Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Chùa Núi Một

Chùa Núi Một, chùa núi một, núi một, cnm, nm

Vị trí: Côn Đảo
Ngày 3 tháng 12 năm 2011 Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức lễ khánh thành Chùa Núi Một - Côn Đảo hay còn gọi là Vân Sơn Tự nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân Côn Đảo và du khách thập phương.
Công trình được xây dựng dựa trên đóng góp của Phật Tử và tập đoàn Vincom. Chùa được động thổ khởi công trùng tu vào ngày 13-08-2010 bởi Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Chùa Núi Một là một di tích gắn liền với địa danh Côn Đảo. Về cơ bản, việc xây dựng, tôn tạo chùa Núi Một bằng nguồn vốn xã hội hóa để đáp ứng nguyện vọng của nhân dân và chính quyền địa phương có tác dụng gắn kết việc phát huy giá trị di tích lịch sử Nhà tù Côn Đảo. Việc xây dựng, tôn tạo chùa Núi Một để địa danh này trở thành một điểm danh lam thắng cảnh phục vụ nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân, đồng thời phát triển du lịch bền vững là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Chùa Núi Một là một di tích còn chưa được nhiều người biết đến, nhưng đây được đánh giá là địa danh có phong cảnh hữu tình, do vậy Di Tích này có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển du lịch.












Khách sạn Côn Đảo Seatravel ở 6 Nguyễn Đức Thuận, H. Côn Đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu là điểm nghỉ ngơi lý tưởng cho bạn.
Tọa lạc ở trung tâm huyện đảo Côn Đảo, Khách sạn Côn Đảo Seatravel nằm trên bãi biển hoang sơ, là nơi lý tưởng cho kỳ nghỉ dưỡng của bạn.
Khách sạn gồm 12 căn phòng xinh xắn nằm ấn hiện dưới những tán cây, bên tiếng sóng biển rì rào. Các phòng nghỉ được thiết kế với kiến trúc truyền thống, nội thất bằng gỗ sang trọng. Cùng với đó, mỗi phòng nghỉ đều được trang bị những tiện nghi hiện đại.
Cũng bằng thiết kế đậm tính truyền thống, những nội thất và đồ trang trí bằng gỗ, nhà hàng của Côn Đảo Seatravel có không gian thoáng mát nhưng không kém sang trọng. Đến đây, bạn không chỉ được thưởng thức các món ăn đậm đà hương vị Việt, mà đặc biệt là khi được nếm thử hương vị mặn mà và ngọt bùi của những món hải sản.
Khách sạn cũng có quầy bar, café, sân tennis, sân vườn và bãi biển riêng giúp cho hoạt động thư giãn, giải trí của bạn thêm phong phú và hấp dẫn.
Bên cạnh đó có nhiều khách sạn tại vũng tàu cho bạn lựa chọn .



Sau đó bạn hãy đến các điểm này nữa nhé:

Miếu Bà Phi Yến

Miếu Bà Phi Yến, miếu bà phi yến, bà phi yến, mbpy, bpy

Vị trí: đảo Côn Sơn, huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Miếu Bà Phi Yến hay còn gọi là An Sơn miếu được xây dựng từ năm 1785 để thờ Bà Phi Yến – vợ của chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long).
Đối với những người dân đảo, ngôi miếu rất linh thiêng, gắn liền với câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, đức hạnh và giàu lòng yêu nước. Sau khi Bà mất, nhân dân trên đảo thương tiếc đã lập miếu thờ. Năm 1861, sau khi chiếm đảo, thực dân Pháp đã quyết định di toàn bộ dân vào đất liền để xây dựng nhà tù nên ngôi miếu dần bị đổ nát. Đến năm 19581 nhân dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu khang trang trên nền ngôi miếu cũ và thờ tự cho đến ngày nay.



An Sơn Miếu

An Sơn Miếu, an sơn miếu, miếu bà phi yến

Vị trí: đảo Côn Sơn thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Miếu An Sơn là một ngôi miếu cổ nằm trên đảo Côn Sơn thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Miếu để thờ bà Phi Yến (Tên thật là Lê Thị Răm), vợ của chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long) được xây từ năm 1785.
Miếu An Sơn là một ngôi miếu cổ nằm trên đảo Côn Sơn thuộc huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Miếu để thờ bà Phi Yến (Tên thật là Lê Thị Răm), vợ của chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long) được xây từ năm 1785.
Ngôi miếu này rất linh thiêng đối với những người dân trên đảo và nó gắn liền với một câu chuyện bi thương của người phụ nữ tài sắc, giàu lòng yêu nước. Năm 1783, sau khi thua quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh mang theo vợ, con và khoảng 100 gia đình thuộc hạ chạy ra đảo Côn Sơn. Cùng với những người dân chài đang sinh sống ở Côn Sơn, Nguyễn Ánh đã lập nên 3 làng là An Hải, An Hội và Cỏ Ống. Ðể đánh lại quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh dự định gửi con cả là Hoàng tử Cảnh đi theo cố đạo Pháp (Bá Ða Lộc) sang Pháp cầu viện. Bà Phi Yến đã can ngăn chồng, đừng làm việc "cõng rắn cắn gà nhà" để người đời chê trách.
Nguyễn Ánh không những không nghe lời khuyên của bà mà còn tức giận, nghi bà thông đồng với quân Tây Sơn, nên định giết bà. Nhờ quân thần can xin, Nguyễn Ánh đã tống giam bà vào một hang đá trên đảo Côn Lôn nhỏ. Khi quân Tây Sơn đánh ra đảo, Nguyễn Ánh bỏ chạy ra biển. Hoàng tử Cải (còn gọi là Hoàng tử Hội An), con bà Phi Yến lúc đó mới 4 tuổi đòi mẹ đi cùng. Trong cơn tức giận Nguyễn Ánh đã ném con xuống biển. Xác hoàng tử Cải đã trôi vào bải biển Cỏ ống. Dân làng đã chôn cất hoàng tử. Bà Phi Yến, theo truyền thuyết được một con vượn và một con hổ cứu ra khỏi hang và về sống với dân làng Cỏ Ống để trông nom mộ hoàng tử Cải. Một lần, sau khi bị một kẻ xấu xúc phạm, bà đã tự tử để thủ tiết với chồng.
Nhân dân trên đảo vô cùng thương tiếc bà, đã lập nên ngôi miếu to đẹp để thờ bà. Năm 1861, Pháp sau khi chiếm đảo đã quyết định di toàn bộ dân vào đất liền để xây nhà tù. Ngôi miếu bị đổ nát dần, năm 1958, nhân dân trên đảo đã xây dựng lại ngôi miếu trên nền cũ.

Đặc sản Côn Đảo:
CUA MẶT TRĂNG
Nếu nhìn thấy cua mặt trăng trong các tờ gấp quảng cáo của các nhà hàng, ta chắc chắc rằng bạn sẽ ấn tượng với vẻ ngoài cực kỳ "xinh đẹp" của nó. Cua mặt trăng sống bám theo vách đá nhưng nó có nhiều điểm đặc biệt so với các loại cua biển. Vào lúc có trăng, cua thường ốp, thịt không ngon. Thế nhưng cua mặt trăng vào chu kỳ này lại rất ngon, thịt chắc, ăn thơm và ngọt.
Khi cua được luộc lên, màu sắc hoàn toàn chinh phục chúng ta. Nhưng bạn khoan "động thủ" nhé vì nó rất cứng. Nếu không có dụng cụ chuyên để đập cua hoặc một cái chày bằng đá thật chắc, một cây dao thật bén để đập và chặt thịt cua ra thì chắc chắn rằng bạn không thể dùng tay không mà thưởng thức được. Độ cứng, chắc của nó trong họ hàng nhà cua có lẽ là vô địch.
TÔM HÙM ĐỎ
Xứ biển nào chẳng có ghẹ. Bạn cũng đừng vì lý do đó mà từ chối thưởng thức ghẹ nơi khác. Vì đặc điểm địa lý mỗi vùng khác nhau sẽ tạo nên "thực phẩm" cho ghẹ xơi cũng khác nhau vì thế mà mùi vị của ghẹ Côn Đảo khác ghẹ Cà Mau, Phú Quốc.
Điều thú vị là buổi sáng, bạn cứ tản bộ ra cầu tàu 914 lịch sử. Trong lúc chờ mặt trời đội biển đi lên soi sáng cho muôn loài, bạn sẽ bắt gặp cảnh các tàu đánh cá cặp cảng.
Có nhiều loài thủy sản tươi sống còn nhảy tanh tách chở nặng dưới khoang thuyền chờ bạn mua về thưởng thức. Giá không quá đắt, lại rất ngon.
ỐC VÚ NÀNG
Ốc vú nàng đều thơm ngon khi được luộc, nướng hoặc làm món trộn, làm gỏi. Món ốc vú nàng luộc được coi là món thông dụng nhất vì dễ làm. Với món này, ốc sau khi được rửa sạch, xếp vào nồi có ít nước hoặc chẳng cần cho nước rồi đặt lên bếp luộc chín. Theo người sành ăn, luộc ốc vú nàng không cần cho một chút nước nào bởi bản thân ốc vú nàng đã có khá nhiều nước. Trong khi luộc, đôi khi phải mở nồi, dùng đũa đảo ốc để cho thịt chín đều, sau đó vớt ra để nguội. Sau khi luộc chín, dùng mũi dao nhỏ nạy nhẹ lấy được thịt ốc ra khỏi vỏ, rửa sạch ốc rồi tưới thêm một lần nước sôi. Thịt ốc vú nàng từ màu trắng ngà chuyển sang màu vàng.
Món này chỉ cần chấm với muối, hạt tiêu và chanh, ăn giòn giòn, ngọt ngọt. Điều độc đáo của ốc vú nàng luộc là không quá béo như thịt, không quá dai như sò, ngao, không nhỏ như hàu. Nếu được thưởng thức những con ốc vú nàng mới ngậm sữa thì sẽ cảm nhận vị thơm ngậy, không lẫn với bất cứ món ăn đặc sản nào. Nước ốc cũng hấp dẫn vì vừa mặn lại vừa ngọt đậm.
Làm món ốc trộn cũng hết sức đơn giản, thịt ốc được thái mỏng theo chiều dọc sau khi đã luộc chín rồi trộn đều với chanh, ớt. Thịt ốc vú nàng khi ấy sẽ săn giòn và thơm. Theo dân “ghiền” đặc sản biển, món ốc vú nàng ngon nhất vẫn là ốc vú nàng chín khi được nướng trên lò thanh đước.
Món gỏi ốc có hương vị đậm đà của thịt ốc thái mỏng trộn với da lợn, thịt ba chỉ thái nhỏ, dưa chuột, rau răm, rau húng cũng thái nhỏ, lạc rang giã dập nhỏ, chanh tươi, ớt và nước mắm. Món gỏi ốc này ăn với bánh đa nướng, chấm với nước mắm gừng chắc chắn khiến người thưởng thức khó quên. Cũng phải nói rằng, các món chế biến từ ốc vú nàng ngon còn là nhờ vị thơm nổi tiếng của nước mắm ở Côn Đảo.
Nếu ra Côn Đảo, gặp vụ ốc vú nàng bội thu, bạn sẽ có dịp được ngư dân mến khách đãi món ốc vú nàng xào ăn với cơm trong bữa ăn cùng gia đình. Và theo nhiều du khách từng đặt chân đến Côn Đảo, nếu thưởng thức ẩm thực Côn Đảo mà chưa được ăn các món chế biến từ ốc vú nàng thì coi như chưa được cảm nhận điều thú vị hiếm có từ “vị ngon” của biển cả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét