Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Giới thiệu Đèo Hải Vân

Đèo Hải Vân hay còn có các tên gọi khác như là đèo Ải Vân hay Đèo Mây là ranh giới giữa Thừa Thiên-Huế ở phía Bắc và thành phố Đà Nẵng ở phía Nam. Đây là con đèo có mức độ hiểm trở bậc nhất trong các ngọn đèo ở Việt Nam với chiều dài 21km.
deo hai van da nang

Lịch sử Đèo Hải Vân

Theo sử liệu, trước năm Bính Ngọ (1306), vùng đất có đèo Hải Vân thuộc về hai châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa (còn gọi là Chiêm Thành). Sau khi được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn Công chúa Huyền Trân đời Trần vào năm vừa kể (1306), thì ngọn đèo chính là ranh giới giữa Đại Việt và Chiêm Thành.
Khoảng một thế kỷ sau, vào năm Nhâm Ngọ (1402), nhà Hồ (dưới triều Hồ Hán Thương) sai tướng Đỗ Mãn đem quân sang đánh Chiêm Thành, khiến vua nước ấy là Ba Đích Lại phải cắt đất Chiêm Động và Cổ Lũy để cầu hòa. Kể từ đó, cả vùng đất có đèo Hải Vân mới thuộc hẳn về nước Đại Ngu (tức Việt Nam ngày nay), và trở thành ranh giới tự nhiên của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam, như sách Phủ Biên tạp lục của Lê Quý Đôn đã chép: “Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc từng mây là giới hạn của hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam”.
Vào thời Nguyễn, đèo Hải Vân vẫn là chỗ giáp giới giữa Thừa Thiên và Quảng Nam. Phía bắc chân núi giáp vực biển có hang Dơi, tục gọi là bãi Tiêu. Tương truyền xưa có thần sóng, thuyền đi qua đó thường bị lật chìm, nên ngạn ngữ có câu: “Đường bộ thì sợ Hải Vân/ Đường thủy thì sợ sóng thần Hang Dơi”.

Đà Nẵng là một trong những tuyến du lịch hấp dẫn, du khách không chỉ được phơi mình trên những bãi cát trắng mịn, đắm mình trong nước biển trong vắt mà còn chiêm ngưỡng những tuyệt tác thiên nhiên kì vĩ.

Tổng hợp các điểm du lịch nên đến ở Đà Nẵng

Đến với Đà Nẵng bạn có thể chọn khách sạn Pacific Đà Nẵng.Nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, gần các điểm tham quan nổi tiếng như Nhà hát Opera, Sông Hàn và Trung tâm thương mại. Chỉ cần mười phút là có thể tới Sân bay, Bưu điện, Chợ Hàn, Nhà thờ lịch sử và Bảo tàng văn hóa Champa, nó mang đến cho bạn một kỳ nghỉ tuyệt vời khi bạn lưu nghỉ tại Việt Nam. Với 58 phòng, tiện nghi đầy đủ như điều hoà, truyền hình cáp, tủ bar-mini, điện thoại IDD và một bồn tắm với nước nóng. Da Nang Pacific Hotel cũng có những dịch vụ giải trí như xông hơi, internet, phòng họp 100 chỗ, dịch vụ giặt ủi và nhà hàng & quầy bar, tất cả dịch vụ này xứng đáng để trở lại. Ngoài ra bạn có thể chọn những khách sạn tại đà nẵng khác để phù hợp với mình


Những điểm thăm quan du lịch khi đến Đà Nẵng

1. Đèo Hải Vân



deo-hai-van-03.jpg

Vị trí: Đèo Hải Vân nằm trải dài theo sườn núi Hải Vân, giữa tỉnh Thừa Thiên – Huế và thành phố Đà Nẵng.

Đặc điểm: Đây là đèo cao nhất (khoảng 500m so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển.

Đèo Hải Vân dài hơn 20km, đường qua đèo đã được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Do địa hình phức tạp, độ dốc tương đối cao, đường quanh co liên tục với nhiều đoạn cua rất nguy hiểm, lại thêm hay sụt lở về mùa mưa, nên trước khi hầm Hải Vân được xây dựng và đi vào hoạt động, đèo Hải Vân là con đèo nguy hiểm bậc nhất Việt Nam, là nỗi lo cho bất kỳ tài xế, hành khách nào khi di chuyển qua khu vực này.

Nguy hiểm là thế, nhưng đèo Hải Vân đồng thời cũng được coi là con đèo nên thơ, hùng vĩ, tráng lệ bậc nhất Việt Nam với một bên là biển xanh mênh mông, thăm thẳm, một bên là núi non điệp trùng, cảnh sắc vô cùng ngoạn mục. Chẳng thế mà vào thế kỷ 15, vua Lê Thánh Tông, sau khi vi hành nơi này, đã đặt tên cho đèo là “Đệ nhất hùng quan”. Cái tên này sau đó đã được vua Minh Mạng cho khắc lên cổng đá trên đỉnh đèo.

2. Bán đảo Sơn Trà



Vị trí: Bán đảo Sơn Trà thuộc địa phận quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 13km.

Đặc điểm: Bán đảo Sơn Trà có các bãi biển đẹp gần như còn nguyên sơ, nước trong xanh, cát trắng mịn, sạch và rừng nguyên sinh với hệ động thực vật phong phú.

Ven biển của bán đảo Sơn Trà có nhiều bãi cát đẹp, trong đó có một số bãi tắm nổi tiếng như bãi Bắc (phía bắc bán đảo), bãi Nam và bãi Bụt (phía nam bán đảo).  Sau lưng các bãi tắm này là rừng nguyên sinh với hệ động thực vật rất phong phú, nhiều loài vật, cây cối thuộc loại quý hiếm như loài vượn má đỏ, vích đã được đưa vào danh sách đỏ. Dưới các bãi biển này là các rặng san hô lớn và tuyệt đẹp, rất thuận lợi cho việc phát triển các loại hình du lịch lặn.

Hiện nay, thành phố đang đầu tư tại đây khu du lịch Bãi Bụt với những ngôi nhà nghỉ trên sườn núi, ven biển; các loại hình du lịch lặn, và trong tương lai sẽ xây dựng một trung tâm hải dương học đồng thời phát triển thành một khu du lịch lớn với đầy đủ các loại hình dịch vụ phục vụ du khách.

Du khách đến đây sẽ có dịp tận hưởng không khí trong lành, cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, câu cá, câu mực,săn tôm hùm, tìm hiểu đời sống cư dân địa phương…Đến Đà Nẵng là cơ hội để khám phá bán đảo Sơn Trà với bao điều mới lạ.

3. Bãi biển Bắc Mỹ An


bai-bien-bac-my-an.jpg

Vị trí: Bãi biển Bắc Mỹ An nằm trong địa phận phường Bắc Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 7km về phía đông nam.

Đặc điểm: Với chiều dài bờ biển gần 4km, bãi cát trắng mịn, nước biển trong xanh và khu nghỉ mát Furama Resort đạt tiêu chuẩn 5 sao, Bắc Mỹ An được du khách biết đến như là một nơi nghỉ dưỡng biển ngang tầm quốc tế.

Khu vực Bắc Mỹ An có năm điểm được xem là bãi tắm đẹp gồm: bãi tắm T18, Mỹ Đa Đông 2, Mỹ Đa Đông 3, Bắc Mỹ An và khu vực khách sạn Furama với sức chứa khoảng 8.000 khách/ngày. Ngoài khu du lịch Furama, tại bãi tắm Bắc Mỹ An còn có một số cơ sở dịch vụ của T18, Công ty Danatours và một số hàng quán của tư nhân dọc theo bãi biển với giá cả phải chăng. Vì vậy, du khách đến với bãi tắm Bắc Mỹ An, tùy theo hoàn cảnh và khả năng tài chính, có thể lựa chọn cho mình một địa điểm nghỉ ngơi thích hợp.

4. Bãi biển Nam Ô


bai-bien-nam-o.jpg

Vị trí: Bãi tắm Nam Ô thuộc địa phận phường Hòa Hiệp, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố 17km về phía tây bắc.

Đặc điểm: Bãi tắm Nam Ô có độ dốc vừa phải, ven theo chân núi, phong cảnh sơn thủy rất hữu tình.

Theo người địa phương, tên gọi Nam Ô có nghĩa là ở phía Nam của châu Ô xưa. Bãi tắm Nam Ô có từ những năm đầu thập kỷ 60, chủ yếu thỏa mãn nhu cầu của người dân địa phương. Bãi tắm có một số hàng quán xây dựng theo kiểu nhà sàn phục vụ du khách.

Từ bãi tắm Nam Ô, du khách có thể làm một chuyến du lịch nhỏ lên lưng chừng núi về bán đảo Sơn Trà và thành phố Đà Nẵng hoặc dùng thuyền ngược về hướng Tây theo dòng sông Cu Đê, thực hiện một tour du lịch sinh thái, thăm một làng dân tộc Kà-Tu ở xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang.
ng miễn chê nhé. Thịt hàu ngọt ngon và chắc vô cùng, ăn là xuýt xoa đấy. Nhóm “phượt” 10 người chúng mình còn gọi thêm một nồi cháo hàu với giá chỉ 200k nhưng mỗi người xơi được đến hơn 3 chén và chén nào cũng đầy ắp hàu thơm ngon cả đấy.

Món ăn đặc sản Đà Nẵng 

1. Bê thui Cầu Mống:
Danh bất hư truyền: vào mùa xuân, đôi bờ sông Thu Bồn là ngàn dâu biêng biếc, mênh mông những đồng cỏ non tơ mơn mởn trải dài, đất Gò Nổi - Cầu Mống suốt mùa lũ lụt thường chìm khuất dưới nước. Nước lũ rút đi, phù sa màu mỡ để cỏ cây lên xanh, tươi tốt đến không ngờ, trở thành vùng đất thuận lợi chăn nuôi bò. Những đàn bò mặc sức ăn no tắm mát và sinh sản rất nhanh, cho ra đời những chú bê con lớn nhanh như thổi vì được tiếp nguồn sữa mẹ dồi dào. Đó là một cách lý giải vì sao mà thịt bê thui Cầu Mống lại thơm ngọt lạ lùng đến vậy. Thịt bê năm tháng tuổi của vùng này là ngon nhất. Ngày xưa thịt bê phải thui bằng củi dâu, còn bây giờ thì dùng cả thùng than hoa, bí quyết là phải chêm lửa vừa đủ để thịt con bê vừa chín tới và đạt độ mềm. Khi ăn người ta dùng dao bản to cực bén cắt từng tảng thịt lớn từ con bê đang thui rồi đem vào quầy treo lên thái dần cho thực khách.
Bê thui thái lát mỏng to bản ăn kèm rau sống đủ loại của vùng quê bên sông nước: tía tô, ngò thơm, xà lách, cải con, khế chua, chuối chát, rau húng, rau quế, giá đỗ... cuốn với bánh tráng mỏng chấm nước mắm nhĩ cá cơm. Nếu không muốn cuốn bánh tráng thì nên thái cục ăn ngon hơn. Khách có thể gọi thịt bắp hay thịt mông tuỳ thích nhưng cắt kiểu gì cũng phải dính lớp da. Ngoài ra, hàng quán còn bán thêm nhiều món khác cũng từ thịt bê: xáo (bóp vụn bánh tráng vô tô nước xáo, ăn rất ngọt), gân, xương, bún tái... Nếu có điều kiện thì qua cầu Câu Lâu vào thị trấn Vĩnh Điện ăn tại quán Bà Mười hoặc quán đối diện.
Tại Đà Nẵng có thể ăn ở quán Lê hoặc Lý đường Ngũ Hành Sơn đối diện chợ Bắc Mỹ An (cháo xương bò nấu đậu ngon và hết sớm), quán Ngọc Lan số 619 Ngô Quyền gần cầu Sông Hàn, quán Bà Ngọc số 228 Đống Đa, quán Thái Ngư số 151 và Hội Quán số 155 Nguyễn Văn Linh, quán Bò Tái số 103 Triệu Nữ Vương, quán số 356 Đống Đa.

2. Gói cá Nam Ô:
Đây là món ăn nổi tiếng bao đời. Cá để chế biến món gỏi là cá mòi, cá tớp, cá cơm... ngon và thích hợp nhất là cá trích, vì cá này thịt có vị ngọt, săn chắc lại sống gần bờ nên ngư dân đánh bắt quanh năm. Cá trích cỡ lớn hơn ngón tay được cắt đầu, đuôi, bụng, bỏ xương, tách thân làm hai và xắt từng miếng nhỏ rồi đem ướp với gừng, riềng, tỏi băm nhuyễn và thính. Trước khi ướp, cá được ép lấy nước để làm ráo cá và lấy nước cốt này đun sôi, hòa thêm nước mắm Nam Ô với ớt, bột năng thành nước chấm riêng. Thính riềng hơn hẳn các loại thính thường ở chỗ vừa làm cho thịt cá khô ráo, lại vừa ướp thơm và khử khuẩn cho cá. Khi ăn trộn thêm mè và đậu phụng rang giã nhỏ vào nước chấm.
Rau ăn kèm với gỏi cá Nam Ô rất đa dạng và đặc biệt quý hiếm, chỉ mọc trên đèo Hải Vân, người bán phải lên rừng hái mang về. Đó là những đọt non của các loại cóc rừng, tim lan, lành ngạnh, lá trâm, lá dừng có màu tím úa, mang hương vị riêng cho món gỏi cá và giúp tiêu hóa tốt. Có hai cách ăn gỏi cá: cá với rau các loại được cuốn bánh tráng mỏng và chấm nước chấm, ăn kèm bánh tráng nướng; hoặc chỉ việc trộn cá với rau và nước chấm vào một tô.
Gói cá ngon nhất phải ăn tại làng Nam Ô gần chân đèo Hải Vân mới đúng bài. Trong thành phố có thể ăn tại quán Bà Mỳ đường Mai Lão Bạng (gần cuối Đống Đa), quán Tấn ở số 464 Điện Biên Phủ, quán Sáu Hào ở số 232 Trần Cao Vân, hoặc chạy dọc đường Nguyễn Tất Thành về hướng Hải Vân thì cuối đường cũng có nhiều quán cóc khá ngon.
3. Cháo cá cu:
Cá cu là một loài cá đặc trưng của riêng vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng, còn gọi là cá bè hay cá bè cu... Giống cá này thịt nhiều và trắng, ngon nhất là nấu cháo, hấp hoặc làm lẩu. Do vậy khi đi nhậu ngoài biển xong, bạn nên kết thúc bằng một bát cháo cá cu với lá cải xanh xắt sợi nhỏ lót dưới đáy chén, người ta rang gạo rồi mới ninh trong nước sôi thành cháo. Cá hấp trên vỉ, rưới nước sốt hoặc cuốn bánh tráng giống như cá bã trầu hay cá chìa vôi. Lẩu cá cu nấu chua với đậu bắp, cà chua, rau thơm, ăn kèm với bún. Cũng có thể đem cá cu rắc muối ớt rồi cuộn lá chuối đem nướng kiểu đồng quê.
4. Hải sản, cá, ghẹ, ốc:
TP Đà Nẵng ba mặt giáp biển, mặt còn lại tựa lưng vào núi nên gần như khu vực nào cũng có quán hải sản, nhưng đông khách nhất vẫn là các quán dọc theo đường biển từ khu vực Mỹ Khê, nơi có bãi tắm đẹp nhất vùng cho tới khu vực đường Nguyễn Tất Thành hướng ra đèo Hải Vân. Cụm nhà hàng bề thế sát biển, gần đường Phạm Văn Đồng là đắt nhất và phù hợp với việc tiếp khách, không gian sang trọng cũng góp phần tạo nên cảm giác ngon miệng. Nếu đang ở nội thành thì có thể tới quán Hoa Tư số 17 Huỳnh Thúc Kháng, gần ngã tư với Nguyễn Văn Linh, chạy từ sân bay ra khá thuận tiện. Quán Bà Thôi ở số 96 Lê Đình Dương gần đó nổi tiếng nhất nhưng không còn giữ được chất lượng và giá cả nữa. Rẻ nhất vẫn là các quán cóc ghế nhựa vỉa hè tuyến đường ven biển, giá cực kỳ bình dân, nơi nào dân địa phương ngồi đông đúc cả đêm thì bạn có thể yên tâm ra chọn một bàn thoáng mát để chén chú chén anh, hai khu vực chính là vệt ven biển Thanh Bình (đường Nguyễn Tất Thành) và biển Mỹ Khê (đường Trường Sa - Hoàng Sa).
Thông thường du khách hay ngồi các quán rộng rãi, thoáng mát, có thể ngắm cảnh biển hoặc có gió biển, không khí đông vui nhộn nhịp, hải sản chế biến ngon và giá chấp nhận được (không quá bình dân). Khu vực đường Nguyễn Tất Thành có thể ngồi ở các quán Cây Dừa, mới nhất là Cây Dừa 3 gần ngã ba với Lê Độ, ngồi đây sẽ thấy được view khá đẹp của cầu vượt biển Thuận Phước, tuy nhiên vịnh kín nên bãi biển Thanh Bình gió hơi tanh, quán xá cũng tập trung đoạn gần ngã ba với Tôn Thất Đạm. Khu vực đường Phạm Văn Đồng có thể ngồi ở các quán trên đường Hồ Nghinh, từ cầu Sông Hàn chạy vào Phạm Văn Đồng rồi rẽ trái tại bùng binh cuối cùng trước khi tới biển, cuối đường là quán rẻ nhất nhưng kín bàn sớm, tránh xa các quán có chữ Mập không thì khi tính tiền bạn sẽ mập mặt luôn. Nếu từ Phạm Văn Đồng ra tới biển thì rẽ trái lên hướng Sơn Trà khoảng 1,5 km sẽ gặp các quán mới khá rẻ và ngon, xu hướng là khách du lịch làm hư quán nào thì dân địa phương lại dời ra quán xa hơn, gần đây tôi ngồi vài lần ở quán Bé Mặn hải sản tự chọn thấy khá ổn. Có một quán khá đặc biệt, gần cuối đường Hồ Nghinh hướng về Sơn Trà, giá cực kỳ bình dân, rẻ nhất khu này cũng được, phục vụ nhanh và nấu ăn ngon nhưng số lượng bàn hạn chế, 5g chiều phải ra ngồi xí chỗ rồi mới có bàn.
Các món phổ biến là: chíp chíp hấp (một giống nghêu nhỏ), cá chìa vôi (giống cá dài) hoặc cá bã trầu (giống cá dẹt) nướng cuốn bánh tráng hoặc cuốn lá cải xanh bản to, mực cơm hấp hoặc mực trứng chiên giòn, cồi mai nướng cháy (một giống sò lớn), vẹm nướng mỡ hành (một giống trai biển), cá đuối nướng cuốn bánh tráng, chả cá thác lác, bao tử cá cam hấp, ghẹ rang me, các món ốc (ốc hương, ốc gai), lươn/ếch xào xả ớt, tôm đất rang, cháo cá cu, lẩu hải sản... ngoài ra còn có trứng cút lộn, xoài xanh, cóc ổi dầm, dưa chuột chẻ (tính tiền riêng). Ghẹ không nên ăn vào những ngày sáng trăng vì đó là thời điểm giao phối, ghẹ rất óp (ít thịt). Quán Tư Danh ở ngã ba Triệu Việt Vương - Trần Hưng Đạo, gần cầu Sông Hàn chuyên các loại ốc, vẹm, giá rẻ và chế biển ngon. Khu vực hồ Thạc Gián dọc đường Hàm Nghi có vài món khác như sườn chìa nướng kiểu Nga, heo mọi hấp, móng heo chiên giòn...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét