Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Chùa An Long

Chùa An Long, chùa an long , chùa al, cal, an long, al

Vị trí: phường Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng.
Chùa tọa lạc sau lưng Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa, bên bờ sông Hàn, thuộc phường Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng.
Mặt tiền chùa

Tên thường gọi:
Chùa Long Thủ Chùa tọa lạc sau lưng Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa, bên bờ sông Hàn, thuộc phường Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do nhân dân trong vùng xây dựng vào năm 1657, có tên chùa Long Thủ. Ngôi chùa hiện nay được xây lại vào năm 1961, đổi tên là chùa An Long.
Chùa còn giữ tấm bia cổ rất quý. Bia hình khối đá tam giác, đỉnh tròn, cao 1,25m, rộng 1,20m. Mặt bia đóng khung bằng những đường viền mô típ hoa lá, toàn văn khắc 368 chữ Hán, nội dung nói đến việc xây chùa, tạo tác tượng Phật, đúc chuông, xây tháp chuông, lầu trống để phụng Phật của dân làng Nại Hiên, huyện Tân Phúc, phủ Điện Bàn.

Khách Sạn Phương Nam 2 Lô A2, đường 30-4, Q. Hải Châu là một trong nhiều khách sạn tại đà nẵng phù hợp với bạn.
 
Phương Nam là một trong những khách sạn 3 sao đẹp nhất của thành phố Đà Nẵng. Với vị trí ở trung tâm thành phố, từ khách sạn, quý khách có thể đi bộ đến những điểm tham quan nổi tiếng của Đà Nẵng như cầu quay Sông Hàn, cầu Thuận Phước, bảo tàng Điêu khắc Chămpa và mua sắm đặc sản tại chợ Hàn.
Khách sạn gồm 76 phòng nghỉ sang trọng hướng ra sông Hàn thơ mộng. Mỗi phòng nghỉ đều có đầy đủ những tiện nghi mà quý khách mong đợi ở một khách sạn 3 sao. Có 3 hạng phòng là Superior, Deluxe và Vip để quý khách lựa chọn cho phù hợp với nhu cầu, mục đích nghỉ ngơi của mình.
Hệ thống phòng hội nghị của Phương Nam với sức chứa từ 20 đến 500 khách, là nơi lý tưởng để tổ chức các hội nghị, hội thảo, sự kiện… Các phòng hội nghị có thể sắp xếp theo nhiều kiểu, nhiều mô hình thích hợp với yêu cầu của quý khách.
Bên cạnh các phòng hội nghị là nhà hàng Phương Nam có không gian thanh lịch, ấm cúng. Nhà hàng cung cấp các bữa sáng tự chọn và thực đơn phong phú những món ăn Âu, Á vào các bữa trưa và tối.
Để mang đến cho quý khách một kỳ nghỉ trọn vẹn nhất, khách sạn Phương Nam đã đầu tư và đưa vào hoạt động dịch vụ spa. Bằng nhiều liệu pháp trị liệu và chăm sóc sức khỏe cũng như sắc đẹp, Phương Nam spa sẽ giúp quý khách tìm lại những giây phút thư thái sau một ngày căng thẳng, mệt mỏi với công việc hay theo những chuyến đi.

Biển Thanh Bình

Biển Thanh Bình, biển thanh bình, thanh bình
Bãi biển Thanh Bình dài chừng 1km, nằm ngay trong nội thị, phía cuối đường Ông Ích Khiêm, thuộc phường Thanh Bình, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Bãi tắm hầu như phẳng lặng, ít khi có sóng to, độ dài lý tưởng và không có vùng nước xoáy nguy hiểm.
http://www.vinabooking.vn/uploads/danang/Bai_bin_Thanh_Binh.jpg


Nằm trong vịnh Đà Nẵng, với tuyến đường Nguyễn Tất Thành chạy ngay bên cạnh, bãi biển Thanh Bình là một trong những bãi biển đẹp và rất thuận lợi của thành phố. Các dịch vụ biển như lướt ván, du thuyền, canô... đang được đầu tư phát triển, đây còn là một vị trí khá lý tưởng để xây dựng các khách sạn ven biển, xây dựng các cầu tàu du lịch loại nhỏ.
Đối với thời tiết khí hậu khộng thuận lợi cho người dân nơi đây, cái nắng mùa hè rang khô mọi thứ trên mặt đất. vì thế mà bãi biển là nơi mà người dân nơi đây tự hào nhất. khi du khách đến với vùng đất này không chỉ đơn giản là đến với một thành phố xanh sạch đẹp. Biển Đà Nẵng xanh ngăn ngắt dưới nắng hè, những con sóng cứ dềnh lền như hơi thở phập phồng từ lồng ngực biển. Những con đường, những bãi cát chạy hun hút bên biển. Biển xanh trong và hiền hòa đến nao lòng.
http://www.skydoor.net/Download?mode=photo&id=8426



Đà nẵng có rất nhiều bãi biển nhưng kông thể không nhắc đến Bãi Biển Thanh Bình, một bãi biển âm thầm mang lại không gian cho người dân,  những đối trai gái yêu nhau và du khách đến đà nẵng để nghĩ dưỡng, tham quan.
Biển thanh bình được đánh giá rằng: “bãi biển hoang sơ được đánh thức trước sự ngỡ ngàng của chính những người dân thành phố, những triền cát trắng muốt và e ấp như gương mặt trinh nữ”. không chỉ riêng với bãi biển thanh bình mới có vẻ đẹp như vậy mà đến với Đà Nẵng hầu hết những bãi biển nơi đây đều có một vẻ rất riêng của nó.
Biển về chiều, rộn ràng tiếng nô đùa của con trẻ, tiếng hò hét cổ vũ cho một trận bóng đá không cần đo đếm thời gian, biển ngập trong những nụ cười lấm lem cát, biển chấp chới những cánh diều, ngây ngô những lâu đài cát. Nghĩ cũng lạ, bình thường, mỗi người có thể sẽ khác nhau về nhiều thứ, sang, hèn, giàu, nghèo, lương thiện, xảo trá, dù đi ô tô hay cọc cạch chiếc xe đạp, nhưng khi xuống biển ai cũng đều như nhau, giản dị trong lòng biển. Biển bao dung và hào phóng, biển san sẻ cho tất cả mọi người. Biển đi vào cuộc sống của người dân thành phố này từ sâu trong tiềm thức.
Dẫu biết rằng để tìm được tiếng nói chung giữa quá trình phát triển kinh tế, xã hội và bảo tồn những vẻ đẹp tự nhiên là rất khó, thêm vào đó quan điểm, thẩm mỹ của mỗi người cũng khác, nhưng trước hết hãy lắng nghe biển muốn gì và con người muốn gì ở biển, để biển Đà Nẵng trở thành một trong những bãi biển hiện đại, đầy đủ các dịch vụ cao cấp, tương xứng với tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, đồng thời vẫn giữ lại vẻ đẹp tinh khôi của biển.

Điểm tiếp theo

Đình Nại Nam

Đình Nại Nam, đình nại nam, đình nn, nại nam, nn, đà nẵng

Vị trí: Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đặc điểm: Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc – nghệ thuật còn là một trong những đình làng cổ tiêu biểu khá nguyên vẹn còn lại trong nội thành Đà Nẵng.
Vị trí: Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Đặc điểm: Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc – nghệ thuật còn là một trong những đình làng cổ tiêu biểu khá nguyên vẹn còn lại trong nội thành Đà Nẵng.

Đình được xây dựng năm Ất Tỵ (1905) từ công sức đóng góp của dân địa phương, thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng

Đình ghi đậm dấu ấn văn hóa thời Nguyễn, mái lợp ngói âm dương, tường gạch, trên mái đình là lưỡng long chầu nguyệt, loan phụng hòa vinh, dơi ngậm đào, thể hiện qua nghệ thuật đắp ghép sành sứ, công phu, đẹp mắt. Bên trong chia làm 3 gian, 2 chái, phần chính diện dài 11,7m, rộng 7,9m, hậu tẩm rộng 3,9m, dài 4,1m. Có 4 hàng cột   gồm 20 cột bằng gỗ mít, có chiều cao từ 2,5m – 4,5m. Kết cấu kèo theo “chồng rường – giả thủ”. Phần đầu hồi chạm trổ khéo léo và tinh xảo qua bàn tay tài hoa của thợ chạm Kim Bồng (Hội An), thể hiện các đề tài: cá chép hóa long, bát bảo đạo nho, cùng các họa tiết hoa văn cây cỏ, hoa lá.
Hằng năm có lễ cầu an tại đình vào rằm tháng 2 âm lịch và ngày lễ cuối năm (30 Tết). Đình làng Nại Nam được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 04/01/1999.

Bún chả cá Đà Nẵng

Là món ăn đặc trưng của miền Trung nhưng hình như không nơi đâu bún chả cá ngon bằng ở Đà Nẵng.
Một lí do quan trọng để bún chả cá phổ biến ở miền trung là vì nơi đây giáp biển, quanh năm luôn có những loại cá ngon để làm chả như: cá thu, cá thác lác, cá chuồn, cá mối, cá nhồng...
bún chả cà đà nẵng
Nói đến bún chả cá Đà Nẵng thì phần đặc trưng đầu tiên phải nói là chả cá. Để có được một tô bún chả ngon, như ý cần phải biết chọn loại cá ngon, cá tươi sau đó mang về rửa sạch, bào lấy thịt cá, cho vào cối quếch nhuyễn cùng với gia vị như muối, bột ngọt, đường, tiêu…theo một tỉ lệ nhất định tùy thuộc vào bí quyết của người làm chả và quếch cho đến khi nào thịt cá dẻo và tỏa mùi thơm. Sau khi được tạc thành từng miếng lớn, chả có thể đem đi hấp hơi để tạo thành loại “chả hấp” hoặc đem chiên vàng trong dầu nóng, mà người Đà Nẵng gọi là “chả chiên”.
Tiếp đến là nước súp chan vào tô bún, là loại nước được hầm từ xương cá, có thể thêm xương heo hoặc xương bò. Đặc biệt nồi nước súp này luôn luôn có thêm những loại rau củ như cà chua, thơm, su bắp, bí đỏ và măng tươi để tăng thêm vị thanh ngọt và đậm đà cho món bún chả cá.
đặc sản bún chả cà đà nẵng
Bún ở Đà Nẵng được chế biến từ bột gạo, sợi bún nhỏ, có màu trắng đục và mềm mại vì không pha thêm bột sắn vào.
Mặc khác ngoài món bún chả cá, người Đà Nẵng còn khoái khẩu với món bún cá lát. Thay vì chả cá là chủ đạo của tô bún thì người ta để nguyên cá tươi, cắt khoanh và kho sơ qua với gia vị cho thấm cá. Các loại cá này thường là cá thu, cá ngừ hoặc cá cam tùy vào mỗi mùa cá trong năm tại Đà Nẵng.
Lấy tên món ăn làm thương hiệu, quán “bún chả cá” đã được rất nhiều khách địa phương tại Đà Nẵng cũng như các du khách trong và ngoài nước thường xuyên lui tới để thưởng thức loại bún đặc biệt này.
Bún chả cá được gọi là ngon trước hết khi ta ăn vào không có mùi tanh của cá, chỉ nghe hương thơm ngào ngạt của tô bún kết hợp với vị ngọt thanh của rau củ quả và vị đậm đà của nước dùng khiến bất cứ thực khách nào cũng phải xuýt xoa…
món ngon bún chả cà đà nẵng
Bún chả cá còn được ăn kèm với rau sống, tuy không cầu kì như rau sống mì Quảng nhưng rau cũng cần phải tươi và đủ loại như xà lách, húng, quế và đặc biệt phải có giá đỗ sống đi kèm.
Tô bún chả cá bốc khói nghi ngút, được điểm xuyến vài cộng ngò rí xanh rờn trên mặt nước màu đỏ trông rất duyên dáng. Xen lẫn đó là những lát chả cá chiên hoặc hấp cắt theo hình con thoi bắt mắt. Nếu bạn cảm thấy nhạc miệng có thể cho vào một ít mắm ruốt sẽ tạo nên mùi vị đậm đà và đặc trưng. Đặc biệt không thể thiếu đối với món bún chả cá là ớt tỏi giả và hành hương ngâm giấm đường. Vị chua chua ngọt ngọt của hành hương cộng với vị cay xé của ớt tỏi sẽ cho bạn những trải nghiệm thú vị khó tả và không thể nào quên đối với món bún chả cá Đà Nẵng.

Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa

Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa, bảo tàng điêu khắc chăm pa, bảo tàng chăm pa, điêu khắc chăm pa

Một điểm đến mang trong mình lịch sử và văn hoá của nền văn minh Chăm Pa đó là bảo tàng điêu khắc Chăm Pa, Đà Nẵng. Đến đây chúng ta được chứng kiến một quá trình tiến hóa dài hơn tám thế kỷ với những kiệt tác của nền văn minh Chămpa một thời phát triển rực rỡ ở miền Trung Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua.
Bảo tàng điêu khắc Chămpa, thường được dân chúng gọi là “Bảo tàng Chàm” (dịch từ Musée Cham ) nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ.


Bảo tàng được xây dựng theo môtíp Chămpa. Bảo tàng điêu khắc Chămpa xây phỏng theo mô típ của các kiến trúc Chămpa, khối nhà trưng bày màu trắng có đường nét trang trí tuy nhỏ nhưng đơn giản và duyên dáng.
Đây là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chămpa trên thế giới được đặt tại Đà Nẵng, trung tâm cũ của vương quốc Chămpa. Bảo tàng điêu khắc Chămpa được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Đông pháp tại Việt Nam. Năm 1936, Bảo tàng được mở rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939. 


Bảo tàng được thành phố Đà Nẵng đầu tư nâng cấp, diện tích được xây dựng thêm là 1.800m2 (2002 – 2004). Công trình vẫn giữ được phong cách kiến trúc tổng thể và kế thừa bố cục trưng bày ban đầu, song được bổ sung thêm 150 hiện vật mới, trong đó có nhiều hiện vật rất quý như tượng nữ thần bằng đồng.


Hiện nay bảo tàng trưng bày khoảng 300 tác phẩm điêu khắc nguyên bản bằng chất liệu sa thạch, số ít là đất nung được sưu tập từ các đền, tháp Chàm nằm rải rác ở miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Đấy là những đài thờ và các phù điêu trang trí trên các kiến trúc. Chúng được trưng bày trong 10 phòng mang tên các địa phương có hiện vật được phát hiện. Kiến trúc có niên đại từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15 theo chế độ mẫu hệ "Mother of the country".




Đến thăm Bảo tàng Điêu khắc Champa - một bảo tàng độc đáo không chỉ của thành phố Đà Nẵng,Việt Nam mà còn của cả thế giới - dẫu giữa ngày mưa hay ngày nắng, buổi sáng hay buổi chiều, du khách vẫn nhận ra một không khí rất riêng mà nơi này, do đặc trưng của mình vẫn luôn giữ được: sự trầm lắng của những hoài niệm.



Hệ thống chiếu sáng, âm thanh, các phương tiện bảo vệ hiện vật được trang bị đồng bộ và hiện đại hơn. Bảo tàng đã bước đầu bố trí chỗ dành cho những người có yêu cầu nghiên cứu đến làm việc thuận tiện.
Những tượng thờ, vật trang trí, bàn thờ được sưu tầm từ các nền văn minh Chămpa có nguồn gốc từ Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định... Nhiều tác phẩm không còn giữ được nguyên hình dáng cũ do sự tàn phá của thời gian, nhưng chúng ta sẽ được khám phá sự độc đáo về văn hóa Chămpa và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, đặc biệt là những bức tượng liên quan đến các thần Ấn Độ giáo thời kỳ Veda.
Đến bảo tàng, ta như thấy lại quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Thế giới thần linh kỳ bí, những câu chuyện bằng hình ảnh, các biểu tượng tôn giáo, đường cong thân thể các vũ nữ, những bầu ngực căng tròn, nụ cười phảng phất nét thời gian... tất cả đều sống động, chi tiết và gợi cảm vô cùng. Hãy cùng nhau thưởng thức những vũ điệu Chămpa truyền thống ngay tại sân bảo tàng điêu khắc Chămpa để hiểu hơn về một nền văn hóa. 
Bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một khách sạn ở đà nẵng . Chẳng hạn như Khách Sạn Mạnh Cường ở 492 đường 2 tháng 9 , quận Hải Châu , Đà Nẵng.
 Với 19 phòng, khách sạn này có tất cả các tiện nghi và dịch vụ bạn mong chờ từ một khách sạn 2 sao. Tất cả các phòng đều có bàn, truy cập internet (không dây), máy sấy tóc, màn hình tivi lcd/tinh thể lỏng cũng như các tiện nghi khác. Bạn cũng tìm thấy ở khách sạn bãi đỗ xe, dịch vụ phòng, thang máy. Du khách sẽ tìm thấy ở khách sạn hướng tới dịch vụ này các tiện nghi cao cấp đem lại giá trị tuyệt vời.

Và các điểm đến tiếp theo

Đình Nại Nam

Đình Nại Nam, đình nại nam, đình nn, nại nam, nn, đà nẵng

Vị trí: Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đặc điểm: Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc – nghệ thuật còn là một trong những đình làng cổ tiêu biểu khá nguyên vẹn còn lại trong nội thành Đà Nẵng.
Vị trí: Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Đặc điểm: Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc – nghệ thuật còn là một trong những đình làng cổ tiêu biểu khá nguyên vẹn còn lại trong nội thành Đà Nẵng.

Đình được xây dựng năm Ất Tỵ (1905) từ công sức đóng góp của dân địa phương, thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng

Đình ghi đậm dấu ấn văn hóa thời Nguyễn, mái lợp ngói âm dương, tường gạch, trên mái đình là lưỡng long chầu nguyệt, loan phụng hòa vinh, dơi ngậm đào, thể hiện qua nghệ thuật đắp ghép sành sứ, công phu, đẹp mắt. Bên trong chia làm 3 gian, 2 chái, phần chính diện dài 11,7m, rộng 7,9m, hậu tẩm rộng 3,9m, dài 4,1m. Có 4 hàng cột   gồm 20 cột bằng gỗ mít, có chiều cao từ 2,5m – 4,5m. Kết cấu kèo theo “chồng rường – giả thủ”. Phần đầu hồi chạm trổ khéo léo và tinh xảo qua bàn tay tài hoa của thợ chạm Kim Bồng (Hội An), thể hiện các đề tài: cá chép hóa long, bát bảo đạo nho, cùng các họa tiết hoa văn cây cỏ, hoa lá.
Hằng năm có lễ cầu an tại đình vào rằm tháng 2 âm lịch và ngày lễ cuối năm (30 Tết). Đình làng Nại Nam được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 04/01/1999.

Bảo tàng Hồ Chí Minh (Đà Nẵng)

Bảo tàng Hồ Chí Minh (Đà Nẵng), bảo tàng hồ chí minh (đà nẵng), bảo tàng, hồ chí minh, đà nẵng

Bảo tàng Hồ Chí Minh tại thành phố Đà Nẵng nằm trong cụm bảo tàng lưu giữ những kỉ vật về Chủ Tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc. Bảo tàng được xây dựng phỏng theo khuôn mẫu ngôi nhà thật của Bác ở thủ đô Hà Nội với ao cá, nhà sàn, vườn cây.. và lưu giữ một số kỉ vật về cuộc đời và sự cống hiến của Bác cho độc lập dân tộc.
Bảo tàng Hồ Chí Minh, là một bảo tàng được nhiều người ghé thăm nhất, người dân Đà Nẵng đã dành cho người cha kính yêu của dân tộc một khoảng xanh trong trái tim mình và trong lòng thành phố. Bảo tàng được làm theo khuôn mẫu từ ngôi nhà thật của bác ở Hà Nội với ao cá, nhà sàn, vườn cây... và những di vật của bác, tạo ra một không gian vừa thiêng liêng vừa gần gũi, ấm áp hơi thở của người.
Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu V được khởi công xây dựng ngày 12 tháng 9 năm 1976 tại thành phố Đà Nẵng và đi vào hoạt động từ ngày 19 tháng 5 năm 1977. Bảo tàng có khuôn viên rộng 9,4 ha. Ở đây theo nguyện vọng của nhân dân và lực lượng vũ trang Quân khu V, ngôi Nhà sàn và Ao cá Bác Hồ ở Hà Nội được dựng lại theo tỷ lệ 1/1. Nhà trưng bày về cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với nhà trưng bày về các lực lượng vũ trang Quân khu và một số công trình văn hoá khác.

Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh Quân khu 5) gồm 2 phần:
Khu mô hình nhà sàn Hồ Chí Minh và vườn cây, ao cá: Năm 1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngày 12/9/1976 thể theo nguyện vọng, tình cảm của đồng bào và cán bộ, chiến sĩ Khu 5 đối với Bác Hồ kính yêu, mô hình nhà sàn được xây dựng theo đúng tỉ lệ 1/1 (giống như nhà sàn Hồ Chí Minh ở Hà Nội) tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, bên ngoài là vườn cây, ao cá... tạo nên một khuôn viên thoáng mát, đẹp thu hút nhiều du khách khi đến thăm thành phố.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5: Với 4 phòng trưng bày, giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh.
Đặc biệt Bảo tàng có trưng bày nhiều hiện vật quý hiếm thể hiện tấm lòng son sắt, thuỷ chung của đồng bào, cán bộ và chiến sĩ khu 5 đối với Bác Hồ và tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối với đồng bào, chiến sĩ khu 5 như tấm ảnh Bác Hồ của bà Kiểm thôn 3 xã Kỳ Xuân, Tam Kỳ, Quảng Nam, ảnh này bà đã dấu trong ống tre từ năm 1965 đến năm 1975 bà mang ra cho Ủy ban xã làm lễ ra mắt với nhân dân.

Bảo tàng khu 5 gồm 12 phòng và 12 chủ đề, là nơi trưng bày tranh ảnh, hiện vật và những mô hình về cuộc đấu tranh của quân và dân khu 5 trong hai cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu V là một công trình văn hoá gắn kết chặt chẽ với cảnh quan thiên nhiên. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày cùng với lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của các lực lượng vũ trang Quân khu V, là niềm tự hào của đồng bào và cán bộ chiến sĩ Quân khu V.

Địa chỉ: Số 01 đường Duy Tân -Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.624014 - 069.775092
Giờ tham quan: Tất cả các ngày trong tuần, từ:
Buổi sáng: 7:30 - 11:00
Buổi chiều: 13.30 – 16:30
Miễn phí vào cửa cho khách trong nước, 20.000đ/người cho khách nước ngoài.

Chùa Thủ Long

Chùa Thủ Long, chùa thủ long, thủ long

Vị trí: phường Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng
Chùa Thủ Long tọa lạc tại phường Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng. Chùa có tên là An Long Tự, dựng từ thời Hậu Lê.
Chùa còn giữ một số tượng cổ, chuông cổ, bia cổ. Tấm bia ở sân chùa cao 1,20m có ghi : "Lập thạch bài Thủ Long Tự" năm Thạnh Đức thứ 5 (1657). Kiến trúc ngôi chùa ngày nay được đại trùng tu vào năm 1955. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Ram cuốn cải

Ram cuốn cải, một trong những món ăn vặt được chuộng nhất ở Đà Nẵng vào mùa này. Nhân ram là một ít miến trộn với thịt và nấm mèo, chiên nóng rồi dọn thêm một ít nộm đu đủ, cà rốt và dưa cùng với một đĩa bánh tráng. Và dĩ nhiên là không thể thiếu rau sống và cải. Thêm 1 chén nước chấm hơi ngọt và cay.
Từng chiếc ram cuốn dài tầm một ngón tay với lớp vỏ bánh tráng bò bía thơm, giòn. Cắn một miếng, mùi thơm ngọt của khoai tây, cà rốt, khoai lang, vị cay cay nồng nồng của cải, như giòn tan nơi đầu lưỡi.
ram cuốn cải
Ram cuốn cải, một cái tên nghe không mấy xa lạ đối với người dân và khách du lịch Đà Nẵng, nhưng ram cuốn cải chay vẫn là món ăn khá thú vị và lạ miệng đối với nhiều người. Món ăn này khá hấp dẫn, phù hợp vào những buổi chiều trời mưa, vị thơm của ram và hương cay nhẹ của cải cứ làm cho người ta xuýt xoa khen ngon.
Nguyên liệu chính trong phần nhân ram là các loại củ thông thường như: khoai môn, khoai lang, cà rốt, khoai tây… bào nhuyễn hoặc sắt sợi mỏng rồi cho gia vị vừa ăn, trộn đều lên. Phần vỏ cuốn ram thường là bánh tráng lề (bánh đa nem), bánh rế hoặc bánh tráng bò bía...
ram-cuốn-cải
Cách làm khá đơn giản, trải bánh tráng bò bía ra, cho một ít nhân đã làm ở trên vào, cuộn lần lượt thành từng chiếc ram rồi đem chiên. Cho lượng dầu phải vừa ngập cuốn ram, đun sôi dầu rồi cho các cuốn ram vào, canh lửa vừa phải, đợi vàng đều là vớt ra đĩa.
Để ram được giòn lâu, nên vắt một chút chanh vào trong dầu chiên và sau khi chiên thì gắp ra cái đĩa có sẵn giấy thấm dầu.
Nước chấm được chế biến từ nước tương chay bán sẵn, chỉ cần thêm tương ớt, cho gia vị vừa miệng và thêm dầu ăn nóng đổ vào là ổn. Ram cuốn cải chay thường được ăn kèm với cải cay, rau xà lách, rau thơm các loại.
Mùa hè miền Trung với những cơn mưa rào bất chợt, ngồi trong bếp cùng người thân thưởng thức những chiếc ram nóng hổi vừa thổi vừa ăn...thì còn gì bằng!

Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Bản Tả Van

Bản Tả Van , bản tả van, sapa, lào cai

Vị trí: xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Vị trí: Thôn Tả Van Giáy thuộc xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đặc điểm: Đến đây, du khách sẽ có dịp được tìm hiểu thêm về phong cách, lối sống của người Giáy vừa truyền thống vừa hiện đại.
Làng Tả Van Giáy thuộc xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Làng ở dưới chân núi, gồm 110 hộ dân với 550 nhân khẩu. Nằm trong địa phận của Vườn Quốc gia Hoàng Liên, làng Tả Van Giáy là nơi hội tụ tinh hoa của đất trời. Đến đây, du khách sẽ có dịp được tìm hiểu thêm về phong cách, lối sống cũng như những nét văn hóa đặc sắc của người Giáy.
Từ thị trấn , xuôi theo con đường mòn uốn lượn trên lưng chừng núi khoảng 10km, du khách sẽ đến xã Tả Van. Con đường đất vào thôn Tả Van Giáy nhỏ, hẹp, hai bên là màu xanh ngắt của những thửa ruộng bậc thang màu mỡ ngô và lúa non. Thấp thoáng trong làn sương mỏng một chiếc cầu treo bắc qua suối Mường Hoa - đường vào thôn Tả Van Giáy, với hai bên đầu cầu là những bụi lau, sậy, những vạt hoa đỗ quyên... đung đưa trong gió. Ngay đầu cầu treo là ngôi miếu thờ 3 gian - nơi người Giáy tổ chức lễ hội “Nào Cống".
Tả Van Giáy là cách gọi ngày nay, còn người dân địa phương ở Lào Cai và dân tộc Giáy ở Lai Châu cũng chỉ quen gọi “Mướng Và”, tên gọi này bị gọi chệch từ “Mướng Vá” theo âm của tiếng Tày, có nghĩa là “Sải tay”. Tương truyền, làng này ngày xưa chỉ có người Tày sinh sống nên mới có tên gọi như vậy. Trung tâm của làng còn có một mỏm đồi được người dân gọi là “Pỏm mò dà táy” (nghĩa là đồi mộ bà Tày).

Những nét văn hóa đặc sắc ở Tả Van Giáy
Bình yên trên bản làng.
Đến Tả Van Giáy, du khách không chỉ đắm mình giữa khung cảnh thiên nhiên với tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim rừng đang gọi bạn tìm nhau... mà còn được khám phá vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của ngôi làng. Làng Mướng Vá dựa lưng vào núi, trước mặt là con suối Mường Hoa. Thế của làng dựa lưng vào hướng Tây nhìn sang Đông, các nhà quay mặt về hướng Đông Bắc, bởi hướng chính Đông vừa là núi đá cao sừng sững, hướng có dòng suối chảy xuôi. Theo quan niệm về phong thủy của người Giáy, hướng nhà về núi đá và xuôi theo dòng nước là không tốt… Làng Mướng Vá tính từ khi người Giáy ở có lịch sử trên dưới 300 năm. Dòng họ đến sớm nhất theo người già trong làng nói là họ Sần, tiếp đó là họ Vàng, họ Lù và các họ tiếp theo. Họ cư trú quần tụ với hàng trăm nóc nhà và thành từng làng, bản, mường ở chân đồi núi, những thung lũng ven sông, ven suối. Xung quanh là dân tộc Mông cùng sinh sống nhưng người Giáy vẫn giữ được nguyên vẹn vốn văn hóa truyền thống của trong phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội.
Mùa cưới của người Giáy là tháng mười âm lịch của năm trước đến tháng hai âm lịch của năm sau (từ tháng 3 - 7 không bao giờ được tổ chức đám cưới; tháng 8, 9 có thể cưới được). Đám cưới có nhiều bước cầu kỳ như xem mặt, xem nhà; thả mai mối (cha mẹ người con trai có thể hỏi con trai mình về người con gái); thách cưới (chủ yếu: thách rượu thịt để mời khách trong ngày cưới, làm vốn cho người con gái). Lễ “đoạn lời” được tổ chức ăn ở cả hai bên. Lúc này đôi trai gái được công nhận là con của hai gia đình, coi như đã thành vợ chồng. Sau ba năm tính từ lễ này nếu nhà trai không đón được dâu thì hai bên tự do đi với người khác, nếu chưa đủ ba năm mà “phá rào” thì sẽ bị phạt. Lễ cưới tổ chức ở hai gia đình. Đoàn đón, đưa dâu phải quàng 2 băng vải đỏ chéo nhau. Khi đám cưới kết thúc, đoàn nhà gái ra về được đánh dấu bằng phẩm đỏ vào má, cùng với những “quả đấm” của nhà trai để đừng bao giờ “quên” nhà trai.

Những nét văn hóa đặc sắc ở Tả Van Giáy
Nghi lễ đón dâu của người Giáy.
Người Giáy quan niệm khi trong nhà có người chết, con cháu tiến hành rửa thi thể bằng lá bưởi, lá chanh cùng với chậu nước ấm, rồi thay quần áo mới cho người quá cố. Thi hài người chết đặt ở gian giữa nhà, trên thi hài phủ lớp vải trắng, mặt phủ giấy vàng, miệng ngậm đá (lấy từ đá mài dao) và những miếng bạc cắt ra từ đồng bạc trắng. Có bao nhiêu con đẻ, cháu nội thì ngậm bấy nhiêu viên đá, miếng bạc. Điều này có ý nghĩa là để người chết khi gặp con cháu sẽ không mở miệng vì hồn ma người quá cố hỏi ai thì người đó sẽ bị ốm đau. Khi đã đưa thi hài ra nằm ở giữa nhà các con cháu mặc áo trái, đi chân đất, để đầu trần và phải ăn chay, nằm đất ngồi xổm đến khi đưa người quá cố đi chôn. Đặc biệt trong tang ma của người Giáy có Mo lễ tang gồm có 80 bài của 13 tiết mo, nội dung chủ yếu nhằm răn dạy con cháu về đạo làm người…
Trong tôn giáo, tín ngưỡng của người Giáy, quan trọng nhất là thờ cúng tổ tiên và cúng thần. Thờ cúng tổ tiên là thờ các dòng họ Vàng, Lù, Lò, Lý… mà không phải thờ người cụ thể. Bàn thờ được đặt gian giữa nhà, lưu giữ nguyên vẹn cấu trúc cổ xưa, cả độ tuổi của gỗ và tai ngăn kéo làm từ đồng. Ngoài thờ tổ tiên, người Giáy thờ thiên thần (chứ không thờ không thờ nhân thần), trong đó có hai loại thần là “ Thú tỷ” - thổ địa, “Srú pướng” và “Đong xía” - Thần rừng.

Những nét văn hóa đặc sắc ở Tả Van Giáy
Lễ hội Xuống đồng “Roóng poọc” của người Giáy.
Trong một năm, ở Tả Van Giáy có nhiều lễ Tết như: Tết tháng Giêng “Đươn xiêng”; Tết tháng 7; Tết mồng 3/3, 4/4; Rằm tháng 5; Rằm tháng 8; Tháng 9 ăn cơm mới; Tháng 10 làm bánh dày kết thúc mùa vụ; Tháng 11 đón Tết Đông chí và đặc biệt nhất là Lễ hội Xuống đồng “Roóng poọc” tổ chức vào ngày Thìn tháng Giêng. Trong tháng Tết, từ mồng 10 tháng Giêng trở đi chính quyền bàn với người già về ngày xuống đồng, sau khi thống nhất ngày, người ta cử một người già đứng ra chủ trì, rồi họp dân đóng góp để mua một con lợn, 1 đôi gà, 5 cân gạo nếp, 5 lít rượu, 1 cân cá tươi, 5 quả trứng, hương vàng… làm đồ cúng tế, trả thù lao cho thầy mo. Mức đóng góp chia đều cho các hộ gia đình. Tại một cánh đồng trước làng, người ta đặt bàn thờ cúng thần làng chung, còn lại các gia đình đều có mâm cúng riêng. Mâm cúng của gia đình chủ yếu là bánh trái, thịt gà hay cá, trứng. Người ta đặt cột nêu có vòng nhật nguyệt với hình âm dương. Khi xong lễ các cụ bà ném còn tượng trưng, sau đó là người đi lễ hội ném còn sao cho thủng vào vòng nguyệt, tiếp là hạ nêu, trao thưởng người ném chúng, kéo co là kết thúc lễ hội.

Những nét văn hóa đặc sắc ở Tả Van Giáy
Múa trống của người Giáy Tả Van.
Văn nghệ dân gian ở làng Tả Van Giáy rất phong phú và đa dạng gồm nhiều truyện cổ tích; Câu đố và tục ngữ có nhiều bài về đố vui, đố cây cỏ, vật dụng trong gia đình, các hiện tượng thiên nhiên… hay những câu tục ngữ để răn dạy con trẻ, đối đáp trao đổi những việc hệ trọng và cũng là tiêu chí ứng xử trong xã hội… Ngoài ra còn hơn 10 bài dân ca đám cưới, trên 300 bài hát giao duyên và 15 bài trong tiệc rượu…
Trong bữa ăn hàng ngày của người Giáy thường có món xào và món canh. Khi có khách thì thêm món luộc, rán. Ngày lễ Tết có thịt quay, thịt nướng, chả và không thể thiếu món Khẩu nhục. Đồ uống của người Giáy trong lễ Tết chỉ có rượu; nước uống hàng ngày có nước cơm, nước chè, rau hoặc nước đun sôi có khi cả nước lã. Đến tả Van Giáy, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc do chính tay họ chế biến như: cá suối nướng Mường Hum, thắng cố thịt ngựa Mường Khương, thịt lợn cắp nách Bắc Hà, xôi nếp ngũ sắc Văn Bàn... được hòa mình trong không khí lễ hội, các trò chơi dân gian của người Giáy như lễ Nào Cống, Roóng Poọc (xuống đồng), ném còn, đánh yến... và cùng tham gia các tour du lịch bản làng.

Những nét văn hóa đặc sắc ở Tả Van Giáy
Trồng lúa nước là nghề chính của người dân ở Tả Van Giáy.
Trang phục và trang sức người Giáy khá đơn giản. Nam mặc quần lá tọa màu đen hoặc trắng, áo ngắn màu đen là chủ yếu, có màu trắng nhưng không có màu khác, cài khuy lệch sang trái, đầu đội khăn vải bông nhuộm nước chàm không thấm tạo thành những chấm trắng như sao với các hình vuông, chữ nhật, tam giác, quả chám, hình cây, lá… Nữ cũng mặc quần như nam giới, nhưng là vải đen, mềm như vải láng, lụa, sa tanh. Tuy nhiên cạp quần nữ có thể dùng vải màu, như màu đỏ và khâu luồn dây thắt, còn nam chỉ vắt chéo và dùng thắt lưng, áo nữ màu đen, đủ các loại màu nhưng lại không có màu trắng, cài khuy vải hoặc khuy bạc ở nách bên phải. Cổ đứng 3 cm, ở vạt cài khuy, viền tay áo có chắp vải khác nhau. Trang phục của phụ nữ còn có thêm nắm sợi len màu đỏ độn tóc (bằng sợi bông tự nhuộm).
Hiện nay, ở Tả Van Giáy có 24 gia đình được ngành an ninh và du lịch tỉnh Lào Cai cấp giấy phép được đón khách du lịch khi họ muốn dừng chân hay nghỉ qua đêm. Du khách tới Tả Van Giáy phần lớn từ châu Âu như Thuỵ Điển, Pháp, Na Uy hay từ châu Mỹ, châu Úc và nhiều nước ở châu Á.

Khách Sạn Vân Sam Sapa ở Tổ 11 đường Nguyễn Chí Thanh Thị trấn SaPa - Lào Cai là một trong những khách sạn sapa phù hợp với bạn.
 Được thiết kế cho cả các chuyến du lịch nghỉ ngơi và công tác, Van Sam Hotel SaPa tọa lạc tại vị trí lí tưởng ở Vòng quanh Sapa; một trong những khu vực nổi tiếng của thành phố. Từ đây, khách có thể dễ dàng tiếp cận được nét đẹp sống động của thành phố ở mọi góc cạnh. Một điểm không kém phần đặc biệt là vị trí khách sạn dễ dàng tiệp cận vô số địa điểm thú vị như núi Fansipan, Dân làng Cát Cát, Núi Hàm Rồng.
Tại Van Sam Hotel Sapa, mọi sự cố gắng đều nhằm mục đích khiến cho du khách hài lòng. Để làm được điều đó, khách sạn sẽ cung cấp dịch vụ và tiện nghi tốt nhất. Khách sạn trang bị một loạt thiết bị trực tuyến để nhằm thỏa mãn cả vị khách khó tính nhất.
Nơi ăn chốn ở khách sạn được chỉ định rất rõ ràng sao cho phải đạt mức dễ chịu và tiện nghi nhất, với vòi hoa sen, tivi, tủ đồ ăn uống nhẹ, tivi LCD/Plasma, bàn in each room. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Dù cho lý do của bạn khi tham quan SaPa (Lào Cai) là gì đi nữa, Van Sam Hotel SaPa là một nơi tuyệt vời cho chuyến nghỉ mát vui vẻ và thú vị.

Điểm tiếp theo:

Núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng, núi hàm rồng, hàm rồng

Núi Hàm Rồng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 33km.
Vị trí: Núi Hàm Rồng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 33km.
Ðặc điểm: Núi Hàm Rồng là mỏm đá vươn cao tựa đầu rồng
Theo tương truyền, thủa hồng hoang, có đôi rồng đang mải mê quấn quýt bên nhau trong khi cơn hồng thuỷ đang ào ạt dâng sóng mà vẫn không hay. Đến khi choàng tỉnh, hốt hoảng rời nhau, rồi quẫy mình lên, nhưng không kịp. Tức thì mỗi con rời ra một nơi. Đến bây giờ rồng nàng tuy hoá đá, nhưng bản năng sinh tồn còn mãnh liệt vẫn cố ngước nhìn theo rồng chàng bên phía Hoàng Liên phía tây
Núi Hàm Rồng được giao cho công ty cổ phần Dầu khí lào Cai tôn tạo và quản lý. Du khách hãy chống tay lên đầu gối hoặc chống cây gậy trúc leo từng bậc, chỉ một lát thôi là tới vườn lan trăm hình vạn sắc. Liên tiếp, trước mắt là một bình nguyên thu nhỏ rực màu hoa đào, hoa cỏ giữa tiết xuân. Đi nữa là rừng đá với cảm giác như lạc vào nơi bồng lai tiên cảnh, mà người xưa đã khéo tưởng tượng đó là những móng vuốt, lông vây của rồng. Trong cái hốc nơi vách đá kia như đang ẩn náu điều gì bí ẩn, bất chợt hiện ra qua ý tưởng của mỗi người. Lần theo vách đá là đường lên cổng trời một và hai, bạn sẽ đứng trên mỏm đá ngất ngây trong cảm giác bay lượn mà thoả mắt nhìn xuống toàn cảnh thành phố trong sương. Nơi đây trời đất gặp gỡ, kia là chàng mây không giấu giấc mộng với nàng đá, dưới ánh sáng mờ ảo lung linh. Tới đây không những được tận hưởng cảnh sắc của đất trời, mà còn thưởng thức không khí trong lành của khí trời Sa Pa. Thế là bao ưu tư, phiền muộn trong lòng bỗng tan biến. Ngước lên, sẽ thấy nàng rồng như còn hối tiếc điều gì chưa hoàn tất của một thời sung sức. Du khách muốn thoả trí tò mò xin hãy leo lên mà thì thầm to nhỏ với con rồng đá.
 Ai đến Sa Pa, không thể không leo núi Hàm Rồng mà trò chuyện với đá, với cỏ cây, gió hoang và mây trời để tăng thêm nghị lực cho ngày mai lại tiếp tục những cuộc hành trình mới đầy thú vị.

Làng thổ cẩm Tả Phìn

Làng thổ cẩm Tả Phìn, làng thổ cẩm tả phìn, làng thổ cẩm, tả phìn

Làng thổ cẩm Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng đông.
Ngoài cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội như tết nhảy của người Dao đỏ, lễ ăn thề, lễ mừng nhà mới của đồng bào các dân tộc, Tả Phìn-Sa Pa còn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi ở đó có một làng nghề thổ cẩm nổi tiếng.

Những năm gần đây, khi du lịch Sa Pa phát triển đã làm xuất hiện một thị trường mua bán các đồ thổ cẩm với nhu cầu mua sắm của khách du lịch ngày càng tăng cao. Nắm bắt được tình hình đó, được sự giúp đỡ của huyện, làng thổ cẩm Tả Phìn đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1998 cho đến nay.


Sản phẩm của làng dệt thổ cẩm Tả Phìn đủ kiểu dáng và sắc màu trông thật bắt mắt. Một vài sản phẩm chính có thể kể đến là: những chiếc ba lô, túi khoác du lịch, những chiếc khăn, túi xách tay, ví đựng tiền, các tấm áo choàng thổ cẩm... với đủ sắc màu rực rỡ. Những sản phẩm này hoàn toàn do bàn tay khéo léo tài hoa của các chị em người Mông, người Dao tạo nên với những đường nét hoa văn được thể hiện qua các hoạ tiết cây cỏ hoa lá, chim muông thật tinh tế luôn gây được sự tò mò hiếu kỳ và đặc biệt hấp dẫn các khách du lịch đến với Sa Pa.

Các sản phẩm hàng hoá làm ra ở đây được chị em "xuất khẩu tại chỗ" bằng cách bán trực tiếp cho khách hoặc có thể bán gián tiếp cho du khách thông qua việc cung cấp các mặt hàng này cho các quầy thổ cẩm ở chợ văn hoá dân tộc, các cửa hàng bán đồ lưu niệm của thị trấn Sa Pa. Tiếng tăm thổ cẩm Tà Phìn được vang xa qua những lần triển lãm thổ cẩm ở các hội chợ tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều tổ chức, cá nhân từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đặt hàng làng thổ cẩm Tả Phìn để bán lại cho khách. Thổ cẩm Tà Phìn còn được chị em trong làng xuất khẩu sang cả các thị trường ngoài nước như Mỹ, Pháp, Ðan Mạch...
Thổ cẩm là một món quà không thể thiếu được cho du khách mỗi lần đặt chân tới Sa Pa. Ðối với người dân tộc vùng cao, thổ cẩm không chỉ để dùng trang trí, tô điểm thêm cho sắc đẹp mà còn là vật kỷ niệm của tình yêu hay trong ngày cưới của các đôi trai gái. Những đường nét hoa văn thể hiện trên tấm thổ cẩm là những tinh hoa của nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc làm cho thổ cẩm Sa Pa không thể hoà lẫn được với bất cứ sản phẩm thổ cẩm của vùng nào.
Ngày nay, khi sản phẩm thổ cẩm của nhiều nơi đang bị "thương mại hoá" vì được làm bằng công nghiệp nhập từ Trung Quốc và các mẫu mã quen thuộc "nhái lại" thì sản phẩm thổ cẩm của Tả Phìn - Sa Pa vẫn có những nét độc đáo riêng, giữ được phần "hồn" của bản sắc dân tộc.

Đặc sản cá hồi Sa Pa

Đặc sản cá hồi Sa Pa
Nếu như trước đây, khách du lịch đến Sa Pa đã quen thuộc với các địa danh nổi tiếng như: Khu du lịch Hàm Rồng thị trấn Sa Pa, khu trạm khắc đá cổ Hầu Thào, hay những địa danh đã đi vào thơ ca như Thác bạc, Cầu Mây, các làng văn hóa, làng nghề, thưởng thức hóa trái mang hương vị xứ ôn đới cận nhiệt đới như đào, lê, táo, mận ngất ngây lòng người v.v…
Nay đến với Sa Pa, du khách đã có thêm một sản phẩm du lịch đặc trưng khác mang hương vị riêng, đó là cá hồi và thăm quan địa danh nuôi cá hồi lớn nhất tại miền Bắc Việt Nam.
Trên cùng hành trình tham quan Thác Bạc hay mạo hiểm với cuộc leo núi, chinh phục đỉnh Phansipan hùng vỹ, ngay dưới chân “nóc nhà Đông Dương” này là mái nhà lý tưởng của những chú cá hồi vân nổi tiếng trời Âu. Nơi đây, vào những ngày đầu năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Nước lạnh Sa Pa được thành lập (thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I - Bộ Thủy sản) với hoạt động chính là nghiên cứu việc sinh sản và phát triển của cá hồi vân - một trong nhiều họ thuộc loại cá hồi. Sau hơn một năm nghiên cứu và nuôi thử nghiệm, mùa xuân năm 2006 lứa cá đầu tiên nhập từ Phần Lan về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang thứ thực phẩm thượng hạng từ xứ Âu Châu cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường Việt Nam, đồng thời tạo cho Sa Pa một điểm tham quan mới, hấp dẫn với những du khách muốn khám phá, tìm hiểu về loài cá này, cũng như ứng nhu cầu thưởng thức hương vị độc đáo của các món ăn được chế biến từ cá hồi. Hiện nay, trong các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng ở Sa Pa như Victoria, Châu Long, Bamboo v.v…và nhiều khách sạn, nhà hàng lớn tại Hà Nội, cá hồi vân đã có trong thực đơn và nhanh chóng trở thành một món ẩm thực hấp dẫn với nhiều đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước. Với các món ẩm thực đa dạng được chế biến từ cá hồi như: gỏi, lẩu, cháo, trứng cá hấp, cá hun khói, salad rau xanh ăn kèm cá hồi tẩm sốt cam và tiêu xanh, cá hồi nhồi dưa chuột v.v…đã mang đến cho du khách hương vị hấp dẫn khó quên của món ẩm thực có một không hai tại Sa Pa. Bên cạnh đó, theo nhận xét của nhiều đầu bếp nổi tiếng tại các nhà hàng Sa Pa và Hà Nội thì chất lượng và màu sắc của cá hồi Sa Pa không thua kém so với bất cứ loại cá hồi nào được nhập khẩu và đang sử dụng tại Việt Nam.
Theo anh Chu Quang Kiệm, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu Nước lạnh Sa Pa cho biết, hiện nay Trung tâm có 3 khu riêng biệt, mỗi khu nuôi một thế hệ cá hồi khác nhau: Khu 1 là nơi ươm và ấp trứng với 12 bể con (dung tích trung bình mỗi bể là 2,5m3/bể) và 2 bể to mỗi bể có dung tích 60m3. Sau khi cá hồi đã đủ tuổi được chuyển sang nuôi ở khu 2, đây là khu nuôi cá ở tuổi trưởng thành. Khu 2 gồm 3 bể, mỗi bể có dung tích 60m3. Khu 3 là nơi nuôi cá hồi đã trưởng thành và chuẩn bị xuất chuồng, khu 3 gồm 5 bể với dung tích 250m3/ 1bể. Ngoài ra còn có 3 khu chuyên làm các thí nghiệm sinh học như: khu làm sinh sản, khu nuôi v.v…do đó, nếu muốn thăm quan toàn bộ quy mô và tìm hiểu một số đặc tính sinh sản, phát triển của cá hồi, các công đoạn chăm sóc cá hồi và tự mình lựa chọn một chú cá để thưởng thức hương vị thì du khách phải dành cả nửa ngày, thậm chí cả ngày mới có thể tìm hiểu được hết về nơi này. Hiện nay, “ngôi nhà” của cá hồi vân tại chân đỉnh Phansipan đã thu hút rất nhiều đối tượng khách du lịch đến thăm quan và thưởng thức. Cũng theo anh Kiệm, trung bình mỗi ngày Trung tâm đón từ 15 - 20 lượt khách, riêng ngày thứ 7 và chủ nhật lượng khách đến thăm quan và thưởng thức diễn ra cả ngày.
Du khách đến đây sẽ không dấu được sự ngỡ ngàng và thích thú trước những con cá hồi, sự hiếu kỳ và thích khám phá của du khách đã được đáp ứng. Đặc biệt với những du khách nước ngoài, nếu cảnh quan thiên nhiên và văn hóa các dân tộc bản địa luôn mang đến cho họ nhiều điều thú vị thì với cá hồi, sự ngạc nhiên và thích thú còn ý nghĩa hơn thế. Họ không thể tưởng tượng ra được giữa đất nước Việt Nam với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa lại có thể tận mắt thưởng ngoạn và thưởng thức món ăn độc đáo của loài cá da trơn chỉ sống ở các nước ôn đới và hàn đới. Với nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ cá hồi, du khách đến đây có thể vừa thăm quan, vừa tự tay lựa chọn một chú cá ưng ý để thưởng thức, và hương vị cá ở đây chẳng khi nào không tươi nguyên. 
Bên cạnh cá hồi, giờ đây đến với Sa Pa du khách còn có cơ hội mục sở thị cá tầm Trung Quốc, một loại cá mới có giá trị kinh tế rất cao (khoảng 800.000đ/ 1kg). Với 26 con cá tầm trưởng thành được nhập từ Nga, trong đó có một số con đang trong thời kỳ chuẩn bị sinh sản, mỗi con có cân nặng trên 20 kg. Dự án Hứa hẹn sẽ thu được nhiều thành công, Sa Pa đang được kỳ vọng không chỉ là ngôi nhà lý tưởng của riêng cá hồi vân và trong tương lai không xa cá tầm sẽ là một sản phẩm mới riêng có ở Sa Pa, đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng, thưởng thức của du khách gần xa.
Cùng với các giá trị độc đáo về thiên nhiên và văn hóa các dân tộc thiểu số, cá hồi đã có sức thu hút mạnh mẽ với đông đảo khách du lịch mỗi dịp đặt chân đến Sa Pa. Đây là hương vị mới của Sa Pa dành cho bất cứ ai yêu mến và gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây.

Chùa Viên Giác - Quảng Nam

Vị trí: thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.
Chùa tọa lạc tại số 34 đường Hùng Vương (đường Huỳnh Thúc Kháng cũ), thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.


Chùa Viên Giác

Tên thường gọi:
Chùa Viên Giác Chùa tọa lạc tại số 34 đường Hùng Vương (đường Huỳnh Thúc Kháng cũ), thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. ĐT: 0510.861293. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa nguyên là chùa làng, được dời về địa điểm hiện nay vào năm Thiệu Trị nguyên niên (1841). Ngôi chùa hiện nay được đại trùng tu vào năm 1990. Thầy Thích Như Tịnh hiện làm Tri sự. Trụ trì chùa là Thượng tọa Thích Như Điển, hiện trụ trì chùa Viên Giác ở Đức.
Điện Phật được bài trí đơn giản, trang nghiêm. Chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca thiền định trên đài sen, hai bên thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng, phía trước đặt tượng Thích Ca sơ sinh.
Cùng với các ngôi chùa cổ Chúc Thánh, Vạn Đức, Phước Lâm; chùa Viên Giác là ngôi chùa cổ nổi tiếng ở đất Quảng miền Trung.

Khách Sạn Huy Hoàng Garden ở 87 Hùng Vương, Trung tâm Thành phố Hội An, Hội An, Việt Nam là một trong những khách sạn ở hội an phù hợp với bạn.
Nằm ở vị trí thuận lợi trong Trung Tâm Thành Phố Hội An, Huy Hoang Garden Hotel là một điểm lý tưởng để khởi hành chuyến du ngoạn của bạn ở Hội An. Khách sạn không quá xa trung tâm thành phố: chỉ cách 1.0 Km, và thông thường chỉ mất khoảng 45 phút để đến sân bay. Với vị trí thuận lợi, khách sạn dễ dàng tiếp cận những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố.
Hãy tận hưởng hết vô số dịch vụ và tiện nghi không gì sánh được ở khách sạn Hội An này. Sự chọn lọc khắt khe những thiết bị hàng đầu như dịch vụ ăn tại phòng 24 giờ, quán cà phê, dịch vụ du lịch, quán bar, dịch vụ giặt là/giặt khô để khách có thể tận hưởng thoải mái khi ở khách sạn.
Huy Hoang Garden Hotel có 32 phòng, tất cả đồ nội thất đều dễ chịu, êm ái, như truy cập internet không dây (miễn phí), tủ đồ ăn uống nhẹ, phòng không hút thuốc, truy cập internet không dây, nước đóng chai miễn phí. Danh sách phương tiện giải trí được trang bị ở khách sạn, bao gồm bể bơi ngoài trời. Dù bạn đến để thư giãn hay làm gì, Huy Hoang Garden Hotel luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho kì nghỉ của bạn ở Hội An.

Các điểm đến gần đó

Chùa Long Tuyền

Chùa tọa lạc tại khối 1, phường Thanh Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam.


Toàn cảnh chùa

Tam quan chùa

Mặt tiền chùa

Tên thường gọi:
Chùa Long Tuyền Chùa tọa lạc tại khối 1, phường Thanh Hà, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. ĐT: 0510.861491, 0510.922334. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do Hòa thượng Phổ Thoại khai sơn vào năm 1909. TT. Thích Chơn Phát trong bài viết Chùa Long Tuyền (Báo Giác Ngộ ngày 07 – 8 – 1999) cho biết cảnh trí thiên nhiên của chùa rất đẹp. Khe Ồ Ồ phát nguyên từ hướng Tây Bắc, lượn khúc qua trước chùa, rồi chảy đến chùa Cầu, nhập vào sông Hội. Nước suối chảy mạnh và có hình dáng như một con rồng nên Hòa thượng khai sơn đã đặt tên cho chùa là Long Tuyền.
Câu đối ở chùa đã nói lên ý nghĩa này :
Long mạch vững bền truyền chánh pháp
Tuyền lưu bao bọc lợi quần sanh


Năm 1913, từ một thảo am, ngôi chùa mới được xây cất, gồm chánh điện, tiền đường và hậu tổ. Năm 1924, chùa xây tháp Đa Bảo, đông đường, nhà trù…; năm 1965 kiến thiết tăng đường; năm 1969 tái thiết thiền đường; năm 1970 kiến thiết giảng đường Phật học.
Tháp Đa Bảo

Tháp Phổ Hiền

Tháp Văn Thù
Sau năm 1975, chùa tiếp tục tái thiết, xây dựng nhiều công trình mới như: tái thiết tháp Đa Bảo năm 1984, xây dựng vườn hoa công đức, kiến thiết Hộ Pháp đường năm 1987, kiến thiết cổng tam quan năm 1988, tái thiết tháp Hòa thượng khai sơn năm 1989, kiến thiết đài Quan Âm năm 1990, kiến thiết ao Thất Bảo năm 1992 và đại trùng tu ngôi chánh điện năm 1993.
Long Tuyền là ngôi danh lam của xứ Quảng.

Chùa cầu Nhật Bản

Chùa cầu Nhật Bản, chùa cầu nhật bản, chùa cầu

Cầu Nhật Bản hay chùa Cầu là địa danh bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn giáp ranh giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đây là cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An - cầu “Lai Viễn”. Cầu được người Hội An quen gọi là chùa Cầu, một di tích quen thuộc đã trở thành biểu tượng của đô thị Hội An.
Chùa Cầu - tên gọi chung cho tổ hợp kiến trúc gồm ngôi chùa nhỏ gắn kết vào sườn phía Bắc cây cầu cổ trong khu đô thị cổ Hội An (nay là thành phố Hội An), thuộc tỉnh Quảng Nam. Cùng với Cầu Ngói Phát Diệm (Ninh Bình), Cầu Ngói Thanh Toàn (Thừa Thiên-Huế), Chùa Cầu Hội An là một trong 3 cây cầu lợp ngói ở Việt Nam, được nhiều du khách biết đến.
Chiếc cầu dài 18 m với bảy gian bằng gỗ, vắt cong qua lạch nước chảy ra sông Hoài (một nhánh sông Thu Bồn) nối giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú của TP Hội An. Cầu có dáng uốn cong mềm mại, nhiều họa tiết đẹp. Cầu và chùa đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu. Mặt chùa quay về phía bờ sông, mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu.


Chùa Cầu là công trình kiến trúc do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng đầu thế kỷ 17. Cây cầu còn có các tên khác là cầu Nhật Bản hay cầu Lai Viễn do chúa Nguyễn Phúc Chu thăm Hội An năm 1719 đặt tên, với hàm ý sẵn lòng đón đợi bạn phương xa đến.

Cổng vào chùa Cầu


Lai lịch của Chùa Cầu gắn liền với truyền thuyết về Con Cù (mamazu) - một loại thuỷ quái có đầu nằm ở Ấn Độ, mình ở Việt Nam và phần đuôi ở tận Nhật Bản. Cứ mỗi lần Con Cù cựa quậy là gây ra lũ lụt, động đất... Chùa Cầu được coi như một thanh kiếm chằn ngang lưng Con Cù, “trấn yểm” loài thuỷ quái, giữ cho cuộc sống yên bình.

Khu vực thờ cúng trong chùa cầu
Tường thờ ông Hoàng Thạch tại chùa Cầu, Hội An


Chùa Cầu là một trong những di tích có kiến trúc khá đặc biệt. Mái chùa lợp ngói âm dương che kín cả cây cầu. Trên cửa chính của Chùa Cầu có một tấm biển lớn chạm nổi 3 chữ Hán là Lai Viễn Kiều. Chùa và cầu đều bằng gỗ sơn son chạm trổ rất công phu, mặt chùa quay về phía bờ sông. Hai đầu cầu có tượng thú bằng gỗ đứng chầu, một đầu là tượng chó, một đầu là tượng khỉ, (có lẽ được xuất phát từ nghĩa cây cầu xây từ năm thân, xong năm tuất). Tương truyền đó là những con vật mà người Nhật sùng bái thờ tự từ cổ xưa. Tuy gọi là chùa nhưng bên trong không có tượng Phật. Phần gian chính giữa (gọi là chùa) thờ một tượng gỗ Bắc Đế Trấn Võ - vị thần bảo hộ xứ sở, ban niềm vui hạnh phúc cho con người, thể hiện khát vọng thiêng liêng mà con người muốn gửi gắm cùng trời đất nhằm cầu mong mọi điều tốt đẹp.


Với người dân phố Hội, Chùa Cầu là linh hồn, là biểu tượng tồn tại hơn bốn thế kỷ qua. Chùa Cầu đã trải qua ít nhất 6 lần trùng tu song vẫn giữ được nét cổ kính nguyên thủy của nó. Chùa Cầu được công nhận là Di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia năm 1990 và hình ảnh Chùa Cầu có trên tờ tiền polymer 20.000 đồng của Việt Nam hôm nay.


Nơi đây mãi là điểm đến không thể thiếu trong tour du lịch Đà Nẵng – Hội An. Khách du lịch đến Hội An mà chưa ghé thăm Chùa Cầu thì coi như chưa đến.

Cơm gà Phố Hội món ngon không thể bỏ qua khi đến Hội An

Cơm gà là món ăn khá nổi tiếng ở nhiều vùng nhưng tôi thích nhất khi ăn ở Hội An. Bằng sự khéo léo tỉ mỉ, người Hội An đã dụng công chăm chút từ hạt cơm, thịt gà đến nước chấm và các đồ ăn kèm để món cơm gà của mình trở nên đặc biệt, khác hẳn món cơm gà ở những nơi khác.
Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo, được lựa chọn kỹ lưỡng, ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng lò củi. Cơm sau khi nấu sẽ có màu vàng của nghệ, mùi thơm của lá dứa và vị béo ngọt của nước gà. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở, chắc mà không dai, da mỏng thịt thơm. Gà sẽ được làm sạch, lấy hết tiết, rồi bỏ vào luộc lúc nước còn nguội.
 3 món ngon khó cưỡng ở Hội An 3
Cơm gà Hội An nổi tiếng khắp miền Trung - Ảnh: Tấn Tới
Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, nước tương và tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm. Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến của mình, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà rất riêng, đủ dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội.
Đến Hội An, bạn có thể ăn cơm gà phố Hội ở một số địa điểm nổi tiếng như cơm gà Bà Buội, cơm gà
Bà Hương – Kiệt Sica, cơm gà Bà Minh, Cơm gà Nga,…