Thứ Sáu, 20 tháng 9, 2013

Hồ Tây - lá phổi xanh của Thủ đô Hà Nội

Một góc hồ Tây nhìn từ tầng 20 khách sạn Sofitel Plaza. (Báo Ảnh Việt Nam/Vietnam+)

Hồ Tây nằm ở phía Tây Bắc nội thành Hà Nội với diện tích khoảng 500ha, đường vòng quanh hồ dài gần 20km. Ngành địa dư lịch sử đã chứng minh rằng, hồ là một đoạn sông Hồng rớt lại, sau khi đổi dòng, có thể tới cả hàng nghìn năm.

Hồ Tây hay còn gọi là hồ Mù Sương (Dâm Ðàm), hồ Trâu Vàng (Kim Ngưu hồ), đầm Xác Cáo. Mỗi tên lưu giữa một sự tích về nguồn cội của Hồ Tây huyền thoại.

Một du khách người Pháp có tên Michel kể rằng đây là lần thứ tư anh tới Hà Nội, nhưng đã bao nhiêu lần có mặt ở Hồ Tây rồi, chính anh cũng không thể nhớ nổi bởi Hồ Tây với anh đẹp và duyên dáng đến nao lòng.

Hồ Tây là góc lãng mạn nhất trong bức tranh Hà Nội đa màu; là thế giới của những làn gió trong trẻo, sự phóng khoáng và giàu chất thơ. Chẳng thế mà bấy lâu nó vẫn là nguồn cảm hứng bất tận của các nhà thơ, nhà văn, nghệ sĩ... với nhiều bài hát, bài thơ viết về Hồ Tây, viết ở hồ Tây làm nao lòng người.

Hồ Tây đẹp không chỉ bởi mặt nước xanh mênh mông, không chỉ có sắc tím bằng lăng, cánh hoa phượng hồng đỏ mỗi độ hè về, cái buồn man mác của không gian, của rặng liễu rủ những chiều đông, cái lung linh của ban mai tinh khiết... mà Hồ Tây còn đẹp bởi nó như một trái tim ôm trọn trong mình những trạng thái buồn vui của biết bao con người.

Mỗi sáng tinh mơ, hàng trăm người, cả già lẫn trẻ tìm ra chốn này để hít hà không khí trong lành và tập thể dục. Ðầu dốc đường Thanh Niên là cửa ngõ của những chiếc xe đạp chở đầy hoa, những gánh hàng ăn dân dã "chảy" vào lòng Hà Nội.

Hồ Tây trở thành điểm hẹn, để người ta tìm đến như một quán tính. Ðường Thanh Niên hay còn có cái tên đường Cổ Ngư rất đẹp trước đây là ranh giới giữa Hồ Tây và hồ Trúc Bạch, từ sau buổi vãn chiều rất đông người qua lại.
Đến với Hồ Tây bạn có thể chọn được nhiều nơi nghỉ ngơi ví dụ như  khách sạn Sunset Westlake Hanoi.
Sunset Westlake Hanoi Hotel chiếm một vị trí đắc địa bên Hồ Tây, cạnh chùa Kim Liên 1000 năm tuổi. Các phòng hiện đại có cửa sổ kính suốt từ trần đến sàn, truyền hình cáp màn hình phẳng và Wi-Fi miễn phí.
Sàn gỗ, máy pha trà/cà phê, minibar là tiêu chuẩn trong tất cả các phòng máy lạnh. Phòng tắm riêng cung cấp các tiện nghi như áo choàng tắm, đồ dùng vệ sinh cá nhân và máy sấy tóc.
Du khách có thể thưởng thức dịch vụ mát-xa thư giãn và sử dụng phòng xông hơi cùng với bể sục ở spa. Ngoài việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp đặc biệt 24 giờ, khách sạn còn có trung tâm dịch vụ doanh nhân và phòng tập thể dục.
Với tầm nhìn ra quang cảnh hồ nước tuyệt đẹp, Nhà hàng Sunset Westlake phục vụ các bữa ăn Việt Nam trong một khung cảnh thanh lịch. Các loại đồ uống và món ăn nhẹ sau bữa ăn có tại quầy bar.
Bên cạnh đó bạn có thể chọn được nhiều khách sạn tại Hà Nội như : Khách sạn Wild Lotus, Khách sạn Âu Cơ, Khách sạn Thiên Hương........

Những di tích nổi tiếng quanh Hồ Tây 

Từ bao đời nay, Phật giáo đã là tôn giáo chủ đạo trong tín ngưỡng của người Việt Nam. Trải qua biết bao thăng trầm, tôn giáo này vẫn chứng tỏ được sự trường tồn trong tâm hồn của phần lớn chúng ta. Hà Nội – trung tâm của sự phát triển Phật giáo Việt Nam là nơi còn lưu giữ được rất nhiều các di tích, kiến trúc Phật giáo tiêu biểu. 1. Chùa Kim Liên: Chùa nằm ở phía đông bắc Hồ Tây, thuộc làng Nghi Tàm, phường Quảng An, quận Tây Hồ, Hà Nội. Tam quan chùa có đề ba chữ to rất đẹp “Kim Liên Tự” có nghĩa là chùa sen vàng.

Chùa được dựng trên nền đất cũ là của cung Từ Hoa - thuộc trại tằm Tang,  con gái vua Lý Thần Tông (1128 - 1138). Vua dựng cung Từ Hoa cho công chúa và các cung nữ ở đó để thấu hiểu thêm công việc đồng áng vất vả mà thấy rõ hơn giá trị ngôi tôn quí của mình. Đến đời Trần, trại Tằm Tang đổi thành phường Tích Liên. Dân làng dựng chùa Đống Long trên nền cung Từ Hoa cũ. Đến năm 1771, đời Lê Cảnh Hưng, chúa Trịnh Sâm sai quan quân dỡ chùa Bảo Lâm ở phía Tây Thăng Long đem về tu sửa thêm vào chùa, đặt tên mới là chùa Kim Liên. Năm 1792, đời vua Quang Trung, chùa được được tu bổ lại, về diện mạo cơ bản giống như hiện nay.
 2. Chùa Tảo Sách: Còn có tên là Tào Sách, Linh Sơn Tự, đây là một ngôi chùa có khuôn viên rộng lớn, cảnh quan đẹp đẽ, nước Hồ Tây vỗ sát ngay trước mặt tiền. Hiện mang số nhà 386 đường Lạc Long Quân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội.
Tương truyền: chùa Tảo Sách có liên quan đến dấu tích Hoàng tử Uy Linh Lang, con trai thứ bảy của Vua Trần Nhân Tông. Nhưng khác với Hoàng tử Uy Linh Lang con vua Lý ở ngôi đền trấn Tây Thủ Lệ (đền Voi Phục), đây là vị hoàng tử nhà Trần, có công đánh giặc Nguyên. Và có căn cốt nhà Phật từ nhỏ. Muốn xuất gia, không được, Uy Linh Lang đã dựng một căn nhà nhỏ ven hồ làm nơi đọc sách, giao du với bạn bè. Tên "Tảo Sách" (đọc sách buổi sớm) ra đời trong hoàn cảnh đó. Và tích hợp cùng "Chiêu Thánh điện", vốn là nơi thờ mẹ Uy Linh Lang là "Chiêu Minh phu nhân", sau khi Uy Linh Lang mất, thì cũng thờ luôn cả ở đây, với tước vị vua ban là "Dâm Đàm đại vương", cùng với 6 người bạn, làm thần Thành Hoàng. Đến thời Lê thì cả nhà "Tảo Sách" lẫn "Chiêu Minh điện" đều được đổi thành chùa. Và đến cuối triều Bảo Đại, (năm 1941) thì chùa được xây dựng lại theo quy mô như hiện nay.  
3. Đền Sóc thờ Thánh Gióng: Đền Sóc tại làng Xuân Đỉnh thờ Thánh Gióng. Theo truyền thuyết, sau khi đánh tan giặc Ân, trên đường về Thánh Gióng đã nghỉ chân tại nơi đây và từ đó dân làng đã lập đền thờ ngài! Lễ hội Đền Sóc diễn ra vào mùng sáu tháng giêng âm lịch hàng năm và hội lớn được tổ chức 5 năm một lần. 
 4. Chùa Thiên Niên: Có tên chữ là Thiên Niên Cổ Tự, tên thường được gọi là Trích Sài nằm ở phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội, ngay sát bờ hồ Tây. Tương truyền chùa được xây dựng thời Lý Nam Đế (544 – 548). Đến thời Lê Thánh Tông (1460-1497) có lập miếu và điện cho các cung phi tại đây. Từ năm 1893, sư trụ trì ở chùa mở rộng, đúc thêm tượng Phật và chuông đồng.  
 5. Đền Đồng Cổ: Ngôi đền ở thôn Đông, làng Yên Thái (còn gọi là làng Bưởi) quận Tây Hồ. Đền thờ Đồng Cổ sơn thần-thần núi Đồng Cổ hay là thần Trống Đồng. Nguyễn xưa có đền Đồng Cổ dựng ở núi Đồng Cổ, còn gọi là núi Khả Lao, xã Đan Nê, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Sự tích của đền chép là: năm 1020, Khai thiên vương Phật Mã (sau là Lý Thái Tông) đi bình giặc ở phía Nam, đóng quân tạm nghỉ ở đất Trường Châu. Đêm nhà vua mộng thấy thần núi Trống Đồng hiện ra dưới dạng một võ tướng, xin theo nhà vua giết giặc lập công. Đến khi thắng trận trở về, thái tử Phật Mã sửa lễ tạ ở đền thần đất Thanh Hóa, rồi xin rước thần về thờ ở Thăng Long (Hà Nội) để hộ quốc an dân. Chính sử của Đại Việt chép: ngày 3 tháng Ba (31-3-1028) vua Lý Thái Tổ mất, triều thần tôn Phật Mã lên ngôi vua. Ba vương: Đông Chinh, Dự Thánh và Vũ Đức làm loạn, định tranh ngôi vua của Phật Mã. Tướng quân Lê Phụng Hiểu đã giúp nhà vua dẹp loạn. Trước đó, thái tử Phật Mã đã chiêm báo thấy một vị thần tự xưng là thần núi Đồng Cổ báo trước việc ba vương nổi loạn. Tỉnh dậy, nhà vua sai phòng bị, quả nhiên ứng nghiemẹ. Vì vậy, sau khi thái tử Phật Mã lên ngôi (tức vua Lý Thái Tông) liền phong tước vương cho thần núi và cho làm “Thiên hạ minh chủ” chủ trì việc thề ước trong nước, sai dựng miếu ở bên hữu (phía tây) thành Đại La tức là đền Đồng Cổ. Ngày 25 tháng Ba năm đó nhà vua sai lập đàn, dựng cờ xí, rồi cùng các quan trong triều đến miếu thờ Đồng Cổ đọc lời thề: “Làm con bất hiếu, làm tôi bất trung, thần minh tru diệt!”. Sau đó, vua tôi cùng uống máu ăn thề để giữ yên xã tắc non sông. Về sau, triều đình chọn ngày mồng 4 tháng Tư (âm lịch) làm lễ hội thề ở miếu Đồng Cổ và hội thề trong cả nước. Đến thời Trần, thời Lê Sơ, vẫn theo lệ đó. Văn võ bá quan, ai thiếu mặt phạt 5 quan tiền. Trai gái kinh thành ngày hôm ấy đi xem lễ thề, đứng chật đường. Đấy là ngày hội lớn của đất Thăng Long thời Lý. Đến thời Lê, đổi nơi thề ở bờ sông. Đền Đồng Cổ thì vẫn tế thần theo lệ.
Đền Đồng Cổ hiện nay trở thành ngôi đền thờ 3 vị thành hoàng: Quý Minh, Bảo Hữu và Thổ Thần. Hiện vật còn: 1 bản chữ Hán trích văn tế ghi rõ đền được làm lại vào năm 1952, 14 đạo sắc phong qua các đời: Cảnh Hưng 2 (1741), Quang Trung 3 (1790), Cảnh Thịnh nguyên niên (1793). Những sắc phong này đều phong cho hai vị thần Quý Minh đại vương và Bảo Hữu đại vương, còn 2 đạo sắc Khải Định 9 (1924) phong thần là Bản thổ tôn thần. Ngoài ra còn 1 khám thờ gỗ, đôi câu đối, 1 bức cửa võng chạm hình lưỡng long chầu nguyệt, 3 ngai thờ, 2 biển lệnh gỗ.
Đền đã được Nhà nước xếp hạng di tích Lịch sử Văn hóa vào năm 1992 và năm 2009.
6. Chùa Bà Đanh: Ngôi chùa hiện ở 199B phố Thụy Khuê, quận Tây Hồ. Chùa có tên tự là Phúc Lâm tự, nhưng lai có tấm bia ghi: “Châu Lâm tự, hiệu Bà Đanh tự”.
Thời Lê Thánh Tôg, ở đây có trại của người Chiêm Thành phục dịch các công thự. Khoảng niên hiệu Hồng Đức (1470-1497) đặt viện Châu Lâm để người Chiêm lễ Phật sau đổi làm chùa. Trong chùa có tượng Bà Đanh (có lẽ là tên gọi của nữ thần của người Chiêm, theo sách An Nam tháng cảnh có ghi lại Bà Đanh là công chúa triều Lý. Do vị trí xa cách với khu dân cư nên ít người qua lại viếng chùa. Dân gian thường có câu: Vắng như chùa Bà Đanh).  Lâu dần chùa bị dột nát hoang phế. Bài phú Tụng Tây Hồ của Nguyễn Huy Lượng có câu: “Dấu Bố Cái rêu in nền phủ, cảnh Bà Đanh hoa khép cửa chùa”. Đến năm Thành Thái 4 (1892) dân làng tiến hành sát nhập chùa Châu Lâm thành chùa Phúc Châu và chuyển về dựng lại tại ngõ Hữu Lũng – ngay nay là số 199B Thụy Khuê).
7. Đền Quán Thánh: Đền Quán Thánh nằm trên đất phường Quán Thánh, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội, cạnh bên Hồ Tây cùng với chùa Kim Liên, chùa Trấn Quốc và cửa Bắc Thành Hà Nội. Ngôi đền là một trong Thăng Long tứ trấn ngày xưa, được xây dựng vào đầu thời nhà Lý Thái Tổ (1010 - 1028), thờ Huyền Thiên Trấn Vũ.
Theo sự tích được ghi chép ở đền thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần trấn quản phương Bắc, đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi ngoại xâm: Lần thứ nhất vào đời Hùng Vương thứ 6 đánh giặc từ vùng biển tràn vào, lần thứ hai vào đời Hùng Vương thứ 7 đánh giặc Thạch Linh... Trong bản ghi chép còn có chi tiết Huyền Thiên Trấn Vũ giúp dân thành Thăng Long trừ tà ma và yêu quái, giúp An Dương Vương trừ tinh gà trắng xây thành Cổ Loa, diệt Hồ ly tinh trên sông Hồng đời Lý Thánh Tông...
Kiến trúc đền bao gồm: tam quan, sân, ba lớp nhà tiền tế, trung tế, hậu cung. Các mảng chạm, khắc trên gỗ có giá trị nghệ thuật rất cao. Bố cục không gian rất thoáng và hài hòa. Hồ Tây trước mặt tạo cho đền luôn có không khí mát mẻ quanh năm. Ngôi chính điện (bái đường), nơi đặt tượng Trấn Vũ, gồm 4 lớp mái (4 hàng hiên), chính giữa là bức hoành phi đề "Trấn Vũ Quán".
Không chỉ là một công trình có giá trị về mặt lịch sử và kiến trúc, đền Quán Thánh còn là nơi sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa nổi tiếng của người dân Hà Nội xưa và nay. Trải qua gần một thiên niên kỷ nhưng ngôi đền vẫn còn nguyên vẹn.
8. Chùa Trấn Quốc: Chùa được xây dựng vào đời vua Lý Nam Đế (Lý Bôn hay Lý Bí 544-548), có tên là Khai Quốc và ở trên bãi Yên Hoa, bên sông Hồng. Khoảng niên hiệu Đại Bảo (1440-1442) đời vua Lê Thái Tông sau chùa đổi tên là An Quốc. Đến năm 1615, đời Lê Kính Tông, bãi sông bị lở sát vào chùa, nhân dân phường Yên Hoa (sau này là Yên Phụ) mới dời chùa vào đảo Cá Vàng ở Hồ Tây, tức là địa điểm hiện nay. Khi đê Cổ Ngư được đắp, mới có đường nối đê với đảo Cá Vàng.
Năm 1639, đời Lê Thần Tông, chùa được trùng tu lớn. Theo tấm bia có bài văn của trạng nguyên Nguyễn Xuân Chính soạn năm 1639 còn ở trong chùa thì lần này "trước hết dựng hậu đường, cổng có gác, tiếp theo dựng hành lang tả hữu... Quy mô lớn, sức lực nhiều, so với trước gấp trăm lần. Cách thức vững vàng, công phu đầy đủ. Huy hoàng tượng Phật, sáng ngời rường chạm cột son, rực rỡ hoa hồng, ánh chiếu khắp tòa sen, cửa biếc".
Khoảng niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) đời vua Lê Hy Tông, chùa lại đổi tên là Trấn Quốc. Năm 1842, vua Thiệu Trị nhà Nguyễn tuần du ra Bắc, đổi tên chùa là Trấn Bắc, nhưng nhân dân vẫn quen gọi là Trấn Quốc.
9. Phủ Tây Hồ: Phủ nằm trên bán đảo lớn giữa hồ Tây, thuộc thôn Tây Hồ, phường Quảng An. Phủ thờ Mẫu Liễu Hạnh và nơi đây cũng gắn liền với truyền thuyết về cuộc hội ngô lần thứ 2 của Mẫu Liễu Hạnh với Phùng Khắc Khoan (trạng Bùng) cùng 2 ông tú tài họ Ngô và cử nhân họ Lý.
Phủ chính có kiến trúc quy mô bên trong được bố trí theo chiều sâu, tạo sự thuận tiện trong quá trình sử dụng, mặt trước phủ chính có kết cấu kiểu nghi môn, 2 tầng mái, trụ gạch, giữa nóc mái đắp thượng cong, trang trí hoa lá, mái làm giả ngói ống. Qua nghi môn là phương đình 2 tầng, tám mái, hai đầu đốc mái thượng đắp hình hai con kìm đuôi xoắn, bốc góc đao mái thượng trang trí hoa văn hình hạc, mái lợp ngói lật, 4 góc đao mái hạ tạo 4 hình rồng.
Phần Hậu cung là một nếp nhà 3 gian chạy dọc về phía sau kiểu 2 tầng 4 mái, lợp ngói mũi hài cổ. Phần thợ tự được bố trí ở gian giữa theo thứ tự lần lượt từ ngoài vào: tam phủ công đồng, tứ phủ vạn linh, hội đồng các quan, Hoàng Bẩy áo xanh, Hoàng Mười áo vàng. Tiếp đó là thờ Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu. Lớp thứ ba là thờ thánh mẫu Liễu Hạnh. Tây Hồ phong nguyệt và đôi câu đối ca ngợi bà Liễu Hạnh. Trên nóc mái giáp cửa hậu treo đại tự Mẫu nghi thiên hạ, hai bên có câu đối bằng gỗ. Lớp trên cùng hậu cung là nơi đặt tượng của bà Liễu Hạnh và tượng chầu Quỳnh, chầu Quế. Trên cao là bức đại tự Thiên tiên trắc giáng và Mẫu nghi thiên hạ. Lễ hội phủ Tây Hồ diễn ra quanh năm nhưng đông nhất là vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch.

Những quán ăn ngon quanh Hồ Tây 


altXung quanh Hồ Tây, có vô vàn món ăn ngon mà du khách đến đây thưởng ngoạn không nên bỏ qua. Từ các món ăn vặt đến các món ăn no. Từ món ăn mang đậm hồn Việt đến những món Tây Âu xa xôi.

1. Nằm trên con phố Thụy Khuê tấp nập có 1 hàng bánh bột lọc vô cùng giản dị, chìm khuất đi giữa những biển hiệu quảng cáo lung linh. Ấy thế nhưng nó lại là 1 trong những hàng bánh bột lọc nổi tiếng toàn thành. Khác với bánh bột lọc truyền thống để nguội và chấm với mắm nhĩ, bánh bột lọc ở đây được dùng kèm nước mắm pha chua ngọt và rau sống, dùng ngay khi còn nóng.  Thứ nước chấm được pha thật khéo, thêm một chút vị cay từ ớt, bánh bột lọc mềm thơm. Tất cả đã tạo nên thương hiệu: Bánh bột lọc Cô Thường Địa chỉ: chè Cô Thường, 198 Thụy Khuê. 15.000đ/bát.
2. Chiếc bánh giò với lớp vỏ mềm, dẻo mà không nát, thơm nhẹ mùi bột gạo. Phần nhân bánh thơm ngon được làm từ thịt nạc vai băm nhuyễn cùng mộc nhĩ, nấm hương, các loại gia vị và hạt tiêu. Cùng với đồ ăn kèm đa dạng và đầy đặn như chả cốm, giò tai, giò lụa sẽ là điểm dừng chân thú vị cho thực khách vào mỗi buổi chiều khi lên Hồ Tây. Địa chỉ: vườn hoa Lý Tự Trọng đoạn giao Thụy Khuê và Thanh Niên. Bán buổi chiều, 25.000đ/bánh đầy đủ. alt

3. Nằm ngay đầu ngõ 242 Lạc Long Quân, quán bánh rán "vô danh" từ lâu đã trở thành điểm dừng chân của nhiều tín đồ ẩm thực mỗi khi chiều về. Lâu dần, mọi người gọi nó với cái tên "bánh rán Lạc Long Quân". Lớp vỏ bánh vàng ươm, giòn rụm, nhân bánh làm từ thịt, miến, mộc nhĩ đậm đà, thơm ngon cùng thứ nước sốt chấm bánh độc đáo được làm từ cà chua, nước mắm, giấm, đường, tương ớt và một ít bột năng đã tạo nên hương vị hấp dẫn rất riêng của hàng bánh này. Địa chỉ: ngõ 242 Lạc Long Quân. Quán ngồi ngay trước cửa đình. Giá là 4.000đ/chiếc bánh rán (cả mặn và ngọt). Quán chỉ bán buổi chiều. alt

4. Một ly sữa chua cafe thơm ngon sẽ là món ăn giải khát tuyệt vời cho cuối buổi đi chơi. Cafe Duy Trí, 43 Yên Phụ nổi tiếng hàng chục năm nay với món sữa chua tự làm béo ngậy, chua chua, cùng cách trang trí độc đáo, đẹp mắt sẽ làm hài lòng bất kỳ thực khách nào đến đây. Giá cho mỗi ly sữa chua này chỉ là 15.000đ thôi nhé.
alt
alt

5. Các món ăn hải sản đa dạng, phong phú được bày bán thành Phố ven hồ cũng là 1 điểm đến hấp dẫn trong bản đồ ẩm thực Tây Hồ. Tuy vậy, chúng tôi mách bạn 2 địa chỉ đáng tin cậy cả về giá cả lẫn chất lượng đồ ăn là: quán ốc và trứng cút lộn quán Bà Già đằng sau trường Tiểu học Chu Văn An và quán Hải sản Hương Lan nhé. Nếu quán Bà Già chỉ đơn giản là 1 quán ốc bình dân với những món quen thuộc như: ốc luộc, ngao hấp, trứng cút lộn, nem rán, khoai chiên... thì Hải sản Hương Lan cao cấp hơn rất nhiều, với đầy đủ các loại hải sản như: ngao, sò, tu hài, hàu sữa, tôm sú, cua, ốc, mực với rất nhiều cách chế biến thơm ngon. Tuy vậy, đặc điểm chung của 2 hàng này đều là giá thành hợp lý, hương vị thơm ngon đặc trưng khó lẫn, và với quán ốc Bà Già thì nước chấm ốc đã trở thành một đặc sản hiếm hàng quán nào có được.
Địa chỉ:
Quán ốc Bà già, đằng sau trường Tiểu học Chu Văn An, đường Ven hồ đoạn Thụy Khuê.
Hải sản Hương Lan, 45 Nghi Tàm.
alt                                                                                                   Hàu sữa nướng alt                                                                                                      Ngao hấp alt
 Cơm rang hải sản
alt
Sò nướng
6. Do diện tích rộng, cùng với việc có khá nhiều địa điểm vui chơi du lịch nên dạo chơi Hồ Tây mất khá nhiều thời gian. Nhưng bạn đừng lo, cái bụng đói của bạn và gia đình sẽ được lấp đầy bởi vô số hàng ăn ngon quanh khu vực này.
Đầu tiên phải kể đến bún chả que tre bà Bảy Đang trứ danh. Là một trong những hàng bún chả gốc Hà Nội hiếm hoi còn sót lại, bún chả của quán từng một thời “làm mưa làm gió” trong giới Ẩm thực Hà thành. Tuy thời gian gần đây, chất lượng có phần giảm sút, giá cũng cao hơn nhiều so với mặt bằng chung thì đây vẫn là 1 điểm đến hấp dẫn du khách cả trong và ngoài nước.
Địa chỉ: bún chả bà Bảy Đang, ngõ 81 Lạc Long Quân. 50.000đ/suất bún chả.
alt  alt
7. Nếu là người ưa thích ẩm thực Châu Âu, nhà hàng Chiến Béo chắc không còn xa lạ với bạn. Nổi tiếng với các món về bò: Dạ dày chao, bò lúc lắc và cả bít tết của quán đều có chất lượng ngang tầm các khách sạn 5 sao tại Hà Nội. Chất lượng vượt trội, giá cả bình dân chính là lý do để quán luôn luôn đông nghịt khách vào mỗi giờ ăn trưa và tối.
Địa chỉ: nhà hàng Chiến Béo, 192 Nghi Tàm.
alt                                                                       Dạ dày chao, bò phô mai & sườn cốt lết alt

Bò lúc lắc mềm ngọt trứ danh
8. Ai sẽ từ chối một bát mỳ vằn thắn với sợi mỳ dai, chắc chắn, sủi cảo thơm, con tôm chắc thịt, nước dùng ngọt đậm đà, cùng ly trà đá tươi mát, phục vụ tận tình, chỗ ngồi sạch sẽ, dễ chịu, view đẹp nhìn thẳng ra Hồ Tây mênh mông không? Nếu không từ chối, quán mỳ vằn thắn trên đường Xuân Diệu, ngay từ đoạn giao giữa đường ven hồ đi lên Xuân Diệu sẽ là điểm dừng chân thú vị tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn. Và giá cho 1 bát mỳ tuyệt vời ấy là 35.000đ nhé. alt
9. Hoặc bình dân hơn, là dừng chân tại Phủ Tây Hồ - Đặng Thai Mai để thưởng thức bát bún riêu ốc nổi tiếng xa gần. Ốc to, béo ngậy, nước riêu chua chua ngọt ngọt, đậm đà khó quên. Và tráng miệng bằng thứ bánh tôm vàng ruộm sẽ là sự kết thúc hoàn hảo cho buổi đi chơi của gia đình. Có một điểm lưu ý cho các bạn khi đến đây là vào các ngày Rằm, mùng một, Phủ Tây Hồ thu hút rất đông khách viếng thăm, cùng với đó là việc tăng giá bất thường cho một loạt các dịch vụ được cung cấp. Vì vậy, nếu vào những ngày này, bạn nên hỏi giá trước để không bị đặt vào thế bị động nhé. alt
alt

 




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét