Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Thác Xuân Sơn (Thác Ray)

 Thác Xuân Sơn (Thác Ray), thác xuân sơn, thác ray, xuân sơn

Vị trí: hai huyện Xuyên Mộc và Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Thác Xuân Sơn (Thay còn gọi là thác Hòa Bình) vắt ngang địa phận hai huyện Xuyên Mộc và Châu Đức (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu)
Thác Xuân Sơn còn có tên gọi là thác Sông Ray- và nay còn có tên là thác Hòa Bình nằm trên địa phận huyện Châu Đức nhưng tiếp giáp với huyện Xuyên Mộc do đó có thể đi từ hai lối để đến với thác Xuân Sơn.
Nếu theo đường từ Vũng Tàu qua Bà Rịa đi Long Khánh đến Ngãi Giao khi gặp Ngã tư đường Đẹp Việt Nam thì rẽ về tay phải, đi tiếp một đoạn sẽ có bảng chỉ đường về thác Xuân Sơn. Nếu đi từ hướng trung tâm huyện Xuyên Mộc tới lối rẽ đi thị trấn Phước Bửu thì rẽ tay trái sẽ đến thác.
Thác Xuân Sơn là một điểm du lịch còn chưa được khai thác của huyện Châu Đức, trong tương lai đây sẽ là nơi nghỉ ngơi, du lịch sinh thái của du khách trong nước mà có lẽ hợp nhất là với lứa tuổi thanh niên, học sinh, sinh viên.
Người Châu Ro ở huyện Châu Đức có câu chuyện kể về sự tích Thác sông Ray:
Ngày xưa, có một ông già người Châu Ro tên là Klêu có sức khỏe hơn người. Một hôm, Klêu dắt chó vào rừng đi săn. Rất lạ là đi từ sáng cho đến trưa mà chẳng gặp một con thú nào. Bụng đói, chân chồn, mắt hoa, Klêu định tìm bóng mát cây rừng ngã lưng thì bỗng đâu ở phía trước đàn chó săn sủa lên dữ dội, Klêu mừng lắm, bụng bảo dạ: chắc có thú bự lắm đây. Theo thói quen của người thợ săn lành nghề, Klêu rút tên, giương ná lom khom tiến về phía bầy chó săn đang sủa, ngó bên trái, tìm bên phải nhưng thật lạ Klêu chẳng thấy có con thú nào cả. Trong lúc đó bầy chó săn càng lúc càng sủa mạnh, bực mình Klêu bèn xua bầy chó ra, thì chao ôi, có một chiếc lá to bằng bàn tay lật lên, lật xuống đều đặn như có người đang thở vậy. Để ý nhìn kỹ vào vật lạ, rồi cho thỏa chí tò mò Klêu lấy mũi tên khều thử vào chiếc lá thì tự nhiên nước ở đâu phun lên, dựng thành tháp nước khổng lồ, trắng xóa, chảy lên láng vây quanh Klêu. Còn chưa hết bàng hoàng thì Klêu đã nghe từ trong dòng nước tiếng gọi rất to:
- Mẹ Biển! Mẹ Biển! Đưa ta về với Mẹ Biển.
(Daq lêêng! Daq lêêng! Dop anh xi bây mây Daq lêêng).
Klêu lặng lẽ bước đi. Lạ thay Klêu đi đến đâu nước cũng theo đến đó, Klêu đi về hướng Đông nước cũng theo đi về hướng Đông, Klêu đi về hướng Tây nước cũng theo đi về hướng Tây, Klêu phải đi vòng vèo, trèo lên, lội xuống qua những tảng đá cao nước cũng vòng vèo uốn lượn chảy theo. Thật lạ là đi như thế mà Klêu không hề thấy mỏi chân. Khi đến rừng T’Dao thì trời tối, Klêu và bầy chó săn cũng tìm chổ nghỉ đêm. Klêu leo lên tảng đá to nằm ngủ. Đàn chó vây xung quanh. Để bảo vệ Klêu, nước chảy vây quanh Klêu.
Sợ Klêu đói, bệnh không ai đưa đi gặp Mẹ Biển, nước liền biến sức khỏe của mình thành không khí để Klêu hít thở nuôi cái bụng.
Sáng sớm hôm sau Klêu và dòng nước tiếp tục đi về với Mẹ Biển. Đang đi quen địa hình rừng núi cao khi xuống đồng bằng phẳng phiu, nhiều đoạn Klêu phải đu dây rừng mới xuống được. Nước không đu được dây rừng, đành nhảy vực. Vực thẳm nơi nhảy nay là thác Sông Ray.
Đi được một quãng đường nước lại gặp hai dãy núi cao ngất chắn đường. Leo không được, nước cứ chảy vòng quanh chân Klêu như kêu cứu. Klêu hiểu ý, ra lệnh cho bầy chó săn đào bới, khoét thành ngách nhỏ rồi bảo nước dùng lưỡi liếm mạnh, cuối cùng trổ được kẽm sâu, nước chảy ào xuống vực. Kẽm đó nay vẫn còn tại xã Xuân Sơn, huyện Châu Đức. Trong dân gian Châu Ro còn truyền lại phương ngữ nói về sự tích này:
Klêupõh phoong
T’lung zoong vôq r’waiq…
Nghĩa là : Sông Ray chảy ngọn (dòng)
Vực thẩm đầu con voi.
Đi hai ngày ngủ một đêm, ngủ một đêm đi hai ngày thì Klêu đưa Sông Ray về gặp Mẹ Biển tại cửa Lộc An. Khi đến cửa Lộc An, Sông Ray gặp Sông Hỏa. Ai cũng giành mình đến trước. Cuối cùng Sông Ray nhường cho Sông Hỏa ra gặp Mẹ Biển trước. Vì Sông Hỏa đi trước nên nước nổi lên trên. Còn Sông Ray đi sau nước chảy  chìm bên dưới.
Ngày nay, tại cửa Lộc An, nơi Sông Hỏa và Sông Ray gặp nhau vẫn còn hai dòng nước khác biệt.
Sau khi đã nhận hai con yêu thương về trong vòng tay lớn của Mẹ Biển cảm tạ ơn Klêu bằng cách cắt cử bầy cá Sấu đưa Klêu và bầy chó lên bờ về xứ sở. Do quá mừng ngày đoàn tụ nên khi nhảy lên bờ, bấy chó săn của Klêu đã vấy bẩn lên đầu cá Sấu, từ đó đầu cá Sấu có vết dơ như bây giờ.

Bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một chỗ nghỉ ngơi lý tưởng hoặc chọn cho mình một khách sạn tại vũng tàu mà bạn thấy phù hợp với mình. Khu Du Lịch Sông Ray ở Bến Cát, Xuyên Mộc, Bà Rịa-Vũng Tàu là điểm nghỉ lý tưởng cho  bạn và gia đình.
 Toạ lạc tại Xuyên Mộc - Vũng Tàu, cách thành phố khoảng Hồ Chí Minh 100km, từ một vùng đất hoang sơ, tĩnh lặng, đã được các nhà thiết kế và một đội ngũ nghệ nhân tận tâm chăm sóc tạo nên một tác phẩm kiến trúc nhẹ nhàng, hài hòa với thiên nhiên mang bản sắc văn hóa bình dị nhưng tinh tế, tao nhã, lịch lãm...
Khu Du Lịch Sông Ray là sự lựa chọn lý tưởng cho chuyến tham quan của bạn và là cơ hội tuyệt vời để bạn khám phá thành phố biển. Khu du lịch là một thiên đư­ờng tách biệt trên bãi biển, được bao bọc bởi rừng cây, ôm trọn bãi cát trắng, dưới những bóng mát của bãi biển Thùy Dương cùng với rừng cây xanh tươi mát, nhìn xuống là bờ biển trong xanh, êm ả, hiền hoà. Đến với Sông Ray quý khách sẽ được tận hưởng những ngày nghỉ thật thanh bình và sảng khoái, xua tan đi nỗi mệt nhọc sau những ngày làm việc căng thẳng.
Khu Du Lịch Sông Ray đạt tiêu chuẩn 3 sao là một trong những resort đẹp nhất ở Việt Nam, với phòng nghỉ sang trọng theo kiểu nhà gỗ, villa hướng biển và khu cắm trại. Phòng nghỉ với trang thiết bị hiện đại: Tivi, tủ lạnh, điện thoại, fax, nhà bếp,… hệ thống nhà hàng rộng rãi, thoáng mát cùng hương vị lạ của các các món ăn Âu, Á, Việt Nam, món ăn địa phương (Seafoods speciality), có pha chút hương vị của Thái Lan. Nhà hàng Sông Ray còn giúp bạn có một đám cưới được tổ chức dù lớn hay nhỏ, hiện đại hay truyền thống, giản dị hay trau chuốt, thì đó vẫn là một lễ cưới đáng ghi nhớ.
Khi nhắc đến Khu Du Lịch Sông Ray thì phải nhắc đến dịch vụ du thuyền trên biển. Bạn có thể vừa thưởng thức những món ăn đặc sản nơi đây, vừa ngắm nhìn những chú chim Heron hay câu cá.
Sông Ray cũng là nơi lý tưởng để tổ chức hội nghị, hội thảo. Phòng hội thảo có sức chứa 40 người, hoặc bạn cũng có thể chọn dịch vụ tổ chức hội thảo trong villa với 12 chỗ ngồi dành cho các cuộc họp thân mật, riêng tư.
Khu du lịch còn có nhiều dịch vụ hấp dẫn và đặc biệt khác như: massage, spa, đua thuyền, chăm sóc thú cưng…

Suối nước nóng Bình Châu điểm đến tiếp theo

Suối nước nóng Bình Châu, suối nước nóng bình châu, suối nước nóng, bình châu, bc

Vị trí: huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Khu du lịch nước nóng Bình Châu nằm cách huyện Xuyên Mộc khoảng 30 km, theo quốc lộ 23.
Khu du lịch nước nóng Bình Châu nằm cách huyện Xuyên Mộc khoảng 30 km, theo quốc lộ 23. Nằm giữa rừng nguyên sinh rộng tới 7000 ha, một bầu nước sôi với hơn 70 điểm phín nước lộ thiên, vùng có nước nóng hoạt động rộng hơn 1 km vuông, gồm nhiều hồ lớn nhỏ tạo thành các dòng chảy có lưu lượng nhỏ. vùng hồ rộng nhất khoảng 100 m vuông với độ sâu hơn 1m. Đây là điểm nóng nhất, nhiệt độ tầng mặt nước khoảng 64 độ và đáy nước là 84 độ. Những nơi nông, nước chỉ nóng khoảng 40 độ, có thể ngâm chân, tay để chữa bệnh.
Khu du lịch này đã được đầu tư thành nơi phục vụ đông đảo du khách trong nước và nước ngoài. Du khách có thể tắm nước nóng trong bồn tại phòng riêng hay chọn ở hồ hoặc tự nhiên giữa thiên nhiên tại các dòng mương dẫn nước khoáng nóng. 

Cháo bồ câu món bạn nên thử khi đến Vũng Tàu
Cháo bồ câu là món ăn rất bổ dưỡng và được nhiều du khách ưa thích. Nơi tập trung nhiều hàng quán bán món này nhất là phố Đồ Chiểu với hơn chục hàng quán. Tuy nhiên, với những người sành ăn món này thì địa chỉ ngon nhất phải kể đến là quán cháo bồ câu góc đường Đồ Chiểu. Ngoài cháo bồ câu nấu đậu xanh, còn có nhiều món khác chế biến từ bồ câu như bồ câu nướng, bồ câu rô ti...
chao-bo-cau-759706-1368287583_600x0.jpg
Ngoài những món ngon kể trên, thành phố biển xinh đẹp này còn rất nhiều món ăn ngon cho bạn khám phá như: bánh canh Long Hương, bánh hỏi An Nhất, mỳ thảy Nghiệp Ký, cơm niêu Hoa Sữa...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét