có thể đến các địa điểm tham quan trong khu phố cổ, cách trạm xe buýt 10 phút, cách biển Cửa Đại 15 phút đi xe đạp và cách sân bay quốc tế Đà Nẵng 45 phút đi xe hơi.
Đến với Khách sạn du lịch công đoàn Hội an, quý khách chắc chắn sẽ hài lòng với Đô thị cổ Hội An – Di sản văn hoá thế giới – đang là điểm đến rất hấp dẫn đối với du khách trong nước, đặc biệt, khách du lịch quốc tế. Quý khách sẽ được hoà mình vào không gian tỉnh lặng với những mái ngói rêu phong cổ kính mang đậm nét kiến trúc của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản. Quý khách sẽ sống lại cùng cư dân Hội An vào những “ Đêm rằm phố cổ Hội An “ ( tối 14 Âm lịch hàng tháng ), “ Phố không có tiếng động cơ “ ( thứ 02, 04 và thứ 07 hàng tuần ), các Lể hội truyền thống......sẽ được thưởng thức những món ăn độc đáo của Hội An và đắm mình trong làn nước biển trong xanh của bải tắm Cửa đại với những dãi cát trắng mịn màng.
Từ khu phố cổ Hội an, du khách dễ dàng đến thăm làng mộc Kim Bồng, làng chài Thanh Nam, làng rau Trà Quế, làng gốm Thanh Hà, khu du lịch sinh thái Cẩm Thanh, khu du lịch biển đảo Cù lao chàm, làng dệt Mả Châu, làng đúc đồng Phước Kiều, đặc biệt, khu đền tháp Mỷ sơn – Di sản văn hoá thế giới thứ 02 của tỉnh Quảng Nam......
Khách sạn có quy mô bốn mươi phòng thoáng mát được trang bị hiện đại gồm điện thoại gọi trực tiếp quốc tế, máy điều hòa không khí, truyền hình cáp, tủ lạnh, bồn tắm nóng lạnh, máy sấy tóc, dép đi phòng ngủ, bộ chế trà, cà phê cùng nhiều trang thiết bị khác đáp ứng yêu cầu nghỉ ngơi của du khách.

Điểm thăm quan du lịch tại Hội An

Điểm tham quan ở phố cổ Hội An:
Trong phố cổ bạn có thể đi bộ, đi xe đạp để đến các địa điểm như Hội quán Phước Kiến (1757), Hải Nam, Quảng Triệu (1885), Triều Châu (1887), Chùa Cầu (Cầu Nhật Bản), Chùa Ông (miếu Quan Công), Làng nghề thu nhỏ, Bảo tàng văn hoá dân gian, Bảo tàng lịch sử văn hoá Hội An, Bảo tàng gốm sứ mậu dịch Hội An, Nhà cổ Quân Thắng, Nhà cổ Tấn Ký, Nhà thờ tộc họ Trần, nhà cổ Phùng Hưng, Bảo tàng văn hoá Sa Huỳnh, khu vườn tượng – Nguyễn Phúc Chu (An Hội), khu du lịch làng quê Việt Nam (Cẩm Nam – mất vé vào cửa, đắt), Nhà biểu diễn nghệ thuật cổ truyền, xưởng sản xuất thủ công mỹ nghệ (ca nhạc cổ truyền 10h15-10h35, 15h15-15h35 trừ thứ hai)…
Chùa Ông
Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.
Giếng Bá Lễ
Giếng Bá Lễ nằm trong kiệt cùng tên nối đường Phan Châu Trinh với đường Trần Hưng Đạo. Tương truyền giếng do người Chăm xây dựng và được người Việt kế thừa sử dụng. Vào đầu thế kỷ XX, giếng này do bà Bá Lễ tu bổ với số tiền là 100 đồng Đông Dương nên có tên gọi như hiện nay.
Giếng có kiến trúc hình vuông với cạnh giếng hướng tây bắc – đông nam. Giếng có chu vi 5,5m, sâu 6,15m, thành miệng cao 0,60m, thành giếng được xây hoàn toàn bằng gạch vồ cỡ lớn, dưới cùng là khung gỗ lim rộng bản. Nước giếng luôn dồi dào, ngọt mát và trong suốt quanh năm đã phản ánh trình độ cao về sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật kiến trúc với thuật phong thủy của người Hội An xưa.
Chùa Cầu
Chùa Cầu còn có tên gọi là Cầu Nhật Bản và Lai Viễn Kiều, tương truyền do người Nhật xây vào đầu thế kỷ XVII và đã qua ít nhất 6 lần trùng tu vào các năm 1653, 1763, 1817, 1865, 1915, 1917.
Cầu có mái che khá độc đáo, ở giữa là lối qua lại kiểu cầu vồng, hai bên có hành lang hẹp để làm nơi bày hàng, nghỉ mát với 7 gian bằng gỗ bắc ngang qua một lạch nước nhỏ cùng các kết cấu, họa tiết trang trí thể hiện sự kết hợp hài hòa giữa các phong cách kiến trúc Việt, Hoa, Nhật, và cả phương Tây.
Cùng với chức năng giao thông, cầu còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng có liên quan đến truyền thuyết về việc trấn yểm thủy quái, thủy tai giữ gìn sự yên bình cho phố xá và cộng đồng cư dân Hội An.
Hội quán Phúc Kiến
Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697. Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa Kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An.
Hội quán Triều Châu
Hội quán được Hoa Kiều bang Triều Châu xây dựng vào năm 1845 để thờ Phục Ba tướng quân Mã Viện – vị thần giỏi chế ngự sóng gió giúp cho việc đi lại buôn bán trên biển được thuận buồm xuôi gió, đắc lợi. Hội quán có giá trị đặc biệt về kết cấu kiến trúc với bộ khung gỗ trạm gỗ chạm trổ tinh xảo, cùng những hoạ tiết, hương án trang trí bằng gỗ và những tác phẩm đắp nổi bằng sành sứ tuyệt đẹp.
Hội quán Quảng Đông
Hội quán được Hoa Kiều bang Quảng Đông xây dựng vào năm 1885, thoạt đầu để thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu và Đức Khổng Tử, sau năm 1911 chuyển sang thờ Quan Công và Tiền Hiền của bang.
Sự sử dụng hợp lý các chất liệu gỗ, đá trong kết cấu chịu lực, chi tiết trang trí đã đem lại cho Hội quán vẻ đẹp đường bệ, riêng có. Hàng năm vào ngày Nguyên Tiêu, vía Quan Công (24 tháng 6 ÂL) tại đây diễn ra lễ hội rất linh đình thu hút nhiều người tham gia
Nhà thờ tộc Trần
Do một vị quan họ Trần (một dòng họ lớn từ Trung Hoa di cư đến Hội An vào những năm 1700) xây dựng năm 1802 theo những nguyên tắc phong thuỷ truyền thống của người Trung Hoa và người Việt. Tạo lạc trên một khu đất rộng khoảng 1500 m2, có nhiều hạng mục: nhà thờ tự ông bà và trưng bày các di vật liên quan đến dòng họ, nhà ở … Đây là nơi tụ họp con cháu vào dịp lễ bái, tri ân tổ tiên và giải quyết những vấn đề trong dòng tộc.
Bảo tàng lịch sử, văn hóa
Được thành lập vào năm 1989, bảo tàng trưng bày 212 hiện vật gốc và tư liệu có giá trị bằng gốm, sứ, đồng sắt, giấy, gỗ…phản ánh các giai đoạn phát triển của đô thị- thương cảng Hội An từ thời kỳ văn hoá Sa Huỳnh (từ thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên) đến thời kỳ văn hoá Chăm (từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 15) và văn hoá Đại Việt, Đại Nam (từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19).
Bảo tàng cung cấp những thông tin về cư dân cổ thuộc hệ văn hóa Sa huỳnh ở Hội An – chủ nhân của cảng thị Hội An sơ khai từng có quan hệ giao lưu với Trung Quốc, Ấn Ðộ, các nước Nam Á, Ðông Á.
Nhà cổ Tấn Ký
Ðược xây dựng cách đây gần 200 năm, nhà Tấn Ký có kiểu kiến trúc đặc trưng của loại nhà phố Hội An với nội thất chia làm nhiều gian, mỗi gian có chức năng riêng.
Mặt tiền nhà thông là nơi để mở cửa hiệu buôn bán, mặt sau thông với bến sông để làm nơi xuất nhập hàng hóa.
Nhà được xây dựng bởi những loại vật liệu truyền thống và được tạo tác bởi những thợ mộc, nề địa phương nên vừa mang dáng nét riêng, nhỏ nhắn, thanh thoát, ấm cúng, vừa thể hiện sự giao lưu với các phong cách kiến trúc trong khu vực.
Nội thất bài trí các vật dụng thể hiện sự sung túc của các thế hệ chủ nhân.
Ngày 17 tháng 2 năm 1990, nhà Tấn Ký đã được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa Quốc gia.
Nhà cổ Quân Thắng (Số 77 – Trần Phú)
Đây là một trong những ngôi nhà cổ nhất, đẹp nhất ở Hội An được chủ hiệu buôn người Hoa hiệu là Quân Thắng xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ thứ XVII. Ngôi nhà là một điển hình của loại nhà trệt thông hai mặt đường, chứa đựng nhiều đặc trưng kiến trúc của Hội An như các vì kèo chồng rường giả thủ, cột trốn kẻ chuyền và vì vỏ cua, không những làm tăng giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật cho ngôi nhà mà còn tạo được không gian thoáng đãng, mát mẻ. Các đồ án trang trí trên tường, trên vách cùng với non bộ, cuốn thư,… đã tạo nơi đây thành một bức tranh tuyệt tác. Ngoài ra, với những di vật, cổ vật, lối sống, nếp sống truyền thống cũng đã góp phần quan trọng trong việc minh chứng cho sự thịnh vượng của thương cảng Hội An xưa nói chung, các gia tộc người Hoa ở Hội An nói riêng.
Nhà thờ tộc Trần (Số 21 – Lê Lợi)
Nhà thờ tộc Trần được xây dựng vào đầu thế kỷ thứ XIX, là một kiến trúc tiêu biểu cho loại hình nhà thờ tộc ở Hội An, tuy nằm trong khu vực phố nhưng lại được xây dựng theo lối kiến trúc nhà vườn. Nhà thờ có quy mô không lớn với không gian nội thất kiểu 3 gian, 2 nếp nhà. Các vì kèo “trính chồng – trụ đội”, vì “vỏ cua” và trên các đầu kèo đều được chạm trổ sắc sảo. Đề tài trang trí rất sinh động, với những đường nét hoa văn giàu tính nghệ thuật. Mỗi bộ vì kèo, bàn ghế, hoành phi, liễn đối, khám thờ… đều là những tác phẩm chạm khắc sắc sảo. Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc và những hiện vật như gia phả, hoành phi, câu đối, khám thờ, đồ thờ, cổ vật… nơi đây còn bảo tồn lối sống, nếp sống truyền thống, góp phần minh chứng cho quá trình giao lưu về văn hóa, kinh tế giữa Việt Nam và Trung Hoa trong những thế kỷ trước đây.
Nhà cổ Đức An
Nhà cổ Đức An – một ngôi nhà đã 180 năm tuổi mà ở đó những nét cổ kính, trầm mặc vẫn đang hiện hữu trên từng đồ vật rất đỗi giản dị của gia đình, người ta cảm nhận rõ hơn cái sự trôi chậm của thời gian. Từ những đồ vật rất đỗi giản dị trong ngôi nhà như chiếc đèn dầu, chiếc giá để bút… đến những bộ bàn ghế, bộ tranh tứ bình cũng đã ngót nghét hàng trăm năm.

Đến Hội An ăn cao lầu, cơm gà, chè bắp 


Đến Hội An không thể không ăn cao lầu, tuy nhiên nếu bỏ qua cơm gà thì sẽ là cả một sự hối tiếc, và trong lúc mải ngắm những ngôi nhà cổ, bạn cũng đừng quên rẽ vào quán nhỏ để ăn một bát chè bắp.


Hội An là điểm đến đầy thú vị của du khách trong và ngoài nước. Những ngôi nhà cổ, những quán cà phê nhỏ xinh, những gánh hàng hoa rực rỡ, những đêm rằm thả đèn hoa đăng lãng mạn… đã mê hoặc lòng người.

Và dĩ nhiên, đi dọc theo những con phố tĩnh lặng của Hội An, khi bụng đã réo ầm ĩ thì bạn không thể tìm cho mình một món ăn ngon. Xin điểm những món ăn ngon khó bỏ qua và rất dễ tìm thấy khi đến phố Hội.

Cơm gà Hội An

Sự lựa chọn đầu tiên của bạn, chắc chắn sẽ là cơm gà Hội An. Bởi trước khi đến đây, bất kỳ ai cũng “google” những món ngon của xứ sở này, và cơm gà là đặc sản. Nhưng Hội An không có nhiều quán cơm gà, phải đi vòng vèo vài con phố, bạn mới “tia” thấy lác đác những tấm biển gỗ, và đặc sắc nhất là quán cơm gà Bà Buội, Cô Nga, thường bắt đầu từ 11h trưa hoặc tối.

Đó là một đĩa cơm nhỏ, với gà xé, gà trộn và rau sống. Cơm trắng nấu riêng, được trộn trước với một ít mỡ gà, béo ngậy và vàng ươm. Thịt gà ta được xé nhỏ, lọc hết xương, trộn và bóp đều với các loại gia vị, chanh, ớt, tỏi, rau sống.



Cơm gà Hội An

Trong tiết trời ấm áp của Hội An, chỉ vì mải chơi quá nên lúc nhìn đĩa cơm gà vàng ươm, dậy mùi thì chỉ sau 5 phút bạn đã “xử” hết veo một đĩa cơm gà. Nếu muốn bạn có thể gọi thêm một đĩa, nhưng ăn theo kiểu “thòm thèm” thì mới ngon và còn chỗ để tiếp tục thưởng thức những món khác khi dạo phố. Giá cơm gà ở Hội An rất phải chăng, từ 25.000-40.000 tùy vào độ lớn nhỏ.

Tò mò với cao lầu

Với những “tín đồ” của phim truyền hình Việt Nam thì sau những thước phim Cho một tình yêu, cao lầu sẽ là món ăn khiến bạn tò mò nhất khi đến Hội An. Đây cũng là món ăn gắn liền với thương hiệu của phố Hội từ xưa đến nay.

So với cơm gà thì cao lầu được bán phổ biến hơn tại phố cổ. Trong những nhà hàng sang trọng, những quán ăn nhỏ hay đơn giản là một gánh hàng trong đêm, bạn đều có thể gọi món cao lầu. Mỗi bát cao lầu có giá từ 10.000-20.000 đồng, tùy vào địa điểm mà bạn lựa chọn.

Cao lầu được bán rất nhiều tại Hội An.


Cao lầu của người Hội An được chế biến rất công phu.

Nhiều người không quen ăn thường cho rằng cao lầu có vị giống mì Quảng, tuy nhiên, chế biến cao lầu là cả một quá trình chăm chút và tinh tế hơn rất nhiều. Cũng từ đó mà vị của món ăn này có sức hút đối với không chỉ người trong nước mà còn cả du khách quốc tế.

Sợi mì làm nên cao lầu được làm từ bột gạo sống và chín, trải qua nhiều công đoạn sẽ cho ra sợi mì giòn và dai hơn mì Quảng. Ngoài giá, rau sống, tóp mỡ giòn tan, thì điểm nhấn chính của một bát cao lầu là thịt lợn xá xíu. Và nước thịt xá xíu này cũng chính là nước cho vào bát cao lầu, rất đậm đà và dậy mùi thơm.

Bánh rán hàng rong

Trên phố, một vài chiếc xe bán các loại bánh rán cũng đẩy đưa rất mời gọi. Mỗi chiếc bánh này có giá từ 4.000-5.000 đồng/chiếc, được bày bán trên chiếc xe nhỏ rất sạch sẽ. Muốn ăn chiếc nào, bạn chỉ vào chiếc đó và chủ xe cho bánh vào chảo mở nóng ran, một lúc sau bạn đã có trên tay chiếc bánh này.

Bánh rán hàng rong.
Tuy nhiên, bánh rán ở Hội An không đa dạng và không có mùi vị đặc trưng riêng, đơn giản đó là những chiếc bánh làm bằng bột mì, nhân đậu, thịt được rán giòn theo vị mặn hoặc ngon.
Tào phớ
Sau khi bước chân qua cầu Nhật Bản, ghé thăm ngôi nhà cổ Phùng Hưng với muôn vàn chiếc đèn lồng sặc sỡ, bạn bước chân ra hít thở khí trời trong lành. Và bên kia đường, bạn nhìn thấy một gánh tào phớ nóng hổi và thơm lừng. Thế là, món ăn này đến với bạn, vừa ngon, vừa vui, vừa gợi nhớ những kỷ niệm thời ấu thơ với những gánh hàng rong: “Ai tào phớ, tào phớ đê”….
Tào phớ ấm lòng
Chè bắp phố Hội
Buổi tối, Hội An lung linh với những quán cà phê ngập tràn sắc màu của đèn lồng. Bạn cũng có thể chọn một quán cà phê bên dòng sông Hoài, nằm giữa trung tâm phố để vừa ngắm cảnh vừa thưởng thức món ngon. Đồ uống của Hội An cũng không có gì đặc biệt, tuy nhiên, trong lĩnh vực chè thì Hội An rất hãnh diện với chè bắp, chè sen.
Chè sen đặt trong một chiếc ly nhỏ, những hạt sen tươi, trắng muốt, thơm và mát, tương tự như bất kỳ một ly chè sen ở nơi khác, nhưng giá thì rẻ hơn rất nhiều, chỉ 5.000-6.000 đồng/ly.
Chè sen

Chè bắp và bánh tráng đập.

Với chè bắp thì đó là sự khác biệt. Bắp ở đây không hề để nguyên cả hạt như những hạt bắp chúng ta vẫn thường ăn chè ở Hà Nội, TP.HCM hay nhiều nơi khác. Hạt bắp được bào thành những lát rất mỏng, nấu nhừ ở mức độ vừa phải để khi cho ra bát thì đa số vẫn giữ nguyên lát li ti đó.

Vị chè bắp của Hội An cũng thơm, cũng dẻo, nhưng ăn không cần phải cho thêm đá mà vẫn rất mát dịu. Mỗi bát chè bắp nhỏ xinh đó, giá chỉ khoảng 4.000-5.000 đồng.

Bánh tráng đập

Nếu chưa từng một lần ăn bánh tráng đập, đặc sản của người Quảng Nam - Quảng Ngãi, chỉ với 5.000-10.000 đồng, bạn sẽ có ngay món ăn này tại bất kỳ con phố nào ở Hội An. Nghe tên gọi bánh đập thì nhiều người tưởng phải “tung chưởng” ghê lắm, nhưng bánh đập đơn giản là bánh tráng kẹp bánh ướt, đập nhẹ rồi chấm với nước mắm ngọt, cay.

Bánh tráng đập cho vào miệng, có sự giòn tan của bánh tráng, mềm và mát của bánh ướt, chút đậm đà, cay cay sau khi chấm. Ngon một cách dịu nhẹ như đang ở một buổi chiều hoặc đêm mùa hè mát mẻ. Chỉ đơn giản là thế thôi, nhưng cũng đủ để bạn cảm thấy thư thái hơn trong một buổi dạo quanh phố cổ, với những món ăn nhẹ nhàng mà khó quên.

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét