Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013

Làng Bát Tràng 

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn.
Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim" ví với sự giàu có, "bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán.


 
Xã Bát Tràng là tên gọi cũ của làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội từ trước năm 1945. Trước đây hơn 700 năm, người dân thôn Bát Tràng di cư từ làng Bồ Bát (xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại, nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình[1]), theo vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đến vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, lập phường làm nghề gốm (gạch xây dựng); lúc đầu thôn Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ Phường, Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán và làm quan. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay.
Năm 1958, nhà nước thực hiện đào sông Bắc Hưng Hải - Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải làm thuỷ lợi tưới tiêu cho một vùng đồng ruộng rộng lớn của 3 tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, tạo ra thêm một con đường mới đi vào xã Bát Tràng, vì vậy từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km). Hoặc từ trung tâm thành phố Hà Nội, nếu theo đường thủy có thể xuất phát từ bến Chương Dương dọc theo sông Hồng đến bến Đình Bát Tràng (cảng du lịch Bát Tràng) hoặc theo đường bộ, qua cầu Chương Dương hoặc cầu Long Biên dọc theo tuyến đê Long Biên-Xuân Quan (đê Tả Hồng) tới Cống Xuân Quan (công trình Đại thủy nông Bắc Hưng Hải) rồi rẽ tay phải đi khoảng 1 km sẽ tới Trung tâm làng cổ Bát Tràng. Hoặc từ quốc lộ 5 rẽ vào Trâu Quỳ qua xã Đa Tốn lên đê rẽ tay trái tới 1 km tới cống Xuân Quan rồi rẽ tay phải (cách trường Đại học Nông nghiệp I - Trâu Quỳ chỉ khoảng 7 km).


Nếu bạn đang muốn tìm một khách sạn có vị trí thuận lợi thuộc Hà Nội, không lựa chọn nào tốt hơn My Way Hotel & Residence. Chỉ cách sân bay 25. Km, nên từ sân bay rất dễ để đi đến khách sạn 3.5 sao này. Với những điểm du lịch chính của thành phố như Cầu Giấy, Bao Tang Dan Toc Hoc, Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình khá gần, khách tham quan khi đến khách sạn đều rất hài lòng với vị trí này của khách sạn

 My Way Hotel & Residence mang lại dịch vụ hoàn hảo, làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất với những tiện nghi sang trọng tuyệt vời. Khi nghỉ ngơi trong khách sạn tuyệt vời này, khách có thể tận hưởng quán cà phê, dịch vụ ăn tại phòng 24 giờ, két sắt, nhà hàng, dịch vụ giặt là/giặt khô.
Khách sạn đặc biệt có 62 phòng đẹp, mỗi phòng bao gồm bồn tắm, truy cập internet không dây (miễn phí), lò vi sóng, nước đóng chai miễn phí, hồ bơi riêng. Những phương tiện giải trí của khách sạn bao gồm phòng thể dục được thiết kế để đem đến cho bạn sự thư giãn thoải mái. Hãy tận hưởng dịch vụ không gì sánh bằng và địa chỉ thật sự đáng tin cậy tại My Way Hotel & Residence.  Bên cạnh đó bạn có thể chọn nhiều khách sạn tại hà nội khác để phù hợp với mình

Cách trung tâm Hà Nội chỉ 20km, bạn có thể đến Bát Tràng bằng xe máy hoặc bắt tuyến xe bus số 47 tại Long Biên với giá vé chỉ 5.000 đồng.

 Những điểm bạn nên đến khi du lịch Bát Tràng


 Những địa điểm chụp ảnh thú vị

Một trong những thú vị đầu tiên khi tới Bát Tràng chính là đường tới ngôi làng cổ này. Xuôi qua cầu Chương Dương, đi qua con đê dài, đây là những điểm bạn có thể dừng lại để cùng bạn bè ghi lại những bức ảnh đẹp trong chuyến dã ngoại "hạt dẻ".

Nếu muốn chuyến đi chơi của mình khác lạ, bạn nên bắt đầu bằng việc đi dạo một vòng quanh làng. Quanh những con ngõ nhỏ chạy quanh làng là nhiều xưởng gốm tư nhân hay những giàn phơi gốm mini rất thú vị.
Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 1
Giàn phơi gốm mini.

Chịu khó "mò mẫm" trong những ngõ nhỏ, bạn còn thấy những bức tường than độc đáo. Đây cũng là phông nền tốt để bạn lưu lại những hình ảnh đẹp. Gần ven sông, trong làng hay các quầy sứ đều là những địa điểm đẹp để bạn tha hồ ghi lại những hình ảnh của mình khi tới đây. Tuy nhiên hãy thận trọng khi chụp với đồ gốm nhé.

Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 2
 Tường phơi than của Bát Tràng là bối cảnh lạ để ghi lại những bức ảnh đẹp.

Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 3
Những ngôi nhà cổ, mộc mạc cũng rất tuyệt vời để "pose" ảnh.

Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 4
Ngoài ra, bạn cũng có thể ghi lại những bức ảnh người lao động rất đẹp tại nơi đây.

Làng Bát Tràng nằm bên tả ngạn sông Hồng. Nếu đã đến đây, bạn cũng có thể đi bộ ra ven sông, ngắm những cảnh đẹp và tận hưởng không khí thoáng đãng của sông. Đặc biệt, gần bến sông còn có xe trâu, bạn có thể thử đi và trải nghiệm cảm giác khám phá Bát Tràng trên những bước đi chậm rãi mà chắc chắn của những chú trâu.

Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 5
Khám phá Bát Tràng bằng xe trâu.

 Sân chơi gốm

Sau khi đã dạo chơi và chụp ảnh, bạn có thể thử cảm giác làm thợ gốm với mức phí rất rẻ, chỉ 10.000 đồng một người. Các chủ sân chơi thường luôn túc trực ở cổng chợ đón khách. Vào sân chơi, bạn sẽ được chơi với bàn gốm xoay. Đừng lo nếu bạn không biết cách sử dụng chúng, các anh thợ ở đây sẽ hướng dẫn tận tình, giúp tạo hình, lấy tâm mẫu cho bạn. Còn bạn thì tha hồ sáng tạo và thử sức với đất sét.
Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 6
 Hướng dẫn khách sử dụng bàn xoay.
Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 7
Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 8
 Rất đông khách du lịch thử làm thợ gốm.
Tuy nhiên nếu bạn không đủ khéo tay để làm được tác phẩm ưng ý thì bạn có thể nhờ thợ gốm giúp bạn làm một tác phẩm đẹp, còn bạn sẽ tự trang trí món đồ đó bằng màu vẽ. Để mang về  nhà một tác phẩm gốm như thế, bạn phải trả thêm từ 20.000 - 25.000 đồng.

Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 9

Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 10


Dọc đường đi, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những căn nhà chất đầy đồ gốm. Bạn cũng có thể mua hàng ngay tại những cửa hàng tại nhà này. Nếu chịu khó tìm tòi, bạn sẽ mua được những món đồ đẹp và độc hơn hẳn đồ gốm ngoài chợ với giá rẻ hơn. Tuy nhiên nên lưu ý kĩ nhìn kĩ để tránh mua phải hàng lỗi.

Chợ Bát Tràng

Chợ gốm là nơi bạn không nên bỏ qua khi du lịch Bát Tràng. Chợ rộng khoảng 6.000 mét vuông, chia thành các gian hàng nhỏ bày bán đủ loại mặt hàng thủ công mỹ nghệ liên quan đến gốm sứ, từ những gian hàng bát đĩa cao cấp, đồ trang trí mĩ nghệ đẹp mắt cho đến mặt hàng đồ thờ cúng, tiểu cảnh non bộ cho đến những món đồ lưu niệm, cốc chén và các món bát đĩa bình dân.
Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 11
 Một gian hàng bày bán bát đĩa cao cấp.
Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 12
 Tranh gốm nung và lọ hoa nghệ thuật.
Những món đồ cao cấp ở chợ Bát Tràng có giá khá cao, và thường người bán hàng có kèm dịch vụ vận chuyển tận nhà.

Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 13
  Những món đồ này có giá không hề rẻ.
Bên cạnh các mặt hàng cao cấp, các mặt hàng bình dân như ấm chén, bình hoa hay bát đĩa với giá từ vài chục đến vài trăm ngàn đồng lại được số đông người đến chợ chọn mua.

Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 14
 Chuông gió bằng gốm có giá khoảng 25.000 đồng một bộ.

Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 15

Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 16
 Các bộ ấm chén được nhiều người lựa chọn.

Nhiều loại đồ như vậy nhưng có lẽ mặt hàng các bạn trẻ thích nhất khi đi chợ là những gian hàng bày những viên đất nung có khắc chữ đủ màu sắc, hình dạng. Người mua sẽ tự chọn cho mình những viên đất rồi xếp thành thông điệp. Các và cô bán hàng ở đây sẽ nhanh thoăn thoắt giúp bạn kết những viên đất thành vòng tay hoặc vòng đeo cổ đẹp mắt. Giá thành cho một viên đất là 3.000 đồng.
Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 17
 Những viên đất nung đủ màu sắc thu hút rất nhiều bạn trẻ.
Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 18
 Bạn có thể tự chọn thông điệp...
Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 19
Hoặc mua các mặt hàng có sẵn.
Một điểm cộng nữa là ở chợ Bát Tràng bạn có thể thoải mái chụp ảnh, tạo dáng bên các món độc đáo, dù không mua chủ hàng cũng vẫn vui vẻ. Có điều bạn nhớ cẩn thẩn khi chụp ảnh với gốm nhé. 

Ẩm thực Bát Tràng


Khi đã chơi thấm mệt, bạn có thể dừng chân ở các quán ven chợ thưởng thức vài món ăn vặt. Chợ Bát Tràng có lẽ chỉ có gốm là “món” đặc sản nhất nên các đồ ăn không có gì đặc biệt lắm. Tuy nhiên, cũng có khá nhiều món ăn cho bạn lựa chọn. Lúc nghỉ chân, bạn có thể chọn nhâm nhi cặp bánh tẻ nóng và uống cốc nước mía giải khát.

Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 20

Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 21
 Món bánh tẻ thơm ngon có giá chỉ 6.000 đồng một cặp.

Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 22
Bánh sắn giá 5.000 đồng/ chiếc.
Du lịch Bát Tràng - "hạt dẻ" mà thú vị 23
 Nếu ghé chơi Bát Tràng dịp tháng tư, tháng năm
 bạn còn có cơ hội thưởng thức ổi Đông Dư giòn ngọt nức tiếng.
Ngoài ra, buổi trưa còn có đủ các món như cơm, bún, miến, lẩu ở các quán cạnh chợ. Giá cả ở chợ Bát Tràng khá mềm, không có tình trạng chặt chém như các khu vui chơi, điểm du lịch khác. Bạn có thể thoái mái tham khảo giá trước khi quyết định dùng bữa. Các cô chủ quán cực nhiệt tình mời chào nhưng sẽ không xảy ra tình trạng tranh giành khách đâu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét