Thứ Ba, 24 tháng 9, 2013

Nét đẹp truyền thống trong những ngôi nhà cổ ở Hội An

Từ lâu, những ngôi nhà cổ ở Hội An đã tạo nên những nét rất riêng cho du khách khi đến thành phố bình yên này

Thường một ngôi nhà cổ Hội An thường rất dài. Một ngôi nhà nhiều khi thông ra hai mặt phố. Những ngôi nhà như vậy rất thuận tiện cho việc làm ăn, buôn bán. Đường phố Hội An rất hẹp, vắt từ đường nọ sang đường kia chỉ trong vài ba phút. Các ngõ của Hội An rất nhỏ hun hút, nối từ dãy phố này sang dãy phố khác, cho dù chỉ có hai người lách nhau.

Điều đặc biệt hơn là những ngôi nhà cổ ở Hội An thường được lợp bằng ngói âm dương cổ truyền. Hai viên gạch úp sát vào nhau tạo thành đường thoát nước. Chúng được gắn bằng vôi, cát trộn với keo. Kỹ thuật sử dụng ngói am dương là một sự kết hợp giữa kiến trúc Trung Quốc và Việt Nam. Những ngôi nhà này là nhân chứng sống đông nhất, chân xác nhất về sự nảy nở của những đô thị cổ thương mại truyền thống.

Nổi bật nhất trong những ngôi nhà cổ ở Hội An là nhà cổ Tân Ký. Nhà Tân Ký đến nay đã là nơi cư ngụ của bảy thế hệ trong một gia đình. Ngôi nhà còn giữ nhiều dấu tích minh chứng cho giai đoạn thương mại phồn thịnh với nước ngoài, từ thế kỷ 18 đến nữa đầu thế kỷ 19,thời kỳ những nhà buôn giàu có xây dựng những ngôi nhà tráng lệ.


Ngoài những kiến trúc địa phương, thiết kế của nhà Tân Ký có những nét chịu ảnh hưởng kiến trúc Trung Hoa ( trồng rường giả thủ) và Nhật Bản. Các đòn tay, mái và trần nhà là những nét tiêu biểu của các kiến trúc này. Ngôi nhà có dạng hình ống có hai mặt như thế này rất phù hợp và thuận thiện cho việc buôn bán ngày xưa của các thương nhân. Mặt tiền đường Nguyễn Thái Học là nơi sinh hoạt và mặt tiền đường Bạch Đằng là nơi buôn bán. Mặc dù phải hứng chịu sự tàn phá của thời gian và lũ lụt, ngôi nhà hầu như nguyên vẹn nhờ xây dựng bằng những vật liệu tốt. Khung nhà được lắp ghép với nhau bằng mộng gỗ. Các chân cột tụa trên những phiến đá cẩm thạch và phía ngoài được xây bằng gạch và ngói dày. Thiết kế này giữ cho ngôi nhà mát về mùa hè và ấm áp về mùa đông. Nhà Tân Ký được Bộ Văn Hóa xếp hạng di tích đặc biệt.

Đặc biệt không kém so với nhà cổ Tân Kỳ là khu nhà cổ Phùng Hưng. Tọa lạc ở Số 4 Nguyễn Thị Minh Khai – thị xã Hội An, gần với Chùa Cầu Hội An, cây cầu nổi tiếng, Nhà cổ Phùng Hưng là nơi chứng kiến sự ra đời nhiều thế hệ của gia đình Phùng Hưng. Nó đã được xây dựng trên hai trăm năm và là mẫu nhà đẹp nhất của lối kiến trúc truyền thống có giá trị văn hóa cao ở Hội An.


Ngôi nhà cổ Phùng Hưng giữ được nguyên vẹn những yếu tố kiến trúc xưa nhờ vào chất lượng bền vững theo thời gian của vật liệu và sự bảo tồn gìn giữ của chủ nhà. Nhà cổ Phùng Hưng là kiến trúc tổng hợp của ba trường phái kiến trúc: Việt Nam, Nhật Bản và Tàu. Hệ thống ban công và cửa chớp theo kiểu Tàu, mái nhà ở gian giữa có bốn hướng gọi là mái “tứ hải” là kiến trúc của Nhật Bản (giống mái của chùa Cầu). Còn lại là hệ thống sườn gỗ, hệ thống xà ngang, xà dọc, mái truyền thống hai hướng ở gian trước và gian sau là kiến trúc Việt Nam. Nhà cổ Phùng Hưng rộng và cao nhất ở trong vùng. Với hệ thống khung đỡ gồm 80 cột gỗ lim được đặt trên chân đá để chống ẩm thông qua tránh tiếp xúc giữa chân cột và mặt đất. Có một cửa sập thông với tầng trên để khi lụt lội xảy ra người ta có thể chuyển hàng hóa lên tầng trên.

Khu vực nhà cổ Phùng Hưng gần sông Hoài nên mỗi năm thường xảy ra lụt lội, có thời điểm lũ lịch sử nước lên tới 2,5m như vào năm 1964, trận lụt năm Thìn lớn nhất Việt Nam, nước dâng cao lên đến sàn gác gỗ.

Gian giữa nhà cổ có thờ những vị thần biển phù hộ. Ngày xưa người ta thường dùng tàu để vận chuyển hàng buôn đi các nơi và thông thương với nước ngoài. Trước mỗi lần đi biển người ta tụ họp lại làm lễ cúng thần. Thuyền trưởng thả bảy con súc sắc trong tô để thử vận may cho đoàn. Họ được thả ba lần, nếu có một lần họ được bốn mặt đỏ trở lên có nghĩa là may mắn thì họ sẽ ra khơi còn không họ nhất định hoãn chuyến đi lại.

Hệ thống cửa trên song dưới bản để di chuyển trong nhà có thể mát vào mùa hè và ấm vào mùa đông. Nhà cổ Phùng Hưng cũng được lợp mái âm dương, giữ cho ngôi nhà mát mẻ, thông thoáng quanh năm vì mái nhà có nhiều khe rãnh. Bộ phận đỡ mái hiên được chạm khắc hình cá chép vốn là biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng. Cá chép đối với người Tàu là sự may mắn, đối với người Nhật là quyền lực và đối với người Việt Nam là sự thịnh vượng.

Sự tọa lạc vô cùng độc đáo của những ngôi nhà cổ này đã góp phần tôn lên những giá trị vĩnh hằng có một không hai của đô thị cổ Hội An. Những ngôi nhà cổ còn phản ánh những sáng tạo tuyệt vời của con người trong nghệ thuật kiến trúc đương thời.

Đến với Hội An bạn có thể chọn cho mình những khách sạn phù hợp. Ví dụ như khách sạn Thanh Vân 2.Một khách sạn thoải mái tại trung tâm phố cổ Hội An, chỉ mất vài phút đi bộ ra trung tâm, 15 phút đến biển Cửa Đại, và 35km đi sân bay Đà Nẵng và ga tàu. Khách sạn có thể sắp xếp các chuyến tham quan cho quý khách tới Thánh địa Mỹ Sơn, Ngũ Hành Sơn và nhiều điểm du lịch khác. Quý khách có thể thưởng thức ẩm thực Hội An ở những quán ăn gần khách sạn, nổi tiếng với hương vị độc đáo và nguyên liệu tươi. Mang phong cách thiết kế của Pháp với một loạt các phòng được trang bị tiện nghi hiện đại. Khách sạn có bể bơi, dịch vụ du lịch, và phòng họp.Bên cạnh đó bạn có thể chọn được nhiều khách sạn tại Hội An khác.

Các điểm thăm quan du lịch ở Hội An

Nhà cổ Quân Thắng

Nhà cổ Quân Thắng

Là một trong những nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất Hội An hiện nay. Ngôi nhà có niên đại hơn 150 năm, mang phong cách kiến trúc vùng Hoa Hạ Trung Hoa. Qua năm tháng, ngôi nhà vẫn được bảo tồn khá nguyên trạng về kiểu dáng kiến trúc và các bài trí nội thất, giúp ta hình dung được phần nào lối sống của các thế hệ chủ nhân, những người thuộc tầng lớp thương gia ở thương cảng Hội An trước đây. Được biết, toàn bộ phần kiến trúc và điêu khắc gỗ rất sinh động, tinh tế của ngôi nhà này đều do các nghệ nhân làng mộc Kim Bồng thực hiện.
Chùa Cầu

Chùa Cầu

Phố cổ Hội An trầm mặc nép mình bên dòng sông Hoài thơ mộng là một trong những điểm du lịch nổi tiếng không chỉ với du khách trong nước. Hội An có nhiều di tích, danh lam thắng cảnh làm say lòng người, đi vào trong thơ ca, nhạc họa. Với người dân phố Hội, chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Đến Hội An mà chưa ghé thăm chùa Cầu thì coi như chưa đến.
Chùa Ông Hội An

Chùa Ông Hội An

Chùa Ông, ở số 24 đường Trần Phú còn được gọi là Quan Công miếu, tên chữ là Trừng Hán Cung được người Minh Hương định cư tại Hội An và người Việt xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ 17, thờ vị tướng tài ba thời Tam Quốc là Quan Vân Trường (Quan Vũ), nhằm kính ngưỡng, ca tụng, tán dương lòng nghĩa khí, tiết trung liệt của Ông.
Miếu Văn Thánh Cẩm Phô

Miếu Văn Thánh Cẩm Phô

Miếu Văn Thánh Cẩm Phô được cộng đồng người Việt, cụ thể là cư dân cựu xã Cẩm Phô khởi dựng tự năm nào hiện chưa tìm ra cứ liệu chứng minh. Địa chỉ hiện tại: 32 đường Hùng Vương, khối 3, thành phố Hội An.
Miếu ông địa

Miếu ông địa

Người Hội An đa phần thờ ông Địa tại gia. Có nhà thờ ngài chung với Thần Tài ngay trên nền giữa nhà trong một cái khóm có dáng một cái bàn; người khác, thường là không buôn bán (và cả không mánh mung) lại phối thờ ngài chung nơi trang thờ Táo Quân gồm 3 vị: Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ.
Mộ bà thứ phi triều Sơn Tây

Mộ bà thứ phi triều Sơn Tây

Theo thuyết minh và hướng dẫn của một cụ già, tui đã tìm được mộ của bà thứ phi trong khu vực mộ của các vị tướng Tây Sơn tại thôn năm Cẩm Thanh Hội An.
Đình Sơn Phô

Đình Sơn Phô

Đình Sơn Phô nằm trên đường Cửa Đại cận Thành đội Hội An (Trung tâm hành chính quận Hiếu Nhơn trước 1975).
Miếu ngủ hành Hy Hòa

Miếu ngủ hành Hy Hòa

Miếu Hy Hòa không biết xây dựng năm nào, ngay tên miếu cũng lấy theo tên gọi của phổ lập miếu: Hy Hòa, thuộc làng Minh Hương xưa. Người dân phổ này chuyên làm lịch và hàng mã.
Minh Hương Phật Tự

Minh Hương Phật Tự

Chùa Phật Minh Hương tọa lạc tại số 7 đường Nguyễn Huệ, khối An Định, thành phố Hội An. Đây là ngôi chùa Phật đầu tiên của Hội An và... có trước thành phố Hội An.
Đình Tu Lễ - Cẩm Phô Nghĩa Thương

Đình Tu Lễ - Cẩm Phô Nghĩa Thương

Xưa, dân ta nói chung, người Hội An nói riêng vốn sống đời chân chất. Đôi lứa vào độ xuân thì khi mơ giấc vuông tròn cũng đà hiểu... mộng đá mộng vàng chăn gối nặng. Chuyện trăm năm ai biết ngày sau nên thường hẹn nhau đến đình làng miếu xóm nói lời thệ hứa.

Những món ăn đặc sản ngon phố cổ Hội An

Cao Lầu:

Nếu ai chưa từng đến phố cổ Hội An thì cái tên Cao Lầu nghe là lạ làm sao, nhưng đối với người dân Hội An thì đó là một món ăn đặc sản mà bất kỳ một du khách nào khi đến nơi này cũng thưởng thức. Cao Lầu thoạt nhìn qua thì trông rất giống Mỳ Quảng nhưng khi thưởng thức thì mới ngộ ra là không phải là mỳ cũng không phải phở.

Cao Lầu được làm từ Gạo xay thành bột, để ráo nước, nhồi bột cho mịn. Điều đặc biệt, cao lầu không tráng như mỳ mà người ta cán bột thành miếng dày 3-4 mm rồi đem hấp cách thuỷ. Tiếp theo cắt bột thành sợi to bằng sợi mỳ, muốn giữ được lâu đem phơi nắng, bảo quản nơi thoáng mát.
Gạo ở đây là những hạt gạo to tròn, được ngâm với nước tro nên gạo có màu vàng nhạt như nghệ, tro được lấy từ củi tràm ở Cù Lao Chàm, nước hòa cùng với tro được lấy từ giếng Bá Lễ, vừa ngon ngọt vừa trong vắt. Bí quyết để có món Cao Lầu ngon thì nguồn nước và khâu tro ngâm cũng rất quan trọng.

Món cao lầu không thể thiếu nước nhân. Các bà nội trợ thường chọn thịt heo đùi loại ngon, mua về rửa sạch, để nguyên khổ thịt; ướp xì dầu, nước mắm, ngũ vị hương, gia vị… cho thật thấm. Sau đó bắc chảo khử dầu, cho lửa đỏ vừa phải để xíu thịt. Khi thịt xíu bốc thơm ngậy mùi, chuyển sang màu vàng ươm ta vớt thịt ra, chỉ để nước xíu lại. Lúc bấy giờ, khử cà chua, hành tây đã xay nhỏ với dầu, đổ hỗn hợp này cùng nước thịt xíu để làm nước xốt nhân

       Mỳ Quảng:

Không ai không biết rằng Mỳ Quảng được coi như  ‘Linh hồn’ của đất miền đất này. Khi tôi đặt chân đến nơi đây, một mảnh đất đối với tôi thì rất xa lạ, xa lạ mọi thứ từ những món ăn, lạ đất, lạ người, nhưng có 1 món mà tôi cảm thấy rất quen thuộc, tuy rằng món đó tôi chưa một lần được thưởng thức. đó chính là Mì Quảng.Tôi tìm đến quán Mì Quảng để thưởng thức, điều đầu tiền theo cảm nhận của tôi thì Mì Quảng cũng như phở, bún đều được chế biến từ gạo nhưng lại có hương vị và hình thái riêng biệt.

Ðể làm mì, người ta dùng gạo ngon ngâm nước cho mềm, đem xay thành nước bột mịn, không đặc không lỏng, rồi đem tráng thành lá mì. Khi lá mì chín vớt ra đặt lên mâm cho nguội, dùng hành lá nhúng dầu phụng thoa sơ một lớp cho mì khỏi dính sau đó xắt thành sợi. Nước nhưng (nước chan ăn với mì, tiếng địa phương Hội An còn gọi là nước lèo) – được làm bằng tôm, thịt heo, hoặc bằng thịt gà, có khi được làm bằng cá lóc, thịt bò… rất là đa dạng nhưng phổ biến hơn cả là tôm, thịt hay thịt gà.

Rau sống để ăn với mì thông thường là loại rau đắng, diếp cá, rau húng, rau quế, rau cải, hành, ngò… của vùng rau Trà Quế nổi tiếng nằm ở phía Ðông Bắc phố cổ Hội An, ăn mì Quảng phải kèm rau sống Trà Quế mới thật đúng vị. Chỉ có rau ở vùng này mới có nhiều mùi vị: cay, chát, ngọt, đắng… làm tăng thêm hương vị của tô mì Quảng.

      Hoành Thánh:

Nói đến Hoành Thánh Hội An, một số nơi khác như Miền Bắc gọi là ‘Vằn Thắn’.  Đây là một món ngon Hội An được xuất xứ từ nước Tàu, vốn là món ngon truyền thống quen thuộc đối với người dân phố cổ Hội An. Hoành Thánh Hội An mang hương vị và sắc thái đặc trưng của người dân Hội An, của miền đất Quảng Nam sẽ làm vừa lòng cho tất cả các thực khách dù là thực khách khó tính nhất. Hoành Thánh được chế biến theo nhiều loại khác nhau như:  Hoành Thánh chiên, Hoành Thánh nước, Hoành Thánh Mỳ…Mỗi loại đều có 1 hương vị riêng, tùy thực khách lựa chọn.

  Cơm Gà:

Để thưởng thức một đĩa cơm gà Hội An thật không khó, nếu bạn đã đến Hội An thì bạn sẽ biết, đâu đâu ở Hội An cũng nghe người ta nhắc đến món ăn đặc sản này.

Gạo để nấu cơm ở đây là loại gạo lúa mới, thơm, ngon, dẻo, hạt to tròn, ướp thêm gia vị để có hương vị đậm đà. Phần chọn gà cũng rất quan trọng, phải chọn loại gà tơ, gà thả vườn ăn thức ăn tự nhiên nên thịt gà chắc, nhưng mềm, da mỏng và rất thơm ngon.

Gạo được vo sạch để ráo nước, trộn thêm chút bột nghệ, dùng dầu phộng phi thơm với hành, trút gạo vào đảo cho thấm dầu, khi hạt gạo khô ráo là được. Cho gạo vào cùng với nước luộc gà, được nấu bằng than củi, canh nước sao cho cơm chín dẻo nhưng không ướt.Không quên thêm một ít lá dứa đã rửa sạch để tạo mùi thơm nồng.

 


1 nhận xét:

  1. Nhà cổ Hội An thật đẹp. Muốn 1 lần ngắm nó
    -----------------------------------MayCuaGoCongNghiep------------------------------------
    nhà cung cấp máy cưa bàn trượt 2 lưỡi và máy dán cạnh tự động tốt nhất tại tphcm

    Trả lờiXóa