Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Công viên Bách Thảo

Công viên Bách Thảo, cong vien, bach thao, vuon bach thao, ha noi

Công viên Bách Thảo nằm phía sau lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phủ Chủ tịch. Xưa kia nguyên là đất của phường Khán Xuân xưa. Có hai lối vào, một lối ở đầu phố Hoàng Hoa Thám, một lối ở giữa phố Ngọc Hà.
Công viên Bách Thảo nằm phía sau lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phủ Chủ tịch. Xưa kia nguyên là đất của phường Khán Xuân xưa. Có hai lối vào, một lối ở đầu phố Hoàng Hoa Thám, một lối ở giữa phố Ngọc Hà.
Vườn bách thảo Hà Nội hay công viên Bách Thảo là một công viên cây xanh nằm ở phía tây bắc Thủ đô Hà Nội, được thành lập từ những năm đầu khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam trong cuộc xâm lăng đô hộ và thuộc địa. Hiện nay vườn được ví như lá phổi xanh của Hà Nội, nơi những người yêu thiên nhiên được đắm mình trong màu xanh cây lá và những âm thanh của rừng, với những cây cổ thụ lớn bằng vòng tay mấy người ôm, là chứng nhân của nhiều biến cố trong lịch sử Thủ đô Hà Nội.
Năm 1890, thực dân Pháp lập khu vườn trồng cây, nuôi muông thú và đặt tên là vườn thảo mộc nhưng quen gọi là Trại Hàng Hoa hay vườn Bách thú. Đại chiến thế giới thứ hai (1939-1945) chim muông chết dần vì không được chăm sóc. Số thú còn lại được chuyển vào Sở thú Sài Gòn. Sau ngày giải phóng thủ đô, chính quyền ta sửa sang tu bổ và đổi tên là công viên Bách Thảo. Ở góc phía tây bắc công viên, có một gò cao, ngày trước trồng nhiều cây sa nên có tên gọi là núi Sa. Đỉnh núi có một ngôi miếu cổ, thờ Huyền Thiên Hắc Đế, một cậu bé tương truyền có công giúp Vua Lý đánh giặc ngoại xâm. Công viên Bách Thảo có nhiều rặng cây cổ thụ cành lá sum suê, tán rộng, bóng dài, nhiều bồn hoa đẹp mắt, những lối đi uốn lượn quanh co, hoa sen, hoa súng khoe mình trên mặt hồ.
Sau nhiều thăng trầm, biến đổi, ngày nay vườn Bách Thảo Hà Nội lại được gọi đúng với tên của nó. vườn Bách Thảo hiện nay chỉ còn diện tích trên 10 ha nằm trong địa phận phường Ngọc Hà, quận Ba Đình.
Công viên Bách Thảo Hà Nội được cấu thành bởi một cảnh quan thu nhỏ bao gồm núi, rừng và hồ nước. Trên mảnh đất tuy nhỏ hẹp của công viên Bách Thảo nhưng có mặt nhiều loài cây gỗ quý hiếm đặc trưng cho các cánh rừng ẩm nhiệt đới phương Nam. Số loài địa phương chiếm trên 2/3 các loài cây hiện hữu, còn lại 1/3 là các loài cây nhập nội từ nhiều châu lục trên thế giới: Châu Mỹ, Châu Phi, Châu Đại Dương. Các loài cây cũng đại diện cho các họ, bộ của hệ thực vật bậc cao có mạch, nổi bật là các loài cây thuộc ngành thực vật hạt trần và thực vật hạt kín. Vào vườn Bách Thảo khách tham quan có dịp chiêm ngưỡng các loài cây thân gỗ có đường kính 2, 3 người ôm; các loại cây thân cột khổng lồ của họ cau dừa; các cây gỗ có bộ rễ phụ buông dài của nhóm si, đa, đề; các loài cây leo thân gỗ, các giò phong lan khoe sắc và các cây cảnh sặc sỡ.
Ngay giữa ồn ào phố xá, công viên Bách Thảo trở thành một không gian xanh, đủ rộng, đủ yên bình để người ta có thể lạc hẳn vào sự tĩnh lặng rất hiếm hoi của đời sống đô thị. Học sinh vui chơi giải trí, du khách có thể tham quan du ngoạn và nghiên cứu về các loại thực vật, các ông bà cụ già cũng tìm thấy nơi đây một không gian xanh yên bình cho những hoạt động di dưỡng tuổi già và bảo vệ sức khỏe. Nhiều đôi lứa cũng chọn nơi đây để bày tỏ tình yêu của mình, dường như ở đây thiên nhiên, con người dễ có sự đồng điệu. Không chỉ có muôn vàn loại cỏ cây tụ hội mà rất nhiều chim muông cũng chọn đây là nơi “đất lành”.

http://www.36phophuong.vn/userfiles/vuonbachthao2.jpg

http://www.36phophuong.vn/userfiles/vuonbachthao3.jpg

Khách Sạn Thiên Hương - Thụy Khuê ở Số 81C, Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam là một trong nhiều khách sạn ở hà nội thích hợp cho bạn nghỉ.
Nằm ở vị trí thuận lợi trong Nghi Tàm / Hồ Tây - Quận Tây Hồ, Thien Huong Hotel - Thuy Khue là một điểm lý tưởng để khởi hành chuyến du ngoạn của bạn ở Hà Nội. Cách sự nhộn nhịp của thành phố 03.00 Km, khách sạn 1.5 sao này có vị trí vô cùng thuận lợi và dễ tiếp cận các địa điểm lớn của thành phố này. Với vị trí thuận lợi, khách sạn dễ dàng tiếp cận những điểm tham quan du lịch nổi tiếng của thành phố.
Thien Huong Hotel - Thuy Khue mang lại dịch vụ hoàn hảo, làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất với những tiện nghi sang trọng tuyệt vời. Phục vụ ăn tại phòng, cho phép mang theo vật nuôi, đưa đón khách sạn/sân bay, phòng gia đình, thang máy chỉ là một vài trong số những thiết bị được lắp đặt tại Thien Huong Hotel - Thuy Khue ngoài một số khách sạn khác trong thành phố.
Chất lượng khách sạn Thien Huong Hotel - Thuy Khue được phản ánh qua mỗi phòng. truyền hình cáp, tắm bồn và tắm hoa sen riêng, góc ngồi nghỉ, quạt, ban công là một số thiết bị mà bạn có thể sử dụng và hài lòng. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Dù cho lý do của bạn khi tham quan Hà Nội là gì đi nữa, Thien Huong Hotel - Thuy Khue là một nơi tuyệt vời cho chuyến nghỉ mát vui vẻ và thú vị.

Các điểm gần đó nữa

Phố Thuỵ Khuê

Phố Thuỵ Khuê, thuy,khue,pho,co,nhieu,cong,lang,nhat,ha,noi

Tập trung những công trình cổ kính với mật độ cao, Phố Thụy Khuê mang một nét đẹp rất riêng mà không con phố nào khác ở Hà Nội có được.
Ngoài những ngôi đình, chùa, miếu cổ, phố Thụy Khuê hiện vẫn còn giữ được những cổng làng - những con mắt của lịch sử.
Nói đến phố Thụy Khuê, người ta nghĩ ngay đến kẻ Bưởi. Bắt đầu phải kể đến làng Thụy Khuê. Làng vốn là phường Thụy Chương - một trong 36 phường của kinh thành Thăng Long thời Lê. Phường xưa kia có nghề dệt vải và nghề nấu rượu có hương sen nổi tiếng.
Qua làng Thụy Khuê là tới Hồ Khẩu, chủ yếu sống bằng nghề làm giấy dó. Nối vào làng Hồ Khẩu là ba làng Kẻ Bưởi: Đông Xã, An Thọ và Yên Thái. Nay con phố này thuộc địa bàn phường Bưởi và phường Thụy Khuê.
Trước đây, hầu như làng nào của kẻ Bưởi cũng có cổng, ít thì một cái, có làng có đến vài cái cổng. Cổng làng mở ra vào những sớm mai, cuộc sống làng bắt đầu gõ nhịp. Mỗi cổng làng có một hình thức, một dáng vẻ riêng. Ngoài ghi tên cổng, có nhiều cổng làng còn có thêm câu đối hai bên. Điều này đã mang lại nhiều vẻ đa dạng của cổng làng kẻ Bưởi.
Đó là xưa kia, khi cái cổng làng còn vẹn nguyên ý nghĩa là một thiết chế lập làng. Trước hết, đó là một thiết chế an ninh, là nơi kiểm soát mọi sự xâm nhập từ bên ngoài vào cuộc sống sau luỹ tre làng, và ngược lại. Cổng làng còn là nơi để người dân biểu thị bản sắc của làng. Chỉ cần nhìn vào hàng chữ đó, người ta đã có thể hình dung được nghề dệt lụa ở ngôi làng này xưa đã từng có một thời phát triển cực thịnh. 
Trên phố Thụy Khuê, đoạn cuối phố gần ra chợ Bưởi, phố Lạc Long Quân là nơi còn giữ lại được nhiều cổng làng nhất. Gần chục chiếc chỉ cách nhau từng đoạn nhỏ, mỗi chiếc một dáng vẻ riêng. Người dân ở phố bây giờ vẫn gọi những kiến trúc này với cái tên thân thuộc từ xưa: cổng Giếng, cổng Hầu, cổng Chùa, cổng Đông, cổng Cái, cổng Xanh...
Một khung cảnh mang màu sắc hoài cổ ở ngách 530 Thụy Khuê
Cổng chính của làng Hồ Khẩu, đã được trùng tu năm 1998, nhưng hiện giờ đang có những biểu hiện xuống cấp.

Nhiều cổng làng đã được bảo quản, trùng tu và tôn tạo. Cổng Hầu được trùng tu năm 1998, cổng làng Hồ Khẩu được trùng tu đúng giá trị nguyên gốc, cũng thành nơi họp chợ vào mỗi buổi sáng. Những cái cổng với rất nhiều ý nghĩa như vậy, tuy lâu nay chưa từng được xếp hạng di tích nhưng nó vẫn luôn được xếp hạng một cách vô thức trong lòng người dân nơi đây. Chính vì thế, khi những thiết chế làng đang mất đi bởi sự đô thị hóa thì phần lớn ngôi làng vẫn giữ được cổng làng mà không cần có một tấm biển cấm bằng bê tông như ta vẫn thấy ở các công trình được xếp hạng.
Chiếc cổng làng - nơi có con đường chính đi vào những thôn xóm ngày xưa với những câu đối đón khách như thế vẫn còn lại khá nhiều ở nơi mà tên đất, tên làng đã trở nên quá đỗi thân quen với người Hà Nội.

Chùa Mật Dụng

Chùa Mật Dụng, chua,mat,dung

Chùa có tên chữ là Mật Dụng tự. Đây là tên gọi thông thường của chùa. Nhân dân lại quen gọi chùa là chùa Làng Đông. Chùa thuộc khối 74, phường Bưởi, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội. Chùa nằm ở phía Tây thành phố, nằm sát đường, từ trung tâm thành phố có thể đi tới chùa bằng các đường Tràng Thi, Trần Phú, Hùng Vương, Thuỵ Khê.
Căn cứ vào kiến trúc, chùa được xây dựng từ lâu đời. Đến năm Cảnh Thịnh thứ 2 (1794), dân làng đã góp tiền đúc quả chuông đồng có chữ Mật Dụng hồng chung (chuông làng Mật Dụng). Năm Minh Mạng thứ 4 (1823), chùa được tu bổ lại, xây thêm gác chuông, tô vẽ tượng Phật.
Chùa quay về hướng Nam, nằm trên một khu đất cao bằng phẳng của thôn Đông xưa. Từ ngoài vào, thứ tự của kiến trúc như sau: cổng tam quan có 4 trụ lớn, trên trụ xây hình trái dành. Chùa chính làm theo kiểu chữ Công gồm tiền đường, nhà thiêu hương và hậu cung. Nhà tiền đường gồm 5 gian, hai chái, lợp ngói ta, bít đốc, vì kèo kiểu chồng rường giá chiêng hạ kẻ, chạm khắc gọn và sắc nét. Nhà thiêu hương có 22 gian. Hậu cung có ba gian, 2 chái, xây gạch vồ vững chắc, cao hơn tiền đường 0,6m. Song song với hậu cung là hai dãy tịnh xá, 6 gian, nối tiền đường với nhà Tổ. Nhà Tổ, nhà thờ Mẫu 7 gian, kiến trúc đơn giản, thờ các vị sư tổ của chùa và Tam phủ (còn gọi là điện Lưu Ly). Đây là một công trình khép kín còn nguyên vẹn.
Cách bài trí tượng Phật trong chùa cũng giống như các chùa khác trong vùng. Ở vị trí cao nhất sát hậu cung là 3 vị Tam thế, khuôn mặt nữ, ngồi trên toà sen. Lớp thứ hai gồm tượng A Di Đà lớn, hai bên là tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Tiếp dưới có tượng Phật nhập Niết bàn, hai bên là hai vị Bồ Tát cỡi trên lưng Thanh sư và Bạch tượng. Sau nữa là tượng Di Lặc, hai bên là tượng Bồ Tát và Ngọc Hoàng. Ngoài cùng là tượng Cửu Long và Nam Tào, Bắc Đẩu. Dịch ra ngoài, sát nhà thiêu hương là hai dãy Thập điện Diêm Vương. Những pho tượng ở nhà tiền đường là Đức Ông, Giám Trai và hai pho tượng Khuyến Thiện, Trừng Ác. Tổng số tượng còn lưu giữ trong chùa là 52 pho. Ngoài ra chùa còn có một chuông đồng đúc năm Cảnh Thịnh thứ 2 (1784), trên có bài minh 1000 chữ. Đây là quả chuông vào loại lớn và khá cổ.  Chùa còn lại 4 bức hoành phi, 11 câu đối, 2 bài thơ, 4 cửa võng, tất cả đều sơn son thếp vàng, nét chạm ở triều Nguyễn, nội dung ca ngợi đạo Phật, phong cảnh chùa, thuyết giáo về điều thiện của đạo Phật...
Chùa Mật Dụng là một kiến trúc Phật giáo hầu như còn giữ được nguyên vẹn, từ kiến trúc cho đến tượng Phật, đồ tế khí. Đây là một di tích quý cho việc nghiên cứu Phật giáo ở thủ đô, cần được bảo lưu, tôn tạo thành một địa điểm tham quan du lịch, nghiên cứu khoa học.

Chả cá Lã Vọng món ngon bạn nên thưởng thức

Chả cá Lã Vọng

Món ăn này được du khách quốc tế rất ưa thích
Món chả cá Lã Vọng nổi tiếng ở Hà Nội luôn nằm trong top những món ăn ngon không nên bỏ lỡ được giới thiệu trong các cuốn sách về du lịch Việt Nam. Chả cá Lã Vọng ngon là sự kết hợp hoàn hảo giữa các gia vị đặc trưng Việt Nam như nghệ, thì là, mắm tôm và nước mắm, tất cả hòa quyện lại thành một món ăn có mùi thơm vô cùng hấp dẫn. Món này được ăn kèm với ớt đỏ, bún, các loại rau thơm, rưới lên trên là những miếng cá rán ngon tuyệt. Ở Hà Nội bây giờ có rất nhiều quán bán chả cá nhưng địa chỉ lâu đời nhất phải kể đến quán Chả cá Lã Vọng – 14 phố Chả Cá. Giá một phần chả cá từ 120.000 – 200.000VND.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét