Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ. Tỉnh nằm trong vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, có vai trò quan trọng về kinh tế và xã hội đối với cả khu vực, thuộc vùng Đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh. Tỉnh luôn đi đầu trong việc phát triển kinh tế, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Ở vị trí cửa ngõ ra biển Đông của các tỉnh trong khu vực miền Đông Nam bộ, Bà Rịa-Vũng Tàu kết nối thuận lợi với thành phố Hồ Chí Minh và các địa phương khác bằng đường bộ, đường không, đường thủy và đường sắt.
  • Tỉnh lỵ của tỉnh (từ khi thành lập tỉnh đến ngày 1 tháng 5 năm 2012) và đô thị lớn nhất tỉnh là thành phố du lịch thành phố Vũng Tàu.
  • Từ ngày 2 tháng 5 năm 2012, tỉnh lị chuyển đến thành phố Bà Rịa.
  • Hiện nay, Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh duy nhất trong nước có tỉnh lị không phải là đô thị lớn nhất trong tỉnh, tỉnh có hai thành phố trực thuộc và Thành Phố Vũng Tàu là đô thị loại I trực thuộc tỉnh đầu tiên của cả Nam bộ, tỉnh có GDP cao nhất cả nước.
  • Tỉnh có tốc độ đô thị hóa cao là 51.2%.

Bà Rịa - Vũng Tàu còn có nhiều khi nghỉ dưỡng và nhiều khách sạn như :
Khu nghỉ mát biển Hồ Cốc là một trong những khu nghỉ mát đạt chuẩn 5 sao nổi
tiếng trong số các khách sạn Vũng Tàu nằm trải dọc bãi biển 1,5km bên cạnh 
những cánh rừng nguyên sinh còn giữ được gần như hoàn toàn sự hoang sơ, kì bí.
Ngoài ra còn có khác khu du lịch và các khách sạn tại Bà Rịa - Vũng Tàu khác như: Khách sạn Ruby , Khách sạn Đồi Dừa, Khách sạn Tháng Mười,Khách sạn Long Hải......



  • Các địa điểm tham quan du lịch tại Bà Rịa - Vũng Tàu
    http://www.buaxua.vn | Xem thêm tại: http://www.buaxua.vn/Thong-tin-can-biet/Cac-dia-diem-tham-quan-du-lic
Bạch Dinh:
bach_dinh.jpgBạch Dinh dọc theo bãi trước về phía Núi Lớn, chúng ta luôn trông thấy một dinh thự màu trắng, mái ngói đỏ sừng sững trên núi nổi bật trên nền xanh tươi của cây cỏ. Đấy chính là Bạch Dinh.  
Bạch Dinh được người Pháp xây dựng năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho toàn quyền Pháp Paul Doumer và được gọi là Villa Blanche theo tên cô con gái yêu của ông ta, dân địa phương quen gọi Bạch dinh là biệt thự trắng.Sau đó nhiều đời toàn quyền đông dương (người Pháp) cũng dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi giải trí nên gọi là Villa Dugouverneur (Dinh toàn quyền).
Sau này Ngô đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu cũng lấy Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi giải trí nên Bạch Dinh còn có tên là Dinh ông Thượng.Phía trước Bạch Dinh hướng ra biển. Tại đây có thể nhìn bao quát cảnh bãi trước, núi nhỏ, núi lớn nhìn thẳng xuống ta sẽ thấy hòn Hải ngưu, đó là mũi đá nhỏ nhô ra biển có hình dáng một con trâu nằm dưới nước bây giờ Bạch dinh được là dùng nhà bảo tàng trưng bày cổ vật tìm được ở Hòn Cau - Côn Đảo.
Tượng chúa Kitô:
chua_kito.jpgTheo đường vòng núi nhỏ (đường Hạ Long) từ bãi trước qua bãi Dứa đến mũi Ninh Phong. Tượng chúa được xây dựng từ năm 1972 những công trình bị bỏ dở, do yêu cầu cuả đồng bào giáo dân ngày 28 tháng 1 năm 1992 UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định xây dựng tiếp công trình tượng chúa trên Núi Nhỏ. Sau hai năm xây dựng ngày 2 tháng 2 năm 1994 công trình đã được hoàn tất. Tượng chúa được xây dựng trên núi cao 136 mét và cao so với mực nước biển 176 mét. Tượng đài cao 31 mét, hai tay dang rộng 18,4 mét được đặt trên một ngôi nhà hình vuông có trạm trổ chúa và 13 tông đồ trên mặt tượng.
Phía trong bụng tượng có thể chứa được hàng trăm người đi trên 133 bậc thang được làm bằng đá mài. Từ hai tay của tượng ta có thể nhìn bao quát được toàn bộ thành phố Vũng Tàu. 
Hải Đăng:
hai_dang.jpgHải Đăng Vũng Tàu được xây dựng từ năm 1907, lúc đầu đặt ở mỏm thấp của núi nhỏ, thắp bằng dầu năm 1911 được xây dựng thành tháp tròn có đường kính 3 mét cao 18 mét được làm trên đỉnh cao nhất của núi nhỏ có độ cao 170 mét.
Hải đăng Vũng Tàu dọi xa đến 35 hải lưu có kính viễn vọng để theo dõi tàu và hướng dẫn thuyền trên biển.



Núi Lớn:
nui_lon.jpgVũng Tàu có hai hòn núi là Núi Lớn và Núi Nhỏ. Núi Lớn có diện tích khoảng 400 ha, có ba đỉnh lớn là Vũng Mây, Núi Lớn và Hòn Sụp.
Theo đường Núi Lớn (đường Trần Phú ) quanh sườn núi từ Bến Đình sẽ đến chùa Thích Ca Phật Đài, Bãi Dâu, đến Bãi Trước dài 10 km, đường dốc quanh co, trên là núi, dưới là biển, phong cảnh hữu tình, hùng vĩ lên thơ. Có nhiều thắng cảng dọc đường đi như tượng Đức mẹ, tượng Phật Bà Quan Âm, Bạch Dinh ...
Núi Nhỏ:
nui_nho.jpgNúi Nhỏ có diện tích khoảng 120 ha, đỉnh núi cao 170 m. Về truyền thuyết, Núi Nhỏ mang tên Tao Phùng kể về câu chuyện giữa người con gái vua Thuỷ Tề và một chàng trai làng chài.
Theo đường vòng Núi Nhỏ (đường Hạ Long) chạy từ bãi trước qua Bãi Ô Quắn, Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong và ra Bãi Sau dài khoảng 6 km. Đường mới, rộng và đẹp. Hai bên đường có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Bãi Trước, chùa Niết Bàn Tịnh Xá, tượng Chúa Kitô, Hòn Bà ...

Lăng cá ông:
lang_ca_ong.jpgLăng Cá Ông nằm trên đường Hoàng Hoa Thám , trong khuôn viên rộng và thoáng mát trong cả quần thể gồm đền thần Thắng Tam và miếu Bà Ngư Hành. Chuyện kể rằng, vào thế kỷ XIX có một đầu cá Ông rất lớn trôi dạt vào Bãi Sau. Đầu cá to đến nỗi không thể kéo lên bờ nên ngư dân địa phương phải lấy gỗ, tre rào lại cho thịt rữa hết rồi tháo từng khớp xương rửa sạch đem về thờ tại một miếu sơ sài tại Bãi Trước. Cùng thời gian đó ở Cần Giờ, có một thân cá và ở Long Hải có một đuôi cá dạt vào bờ. Do vậy trong giới ngư phù có một truyền thuyết cho rằng Cá Ông này là vị Tướng quân được Long Vương ra lệnh phải bảo vệ và giúp đỡ thuyền bè qua lại trong vùng biển này. Những vị Tướng quân này không hoàn thành nhiệm vụ khiến cho chiếc tầu bị đắm trong cơn bão tố, nên Long Vương nổi giận hạ lệnh chém làm ba khúc
Đối với ngư dân khắp vùng biển phía Nam thì Cá Ông được xem là loài linh thiêng thường hay cứu giúp những con thuyền gặp sóng to gió lớn. Vì vậy mỗi khi có xác Cá Ông trôi dạt vào bờ, thì người đầu tiên trông thấy được coi là con trưởng nam, phải có bổn phận để tang và lo toan việc chôn cất xác cá thật chu đáo. Khoảng 40 năm sau lại có một xác Cá Ông lớn trôi vào Bãi Sau, dân làng được tin kéo tới đem xác cá lên bờ rồi chôn cất tử tế. Đến năm 1911, ngư dân địa phương chung nhau góp tiền xây một Lăng tại khu vực lăng hiện nay, rồi đào xương cá Ông này và dời xương cá Ông trước đó về thờ trong lăng. Từ đó Lăng được nhiều lần tu bổ và đến tháng 4 năm 1969 được sửa chữa có hình dáng như hiện nay. Giữa lăng là bàn thờ được trạm trổ công phu các hình long, ly, quy, phụng giao đầu, cá hoá Rồng giỡn sóng. Phía sau bàn thờ là ba tủ kính lớn đựng xương cá. Tủ bên trái đựng xương cá Ông nhỏ vớt được trong những lần sau. Ngày vua Ông (ngày Giỗ) được định vào ngày 16 tháng 8 âm lịch hàng năm.Vào ngày nay, ngư dânVũng Tàu kéo về làm lễ cúng bái rất linh đình, trọng thể
Cảng Cầu Đá:
cang_cau_da.jpgCảng Cầu Đá được xây dựng tế năm 1896 nhằm phục vụ cho mục đích quân sự, đồng thời phục vụ cho việc bốc xếp về kho, hàng hoá phục vụ cho thành phố nghỉ mát và các căn cứ quân sự.
Tiền cảng Vũng tàu là một con đê dài hơn 400m, chân đê rộng 15m, mặt đê rộng 4m được kè bằng đá đổ bê tông chạy dài tế mũi phía bắc Núi Nhỏ ra giữa biển, song song với bãi trước. Đê cảng Vũng Tàu được kỹ sư Pháp thiết kế và thị trưởng Vũng Tàu lúc đó phê duyệt và thi công.
Tiền cảng được xây dựng và sử dụng chưa tới bảy năm đã hư hỏng do những tính toán sai lầm của người Pháp. Cùng với trận địa pháo trên Núi Nhỏ, Cầu Đá Bãi Trước hợp thành một quần thể di tích đã được Bộ Văn hóa Thông tin xếp hạng cấp quốc gia.
Hòn Bà:
hon_ba.jpgHòn Bà là một hòn đảo nhỏ, dưới chân đảo sóng biển đánh tung bọt trắng xoá rất lên thơ, nằm phía ngoài biển theo đường hạ Long vòng Núi nhỏ, Từ Bãi Trước, qua Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong. Hòn Bà nằm cách chân Núi Nhỏ khoảng 200m. Năm 1881 ông Hồ Quang Minh gốc miền Trung đã bỏ kinh phí ra xây dựng một ngôi miếu nhỏ trên đảo gọi là Miếu Bà.
Miếu Bà hiện nay có chiều cao nổi trên mặt đất là 4m. Trong là điện thờ các vị thần linh. Bên dưới có một tầng hầm dài 6m rộng 3m, trước kia tếng là nơi hội họp bí mật của đồng bào yêu nước chống đế quốc.
Khi thủy triều xuống thấp, có thể men theo một lối đá chập trùng để ra đảo. Ngày rằm hay mồng một, bà con thường ra đảo rất đông để thắp hương cầu may tại ngôi miếu nhỏ này.
Vũng Tàu Paradise:
vt_paradise.jpgPiz 1 : Khu du lịch thiên đường với những thú vui giải trí phong phú dựa vào mẫu của người châu Âu, những khu vườn theo kiểu Châu Âu và Trung Quốc, phòng Karaoke hiện đại. Đã khai trương tế ngày 19/3/1995.
Piz 2 : Câu lạc bộ Marina : Những sinh hoạt thể thao trên biển với nhiều trò đặc sắc, hấp dẫn như: thuyền buồm, thuyền máy ... bãi đậu xe rộng rãi, nhà hàng với thiết kế độc đáo, trang nhã phục vụ những món ăn biển.
Piz 3 : Câu lạc bộ sân golf Paradise là sân golf bờ biển đầu tiên tại Việt Nam, Chọn kiểu gôn, chọn lỗ nổi tiếng của Anh, Mỹ, phù hợp với tất cả mọi người.
Căn cứ Minh Đạm:
minh_dam.jpgNúi Châu Long - Châu Viên ở đông Nam huyện Long Đất ,Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cách thành phố Vũng Tàu 30km. Từ Đông xang Tây dài 8km điểm cao nhất là 355m. Ba mặt giáp biển, có nhiều hang động hiểm trở. Dãy núi này là căn cứ chống Pháp, Mỹ của Tỉnh uỷ Bà Rịa và Huyện uỷ Long Điền. Năm 1948 đổi tên là căn cứ Minh Đạm, đó là ghép tên của hai đồng chí Bùi Công Minh và Mạc Thanh Đạm là bí thư và phó bí thư huyện uỷ Long Điền đã hy sinh tại đây.
Căn cứ Minh Đạm bao gồm 4 khu : Chùa Viên, Đá Chẻ, Chùa Giếng Gạch, Đá Chồng.
Căn cứ Minh Đạm được công nhận là di tích lịch sử theo quyết định số 57/QĐ VHTT ngày 18/01/1993 của Bộ Văn Hoá Thông Tin.
Nhà tưởng niệm nữ anh hùng Võ Thị Sáu:
vo_thi_sau.jpgNgôi nhà lưu niệm nữ liệt sỹ anh hùng lực lượng vũ trang công an nhân dân Võ Thị Sáu thật đơn sơ, khiêm nhường bên tỉnh lộ 23 ,cách thị xã Bà Rịa 12km về phía Tây, thuộc xã Phước Long Thọ, Huyện Long Đất, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tầu. Ngôi nhà có lối kiến trúc dân dã đặc trưng của làng quê Việt Nam. Xung quanh được che bằng các tấm ván gỗ, mái lợp ngói âm dương, nền đất. Căn nhà dài 10m, rộng 3m gồm 2 phòng nhỏ. Phòng ngoài rộng 5m, ở giữa bài trí tủ thờ gia tiên, kế sát bên vách phía phải là bộ đồ ván gỗ nơi chị em Sáu thường nằm ngủ. Phía trong là nơi nghỉ của ông bà song thân. Nối giữa phòng ngoài và vòng trong là một hành lang nhỏ thông ra phía sau nhà.
Cách đó chừng 50m về hướng đông nằm kế ngã tư¬ tỉnh lộ 32 là khu công viên tượng đài nữ anh hùng Võ thị Sáu đặt trang trọng tại công viên, bốn mùa bát ngát hương hoa sứ, ngọc lan, lêkima. Tượng đúc bằng đồng, cao 7m do tác giả Thanh Thanh sáng tác, diễn tả tư thế chị Sáu ung dung ra pháp trường với tà áo tung bay trong gió.
CÁC MÓN NGON ĐẶC SẢN
Bánh Canh Long Hương
Bánh Canh Long Hương là món ăn nổi tiếng tại thị xã Bà Rịa. Sợi bánh được làm từ bột gạo pha với bột lọc để có độ dai và màu trắng trong, nước lèo được hầm từ xương và thịt có vị ngọt đậm đà. Một tô bánh canh nóng hổi, ăn kèm với giá, rau cần và các loại rau thơm là món điểm tâm sáng tuyệt vời của du khách.

Bánh Hỏi An Nhứt
An Nhứt là thương hiệu nổi tiếng của quán bánh Hỏi tại xã An Nhứt, huyện Đất Đỏ. Bánh Hỏi An Nhứt được làm từ bột gạo thơm, pha chế để sợi bánh dẻo và dai. Đĩa bánh Hỏi trắng trong thơm mùi gạo mới được cuốn với rau sống, thịt xào hoặc lòng heo chấm nước mắm chua ngọt thì thật là ngon tuyệt.

Canh chua tương me
Canh chua tương me là món ăn đặc sản của vùng Phước Hải, mà người dân địa phương quen gọi là "nấu súng" Cá được dùng để nấu canh chua tương me gồm. cá Đủ, cá Lò, cá Ngao và đặc biệt là đầu cá Thiều. Me dằm lọc lấy nước, tương hột gĩa sơ, sả đập dập cho vào nồi nấu chín. Khi nước sôi cho cá đã làm sạch để ráo nước vào nồi, đậy nắp đun sôi khoảng 5 phút cho cá chín, xong nêm đường, muối, bột ngọt, rau thơm, ớt vào là được nồi canh ngon lành. Món này ăn với bún và nhắm cùng rượu đế Hòa Long thì thật là tuyệt. Đến quán Phương Trang (Bảy Diện) xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, du khách có dịp thưởng thức và cảm nhận món ăn này.

Bánh Xèo Long Hải
Bánh Xèo là món ăn khá phổ biến của người dân Nam bộ. Nguyên liệu chính để làm bánh là bột gạo, tôm, thịt heo, trứng, mộc nhĩ, giá… nhưng tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, bánh Xèo được chế biến với những bí quyết riêng, nguồn thực phẩm tươi nguyên đánh bắt trong ngày, bánh được đổ vàng giòn và thơm ngon ăn kèm với rau sống và chấm nước mắm ngon đậm đà. Đến Long Hải để được thưởng thức món bánh Xèo thơm ngon không lẫn vào đâu được.

Bánh Khọt
Đến Vũng Tàu, du khách không thể bỏ qua món bánh Khọt dân giã nhưng nổi tiếng thơm ngon, được làm từ bột gạo trắng xay nhuyễn, đổ chung với tôm và hành phi béo ngậy, vàng giòn. Bánh được bán nhiều ở các quán trên đường phố Vũng Tàu, nhưng ngon nhất là quán Gốc Vú Sữa. Du khách hãy một lần ghé đến và thưởng thức món bánh đặc biệt này.

Bánh Bèo Tuyết Mai
Bánh Bèo Tuyết Mai là thương hiệu gắn với món ăn đặc sản ở thành phố Vũng Tàu. Đây là món ăn hấp dẫn, bột bánh mềm, có chút béo của nước cốt dừa và vị ngọt của tôm thịt. Quán bánh Bèo Tuyết Mai nằm trên đường Phan Chu Trinh, thành phố Vũng Tàu, không gian thoáng mát theo kiểu sân vườn. Đến đây du khách sẽ được thưởng thức món bánh đặc sản thơm ngon và tận hưởng không khí mát mẻ trong lành từ biển đem đến.

Gỏi cá Mai
Gỏi cá Mai là món ăn ngon có từ rất lâu của ngòi dân miền biển. Để có một đĩa gỏi cá Mai ngon phải chọn được con cá tươi đem đánh vẩy, rửa sạch, rút xương rồi ướp giấm, chanh, tỏi, ớt làm chín cá, trộn thính cho thơm và làm nước mắm thật ngon. Gỏi cá Mai ăn kèm với rau sống và cuốn bánh tráng chấm mắm chua ngọt thì thật là ngon. Du khách đến quán Vườn Xoài, số 345 Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu sẽ được thưởng thức món ăn đặc sản này.

Cháo Hàu
Cháo Hàu là món ăn đặc sản của quán Nghĩa, thành phố Vũng Tàu. Để có được tô cháo ngon, người chế biến phải chọn những con Hàu tươi đem rửa sạch, ướp gia vị: tiêu, hành tây, tỏi, nước mắm cho thật thấm. Khi nồi cháo vừa chín mới cho Hàu vào. nêm nếm vừa ăn Đến lúc ngồi vào bàn, mỗi tô cháo đều được rắc thêm tiêu, hành lá, tỏi phi và ngò rí . Nước chấm phải là thứ nước mắm nhĩ chua cay mới đúng điệu. Món cháo Hàu nếu có thêm đĩa rau rừng hoặc món rau ghém bắp chuối để ăn kèm thì càng tuyệt. Húp vài muỗng cháo nóng, tận hưởng vị thơm phức hòa quyện với vi ngọt của Hàu, sau đó gắp một miếng hàu cặp với cọng quế đất đưa lên miệng nhai chầm chậm mới cảm nhận hết sự tinh tế của món ăn tuy dân dã mà sao ngon đến lạ lùng.

Các nhà hàng trong Chương trình địa chỉ tin cậy 2012-2014

Nhà hàng vườn Bàng 
Số 37/4 Nguyễn Thái Học (07 Yersin), P. 7, TP Vũng Tàu
Điện thoại: 064. 3570607
Nhà hàng Gành Hào
Số 03 Trần Phú, P. 5, TP. Vũng Tàu
Điện thoại: 064. 3550909
Nhà hàng Phương Trang
Số 1Ô11/13 Ấp An Hòa, Xã Lộc An, huyện Đất Đỏ
Điện thoại: 064. 3886251
Nhà hàng Hải Phương
Số 693 Đường 30/4, TP Vũng Tàu
Điện thoại: 064. 3848494

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét