Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Vườn treo Sapa

Vườn treo Sapa, vườn treo sapa, vườn treo, sapa

Nằm cách thị xã Lào Cai 38 km, "Vườn treo" Sapa được người phương Tây phát hiện từ cuối thế kỷ 19. Để đến đây có 3 đường: một từ thị xã Lào Cai vào, một từ Lai Châu xuống và một từ Bình Lư (Sơn La) sang, bằng đủ các loại phương tiện như: tàu hoả, ôtô, xe máy, xe ngựa.

 


Hình bài viết Vườn treo Sapa

Đất trời đã ban tặng cho nước ta một Sapa vừa huyền ảo, lúc ẩn, lúc hiện trong sương sa dày đặc, vừa kỳ vĩ, thơ mộng hệt như một vườn treo khổng lồ, nằm lơ lửng tận trời xanh, quanh năm sương mù bao phủ...
Nằm cách thị xã Lào Cai 38 km và cách Hà Nội 376 km, "Vườn treo" Sapa được người phương Tây phát hiện từ cuối thế kỷ 19. Để đến đây có 3 đường: một từ thị xã Lào Cai vào, một từ Lai Châu xuống và một từ Bình Lư (Sơn La) sang, bằng đủ các loại phương tiện như: tàu hoả, ôtô, xe máy, xe ngựa...
Thời kỳ Pháp đô hộ nơi này được xây dựng thành khu nghỉ mát, du lịch cho giới thượng lưu. Thị trấn Sapa lúc này chưa hoàn chỉnh, nhưng đã có tới 200 ngôi biệt thự lớn nhỏ; có những biệt thự đẹp không kém những "lâu đài" ở thành phố và đều được xây dựng theo lối kiến trúc Gô-tích ở thế kỷ 19 của châu Âu.
Nằm ở độ cao 1.500 m so với mặt biển, từ thị trấn đi lên đỉnh Lô-snay-tông cao 2.228 m, phía đông nam là đỉnh Pu-song-sung cao 3.100 m, thời tiết Sapa luôn luôn mát mẻ. Tại Lào Cai tháng 6 nhiệt độ trung bình là 28oC thì Sapa chỉ 21-22oC. Ban đêm nhiệt độ còn xuống thấp hơn nữa, quanh năm đều phải đắp chăn. Về mùa đông, có đêm nước đóng băng, bông tuyết rơi trắng như hoa mai, hoa mận đầu mùa...
Vào dịp xuân, du khách có thể chiêm ngưỡng cảnh đẹp không mấy nơi có. Đó là rừng đào chạy dài hàng cây số, tràn suốt từ đầu thị trấn tới đỉnh đèo Ô Quy Hồ, sắc hoa tươi thắm như một thảm hồng đón khách du xuân! Mùa xuân ở Sapa là mùa sinh sôi, nảy nở của các loài hoa, đầy trời phong lan, lay ơn, păng-xê, tường vi, thược dược... chứ không chỉ đào mận, hồng, mơ. Cây ở đây cũng rất nhiều loại, vừa đẹp, vừa quý như: pơ-mu, actixô, trúc thông, vạn tuế, đặc biệt là loài thông gai, tiếng HMông gọi là "Sa-mu". Trong các bộ sưu tập thuốc chữa bệnh ở Việt Nam, có lẽ các giống cây thuốc đều có nguồn gốc và di thực thành công được tại Sapa. Chẳng hạn như các cây: đỗ trọng bắc, xuyên khung, đương quy, thảo quả, hoàng liên, chân gà, vân mộc hương, đẳng sâm, gấu tàu, bạch chỉ... Sapa còn là miền đất có nhiều bí ẩn với các giống cây sinh sống ở đỉnh Phan-xi-păng, và một số chim, động vật quý hiếm như: vẹt, trĩ, công, gà gô, lợn rừng, gấu ngựa. Gần đây Sapa còn phát hiện được một quần thể đá cổ ở ven suối Tam Hoa với 150 hòn lớn nhỏ. Mỗi năm có hàng vạn khách du lịch tới đây, ngoài ra còn có nhiều đoàn học sinh nước ngoài tới tham quan học tập, nghiên cứu, quay phim, chụp ảnh...
Tới Sapa, du khách không thể không tới thăm thác Bạc, một cảnh đẹp độc đáo với dòng nước đổ hồi trắng xoá triền cây, dội từ đỉnh non xuống tận vực sâu. Và cũng khó có thể dửng dưng được với vẻ đẹp ngoạn mục rất thơ của cầu Mây, cây cầu bằng song, bằng mây có từ khá lâu đời.


Đến đây bạn hãy đi chợ phiên Sapa nhé:



Tiết trời sáng sớm ở Sapa khá dễ chịu. Không riêng chị em thích thú mua trái đào (một loại quả được xem là đặc sản ở Sapa)...



...cánh mày râu cũng háo hức xuống chợ để mua những giò lan hay những bộ quần áo do người dân tộc tự sản xuất.



Những chiếc váy chỉ có giá vài chục nghìn đồng được đưa xuống chợ bán.



Hay những chiếc ví thủ công được người Dao đỏ mời chào.



Mới sáng sớm, khi sương vẫn còn đọng lại trên những thảm cỏ, nhiều trẻ còn chưa tỉnh giấc, các bà mẹ người dân tộc đã địu con xuống chợ để tranh thủ bán hàng.



Không chỉ du khách người nước ngoài, người Việt khi đặt chân đến Sapa cũng bị người bán hàng quây kín để chào hàng.



Khi giao tiếp với người nước ngoài, nhiều trẻ nhỏ dân tộc nói "Tiếng Anh bồi" khá lưu loát.



Muốn tham gia phiên chợ cuối tuần, các thiếu nữ dậy khá sớm và đi bộ cả chục cây số. Họ tranh thủ mua những chiếc bánh mỳ để lót dạ.



Phiên chợ không chỉ là cơ hội cho những người đi bán hàng kiếm tiền mà còn là dịp để các thiếu nữ đến từ nhiều bản khác nhau giao lưu văn hóa và chia sẻ kinh nghiệm sống của riêng mình.



Cuối ngày, bà lão ngoài tuổi 70 móm mén ngồi riêng một góc để đếm những đồng tiền kiếm được.

Đến đây bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một chỗ nghỉ ngơi. Bạn có thể chọn khách sạn sapa phù hợp với bạn. Khách Sạn Vân Sam Sapa ở  Tổ 11 đường Nguyễn Chí Thanh Thị trấn SaPa - Lào Cai
 Được thiết kế cho cả các chuyến du lịch nghỉ ngơi và công tác, Van Sam Hotel SaPa tọa lạc tại vị trí lí tưởng ở Vòng quanh Sapa; một trong những khu vực nổi tiếng của thành phố. Từ đây, khách có thể dễ dàng tiếp cận được nét đẹp sống động của thành phố ở mọi góc cạnh. Một điểm không kém phần đặc biệt là vị trí khách sạn dễ dàng tiệp cận vô số địa điểm thú vị như núi Fansipan, Dân làng Cát Cát, Núi Hàm Rồng.
Tại Van Sam Hotel Sapa, mọi sự cố gắng đều nhằm mục đích khiến cho du khách hài lòng. Để làm được điều đó, khách sạn sẽ cung cấp dịch vụ và tiện nghi tốt nhất. Khách sạn trang bị một loạt thiết bị trực tuyến để nhằm thỏa mãn cả vị khách khó tính nhất.
Nơi ăn chốn ở khách sạn được chỉ định rất rõ ràng sao cho phải đạt mức dễ chịu và tiện nghi nhất, với vòi hoa sen, tivi, tủ đồ ăn uống nhẹ, tivi LCD/Plasma, bàn in each room. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Dù cho lý do của bạn khi tham quan SaPa (Lào Cai) là gì đi nữa, Van Sam Hotel SaPa là một nơi tuyệt vời cho chuyến nghỉ mát vui vẻ và thú vị.

Đặc sản Sapa:

Đặc sản rượu táo mèo Sa Pa




Lào Cai là vùng đất nổi tiếng với rất nhiều loại rượu ngon, đặc trưng của núi rừng như: Đặc sản San Lùng (Bát Xát), rượu ngô (Bắc Hà), và gần đây, du khách còn được biết đến rượu táo mèo (Sa Pa). Đây là một loại rượu được ngâm ủ từ loại táo rừng, có màu nâu sóng sánh và vị ngọt thơm đặc trưng. Đến Sa Pa, du khách không những bị hấp dẫn bởi dư vị sơn hào phong phú và độc đáo của vùng đất sương mù này mà còn “say” trong men rượu nồng ấm của táo mèo.
Đây là loại rượu dân dã nhưng cũng rất độc đáo. Qủa táo mèo được kết từ hương của rừng, ngấm đẫm gió ngàn, hấp thụ khí đất, khí trời và nắng gió vùng cao nên nó có đủ vị chua ngọt và chát đắng. Qủa táo mèo được ngâm ủ rất kỹ rồi cất thứ tinh chất ấy để chế ra rượu. Ban đầu, uống rượu táo mèo, ta tưởng như uống một loại nước giải khát có ga, thế nhưng càng uống càng ngất ngây.

Lợn "Cắp nách"




Đây là món lợn Mường mà bây giờ dân Sa Pa gọi là lợn “cắp nách”. Đi chợ mua về, hành hẹ rau cỏ xách nặng hai tay, còn chú lợn chỉ cần kẹp vào nách cũng xong. Mỗi “chú” 4-5kg, bé hơn con cẩu. Dân từ bản xa mang lợn ra chợ thường buộc chân lợn vào cái que tre, vắt ngang miệng gùi, đầu đuôi còn ngắn hơn bờ vai người đeo. Mới cách đây không lâu, loài lợn này gần như tuyệt diệt vì không bán được, dân bản chả ai còn buồn nuôi nữa. Bỗng nhiên bây giờ lợn Mường lên ngôi, trở thành món đặc sản Sa Pa được du khách hâm mộ.
Đến khi cầm xâu thịt nướng củi đưa lên mồm, quả thật, tôi phải công nhận rằng, bất cứ món gì đã được dân sành điệu đánh giá đều đáng phải thưởng thức cả. Còn về món dồi nướng, các bạn tôi bình luận rằng cái câu “Sống ở trên đời ăn miếng dồi chó” bây giờ quê rồi, dồi lợn Mường mới thật là cực kỳ. Vỗ tay một cái chó có hàng nghìn con, còn lợn Mường đâu có mà sẵn. Các khúc dồi nhỏ đều tăm tắp. Tả chi ly ra xem ngon miệng như thế nào quả rất khó, tốt nhất là ai đã lên đến Sa Pa, xin chớ quên tìm món lợn Mường mà tự thưởng thức.

Món cá suối




Cá suối có nhiều loại. Cá trắng thân dẹt, tựa cá mương. Cá đen có dáng như cá chiên, nheo, màu đen lẫn với rêu đá. Điều đáng nói là cá suối không hề có vị tanh. Ngoài ra còn phải kể thêm cá hoa, cá bống... Ăn cá suối chỉ việc nướng chín trên than củi, rồi ăn nóng ngay hoặc nướng qua, đem rán ròn rồi chiên với nước sốt cà chua cùng gia vị bột cà ri, bột hồ tiêu là trên mâm cơm đã có một món ăn ngon lành.

Nấm hương




Vào chợ Sa Pa bất kỳ mùa nào, bạn cũng được mời mua nấm hương khô, là đặc sản của núi rừng Sa Pa. Vào các nhà hàng, bạn có thể yêu cầu được ăn món nấm hương. Nấm khô ngâm qua nước, sẽ nở ra mà vẫn giữ nguyên mùi hương của đất núi, phong vị của cây rừng. Là người sành ăn, bạn có thể yêu cầu nhà hàng cho ăn món chân nấm. Đó là thân nấm xé nhỏ xào với thịt, điểm xuyết thêm chút mực khô và gia vị thì mâm cỗ của bạn sẽ có đĩa nhắm chiếm ngôi hạng bên cạnh các món rau cải xoong, su su, cải nương, bắp cải, su hào... đều mang vị rất riêng của Sa Pa. Ngay như các món rau ở đây cũng đều được coi là rau sạch, vì bà con vẫn giữ nguyên cách thức cấy trồng truyền thống.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét