Chủ Nhật, 29 tháng 9, 2013

Núi Nứa


Quần thể núi Nứa nằm ở phía đông của xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu. Tên gọi là núi Nứa do trước kia trên khắp đảo có nhiều cây nứa (một họ với tre) mọc thành rừng.
Núi Nứa có chiều dài hơn 6km, chiều ngang có nơi rộng nhất hơn 2km, quần thể núi Nứa là đoạn cuối cùng của dãy núi Phước Hòa nhô ra biển. Nơi đây có nhiều tảng đá lớn với nhiều hình dáng khác nhau, cùng nhiều cột đá chọc thẳng lên trời.
Quần thể núi Nứa có ba đỉnh, cao nhất là đỉnh Bà Trao (183m), tiếp đến là đỉnh Núi Rồng (120m), về phía nam có đỉnh Hố Vong (hơn 100m). Trên đỉnh Bà Trao có một cột đá cao 5m gọi là Hòn Một. Trong khu vực này còn có hai khối đá dài bắc ngang tựa như con tàu biển, nên được gọi là Hòn Tàu. Nơi này là điểm dã ngoại khá lý thú dành cho các bạn trẻ thích vui sống cùng thiên nhiên, biển trời núi non.
Tuy độ cao khiêm tốn nhưng núi Nứa vẫn gây ấn tượng với du khách bởi khoảnh đường lên núi đầy vất vả khó khăn và nhiều thử thách.
Đường dẫn lên đỉnh núi dốc và khó đi vì những hòn đá luôn chờ sẵn dưới gót giày của bạn. Do đá ở núi Nứa nhỏ, nhiều góc cạnh nên sau khi chinh phục được đỉnh: bạn sẽ thấy "phê" khắp bàn chân.
Hoàn thành sứ mệnh chinh phục núi Nứa xong, bạn sẽ thấy dù núi thấp nhưng đây vẫn là một vấn đề lớn về sức chịu đựng của đôi bàn chân đấy.
Trên đỉnh núi Nứa có nhiều tảng đá rất to cao khoảng 4-5m, người ta gọi là hòn Một. Có hai khối đá dài bắc ngang trông giống như tàu biển, người dân gọi là hòn Tàu (hay ông Một, ông Tàu). Khách hành hương xem hai kỳ quan đá này là vị thần canh giữ đỉnh Bà Trao nên chốn này có nhang, quả thờ cúng.
Đứng trên đỉnh núi Nứa phóng tầm mắt ra xa, các bạn có thể thấy dãy núi Lớn ngoài Vũng Tàu, núi Dinh cũng thấy rất rõ. Toàn cảnh đảo Long Sơn nằm bình yên bên dưới với những mái ngói đỏ tươi còn biển xanh Vũng Tàu ngoài xa tận chân trời. Một khung cảnh bình yên, thanh thoát khi đón làn gió trên đỉnh núi.
Vào dịp lễ hội, du khách tới tham quan Hòn Một sẽ được tham gia làm lễ thỉnh cầu Thiên Địa và có thể phóng tầm mắt bao quát cả một vùng biển trời thoáng rộng. Dưới chân núi Nứa về phía tây có hồ chứa nước ngọt Mang Cá trồng nhiều hoa sen tỏa hương thơm ngát, còn về phía đông là di tích nhà Lớn - đền ông Trần.

Bạn có thể chọn khách sạn Phố Hiến 2 là chỗ nghỉ chân cho bạn khi du lịch Vũng Tàu.

Khách sạn chúng tôi mong muốn sẽ đồng hành dài lâu cùng quý du khách gần xa. Góp phần nhỏ cho thành công của kì nghỉ của quý khách là niềm vui to lớn của khách sạn chúng tôi.
Khách sạn Phố Hiến được lựa chọn như một sự yên tâm, và tin tưởng cho suốt  kì nghỉ dưỡng của du khách.
Để không phụ lòng tin tưởng của quý khách, khách sạn của chúng tôi sẽ không ngừng hoàn thiện và nâng cao uy tín, chất lượng phục vụ cũng như không ngừng nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất của khách sạn để đáp lại sự tin yêu của khách sạn trong thời gian qua. Khách sạn chúng tôi mong muốn sẽ đồng hành dài lâu cùng quý du khách gần xa. Góp phần nhỏ cho thành công của kì nghỉ của quý khách là niềm vui to lớn của khách sạn chúng tôi.


Các điểm tham quan tại thành phố Vũng Tàu

1. BẠCH DINH
Bạch Dinh dọc theo bãi trước về phía Núi Lớn, chúng ta luôn trông thấy một dinh thự màu trắng, mái ngói đỏ sừng sững trên núi nổi bật trên nền xanh tươi của cây cỏ. Đấy chính là Bạch Dinh.bach-dinh1Bạch Dinh được người Pháp xây dựng năm 1898 đến năm 1916 dùng làm nơi nghỉ mát cho toàn quyền Pháp Paul Doumer và được gọi là Villa Blanche theo tên cô con gái yêu của ông ta, dân địa phương quen gọi Bạch dinh là biệt thự trắng.
Sau đó nhiều đời toàn quyền đông dương (người Pháp) cũng dùng Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi giải trí nên gọi là Villa Dugouverneur (Dinh toàn quyền).
Sau này Ngô đình Diệm, Nguyễn văn Thiệu cũng lấy Bạch Dinh làm nơi nghỉ ngơi giải trí nên Bạch Dinh còn có tên là Dinh ông Thượng.
Phía trước Bạch Dinh hướng ra biển. Tại đây có thể nhìn bao quát cảnh bãi trước, núi nhỏ, núi lớn nhìn thẳng xuống ta sẽ thấy hòn Hải ngưu, đó là mũi đá nhỏ nhô ra biển có hình dáng một con trâu nằm dưới nước bây giờ Bạch dinh được là dùng nhà bảo tàng trưng bày cổ vật tìm được ở Hòn Cau - Côn Đảo.
2. TƯỢNG CHÚA KITO
Theo đường vòng núi nhỏ (đường Hạ Long) từ bãi trước qua bãi Dứa đến mũi Ninh Phong.
Tượng chúa được xây dựng từ năm 1972 những công trình bị bỏ dở, do yêu cầu cuả đồng bào giáo dân ngày 28 tháng 1 năm 1992 UBND tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã quyết định xây dựng tiếp công trình tượng chúa trên Núi Nhỏ. Sau hai năm xây dựng ngày 2 tháng 2 năm 1994 công trình đã được hoàn tất. Tượng chúa được xây dựng trên núi cao 136 mét và cao so với mực nước biển 176 mét. Tượng đài cao 31 mét, hai tay dang rộng 18,4 mét được đặt trên một ngôi nhà hình vuông có trạm trổ chúa và 13 tông đồ trên mặt tượng.

Phía trong bụng tượng có thể chứa được hàng trăm người đi trên 133 bậc thang được làm bằng đá mài. Từ hai tay của tượng ta có thể nhìn bao quát được toàn bộ thành phố Vũng Tàu.
Từ KS Valley Mountain đến tượng chúa Kito cách 6,4km. Rẽ vào đường Hải Đăng để đến tượng chúa là gần nhất.
3. NGỌN HẢI ĐĂNGhai-dang
Hải Đăng Vũng Tàu được xây dựng từ năm 1907, lúc đầu đặt ở mỏm thấp của núi nhỏ, thắp bằng dầu năm 1911 được xây dựng thành tháp tròn có đường kính 3 mét cao 18 mét được làm trên đỉnh cao nhất của núi nhỏ có độ cao 170 mét.
Hải đăng Vũng Tàu dọi xa đến 35 hải lưu có kính viễn vọng để theo dõi tàu và hướng dẫn thuyền trên biển.
Từ KS Valley Mountain đến trạm hải đăng cách nhau 6.4km, đi vừa hết đường Quang Trung để ý sẽ thấy con dốc lên Hải Đăng.
4. NÚI LỚN
Vũng Tàu có hai hòn núi là Núi Lớn và Núi Nhỏ. Núi Lớn có diện tích khoảng 400 ha, có ba đỉnh lớn là Vũng Mây, Núi Lớn và Hòn Sụp.
Theo đường Núi Lớn (đường Trần Phú ) quanh sườn núi từ Bến Đình sẽ đến chùa Thích Ca Phật Đài, Bãi Dâu, đến Bãi Trước dài 10 km, đường dốc quanh co, trên là núi, dưới là biển, phong cảnh hữu tình, hùng vĩ lên thơ. Có nhiều thắng cảng dọc đường đi như tượng Đức mẹ, tượng Phật Bà Quan Âm, Bạch Dinh ...

5. NÚI NHỎ
Núi Nhỏ có diện tích khoảng 120 ha, đỉnh núi cao 170 m. Về truyền thuyết, Núi Nhỏ mang tên Tao Phùng kể về câu chuyện giữa người con gái vua Thuỷ Tề và một chàng trai làng chài.
Theo đường vòng Núi Nhỏ (đường Hạ Long) chạy từ bãi trước qua Bãi Ô Quắn, Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong và ra Bãi Sau dài khoảng 6 km. Đường mới, rộng và đẹp. Hai bên đường có nhiều điểm du lịch hấp dẫn như Bãi Trước, chùa Niết Bàn Tịnh Xá, tượng Chúa Kitô, Hòn Bà .
6. HÒN BÀ
hon-baHòn Bà là một hòn đảo nhỏ, dưới chân đảo sóng biển đánh tung bọt trắng xoá rất lên thơ, nằm phía ngoài biển theo đường hạ Long vòng Núi nhỏ, Từ Bãi Trước, qua Bãi Dứa đến mũi Nghinh Phong. Hòn Bà nằm cách chân Núi Nhỏ khoảng 200 m. Năm 1881 ông Hồ Quang Minh gốc miền Trung đã bỏ kinh phí ra xây dựng một ngôi miếu nhỏ trên đảo gọi là Miếu Bà.
Miếu Bà hiện nay có chiều cao nổi trên mặt đất là 4 m. Trong là điện thờ các vị thần linh. Bên dưới có một tầng hầm dài 6m rộng 3m, trước kia tếng là nơi hội họp bí mật của đồng bào yêu nước chống đế quốc.

Khi thủy triều xuống thấp, có thể men theo một lối đá chập trùng để ra đảo. Ngày rằm hay mồng một, bà con thường ra đảo rất đông để thắp hương cầu may tại ngôi miếu nhỏ này.
7. LĂNG CÁ ÔNG
lang-ca-ong
Đối với ngư dân khắp vùng biển phía Nam thì Cá Ông được xem là loài linh thiêng thường hay cứu giúp những con thuyền gặp sóng to gió lớn. Vì vậy mỗi khi có xác Cá Ông trôi dạt vào bờ, thì người đầu tiên trông thấy được coi là con trưởng nam, phải có bổn phận để tang và lo toan việc chôn cất xác cá thật chu đáo. Khoảng 40 năm sau lại có một xác Cá Ông lớn trôi vào Bãi Sau, dân làng được tin kéo tới đem xác cá lên bờ rồi chôn cất tử tế. Đến năm 1911, ngư dân địa phương chung nhau góp tiền xây một Lăng tại khu vực lăng hiện nay, rồi đào xương cá Ông này và dời xương cá Ông trước đó về thờ trong lăng. Từ đó Lăng được nhiều lần tu bổ và đến tháng 4 năm 1969 được sửa chữa có hình dáng như hiện nay. Giữa lăng là bàn thờ được trạm trổ công phu các hình long, ly, quy, phụng giao đầu, cá hoá Rồng giỡn sóng. Phía sau bàn thờ là ba tủ kính lớn đựng xương cá. Tủ bên trái đựng xương cá Ông nhỏ vớt được trong những lần sau. Ngày vua Ông (ngày Giỗ) được định vào ngày 16 tháng 8 âm lịch hàng năm.Vào ngày nay, ngư dânVũng Tàu kéo về làm lễ cúng bái rất linh đình, trọng thể

Khám phá ẩm thực biển Vũng Tàu

Vũng Tàu có rất nhiều món ăn truyền thống ngon, lạ. Nhưng bạn phải biết cách chọn quán, tìm đúng địa chỉ để tránh bị "chặt chém", bực mình.

Vũng Tàu là vùng đất vừa có núi rừng vừa có biển, nên đặc sản ở đây rất đa dạng. Thuỷ sản có nhiều loại đặc trưng; đặc sản địa phương cũng nhiều món như bánh canh Long Hương, bún nóng Hoà Long, bánh hỏi An Nhất; hay các món dân dã, bình dân như bánh khọt, bánh bèo, chạo tôm, thịt nướng.
Đêm đến, thành phố lúc nào cũng luôn nhộn nhịp bởi các khu ẩm thực: khu ăn đêm Đồ Chiểu với đầy đủ các món ăn như phở, cháo, hủ tiếu, bún, bánh cuốn, mì, cơm…
Bánh khọt
So với nhiều món ăn cầu kỳ khác, bánh khọt là món ăn dân dã nhưng mang một hương vị rất riêng của Vũng Tàu. Màu trắng của bột gạo quyện với vị béo ngậy của mỡ hành và độ ngọt của tôm tươi, vị thơm của tôm khô chà nhuyễn trong món bánh khọt.

Địa chỉ tham khảo: Khu đường Nguyễn Trường Tộ được xem là nơi hội tụ của đặc sản này, quán Gốc vú sữa, Cô Ba đường Hoàng Hoa Thám, một số quán khác ở ngã 4 Hoàng Hoa Thám và Nguyễn Trường Tộ như: Cây hoa sữa, Cây sung, 16A...
Bánh hỏi
Là đặc sản của vùng đất An Nhứt,bánh hỏi được làm bằng một thứ gạo thơm và bí quyết là cách pha chế bột sao cho bánh dẻo, dai. Miếng bánh hỏi trắng thơm mùi gạo mới càng nhai càng thấy ngọt, bánh hỏi cuốn với rau sống, thịt nướng, chả giò chấm với nước mắm, kèm ngó sen chua ngọt, hoặc ăn với thịt bò xiên bằng que nướng trên bếp than hồng, chấm mắm nêm cũng rất ngon.
Địa chỉ tham khảo: Quán An Nhất, Quốc lộ 55, huyện Long Điền, thị xã Bà Rịa , 19 Trương Công Định, TP Vũng Tàu.
Bánh canh – Long Hương
Tại thị xã Bà Rịa hiện có 2 tiêm bánh canh ngon thi là quán Thúy ở ngã ba Long Hương và quán Bánh Canh Long Hương tại cổng chào thị xã Bà Rịa. Bánh canh ăn ngon mà nấu đơn giản, chỉ cần ninh chân giò và xương ống cho ngọt nước lèo rồi nêm nếm gia vị cho vừa miệng. Nước lèo trong veo nhưng có vị ngọt đậm đà của xương và thịt.
Sợi bánh được làm bằng bột gạo pha bột lọc để có độ dài và bột màu trắng trong. Bánh canh ăn kèm với gia sống , rau cần và các loại rau thơm khác. Giá đậu xanh chọn loại lùn, thân mập vừa giòn, lại có vị ngọt mát. Bánh canh có 3 món cho thực khách lựa chọn: giò ,nạc và que (que là xương ống có nhiều nạc).
Địa chỉ tham khảo: Quán bánh Canh Thúy - nằm ngay cổng chào thị xã Bà Rịa, phía tay trái nếu đi từ hướng Sài Gòn đến Vũng Tàu. Bánh Canh Long Hương tại cổng chào thị xã Bà Rịa.
Bánh xèo - Long Hải (thị trấn Long Hải, huyện Long Điền)
Bánh xèo ở vùng đất Long Hải, Vũng Tàu nổi tiếng không chỉ vì có những bí quyết nghề nghiệp và những ngón độc chiêu như: nguồn thực phẩm tươi nguyên mua của dân chài đánh bắt trong ngày mang về chưa ướp đá.
Kỹ thuật đổ bánh giòn tan, bánh có màu vàng tươi, thơm ngon; nước chấm được pha chế công phu, vị chua chua ngọt ngọt của dưa cải, vị đậm đà của nước mắm ngon loại đặc biệt… khiến người ăn có thể cảm nhận được hương vị đặc trưng không lẫn vào đâu được.
Cháo chim bồ câu
Bồ câu ra ràng hầm cháo đậu xanh với hạt sen đã bổ, lại thêm vị mát của đậu xanh, mùi thơm của hạt sen khiến cho món ăn rất hấp dẫn. Đến đây, bạn có thể chọn số lượng bồ câu với 3 món chính là nấu cháo, quay và rô-ti.

Địa chỉ: Quán nhỏ nằm khuất tại góc đường Đồ Chiểu, cách chợ cũ TP Vũng Tàu khoảng 300m.
Tiết canh tôm hùm
Có tất cả bảy loại tôm hùm, nhưng tôm hùm dùng làm tiết canh ngon nhất phải là loại tôm rồng. So với các loại tôm hùm khác, lưng tôm rồng có sọc đen, đốt chân màu xanh lục, đầu tôm lấp lánh sắc cầu vồng… Tiết canh tôm tuy rất ít nhưng ăn là lạ, phần thịt tôm mềm lẫn với tiết tôm sừng sựt như rau câu, mằn mặn, ngòn ngọt.

Tiết canh tôm cũng được ăn chung với bánh tráng và dùng làm mồi uống rượu như các loại tiết canh khác, nhưng phần rau thì ngoài ngò gai, không thể thiếu rau diếp cá và có thể ăn chung với khế chua, chuối chát.

Địa chỉ tham khảo: Nhà hàng Hải Phương, đường 30 - 4, phường 10, TP. Vũng Tàu.
Bún súng Vũng Tàu
Bún súng Vũng Tàu nhiều người hay nhầm với bún nước lèo của người Trà Vinh, Sóc Trăng, Cà Mau…, nhưng món ăn này là sự kết hợp mùi vị của ba nền văn hóa Khmer, Hoa và Việt. Bún được chan nước lèo nấu từ hải sản như cá, tôm, mực và ăn kèm rau súng.
Hủ tíu mì sườn Tùng Hưng
Tô hủ tíu mì với nước lèo trong vắt đậm đà , miếng sườn trắng mềm được nấu theo công thức riêng , bạn sẽ hiểu vì sao lại hình thành nên 1 thương hiệu hủ tíu mì đặc trưng đến như vậy.

Là thương hiệu nổi tiếng từ năm 1968 tại Vũng Tàu. Hủ tíu mì sườn Tùng Hưng khác với hủ tiếu ở những nơi khác bởi cách chế biến đặc biệt cùng bí quyết gia truyền từ lâu đã tạo điểm nhấn trong lòng thực khách.
Ngoài hủ tíu mì sườn, đến quán, bạn còn có thể gọi hủ tiếu hoành thánh xá xíu, hoành thánh sườn, hủ tiếu xá xíu, hủ tiếu mì heo viên tôm, mì thập cẩm, hoành thánh thập cẩm, hủ tiếu mì tôm, hủ tiếu mì Tùng Hưng...cùng nhiều loại nước ép trái cây và tráng miệng đặc sắc. Địa chỉ : đường Lý Tự Trọng – P3 – Tp Vũng Tàu.
Hải Sản
Là thành phố biển, thế mạnh ẩm thực của Vũng Tàu chính là hải sản. Món ăn hải sản ở Vũng Tàu phong phú về chủng loại, đa dạng về giá cả, từ bình dân đến cao cấp. Ở những hàng quán bán hải sản bên hè phố, chỉ cần vài chục ngàn đồng là bạn có thể khoan khoái ngồi thưởng thức các món: ốc len xào dừa, nghêu hấp, chem chem nướng mỡ hành…
Lẩu cá đuối
Ăn lẩu cá đuối ở xứ biển, vào những ngày nhiều gió hay trời thoáng lành lạnh quả là không đâu bằng. Nồi lẩu - nước dùng nóng, vị chua của măng chua, vị ngọt và hơi dai của cá khiến cho hương vị món lẩu bình dân này trở thành đặc sản.

 

 

 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét