Thứ Sáu, 27 tháng 9, 2013


Trải qua bao thăng trầm, Đường Lâm vẫn lưu giữ hình ảnh của một ngôi làng cổ Việt Nam với cổng làng, cây đa, giếng nước, ao sen...


Qua hai cánh cổng làng đã bạc màu sương gió, nằm dưới bóng một cây đa khổng lồ đã 300 năm tuổi, là những ngõ xóm, đường làng, mái ngói, tường đá ong và các công trình kiến trúc cổ xưa trong một không gian sinh hoạt cộng đồng mang đậm bản sắc của một làng thuần nông và dấu ấn của một nền văn minh lúa nước.
Người phương xa đến đây dễ nhận ra nét đặc sắc của làng cổ Đường Lâm, đó chính là những ngôi nhà gỗ với tường xây bằng đá ong, nằm trong các khuôn viên có tường bao cũng bằng đá ong và đường làng lát gạch nghiêng chạy giữa những bức tường ấy...
Đường Lâm có tới 956 ngôi nhà truyền thống trong đó các làng Đông Sàng, Mông Phụ và Cam Thịnh lần lượt có 441, 350 và 165 nhà. Có nhiều ngôi nhà được xây dựng từ năm 1649, 1703, 1850.... Căn nhà lâu đời nhất có tuổi thọ hơn 400 năm vẫn lưu giữ được bài văn cúng tế bằng chữ nho được viết bằng mực tàu trên một tấm ván.
Các chi tiết làm nên" linh hồn" của nhà cổ gồm có tường đá ong, cổng đá ong, lối đi lát gạch nghiêng, bậu cửa cao và gian thờ tổ tiên.
Cổng nhà hình quai giỏ, mềm mại về đường nét và vững chắc nhờ vật liệu đá ong. Nhà quan lại thường có vòng cửa mặt hồ phù, phía trên đắp hình long, ly, quy, phượng hay lưỡng long chầu nguyệt. Mỗi ngôi nhà là một đồ gia bảo, là lịch sử, văn hoá và cũng là nơi thờ tự thiêng liêng của mỗi dòng họ.
Những khuôn cửa bức bàn già nua, khi thường kẽo kẹt khép lại thế giới riêng, mỗi khi có việc lại được ngả ra làm bàn.
Các ngôi nhà trong làng đều có kiểu nội tự - ngoại khách, sân nhà thấp hơn mặt đường, vào những ngày mưa, nước từ ngoài dồn vào trong sân (tụ thủy sinh tài) rồi mới chảy thoát ra đường cống.
Đường ngõ trong làng đều là ngõ cụt để đề phòng trộm cướp; nhà nào cũng có cửa bí mật và đường tắt ra sân đình. Do khai thác tốt độ dốc, lại không có nhiều nghề phụ nên đường đi lối lại ở Đường Lâm rất sạch sẽ và phong quang.
Nét riêng nhất chính là kiến trúc làng: những ngả đường hình xương cá gồm một trục đường chính với rất nhiều ngõ nhỏ thông với nhau, người làng đi đằng nào cũng về đến nhà và trộm chạy đằng nào rồi cũng bị bắt (vì khi có động, tráng đinh cả làng ùa ra, ngay lập tức gặp nhau ở một chỗ).
Một lần đi trên con đường làng vắng vẻ, hai bên có những dãy tường đá ong loang lổ vết rêu và các cổng nhà khép kín, bầu không khí nơi đây lại có chút gì tư lự và mơ hồ, để khi về sao nhung nhớ quá cái màu thổ hoàng của tường đá ong rực lên trong nắng chiều xứ Đoài...
Đá ong là vật liệu có sẵn tại địa phương do quá trình latêrit hoá tạo nên. Ngày xưa Quang Dũng viết: "Đất đá ong khô nhiều ngấn lệ...". Quốc Oai, Thạch Thất cũng có rất nhiều đá ong. Ở đồng bằng sông Hồng, các nhà khoa học đã chứng minh rằng có hai vỉa đá ong lớn nằm ở Hà Tây và Bắc Ninh, mà Đường Lâm chỉ là một góc rất bé của một vỉa. Đá ong khi chưa thành khuôn gạch thì mềm dẻo nhưng đẽo lên rồi càng để càng cứng.
Không thể xoá được hình ảnh của làng chừng nào từng viên đá ong còn được dựng nhà. Từ xưa đến nay, đá ong ở đây vẫn là thứ sẵn có nhưng nó lại là vật liệu quý để xây dựng nên các công trình trong làng. Đặc tính của loại đá này là càng để lâu càng tốt, khi xây không tốn nhiều công trát, song vẫn đảm bảo cho khối tường dày, đủ làm mát nhà khi trời nóng, đủ sưởi ấm nhà khi trời lạnh.
Người làng Mông Phụ kể rằng: "Từ thời cụ tổ đã có đá ong, loại đá này phải đào từ dưới lòng đất lên. Mỗi lần đào rất khó vì mỗi viên thường to khoảng 15-40 cm". Năm tháng càng khiến cho đá săn chắc, cứng cáp cũng như giúp con người Đường Lâm càng thêm tin yêu vào nơi mình đang trải qua cuộc sống bình dị.
Người dân Đường Lâm rất ý thức về giá trị văn hóa của làng mình. Họ biết rõ vẻ đẹp trầm mặc cổ kính của những ngôi nhà cổ đang thu hút khách thập phương tìm về để nôn nao cùng... quá khứ.
Đến Đường Lâm, ta ngỡ ngàng trước một làng cổ còn lưu giữ những sắc màu thời gian với một thế giới ẩn chứa nhiều điều bí ẩn dần được hé mở. Giữa vòng xoáy hối hả của thời hiện đại bên ngoài, Đường Lâm lặng lẽ khép mình vào một góc tưởng chừng bị quên lãng. Sẽ còn có bao nhiêu khách lữ hành dừng chân nơi đây để cảm nhận và hòa mình vào cái không khí u tịch của ngôi làng có mấy trăm năm tuổi?
Có nhiều khách sạn tại hà nội để bạn lựa chọn. Như khách sạn Trắng ở Khu Phố 8 - Đồi Tường - Trung Sơn Trầm - Sơn Tây - Hà Nội.

Với tiêu chuẩn 3 sao, nhà nghỉ xây mới hoàn toàn, hơn 44 phòng nghỉ,  phòng ngủ đầy đủ tiện nghi, sàn gỗ sang trọng, hệ thống mạng cáp quang, truyền hình cáp , không gian thoáng mát với phòng ăn, phòng hát cho trên 200 khách, cùng các dịch vụ giải trí bên cạnh đó là giá cả hợp lý chỉ từ 300 – 600k/phòng/ngày, các chương trình khuyến mãi đặc biệt như giảm giá phòng, miễn phí dịch vụ ngâm chân tinh dầu giải độc Nhật Bản, xông hơi, mát xa sẽ đem đến cho các bạn 1 ngày nghỉ thật thư giãn và thoải mái.

Các địa danh mà bạn nên đến sau khi thăm làng Cổ Đường Lâm:


Đình Mông Phụ
Đình Mông Phụ tọa lạc ở vị trí cao nhất của làng. Hiện nay vẫn còn nguyên vẹn. Ở trước đình, phía tay phải từ đình nhìn ra có nhà Xích hậu- có chức năng làm phòng tiếp khách mỗi khi mọi người vào đình dự lễ.
Nghi môn của đình gồm bốn trụ vuông xây gạch, hai trụ lớn và hai trụ nhỏ, bốn đầu trụ tạo tác lồng đèn hình vuông có chạm nổi tứ linh, trên đỉnh hai trụ lớn có hai con sư tử ngồi nhìn ra phía giữa, đỉnh hai trụ nhỏ đội hai bình hoa. Ba mặt trụ có các câu đối chữ Hán chạm nổi.
Sân đình lát gạch Bát Tràng, hai bên có Tả hữu mạc, mỗi nhà có năm gian nhỏ. Nhà Tả mạc là nơi thờ tổ tiên các dòng họ trong làng, còn nhà Hữu mạc là nơi thờ quan ôn, quan đương niên.
Đình được thiết kế theo kiểu chữ Công. Đình chính gọi là tòa Đại bái gồm năm gian hai chái; Hậu cung hay đình trong là một tòa nhà nối ba gian giữa của đình ngoài kéo dài ra phía sau như cán chày. Hai bên đình có hai giếng mà người ta gọi là hai mắt con rồng; trước đình đặt một bên nước tượng trưng cho cái ao hoặc phòng khi hỏa hoạn.
Mái đình hình võng nhẹ, hai đầu nóc có chạm hình hai con rồng; góc mái, thường gọi là đao đình, uốn ngược lên thành hình rồng và đầu nghê nhìn lên bờ dải có viền hoa thị. Mái đình lợp ngói mũi hài.
Các vì kèo được thiết kế theo kiểu giá chiêng chồng rường, dựa trên sáu hàng chân. Những đầu dư của các xà ở gian chính và những kẻ hiên là những trọng điểm để trang trí. Những mô típ trang trí rồng, hổ, cá, chép, chim, hoa lá, mây… được chạm nổi, chạm lộng hoặc chạm ren. Xét về kiểu dáng kiến trúc và nghệ thuật điêu khắc thì đình Mông Phụ được làm vào thời Lê trung hưng và được tôn tạo, tu sửa vào hai thế kỷ XIX và XX.
Đình chính không có tường vách ngăn che, tất cả đều để trống, chỉ có một lan can có chấn song hình con tiện bao quanh ba mặt đến tường của Hậu cung. Đình có sàn ở hai gian bên, ở gian giữa có cửa võng hình lưỡng long chầu nguyệt sơn son thiếp vàng. Một ban thờ lớn trang trí bằng tượng rồng, hổ phù ngậm chữ Thọ, mây …. Hậu cung chỉ có sườn gỗ bào trơn, có tường xây kín ba mặt, Bệ thờ đặt giữa Hậu cung, có ngai và bài vị tương truyền thờ Tản Viên Sơn Thánh.

Đình Cam Thịnh

Một di sản quý trong quần thể Di tích làng cổ Đường Lâm


Đình tọa lạc theo hướng Đông – Nam thuộc khu vực thôn Cam Thịnh (một trong năm thôn hợp thành Di tích làng cổ Đường Lâm). Đình thờ Đức Thành hoàng Bản thổ Kỳ Đại vương và Đức gia hậu Thượng tướng quân Cao Phúc Diễn cùng phu nhân là bà Giang Thị Thắng – người chị gái của sứ thần tài ba Giang Văn Minh. Đình được dựng vào thời vua Lê Thần Tông (1649 – 1662) với phần công đức lớn của vợ chồng tướng quân Phù Việt Hầu. Gia phả lưu giữ trong Đình ghi lại rằng cụ Phù Việt Hầu Cao Phúc Diễn là người làng Cam Thịnh đã có công phò vua giúp nước về nội trị và ngoại giao dưới thời vua Lê Trung Hưng. Cao Phúc Diễn sinh năm Quý Dậu (1596) mất năm Quý Hợi (1683) thọ 87 tuổi. Ngay khi còn nhỏ ông đã tỏ ra thông minh tài trí hơn người, đã được bố mẹ cho mời thầy về dạy học gồm cả văn, võ. Ông đã dần trở nên nổi tiếng và được vua mời ra làm việc ở Triều đình. Đến nay, ngôi đình đã được tu bổ 3 lần, lần cuối vào năm Bính Thìn (1916). Ngoài ra còn có một số lần tu sửa nhỏ do nhân dân trong làng tự nguyện làm.



Đình Phùng Hưng
Đình thờ Phùng Hưng - một thủ lĩnh người Việt đã nổi dậy ở Đường Lâm để chống ách đô hộ nhà Đường (766-779). Trong thời gian cầm quyền, Phùng Hưng đã thiết lập được một chính quyền tự chủ, giữ yên việc nước và mở mang kinh tế. sau khi ông mất được nhân dân suy tôn là Bố Cái Đại Vương. Cuộc khởi nghĩa của ông được đánh giá là một trong những cuộc khởi ngĩa lớn thời Bắc thuộc.
Ở Đường Lâm, nhân dân vẫn truyền rằng, đình thờ Phùng Hưng được đức Ngô vương cho xây dựng từ thế kỷ thứ X. Tuy nhiên ngôi đình hiện này được tu bổ lớn vào năm Thành Thái nguyên niên (1889) và vẫn còn bảo lưu được một số cấu kiện kiến trúc mang phong cách nghệ thuật thế kỷ XVIII ở tòa đại bái.
Đình được xây dựng trên một quả đồi thoai thoải trông về hướng nam. Bố cục kiến trúc đình theo kiểu chữ " Nhị " xung quanh có tường bao quanh, phía trước là san và hai nhà tả hữu mạc, mỗi dẫy gồm năm gian nhỏ. khám thờ trong hậu cung đặt long ngai bài vị "Bố cái đại vương" bức hoanh phi "Đông cung điện "cung các đồ thờ tự khác rất trang nghiêm.
Lễ hộ tưởng niêm Bố cái đại vương Phùng Hưng được nhân dân tổ chức vào ngày mồng 8 tháng giêng âm lịch hàng năm.
Đặc sản ở Đường Lâm

Kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo vừng


Theo tương truyền thế kỉ XVII Bà Chúa Mía (là cung phi của Chúa Trịnh Tráng) đứng ra hưng công xây dựng lại Chùa Mía và dạy người dân làng Đường Lâm cách trồng mía nấu kẹo. Vị ngọt của nguyên liệu đường từ cây mía đã được nhân dân sáng tạo ra các loại kẹo như: kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng và trở thành sản phẩm truyền thống của làng Đường Lâm.
         
                
                                                                            Kẹo Dồi
                    
Kẹo Lạc
               
Nguyên liệu làm kẹo rất đơn giản, kẹo thường được làm từ mạch nha, đường và lạc nhưng cái khó lại nằm ở kì công của người làm ra nó. Làm kẹo đòi hỏi người làm trước hết phải có sức khỏe tốt, có thế mới giải quyết được khâu làm vỏ kẹo. Vì nấu mạch nha cho đến độ keo nhất định, không lỏng quá cũng không quá cứng để “đánh” kẹo thành công.
                  

 Chè kho
Món chè kho là một món "Mời chào" du khách khi về với làng cổ Đường Lâm. Nếu nhâm nhi kẹo dồi thấy ngon miệng, bạn đừng ăn quá tham, hãy dành bụng để thử vài miếng chè kho tuyệt ngon nơi đây.
                
                

Chế biến món chè kho là cả một sự kỳ công. Nguyên liệu không chỉ từ đỗ xanh, đường mà cả hương hoa bưởi. Khi nấu đậu cùng nước đường thì cho thêm nước gừng đun lên cho loãng ra, vừa đun vừa rắc đều bột đậu vào khuấy đều tay cho khỏi vón cục. Tiếp tục đun nhỏ lửa, vừa đun vừa đảo khuấy mạnh liên tục cho thật nhuyễn đều cho bay hết hơi nước, cố tránh bị cháy nồi thành khê. Nghe là vậy nhưng để nấu được đĩa chè kho ngon, đẹp mắt thì không hề đơn giản chút nào, phải thật khéo tay thì chè mới không vón cục, không khê mà có màu sắc đẹp.
                  
Bánh rán nước
Nguyên liệu chính làm nên món bánh rán nước là gạo nếp, đỗ xanh, quả dành dành, đường và dừa nạo. Để tạo nên vị đặc trưng riêng của bánh rán nước, người làm bánh phải chọn lọc các nguyên liệu chuẩn, công đoạn làm bánh đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỉ.
                 
                 

Gạo nếp làm bánh phải chọn nếp cái hoa vàng ngâm nước trừng vài tiếng xong đem đi xay bột nước. Đỗ xanh cũng phải ngâm qua nước rồi đồ lên xong giã nhuyễn trộn đường. Một trong những nguyên liệu để tạo nên sự khác biệt của món bánh rán nước đó chính là quả dành dành, cho quả dành dành ngâm với nước ấm khi nước có màu vàng rồi đem trộn với bột gạo nếp. Đun nước đường lên, cho bánh vào tầm 3 phút thì vớt ra giắc dừa nạo lên trên chúng ta sẽ được món bánh rán nước thơm ngon đặc trưng của vùng đất Xứ Đoài.
 Thịt quay đòn
Nếu đã một lần ghé thăm Đường Lâm, đừng quên thưởng thức hương vị đậm đà của món thịt quay đòn nức tiếng thơm ngon của người dân nơi đây.
Sở dĩ nói vậy vì không phải chỉ cần 1 2 tiếng là làm xong món thịt này, với một miếng thịt ba chỉ khoảng 1 kg, phải quay mất 6 tiếng mới ra thành phẩm. Vậy nếu muốn thưởng thức món thịt đặc biệt này, mà không muốn chờ đợi lâu, bạn nên "phím" trước chủ nhà.
Món thịt quay đòn này được chế biến rất cầu kỳ, qua rất nhiều khâu. Đầu tiên là khâu chọn thịt. Miếng thịt dùng nướng phải là thịt lợn tươi, phần ba chỉ có bì dày, lớp thịt, lớp mỡ đan xen đều nhau đúng như "ba chỉ". Một đầu bếp ở làng đường Lâm tiết lộ, anh phải đặt riêng loại thịt ba chỉ này ở lò mổ để người chủ lọc cả phần thịt sườn như thế miếng ba chỉ mới dày thịt, thịt giòn, thơm.
                     

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét