Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Thành cổ Hà Nội:
thanh_co_ha_noi.jpgThành cổ xưa nằm trong một khuôn viên khá rộng, phía tây giáp phường Hoàng Diệu, phía đông giáp đường Nguyễn Tri Phương, phía nam giáp đường Trần Phú, phía bắc giới hạn bởi phố Phan Đình Phùng, thuộc quận Ba Đình.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, toà thành được xây dựng và mở rộng ở các vương triều sau. Thành Thăng Long được qui hoạch kiểu "Tam trùng thành quách" với ba vòng thành lồng nhau. Cấm thành, hay Long Phượng thành thời Lý - Trần ở trong cùng, là khu vực hoàng cung. Hoàng thành ở giữa bọc lấy khu kinh tế thị dân ở phía đông. Ngoài cùng là dải La thành hay Đại La thành. Năm 1805, nhà Nguyễn xây thành Hà Nội đã giữ lại khu vực Cấm thành làm hành cung cho vua ở mỗi khi tuần du phía bắc. Thời Pháp, khi phá thành Hà Nội, nguời Pháp cũng giữ lại khu này làm chỉ huy sở của quân đội.
Năm công trình kiến trúc cổ còn sót lại sau khi Pháp phá thành Hà nội, tính từ phía nam lên bắc gồm các hạng mục sau: Cột cờ, cửa Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu và cửa chính Bắc Môn.
Cửa Đoan Môn là toà duy nhất còn được giữ lại trong tổng thể, bao gồm một vọng lầu có hai tầng, lầu trên tám mái, dưới gồm một lối vào mở năm cửa lớn. Phía trên cổng chính, mặt nam còn hàng chữ "Đoan Môn". Hiện nay Đoan Môn còn tương đối nguyên vẹn.
Điện Kính Thiên, điện bị phá năm 1886 để làm toà nhà ban chỉ huy pháo binh (quân đội Pháp). Hiện chỉ còn lại những bậc thềm đá với hai hàng lan can rồng đá ở giữa, hai hàng lan can đá chạm khắc hai bên ở phía nam, phía bắc cũng có một bậc thềm trang trí rồng đá. Tam cấp ở điện Kính Thiên ở mặt nam có tất cả 10 bậc, mặt bắc có bảy bậc do những viên đá lớn ghép lại.
Hậu Lâu, còn gọi là Lầu công chúa, xây bằng gạch, phía dưới hình hộp, trên là công trình kiến trúc ba tầng. Lầu dưới có ba tầng mái, lầu trên là hai tầng mái.
Bắc Môn, có dạng hình thang mà hai bên là hình tam giác, lòng hình vòm cuốn xây bằng gạch, mép cửa kè đá hình chữ nhật, diềm trên bằng đá trang trí nền cánh sen. Phía bắc cửa có tấm biển đá viết chữ Hán "Chính Bắc Môn". Bên cạnh phía phải cũng gắn một tấm biển đá khắc ngày 25-4-1882 và hai vết đạn đại bác - dấu vết của cuộc chiến tranh với Pháp. Cửa thành vẫn còn, Vọng Lâu ở trên nền cổng thành đã bị phá. Thành phố đã làm lại Vọng Lâu để khôi phục lại vẻ đường bệ, chững chạc vốn có của nó.
Năm điểm di tích trên tuy quy mô kiến trúc không lớn, song cùng với những di tích còn nằm lại dưới lòng đất minh chứng về một trung tâm chính trị, kinh đô của đất nước suốt gần nghìn năm lịch sử.
Ở phía nam thành cổ Hà Nội, còn lưu lại một phần kiến trúc của trường đại học đầu tiên ở Việt Nam: Văn Miếu - Quốc Tử Giám khởi dựng vào đầu thế kỉ XI dưới thời nhà Lý.

Đến đây bạn có thể chọn được nhiều khách sạn phù hợp với mình. Khách Sạn Zen Hà Nội ở 35 Quán Thánh, Quận Ba Đình, Hà Nội.

Sau khi thăm thành cổ Hà Nội bạn có thể tiếp tục thăm quan các địa điểm du lịch của Hà Nội như:

Cột Cờ:
cot_co.jpgCột cờ là một trong những công trình kiến trúc thuộc khu vực thành cổ Hà Nội còn nguyên vẹn.
Cột cờ nằm trong khuôn viên Bảo tàng Quân đội, đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình.
Xây dựng năm 1812 dưới triều vua Gia Long, cột cờ gồm ba tầng bệ, thân cột và hệ thống cầu thang xoáy bên trong. Ba tầng dưới là ba khối vuông xây chồng lên nhau từ to đến nhỏ, trên cùng là thân cột cao chừng 20 m, hình lục lăng, có trổ các cửa hoa nhỏ để tạo không khí và ánh sáng cho bên trong. Đỉnh cột hình bát giác, có trụ để cắm cờ, trèo lên đỉnh cao nhất sẽ bao quát được toàn bộ khu vực xung quanh.
Hồ Trúc Bạch:
ho_truc_bach.jpgHồ Trúc Bạch cách Hồ Tây bởi con đường Thanh Niên. Đường Thanh Niên có từ năm 1957 - 1958 theo ý kiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, sau khi hồ được thanh niên học sinh Hà Nội lao động trong những ngày thứ bảy cộng sản mở rộng như ngày nay. Trước gọi là đường Cổ Ngư, hình thành từ một con đê hẹp được đắp ngăn một góc Hồ Tây.
Hồ Trúc Bạch có từ thế kỉ XVII khi dân hai làng Yên Hoa (nay là Yên Phụ) và Yên Quang (nay là phố Quán Thánh) đắp con đê ngăn góc đông nam Hồ Tây để nuôi bắt cá. Từ khi thành một hồ biệt lập, hồ đã đi vào thư tịch cổ. Sách "Tây Hồ chí" cho biết nguyên ở phía nam hồ có làng Trúc Yên, có nghề làm mành, do đó nhà nào cũng trồng trúc, trúc mọc như rừng. Thời chúa Trịnh Giang (1729 - 1740) xây ở đây một cung điện gọi là Viện Trúc Lâm. Về sau, viện trở thành nơi giam cầm những cung nữ có lỗi, phải dệt lụa để mưu sinh. Lụa đẹp, bóng bẩy, nổi tiếng khắp kinh thành, gọi là lụa làng Trúc.
Ven hồ Trúc Bạch có nhiều di tích lịch sử và công trình kiến trúc đặc sắc như đền Quán Thánh ở ngay góc tây nam hồ. Phía đông có chùa Châu Long (phố Châu Long), tương truyền xây từ thời Trần, là nơi tu hành của công chúa con vua Trần Nhân Tông. Có đền An Trì, nơi thờ Uy Đô, một anh hùng chống quân Nguyên.
Ba phía chung quanh hồ phố xá che khuất, chỉ có phía tây giáp đường Thanh Niên mới bày ra vẻ đẹp êm ả phẳng lặng của mặt hồ. Phía bắc hồ có một gò đất nhỏ, trên gò có đền thờ Cẩu Nhi gắn với chuyện Lý Công Uẩn dời đô.
Hồ Trúc Bạch cùng với công viên Lý Tự Trọng và Hồ Tây tạo thành một tổng thể thiên nhiên hài hoà, làm thành một thắng cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.
Phủ Chủ tịch:
phu_chu_tich.jpgPhủ Chủ tịch là toà nhà bốn tầng nhìn ra đường Hùng Vương, được xây dựng năm 1901. Thời Pháp thuộc, đây là nơi ở và làm việc của Toàn quyền Pháp ở Đông Dương (có tên là Phủ Toàn quyền). Hiện nay, địa điểm này là nơi các vị đứng đầu Nhà nước ta tiếp đón các đoàn khách quan trọng nước ngoài và là nơi để các đại sứ các nước đến trình quốc thư.
Tại đây, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trì nhiều cuộc họp Hội đồng Chính phủ.
Quảng trường Ba Đình:
quang_truong_ba_dinh.jpgHà Nội là trái tim của nước Việt Nam, Quảng trường Ba Đình là trái tim của Hà Nội. Tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và cả nước. Ngày trước, đây vốn là khu vực cửa tây của thành Hà Nội cổ. Thực dân Pháp phá thành làm một vườn hoa nhỏ gọi là điểm tròn Puy-gi-ni-nơ. Năm 1945 mới có tên là vườn hoa Ba Đình. Chữ Ba Đình là để gợi nhớ dải đất Ba Đình ở tỉnh Thanh Hoá, nơi đã nổ ra cuộc khởi nghĩa chống Pháp kéo dài từ tháng 9 -1886 đến tháng 1-1887.
Quảng trường là nơi chứng kiến hàng trăm nghìn người về dự lễ Độc lập ngày 2-9-1945. Ngày 9-9-1969, sáu ngày sau khi Hồ Chủ tịch qua đời, tại Quảng trường này, đồng bào thủ đô và các địa phương cùng 34 đoàn đại biểu quốc tế đã tới đây dự lễ truy điệu trọng thể vị Anh hùng giải phóng dân tộc Việt Nam, nhà văn hoá kiệt xuất.
Ngày nay, mặt chính của quảng trường là Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trước lăng là khoảng không gian rộng lớn với 320m chiều dài và 100m chiều rộng, đủ chỗ cho 200 nghìn người dự mít tinh. Quảng trường có 168 ô cỏ bốn mùa xanh tươi. Chính giữa là cột cờ. Quảng trường Ba Đình đã trở thành không gian thiêng liêng của thủ đô Hà Nội.
Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh:
lang_chu_tich.jpgLăng là nơi giữ gìn thi hài của Chủ tịch Hồ Chí Minh, có mặt chính nhìn ra Quảng trường Ba Đình lịch sử. Đây là kết quả lao động sáng tạo của các nhà khoa học Nga và Việt Nam. Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh là nơi an nghỉ vĩnh hằng của người lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam. Lăng chính thức được khởi công ngày 2/9/1973, tại vị trí của lễ đài cũ giữa quảng trường Ba Đình, nơi Bác Hồ đã từng chủ tọa các cuộc mít tinh lớn.
Lăng được khánh thành vào ngày 29/8/1975. Toàn bộ khu di tích lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh rộng 14ha. Lăng cao 21,6m gồm ba lớp. Lớp dưới tạo dáng bậc thềm là lễ đài dành cho Đoàn Chủ tịch trong các cuộc mít tinh. Lớp giữa, phần trung tâm của lăng gồm phòng thi hài và những hành lang, cầu thang lên xuống. Quanh bốn mặt là những hàng cột vuông ốp đá hoa cương, nhìn từ bên ngoài, mặt nào cũng thấy năm khoảng đều nhau, gợi nhớ ngôi nhà năm gian truyền thống Việt Nam. Lớp trên cùng là mái lăng hình tam cấp bằng đá hồng ngọc mầu mận chín. Nhìn tổng thể lăng có hình bông hoa sen cách điệu.
Trước mặt lăng có cột cờ cao 30m. Hàng tre ngà hai bên biểu tượng hình ảnh làng quê Việt Nam. Hai bên trái và phải ở mặt trước lăng được trồng 18 cây vạn tuế (mỗi bên chín cây). Vào gần hơn, hai bên cửa lăng là hai cây đại, tượng trưng cho sự trong sáng, thanh cao của Bác Hồ.
Ở mặt chính lăng có dòng chữ Chủ tịch Hồ Chí Minh bằng đá hồng ngọc màu mận chín. Hai bên lăng là vườn cây, hoa quả tiêu biểu của các vùng quê Việt Nam bốn mùa tươi tốt, quần tụ toả bóng mát và trổ hoa.
Bước vào phòng ngoài, trước mặt trên tường đá hoa cương màu đỏ sẫm có hàng chữ vàng óng ánh "Không có gì quí hơn độc lập tự do", dưới đó là chữ ký quen thuộc của Bác.
Lên hết cầu thang là tới phòng thi hài, nơi Bác an nghỉ. Phía đầu Bác nằm, trên nền tường ốp đá trắng gắn nổi hình cờ Đảng và cờ Tổ quốc. Hòm kính có thi hài Bác bên trong đặt trên đài hoa đước ghép bằng đá đen huyền lấp lánh muôn ngàn hạt sáng. Cách bố trí lối đi từ ba phía cho phép mọi người chiêm ngưỡng Bác được lâu hơn, lối đi rộng, nên nhiều người cùng lúc đều được nhìn thấy Bác. Qua lớp kính trong suốt, Bác như vừa ngả lưng chợp mắt. Vẫn bộ quần áo ka-ki bạc mầu, dưới chân Bác vẫn là đôi dép cao su giản dị.
Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh là nơi an nghỉ vĩnh hằng của Người, là biểu tượng lòng tôn kính và biết ơn vô hạn của dân tộc Việt Nam đối với lãnh tụ của mình.
Nhà sàn Bác Hồ:
nha_san_bac_ho.jpgTrong khu vườn rộng sau Phủ Chủ tịch, có một con đường hẹp trải sỏi, hai bên trồng xoài dẫn tới một ngôi nhà sàn nhỏ nhắn bình dị, nằm giữa những vòm cây. Hàng rào dâm bụt bao quanh nhà, cổng vào kết bằng cành cây đan xen nhau. Đó là ngôi nhà Bác Hồ ở và làm việc từ ngày 17-5-1958 cho tới khi Người qua đời.
Tầng dưới nhà sàn là nơi Bác thường họp với Bộ Chính trị. Tầng trên là hai phòng nhỏ, nơi Bác làm việc và phòng ngủ với những vật dụng đơn sơ giản dị. Trước nhà là ao cá Bác nuôi, bên bờ ao là các loài hoa phong lan nở quanh năm.
Nhân dân từ mọi miền đất nước cũng như du khách quốc tế đến thủ đô Hà Nội, ai cũng muốn đến viếng lăng, thăm nhà ở của Bác và đi dạo quanh Quảng trường Ba Đình lịch sử.
Sau nhà là vườn quả với hàng trăm loài cây quý do các địa phương đưa về trồng, như cây vú sữa của đồng bào miền nam gửi biếu Bác năm 1954, bưởi Phúc Trạch, Biên Hòa, Mê Linh; cam Hải Hưng, Xuân Mai, Vân Du, Xã Đoài; quýt Hương Cần, Lý Nhân; táo Thiện Phiến, Ngọc Hồ; song mai Đông Mỹ; hồng Tiên Điền (quê hương nhà thơ Nguyễn Du). Trong vườn còn có cả những loại cây từ nước ngoài như ngân hoa, cây bụt mọc quanh ao, cây cau vua gốc từ Caribê.

Hãy thưởng thức những món ngon Hà Nội vào thu

Khi tiết trời mát mẻ ngày thu ùa về cũng là lúc các món ăn dường như ngon hơn, dễ "vào" hơn. Nhiều món ngon Hà Nội vào thu bạn nhớ thưởng thức.
1. Cốm
cốm, bưởi, hồng, bánh trung thu, sấu chín, quà vặt
Cứ mỗi độ thu về, người Hà Nội lại náo nức chờ món cốm non xanh thơm dịu cả lòng. Cốm được bán trên các mẹt hàng trên khắp được phố, gói trong lớp lá mướt như dấu hiệu rõ ràng nhất báo hiệu thu về. Cốm là một trong những món ngon Hà Nội nức lòng du khách.
Cốm ngon nhất phải kể đến cốm làng Vòng. Cùng với những mẹt cốm, các biến tấu với cốm xanh cũng được người dân Hà Thành yêu thích như chuối chấm cốm, chè cốm, bánh cốm, chả cốm… dẻo thơm.
2. Bánh dẻo, bánh nướng
cốm, bưởi, hồng, bánh trung thu, sấu chín, quà vặt
cốm, bưởi, hồng, bánh trung thu, sấu chín, quà vặt
Một trong những ngày lễ quan trọng nhất của các nước châu Á mỗi dịp thu về là tết trung thu. Đây là dịp các gia đình nô nức mua bánh nướng, bánh dẻo về cúng tổ tiên và cùng chung vui bên chén trà mạn. Bánh dẻo ngày nay có nhiều biến tấu nhưng được ưa thích nhất vẫn là những loại bánh làm theo phong cách truyền thống.
3. Hồng
cốm, bưởi, hồng, bánh trung thu, sấu chín, quà vặt
Tháng 8 âm lịch là thời điểm hồng chín rộ, là loại quả đặc trưng cho bàn tiệc ngắm trăng của người Việt. Hồng vàng giòn, đã miệng, hồng đỏ hơi nhũn nhưng lại rất ngọt, mát, vừa đẹp mắt, ngon miệng, vừa bổ sung vitamin, beta-carotene.
4. Bưởi
cốm, bưởi, hồng, bánh trung thu, sấu chín, quà vặt
Cũng là một loại quả đặc trưng của mùa thu, quả bưởi chua chua, ngọt ngọt, chấm ít muối ớt khiến ai cũng thèm rỏ dãi. Quả bưởi với những tép mọng nước chứa nhiều vitamin C, dưỡng chất cho da và tóc lại có thể trang trí thành những chú chó bưởi bày bàn tiệc đẹp mắt.
5. Sấu chín
cốm, bưởi, hồng, bánh trung thu, sấu chín, quà vặt
cốm, bưởi, hồng, bánh trung thu, sấu chín, quà vặt
Những trái sấu chín vàng gọt thành vòng, chấm muối ớt hay sấu chín dầm là đặc sản thu Hà Nội khiến ai đi xa cũng nhớ nao lòng. Vì sấu chua chua, ngọt ngọt, không quá như sấu xanh, quả cũng căng tròn, mọng nước hơn, là món ăn trong ký ức mỗi người về mùa thu chốn thủ đô Hà Nội.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét