Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Nhà thờ Hàm Long

Nhà thờ Hàm Long, nhà thờ hàm long, nhà thờ hl, nt hàm long, nt hl, hàm long, hl

Nhà thờ Hàm Long là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo La Mã, thuộc tổng giáo phận Hà Nội, Việt Nam. Là nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của giáo dân Hà Nội và là nhà thờ chính của giáo xứ Hàm Long.


Nhà thờ Hàm Long là một nhà thờ của Giáo hội Công giáo La Mã, thuộc tổng giáo phận Hà Nội, Việt Nam. Là nơi diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của giáo dân Hà Nội và là nhà thờ chính của giáo xứ Hàm Long. 



Công trình do kiến trúc sư người Việt, Doctor Thân (quê ở Hạ Hồi, Thường Tín, Hà Tây) du học ở Pháp thiết kế. Nhà thờ hoàn thành tháng 12/1934, cao 17m. Trên các cột và bàn thờ được trang trí bằng các hoạ tiết dây thừng như kiểu dây áo dòng Phanxicô. Nhà thờ lấy thánh Antôn Pađôva làm quan thầy.






Điều đặc biệt là nhà thờ dùng nhiều chất liệu xây dựng trong dân gian như: rơm hồ vôi, nứa, giấy bản... để tạo các vòm cuốn, gây hiệu quả phản âm khi hành lễ mà không cần đến những thiết bị âm thanh hiện đại.

 Một số linh mục phục vụ ở đây trong những thập niên vừa qua đã trở thành hồng y và giám mục như: Hồng y Trịnh Như Khuê, Hồng y Trịnh Văn Căn, Hồng y Phạm Đình Tụng, Giám mục G. Nguyễn Tùng Cương, Giám mục P.X. Nguyễn Văn Sang.



Nhà thờ thực sự bừng sáng trong đêm noel.




Nhà thờ Hàm Long với hai mặt tiền trông ra các phố Hàm Long, Ngô Thì Nhậm, được xem là một trong những nhà thờ đẹp nhất Hà Nội.

Đến Hà Nội bạn dễ dàng chọn cho mình một khách sạn tại hà nội phù hợp với mình. Bạn có thể chọn Khách Sạn Hanoi Venus ở Số 07 Lê Văn Hưu, Q. Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam.


Tuy không nằm trong khu vực trung tâm phố cổ, nhưng Hà Nội Venus Star cũng có một vị trí rất đặc biệt. Khách sạn gần với khách sạn nổi tiếng Melia - trung tâm hội thảo, triểm lãm và hội nghị. Từ đây, quý khách cũng chỉ mất vài phút để đến khu phố cổ, tham quan hồ Hoàn Kiếm hay các địa danh khác của thành phố.
Nằm trên con phố Lê Văn Hưu sầm uất, khách sạn Hà Nội Venus Star có không gian sang trọng. 35 phòng nghỉ rộng rãi được thiết kế theo tiêu chuẩn 3 sao với tivi màn hình 32 inch, bồn tắm sục Jacuzzi… Khách sạn có 4 hạng phòng từ tiêu chuẩn đến cao cấp phù hợp với các nhu cầu khác nhau của quý khách.
Nhằm đem đến cho bạn một trải nghiệm tuyệt vời, Hà Nội Venus Star đã khéo léo thiết kế một không gian ẩm thực riêng, ấm cúng, tinh tế và sang trọng. Nhà hàng Venus sẽ đem đến cho thực khách nhiều món ăn độc đáo, từ các món ăn truyền thống của ẩm thực ba miền cho đến các món ăn mang đậm phong cách Châu Á, Châu Âu. Trải nghiệm thú vị nhất mà bạn có được khi đến với nhà hàng của Hà Nội Venus Star chính là lúc vừa thưởng thức những hương vị độc đáo của các món ăn, vừa ngắm nhìn đường phố tấp nập, rộn ràng.
Khách sạn còn cung cấp cho quý khách nhiều dịch vụ khác, trong đó đặc biệt là dịch vụ du lịch với rất nhiều các tour trong và ngoài nước.

Điểm đến tiếp theo:

Di tích Nhà số 5D phố Hàm Long – Hà Nội

Di tích Nhà số 5D phố Hàm Long – Hà Nội, di,tich,nha,so,5,pho,ham,long

Di tích nhà số 5D Hàm Long là nơi thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên của Việt Nam, được công nhận là Di tích lịch sử văn hoá năm 1964.
Cuối tháng 3/1929, những thành viên tiên tiến trong Kì bộ Bắc Kì và Tỉnh bộ Hà Nội gồm Ngô Gia Tự, Nguyễn Phong Sắc, Trần Văn Cung... đã họp tại số nhà 5D Hàm Long để thành lập Chi bộ Đảng Cộng sản. Những hiện vật trên đã bổ sung cho Phòng trưng bày để phác hoạ hình ảnh của các Đảng viên Cộng sản đầu tiên làm việc tại đây. Những kỉ vật đó góp phần làm sống lại đời sống, khung cảnh của xã hội Việt Nam những năm đầu cách mạng.
Kiến trúc ngôi nhà 5D Hàm Long một tầng, mái lợp ngói ta, một bên giáp nhà 5C, một bên là ngõ ăn thông sang phố Lê Văn Hưu. Chính địa thế này đã giúp cho các đồng chí của Đảng ra vào an toàn hơn. Căn nhà 5D hiện được giữ làm nhà lưu niệm, đồ đạc trong nhà vẫn được bày biện gần như xưa. Diện tích và mặt bằng vẫn được giữ nguyên với một phòng nhỏ 24m2 quay ra mặt phố Hàm Long, phía sau là sân, bếp và khu phụ. Ngày 25-11-1959, nhà số 5D Hàm Long đã được khôi phục làm nhà lưu niệm. Giờ đây, ngôi nhà đã được giữ làm nhà trưng bày của Bảo tàng Hà Nội, các đồ đạc bày biện trong nhà còn lại gần như nguyên vẹn.
Theo đánh giá của các nhà sử học: Sự ra đời của Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam tại Hà Nội tháng 3-1929 là một thắng lợi quan trọng của tư tưởng vô sản trong cuộc đấu tranh với tư tưởng phi vô sản và các xu hướng quốc gia khác, mở ra quá trình trực tiếp thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Di tích 5D Hàm Long cùng với các di tích nhà 90 Thợ Nhuộm, Nhà 48 Hàng Ngang, Quảng trường Cách mạng tháng 8 ... đã tô đẹp thêm cho trang sử hào hùng của cách mạng Việt Nam.

Chùa Hàm Long

Chùa Hàm Long, chua,hàm,long

Chùa Hàm Long hiện tọa lạc trong khu vực số nhà 18 phố Hàm Long, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Vùng đất này x­ưa kia thuộc thôn Hàm Châu, tổng Hậu Nghiêm, sau đổi là thôn Hàm Khánh, tổng Thanh Nhàn, huyện Thọ Xương của kinh thành Thăng Long.
hoạt tiên, ở thôn Hàm Khánh có ngôi đền thờ thần Ngô Long. Theo truyền thuyết thì thần Ngô Long là vị phụ đạo chính quốc thời Hùng Duệ V­ương, có công dẹp giặc Hồ Lư­ ở Châu Hoan. Ngô Long từng sống ở quán Long Đầu. Sau khi ông mất, dân chúng sửa quán Long Đầu khang trang, làm thành đền Hội Khánh để thờ phụng. Đến thời Lý, vua Thái Tổ rất coi trọng đạo Phật, khi dời đô về Thăng Long, đã chú ý đến ngôi đền thờ vị Long thần ở thôn Hàm Khánh, là đền Hội Khánh. Vua Lý Thái Tổ đã chính thức phong cho Ngô Long danh hiệu Long thần, và theo thế đất đền Hội Khánh tựa như rồng ngậm ngọc (Hàm Châu Long), nên cho đổi đền thành chùa Hàm Long. Chùa Hàm Long thờ Phật, đồng thời cũng thờ thần Ngô Long, vị thần bảo vệ chùa. Từ đó trở đi, chùa Hàm Long đư­ợc mở rộng quy mô thành đồ sộ, kiến trúc đẹp đẽ, nổi tiếng cả kinh thành về sự linh ứng của Phúc thần Ngô Long.
Đến thế kỷ XVII, có vua Lê và chúa Trịnh đều cúng tiền của, ruộng đất để tu sửa, mở mang chùa Hàm Long, muốn mư­ợn cảnh chùa này hư­ớng dân chúng vào việc thiện, cầu phúc cho quốc gia, khiến đổi mới đời sống muôn dân. Cuối thế kỷ XVII, chùa bị h­ư hỏng nhiều, nhân thế, bọn hào phú cậy quyền, ỷ thế lấn chiếm đất đai của nhà chùa. May khi đó có bà Thái phi Tr­ương Ngọc Chử, mẹ của chúa Trịnh Cư­ơng, đã cùng một số ngư­ời trong dòng tộc chúa Trịnh xuất tiền của sửa lại ngôi chùa. Sau mư­ời hai năm trời, công việc trùng tu chùa Hàm Long mới hoàn thành, chùa càng đư­ợc mở rộng về quy mô và tăng thêm vẻ tráng lệ. Và, chùa Hàm Long đã trở thành “một danh thắng trong ba mư­ơi sáu cõi thiền”. Sự kiện trùng tu lớn chùa Hàm Long đầu thế kỷ XVIII đư­ợc ghi trong Văn bia chùa Hàm Long do tiến sĩ Đặng Đình T­ướng soạn năm 1714, hiện còn đ­ược l­ưu giữ tại chùa. Cho đến cuối thế kỷ thứ XIX, Hàm Long tự vẫn là ngôi chùa lớn hàng đầu phía nam kinh thành Thăng Long – Hà Nội.
Khi ngư­ời Pháp xâm chiếm Hà Nội, họ cho dựng một nhà thờ công giáo đối diện chùa Hàm Long, là nhà thờ Hàm Long. Dù vậy, chùa Hàm Long vẫn giữ đư­ợc vẻ bề thế uy nghiêm của một ngôi chùa Việt, luôn đông ng­ười chiêm bái. Đến năm 1947, toàn quốc kháng chiến, do bom đạn  của quân đội thực dân cùng bọn Việt gian, chùa Hàm Long bị tàn phá nặng nề. Chùa chính và nhiều kiến trúc bị huỷ hoại chỉ còn lại hai tấm bia đá dựng năm 1714, hai giếng ngọc và hai ngôi tháp Tổ. Mấy năm sau, ngay trong hoàn cảnh kháng chiến, có các vị cao tăng đã đứng ra h­ưng công khuyến giáo các tín đồ, Phật tử góp công góp của xây đư­ợc hai dãy nhà hai tầng vừa để thờ Phật, vừa giảng pháp cho tăng ni Phật tử... Tuy kiến trúc của chùa Hàm Long không đồng bộ theo kiến trúc cổ của chùa, như­ng nhiều năm, chùa là ngôi chùa duy nhất của Hà Nội vừa là nơi thờ cúng vừa là tr­ường học Phật pháp. Hai tấm bia đá dựng năm 1714 mà một là do tiến sĩ Đặng Đình Tướng soạn văn bia như­ chúng tôi đã nói ở trên và một là do tiến sĩ Nguyễn Quý Đức soạn, đều là những di vật cổ vô giá. Viện Viễn đông Bác cổ đã xếp hạng hai tấm bia đá đó, bởi qua hai tấm bia có thể thấy đ­ược lịch sử tồn tại của chùa Hàm Long, phần nào thấy đư­ợc quá trình hình thành Thăng Long... Ngoài ra, Tam bảo của chùa Hàm Long cũng còn khá đầy đủ các bộ tư­ợng, và đư­ợc xếp đặt tuân theo quy ­ước truyền thống. Hầu hết các pho tư­ợng có được vẻ đẹp của nghệ thuật t­ượng thờ đời Nguyễn.
Có thể thấy rõ, về mặt lịch sử, chùa Hàm Long là một di tích cổ và nổi tiếng của kinh thành Thăng Long x­ưa. Niên đại xuất hiện của chùa này chỉ đứng sau chùa Khai Quốc xây dựng từ thời Lý Nam Đế (sau là chùa Trấn Quốc). Nhiều thế kỷ, chùa Hàm Long gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần và vẻ đẹp văn hoá của Thăng Long. Chùa vừa thờ Thần vừa thờ Phật, đó là nét đặc trư­ng của phật giáo Việt Nam. Sự hiện diện của Phúc thần Ngô Long, một vị thần của tín ng­ưỡng bản địa, làm tăng thêm nội dung giá trị của chùa Hàm Long. Và có thể nói đó là một vốn quý trong các di sản văn hóa của Thủ đô, cần đư­ợc quan tâm giữ gìn xứng đáng. Sau gần ngàn năm tồn tại, chùa Hàm Long hiện không còn bảo l­ưu đ­ược vẻ đẹp nguy nga, cổ kính nh­ư “danh thắng trong ba mư­ơi sáu cõi thiền”, nh­ưng đừng quên, nơi đây luôn ẩn chứa những giá trị đặc biệt của lịch sử.

Bạn nên thưởng thức món Bún ốc khi đến Hà Nội

Bún ốc Hà Nội
Tô bún ốc nóng hổi thời nay là một sự biến đổi của bún ốc nguội truyền thống
Đây là một trong những món ăn mà ai từng sống ở Hà Nội đi xa đều nhớ về, đặc biệt là phái nữ. Tô bún ốc mang vị chua chua của dấm bỗng, vị giòn đậm đà của ốc, ăn kèm với đậu phụ chiên, rau sống… Chế biến món bún ốc không khó, nhưng tô bún ngon vẫn là bí quyết riêng của mỗi người. Đến Hà Nội, bạn có thể thưởng thức món này ở: Bún ốc bà Sáu – 73A phố Mai Hắc Đế (bán từ sáng tới trưa), bún ốc bà Lương ở phố Khương Thượng, bún ốc Cô Béo số 1 Hòe Nhai, bún ốc ở chợ Nguyễn Cao (số 5 Đống Mác, P. Đống Mác, Q. Hai Bà Trưng).    Giá từ 20.000VND/bát trở lên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét