Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

Là một thành phố có lịch sử lâu đời, truyền thống văn hóa đa dạng và giàu bản sắc, Hà Nội là một trong những địa điểm thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước nhất Việt Nam.
Văn Miếu-Quốc Tử Giám Văn Miếu-Quốc Tử Giám
Trong các danh lam thắng cảnh của thủ đô, đầu tiên phải kể đến Văn Miếu-Quốc Tử Giám - trường đại học đầu tiên của Việt Nam, cũng là nơi thờ Khổng Tử và đặt bia Tiến sĩ.
Chùa Một Cột Chùa Một Cột
trung tâm Phật giáo, Đạo giáo của Việt Nam trong nhiều thế kỷ, Hà Nội có rất nhiều đền, chùa hàng trăm năm tuổi, mặc dù trải qua nhiều biến đổi nhưng vẫn giữ được nét cổ kính. Trong đó cổ nhất là chùa Trấn Quốc, xây dựng từ thời vua Lý Nam Đế (thế kỷ 6). Một biểu tượng khác của Hà Nộichùa Một Cột, ngôi chùa có kiến trúc hình bông sen độc đáo bậc nhất Việt Nam. Ở ngay trung tâm thành phố, giữa hồ Hoàn Kiếmđền Ngọc Sơn cổ kính, hồ Tây cũng là một địa điểm thu hút khách du lịch.
Chùa Trấn Quốc Chùa Trấn Quốc
Kể từ thế kỷ 19, nhiều nhà thờ cũng được xây dựng ở Hà Nội, trong đó lớn nhất là nhà thờ Lớn Hà Nội, ngoài ra nhà thờ Cửa Bắc cũng rất đáng chú ý với kiến trúc thuộc địa kiểu Pháp điển hình.
Nhà Thờ Lớn Hà Nội Nhà Thờ Lớn Hà Nội
Khu phố cổ Hà Nội cũng là một nét rất riêng của thành phố với những ngôi nhà, con phố còn giữ được dáng vẻ của chúng từ cuối thế kỷ 19. Khách du lịch tới Hà Nội có thể lang thang cả ngày trên những con phố cổ, khám phá những ngóc ngách nhỏ nhắn nơi thì thanh bình, nơi thì bận rộn. 
Một góc phố cổ Hà Nội Một góc phố cổ Hà Nội
Khi đến thăm Hà Nội, du khách cũng không thể bỏ qua Quảng trường Ba Đình, trung tâm chính trị của Việt Nam với Nhà Quốc hội, Phủ Chủ tịch hay Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh - nơi bảo quản thi hài Hồ Chí Minh, người đã đọc Tuyên ngôn độc lập cũng trên chính quảng trường này.
Quảng trường Ba Đình Quảng trường Ba Đình - Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Từ ngày 1/8/2008, sau khi sát nhập với Hà Tây, Hà Nội còn có thêm nhiều khu du lịch của Hà Tây cũ như: Vườn quốc gia Ba Vì, ao Vua, Khoang xanh, suối Hai, Đồng Mô, Thiên Sơn - Suối Ngà (suối Ổi), Suối Ngọc - Vua Bà, Bằng Tạ, Đầm Long, Quan Sơn, Đồng Xương, Văn Sơn, lăng Ngô Quyền, lăng Phùng Hưng, thành cổ Sơn Tây, lễ hội Chử Đồng Tử, chùa Hương...
Hà Nội là nơi tập trung nhiều câu lạc bộ thể thao lớn cùng các công trình thể thao quan trọng của Việt Nam. Một trong số đó là Sân vận động quốc gia Mỹ Đình nằm tại phía Nam thành phố. Đây là địa điểm thu hút rất nhiều khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam. Sân với sức chứa  40.192 chỗ ngồi, nằm trong Liên hợp thể thao quốc gia, từng là địa điểm chính của Đại hội Thể thao Đông Nam Á năm 2003, nơi tổ chức lễ khai mạc, lễ bế mạc, các trận thi đấu bóng đá.
Sâ Sân vận động quốc gia Mỹ Đình
Du khách đến Hà Nội cũng nên tới tham quan Nhà hát Lớn của thành phố, nằm tại số 1 phố Tràng Tiền  do người Pháp xây dựng. Đây là một trong các trung tâm văn hóa của thủ đô Hà Nội, nơi diễn ra thường xuyên các hoạt động văn hóa, biểu diễn nghệ thuật. Và cũng là trung tâm của các hội nghị, gặp gỡ.
n Nhà hát Lớn của thành phố Hà Nội
Hà Nội là thành phố có hệ thống bảo tàng đa dạng bậc nhất Việt Nam, tổng cộng có hơn 10 bảo tàng. Một phần lớn trong số đó là các bảo tàng lịch sử như  Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Lịch sử Quân sự, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Bảo tàng Chiến thắng B52, Bảo tàng Cách mạng... Các lĩnh vực khác có thể kể tới Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam,  Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
V Viện bảo tàng Dân tộc học Việt Nam
Hà Nội còn đặc biệt bởi có rất nhiều hồ trong lòng thành phố, và thành phố cũng được bao quanh bởi những con sông.
Nổi tiếng nhất là Hồ Hoàn Kiếm nằm ngay tại trung tâm của thành phố, nơi đây thường diễn ra những hoạt động văn hóa lớn của thành phố, như biểu diễn văn nghệ, bắn pháo hoa, thường ngày thì nơi đây cũng là điểm tập trung của nhiều bạn trẻ và du khách.
Hồ Hoàn Kiếm Hồ Hoàn Kiếm

Không giống như Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây nằm xa trung tâm thành phố, Hồ Tây là hồ lớn nhất ở Hà Nội, nơi đây có không khí tương đối thanh bình mặc dù là điểm tập trung của nhiều bạn trẻ. Hàng tối đều có du thuyền đi dạo quanh Hồ Tây, ban ngày thì bạn có thể thuê xe đạp nước và dạo hồ. Ngắm hoàng hôn trên Hồ Tây cũng là một việc nên làm khi bạn đến thăm Hà Nội.
Hồ Tây Hồ Tây
Hoàng hôn trên Hồ Tây Hoàng hôn trên Hồ Tây
Một địa điểm giải trí hấp dẫn của thành phố Hà Nội nằm quận  Tây Hồ là Công viên nước Hồ Tây. Công viên có có diện tích 35.560 m², được chia thành 5 khu vui chơi với trang bị hiện đại như các đường trượt cao tốc, bể tạo sóng, bể mát xa...Ngoài ra, trong nội thành còn có nhiều công viên vui chơi khác hấp dẫn không kém như Công viên Thống Nhất, Công viên Thủ Lệ, Công viên Tuổi Trẻ,...
c Công viên nước Hồ Tây
Hà Nội còn có các làng nghề nổi tiếng như làng gốm Bát Tràng, làng Ngũ Xá đúc đồng, làng Yên Phụ làm nhang… lưu giữ nét văn hóa truyền thống của dân tộc.
Gốm Bát Tràng Gốm Bát Tràng
Đến Hà Nội, ngoài tham quan những thắng cảnh du khách không thể bỏ qua các lễ hội truyền thống diễn ra ở đây. Nơi mà được xem tập trung nhiều lễ hội nhất là Thăng Long-Hà Nội. Chủ yếu những lễ hội truyền thống ở khu vực Hà Nội được tổ chức nhiều nhất vào mùa xuân, và thường là những lễ hội để tưởng nhớ những nhân vật lịch sử, truyền thuyết như Thánh Gióng, Hai Bà Trưng, Quang Trung, An Dương Vương...Trong lễ hội đó còn có tổ chức nhiều trò chơi dân gian độc đáo như hội thổi cơm thi làng Thị Cấm, hội bơi cạn và bắt chạch làng Hồ, hội chạy cờ làng Đơ Thao, lễ hội thả diều truyền thống Bá Giang, hội đền Sóc ở xã Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm, hội Sóc Sơn ở huyện Sóc Sơn, hội Phù Thánh Gióng ở làng Chi Nam, xã Lệ Chi huyện Gia Lâm,... Tiêu biểu nhất trong những lễ hội đó là lễ hội Triều Khúc được tổ chức tại ngôi làng cùng tên, thuộc xã Tân Triều, huyện Thanh Trì. Hội diễn ra vào ngày 9 đến 12 tháng 1 âm lịch. Làng Triều Khúc là nơi nổi tiếng với nghề làm nón quai thao và may các đồ thờ như lọng, tàn, trướng, y môn, tán tía. Một lễ hội lớn nữa của Hà Nộilễ hội Thánh Gióng hay còn gọi là hội làng Phù Đổng, diễn ra vào 9 tháng 4 âm lịch hàng năm. Vào ngày 5 Tết Nguyên Đán, lễ hội Quang Trung được tổ chức ở gò Đống Đa, thuộc quận Đống Đa. Từ giữa tháng 1 tới tận tháng 3 âm lịch, ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, lễ hội chùa Hương tấp nập du khách  nhưng đông nhất vào khoảng từ ngày rằm tháng giêng đến 18 tháng 2. Với cảnh núi non, sông nước cùng quần thể di tích chùa Hương, lễ hội là điểm đến của các tăng ni, phật tử, những người hành hương và khách du lịch.
Lễ khai hội Chùa Hương Lễ khai hội Chùa Hương


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét