Thứ Sáu, 25 tháng 10, 2013

Đình Bát Tràng

Đình Bát Tràng, đình bát tràng, đình bt, bát tràng, bt

Vị trí: xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội
Đình Bát Tràng là một trong số những ngôi đình lớn của xứ Kinh Bắc xưa. Đình nằm tại làng Bát Tràng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Cột đình làm bằng những cây gỗ lim lớn, các gian bên được lát bục gỗ theo bậc tam cấp làm chỗ ngồi, đình quay ra sông Nhị Hà. Hiện nay đình còn lưu giữ hơn 50 đạo sắc phong cho thành hoàng, đời vua Lê Cảnh Hưng, đời vua Quang Trung và vua Cảnh Thịnh.
Đình Bát Tràng thuộc thôn Bát Tràng, huyện Gia Lâm, thanh phố Hà Nội. Từ trung tâm Hà Nội qua cầu Chương Dương (hoặc Cầu Long Biên), rẽ phải theo đê sông Hồng khoảng 10km tới gần sát công trình thuỷ nông Bắc Hưng Hải, rẽ xuống dốc bên phải đi khoảng 800m là tới đình.
Đình Bát Tràng được xây dựng từ lâu đời. Ban đầu, đình chỉ là một ngôi miếu nhỏ làm bằng tranh tre dựng ngoài bãi sông. Mặt đình hướng ra sông Hồng. Tới năm Bảo Thái nguyên niên đời Lê Dụ Tông (1720), đình được trùng tu trên nền của ngôi đình cũ. Lần trùng tu cuối vào năm 1992 - 1993, xây cổng đình và làm lại nhà tiền tế. Đình Bát Tràng thờ sáu vị thành hoàng gồm Bạch Mã đại vương, vốn là thần gốc của Hà Nội, Tràng Thuận Nghi Dung, Phan Đại tướng (tên thật là Phan Chính Nghị, đỗ tiến sĩ năm 1511, quê ở Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh), Cai Minh Đại vương, Lưu Thiên Tử Đại vương. (thiếu 1 người). Các vị thần trên đều được các triều Lê, Tây Sơn, Nguyễn ban sắc phong.
Trong kháng chiến, đình đã bị bom Mỹ phá hủy. Năm 1993, dân làng đã góp tiền của dựng lại đình theo kiến trúc truyền thống. Tại đình còn giữ được một số đồ tế khí như ngai thờ, bát bửu, chuông đồng, kiệu bát cống, hai biển gỗ tạo vào thời Minh Mạng, cùng nhiều hoành phi, câu đối cỡ lớn, mỗi chữ có thể coi là một tác phẩm thư pháp độc đáo. Đình Bát Tràng còn giữ được 50 đạo sắc phong thần có niên đại thời Lê, thời Tây Sơn, thời Nguyễn.  
 Lễ hội :
 Trước đây, Bát Tràng vào đám hội từ ngày 15 đến ngày 22 tháng hai âm lịch. Trước Tết, vào ngày 25 tháng Chạp, làng đem lễ vật đến làng Đuốc (làng kết chạ với Bát Tràng) xin chặt tre làm cây nêu. Ngày 7 tháng Giêng làm lễ hạ nêu. Cây tre làm nêu được dùng để chẻ tăm, vót đũa. Trước khi vào đám độ 10 ngày, làng tổ chức lễ rước nước từ sông Hồng để bao sái bài vị thần ở ngôi miếu bên sông. Sau đó dân làng rước bài vị thần ra đình tế lễ. Khi tế, các họ được rước Tổ của mình ra phối hưởng. Họ Nguyễn Ninh Tràng (họ đầu tiên đến làng Bát Tràng) được rước bát hương có lọng che vàng đi ở giữa. Các họ khác rước bát hương có lọng che xanh đi né sang hai bên. Khi tế, chỉ có các vị khoa mục (những người đỗ đạt) mới được vào đình, còn các hào mục (những chức dịch trong làng) đứng ngoài hầu lễ. Bát Tràng còn lệ giữ nghiêm ngôi thứ. Tại đình trải 4 chiếu cạp điều. Có chiếu dành cho các vị đậu tiến sĩ, có chiếu dành cho võ quan được phong tước công, có chiếu dành cho các cụ thọ từ 100 tuổi trở lên. Có năm không đủ người, chiếu nào trống thì làng đặt một cây đèn, chai rượu, đĩa trầu cau vào giữa chiếu để thờ vọng. Hằng năm vào ngày Rằm tháng hai, ngày đầu tiên vào đám, làng biện lễ cúng Thành hoàng gồm một con trâu tơ thật béo, thui vàng rồi đặt lên một chiếc bàn lớn sơn son, kèm theo 6 mâm cỗ và 4 mâm xôi. Tế xong, các quan viên chức sắc, đại diện 20 dòng họ cùng thụ lộc.
Hội Bát Tràng có nhiều trò diễn, độc đáo nhất là trò chơi cờ người và hát thờ. Theo lệ, trước hội, làng chọn lấy 2 bà tướng cờ là những người phẩm hạnh, giàu có nhất trong làng. Mỗi bà tướng nhận 16 thiếu nữ tuổi từ 10 đến 15 xinh đẹp, nết na nuôi ăn uống và may cho áo quần thật đẹp. Các cô được rèn tập làm quân cờ trong một tháng mới được ra biểu diễn thi đấu ở sân đình.
Công việc chuẩn bị cho hát thờ cũng công phu không kém. Làng tổ chức 3 chầu thi và 4 chầu cầm để chọn bài và người vào hát thờ, sau đó mời các đội đàn hát ở các làng xung quanh đến tập để kén giọng. Đội nào vượt lên nhất qua “4 chầu cầm” sẽ được hát thờ trong lễ hội năm đó.
Hiện nay, hội đình Bát Tràng chỉ còn tổ chức trong hai ngày 15 và 16 tháng Hai âm lịch. Tuy hội đã đơn giản đi rất nhiều nhưng vẫn còn lưu giữ những nghi lễ rước nước, tế lễ cũng như các trò chơi dân gian.
Hội đình Bát Tràng hàng năm thu hút nhiều người dân địa phương lân cận cũng như khách du lịch đến tham dự.

Khách Sạn Hoàng Hưng ở 12 Ngõ 729 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam là nơi nghỉ ngơi lý tưởng khi bạn đến đây. Hoặc bạn có thể chọn cho mình một khách sạn ở hà nội khác trong vô vàn khách sạn ở hà nội.
 Khiêm tốn nằm trong trung tâm của Hồ Thanh Nhàn - Quận Hai Bà Trưng, Hoang Hung Hotel là điểm lý tưởng cho du khách muốn khám phá Hà Nội. Từ đây, khách có thể dễ dàng tiếp cận được nét đẹp sống động của thành phố ở mọi góc cạnh. Khách ở khách sạn có thể dạo bộ xunh quanh để ngắm các địa điểm thu hút hàng đầu của thành phố như : Cho Mo, Quân đội khách sạn Bể bơi, Cau The Huc.
Hoang Hung Hotel mang lại dịch vụ hoàn hảo, làm hài lòng cả những vị khách khó tính nhất với những tiện nghi sang trọng tuyệt vời. Nói đến một số thiết bị trong khách sạn, có dịch vụ giặt là/giặt khô, thang máy, phục vụ ăn tại phòng.
Nơi ăn chốn ở khách sạn được chỉ định rất rõ ràng sao cho phải đạt mức dễ chịu và tiện nghi nhất, với tivi, tủ lạnh, vòi hoa sen, bàn, máy lạnh in each room. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Hoang Hung Hotel là một nơi lý tưởng cho du khách nghỉ chân tìm kiếm sự thoải mái và tiện nghi ở Hà Nội

Sau đó thămLàng Gốm Bát Tràng

Làng Gốm Bát Tràng, bát tràng, bat trang, lang gom bat trang, làng gốm bát tràng

Gốm Bát Tràng là tên gọi chung cho các loại đồ gốm được sản xuất tại làng Bát Tràng, thuộc xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Theo nghĩa Hán Việt, chữ Bát (鉢) là bát ăn của nhà sư (tiếng Phạn là Patra), chữ Tràng (場, còn đọc là Trường) nghĩa là "cái sân lớn", là mảnh đất dành riêng cho chuyên môn. Theo các cụ già trong làng kể lại, chữ Bát bên trái là bộ "Kim-金" ví với sự giàu có, "本-bản" có nghĩa là cội nguồn, nguồn gốc. Dùng chữ Bát như vậy để khuyên răn con cháu "có nghề có nghiệp thì cũng không được quên gốc". Hiện nay, tại các đình, đền và chùa ở Bát Tràng đều vẫn còn các chữ Bát Tràng được viết bằng chữ Hán là 鉢場.
Xã Bát Tràng (社鉢場) là tên gọi cũ của làng Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội từ trước năm 1945. Trước đây hơn 700 năm, người dân thôn Bát Tràng di cư từ làng Bồ Bát (xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hóa ngoại, nay là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình[1]), theo vua Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, đến vùng đất bồi trên bờ sông Hồng, lập phường làm nghề gốm (gạch xây dựng); lúc đầu thôn Bát Tràng được gọi là Bạch Thổ Phường, Xã Bát Tràng (tức làng Bát Tràng ngày nay) thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh) sinh sống chủ yếu bằng nghề làm gốm sứ và buôn bán và làm quan. Thời nhà Hậu Lê, xã Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc. Sang thời nhà Nguyễn, năm 1822 trấn Kinh Bắc đổi làm trấn Bắc Ninh, năm 1831 đổi làm tỉnh Bắc Ninh, lúc này xã Bát Tràng thuộc tổng Đông Dư, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An. Đến năm 1862 chia về phủ Thuận Thành và năm 1912 chia về phủ Từ Sơn. Từ tháng 2 đến tháng 11 năm 1949, huyện Gia Lâm thuộc về tỉnh Hưng Yên. Từ năm 1961 đến nay, huyện Gia Lâm thuộc ngoại thành Hà Nội. Năm 1948, xã Bát Tràng nhập với xã Giang Cao và xã Kim Lan lập thành xã Quang Minh. Từ năm 1964, xã Bát Tràng được thành lập gồm 2 thôn Bát Tràng và Giang Cao như hiện nay.
Năm 1958, nhà nước thực hiện đào sông Bắc Hưng Hải - Đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải làm thuỷ lợi tưới tiêu cho một vùng đồng ruộng rộng lớn của 3 tỉnh: Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, tạo ra thêm một con đường mới đi vào xã Bát Tràng, vì vậy từ Hà Nội, có thể theo đường thuỷ từ bến Chương Dương hoặc bến Phà Đen, xuôi sông Hồng đến bến Bát Tràng, cũng có thể theo đường bộ qua cầu Chương Dương (hay cầu Long Biên) rồi theo đê sông Hồng đến dốc Giang Cao rẽ xuống Bát Tràng (khoảng 15 km) hoặc theo quốc lộ số 5 đến Trâu Quỳ rẽ về phía tay phải theo đường liên huyện qua xã Đa Tốn đến Bát Tràng (khoảng hơn 20 km). Hoặc từ trung tâm thành phố Hà Nội, nếu theo đường thủy có thể xuất phát từ bến Chương Dương dọc theo sông Hồng đến bến Đình Bát Tràng (cảng du lịch Bát Tràng) hoặc theo đường bộ, qua cầu Chương Dương hoặc cầu Long Biên dọc theo tuyến đê Long Biên-Xuân Quan (đê Tả Hồng) tới Cống Xuân Quan (công trình Đại thủy nông Bắc Hưng Hải) rồi rẽ tay phải đi khoảng 1 km sẽ tới Trung tâm làng cổ Bát Tràng. Hoặc từ quốc lộ 5 rẽ vào Trâu Quỳ qua xã Đa Tốn lên đê rẽ tay trái tới 1 km tới cống Xuân Quan rồi rẽ tay phải (cách trường Đại học Nông nghiệp I - Trâu Quỳ chỉ khoảng 7 km).
Ngày nay việc đến Bát Tràng rất thuận lợi vì từ năm 2006, công ty vận tải Hà Nội đã mở tuyến xe buýt 47 về đến Chợ Gốm Làng cổ Bát Tràng là điểm cuối bến.
 
http://www.avala.vn/data/ckf/images/langgom4.jpg

http://images.yume.vn/blog/201104/20/1303282397_gom-bat-trang-7.jpg

Ở huyện An Lão, thành phố Hải Phòng có một xã tên gọi Bát Trang gần giống với Bát Tràng
Lịch sử
Theo sử biên niên có thể xem thế kỷ 14-15 là thời gian hình thành làng gốm Bát Tràng.
    * Đại Việt sử ký toàn thư chép "Nhâm Thìn, Thiệu Phong năm thú 12 (1352)... mùa thu, tháng 7, nước lớn tràn ngập, vỡ đê xã Bát, Khối, lúa má chìm ngập. Khoái Châu, Hồng Châu và Thuận An bị hại nhất". Xã Bát là xã Bát Tràng, xã Khối là xã Thổ Khối, hai xã ven đê bên tả ngạn sông Nhị, tức sông Hồng ngày nay.[2]
    * Cũng theo Đại Việt sử ký toàn thư thì năm 1376, trong một cuộc Nam chinh, đoàn chiến thuyền của vua Trần Duệ Tông xuất phát từ Thăng Long xuôi theo sông Nhị (sông Hồng) đi qua "bến sông xã Bát" tức bến sông Hồng thuộc xã Bát Tràng.
    * Dư địa chí của Nguyễn Trãi chép "Làng Bát Tràng làm đồ bát chén" và còn có đoạn "Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Huê Câu thuộc huyện Văn Giang. Hai làng ấy cung ứng đồ cống cho Trung Quốc là 70 bộ bát đĩa, 200 tấm vải thâm"...
Nhưng theo những câu chuyện thu thập được ở Bát Tràng thì làng gốm này có thể ra đời sớm hơn. Tại Bát Tràng đến nay vẫn lưu truyền những huyền thoại về nguồn gốc của nghề gốm như sau:
    * Vào thời nhà Lý, có ba vị Thái học sinh là Hứa Vinh Kiều (hay Cảo), Đào Trí Tiến và Lưu Phương Tú (hay Lưu Vĩnh Phong) được cử đi sứ Bắc Tống. Sau khi hoàn tất sứ mệnh, trên đường trở về nước qua Thiều Châu (Quảng Đông) (hiện nay tại Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) gặp bão, phải nghỉ lại. Ở đây có lò gốm nổi tiếng, ba ông đến thăm và học được một số kỹ thuật đem về truyền bá cho dân chúng quê hương. Hứa Vĩnh Kiều truyền cho Bát Tràng nước men rạn trắng. Đào Trí Tiến truyền cho Thổ Hà (huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang) nước men sắc màu vàng đỏ. Lưu Phương Tú truyền cho Phù Lãng (huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) nước men màu đỏ màu vàng thẫm. Câu chuyện trên cũng được lưu truyền ở Thổ Hà và Phù Lãng với ít nhiều sai biệt về tình tiết. Nếu đúng vậy, nghề gốm Bát Tràng đã có từ thời nhà Lý, ngang với thời Bắc Tống nghĩa là trước năm 1127.
    * Theo ký ức và tục lệ dân gian thì trong số các dòng họ ở Bát Tràng, có dòng họ Nguyễn Ninh Tràng. Có ý kiến cho rằng Nguyễn Ninh Tràng là họ Nguyễn ở trường Vĩnh Ninh, một lò gốm ở Thanh Hoá, nhưng chưa có tư liệu xác nhận. Gia phả một số dòng họ ở Bát Tràng như họ Lê, Vương, Phạm, Nguyễn... ghi nhận rằng tổ tiên xưa từ Bồ Bát di cư ra đây (Bồ Bát là Bồ Xuyên và Bạch Bát). Vào thời Hậu Lê khoảng cuối thế kỉ thứ 14 - đầu thế kỉ 15 và đầu thời Nguyễn, xã Bồ Xuyên và trang Bạch Bát thuộc tổng Bạch Bát, huyện Yên Mô, phủ Trường Yên, trấn Thanh Hoá Ngoại. Ngày nay, Bồ Xuyên và Bạch Bát là hai thôn của xã Yên Thành, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, vùng này có loại đất sét trắng rất thích hợp với nghề làm gốm. Theo truyền thuyết và gia phả một số họ như họ Vũ ở Bồ Xuyên, ngày xưa cư dân Bồ Bát chuyên làm nghề gốm từ lâu đời. Điều này được xác nhận qua dấu tích của những lớp đất nung và mảnh gốm ken dày đặc tìm thấy nhiều nơi ở vùng này.
Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long, Thăng Long trở thành trung tâm chính trị của nước Đại Việt. Do nhu cầu phát triển của kinh thành, nhiều thương nhân, thợ thủ công từ các nơi tìm về Thăng Long hành nghề và lập nghiệp. Sự ra đời và phát triển của Thăng Long đã tác động mạnh đến hoạt động kinh tế của các làng xung quanh, trong đó có làng Bát Tràng. Đặc biệt vùng này lại có nhiều đất sét trắng, một nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất đồ gốm. Một số thợ gốm Bồ Bát đã di cư ra đây cùng họ Nguyễn Ninh Tràng lập lò gốm, gọi là Bạch Thổ phường (phường Đất Trắng). Những đợt di cư tiếp theo đã biến Bát Tràng từ một làng gốm bình thường đã trở thành một trung tâm gốm nổi tiếng được triều đình chọn cung cấp đồ cống phẩm cho nhà Minh.
Đến nay, chưa tìm thấy tư liệu lịch sử nào xác nhận tiểu sử của ba nhân vật trên cũng như khẳng định sự hình thành của làng. Những công trình khai quật khảo cổ học trong tương lai có thể cho thấy rõ hơn bề dày lịch sử và những di tích của làng gốm Bát Tràng. Chỉ có điều chắc chắn là gốm Bát Tràng xuất hiện từ rất sớm, vào giai đoạn cuối của Văn hoá Hoà Bình đầu Văn hoá Bắc Sơn. Trong quá trình phát triển nghề gốm, đương nhiện có nhiều quan hệ giao lưu với gốm sứ Trung Quốc và có tiếp nhận một số ảnh hưởng của gốm sứ Trung Quốc. 

Độc đáo canh măng mực Bát Tràng

Canh măng mực là sự kết hợp hài hòa của hương vị ba miền Bắc, Trung, Nam. Hương vị của mực dưới biển, mùi thơm của măng trên rừng và vị ngọt của nước dùng được nấu từ xương, thịt lợn, gà… miền đồng bằng cùng hội tụ trong bát canh măng mực ngon ngọt.
Nhắc đến làng cổ Bát Tràng người ta không chỉ hình dung ra một khung cảnh yên bình của những làng quê Việt Nam xưa, mà còn nhớ đến những giá trị vật chất và tinh thần, đó là những sản phẩm gốm sứ nổi tiếng. Còn một đặc trưng nữa mà ít người biết đến đó là đặc sản canh măng mực, một món ăn đã trở thành truyền thống mà duy nhất chỉ ở Bát Tràng mới có.
Để có được bát canh măng mực ngon là cả một nghệ thuật. Nguyên liệu chuẩn bị rất công phu, cầu kỳ, công đoạn chế biến tốn nhiều thời gian và đòi hỏi sự khéo léo cũng như kinh nghiệm, kỹ thuật của người làm.
Ngon ngọt bát canh măng mực.
Trước hết cần chọn được măng khô và mực khô ngon. Măng chọn những miếng vàng, mực chọn những con dày, trắng. Cầu kỳ và tốn thời gian nhất là công đoạn tước măng và mực. Trước khi xé măng mực cần ngâm trong nước nửa ngày. Măng khô cắt bỏ phần già và ngọn non, cắt đốt và xé thành những sợi nhỏ như tăm. Người dân Bát Tràng thường dùng tay để xé, cũng có thể dùng dao hoặc kim băng.
Mực đem cắt râu, đầu, ngâm rồi rửa sạch để ráo và cũng xé nhỏ như măng. Hoặc rửa sạch mực, nướng thơm rồi xé bông. Trước khi cho măng mực vào nồi nước dùng cần phi hành khô và xào hai nguyên liệu này với mỡ, gia vị và một chút đường trắng.
Bí quyết để món canh ngon hơn là măng sau khi tước nhỏ xong thì đem ngâm qua nước lạnh rồi cho vào nồi luộc cho nước sôi  liu riu, sau đó vớt ra vắt sạch nước rồi mới xào.
Có măng, mực thôi chưa đủ, để trở thành món canh măng mực “danh bất hư truyền” cần phải có nồi nước dùng ngon ngọt. Nước dùng được chế biến từ xương lợn, gà, thịt ba chỉ… ninh nhừ. Khi nước dùng ngọt và nêm gia vị thì cho măng mực vào ninh tiếp khoảng 30-45 phút là được.
Bát canh măng mực múc ra phải có màu vàng ươm, nước dùng phải trong và ngọt lịm. Khi ăn măng mực sẽ giòn giòn, dai dai và mềm cùng hương thơm hấp dẫn. Canh măng mực được người dân sử dụng trong những ngày lễ hội, giỗ tết, đám cưới hỏi… như một nét đặc trưng riêng có của nơi đây.
Bát Tràng cách trung tâm Hà Nội không xa. Nếu có dịp tới thăm làng cổ này, bạn đừng quên thưởng thức món canh độc đáo này.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét