Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Làng cổ Phong Nam

Làng cổ Phong Nam, làng cổ phong nam , làng phong nam, làng pn, lpn, phong nam, pn

Vị trí: xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng
Làng Phong Nam gần quốc lộ 1A, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía tây nam.
Vị trí: Làng Phong Nam gần quốc lộ 1A, thuộc xã Hòa Châu, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km về phía tây nam.
Đặc điểm: Đây là một trong số ít ngôi làng còn giữ được nét đặc trưng của một làng quê Việt Nam truyền thống: đồng lúa xanh ngát được bao quanh bởi những lũy tre, con đường đất quanh năm mát rượi; những ngôi nhà bình dị của nhà nông đôi khi tưởng chỉ còn trên sách vở.
Làng Phong Nam chiếm một phần lớn địa phận xã Hòa Châu, gồm các thôn Nam Thạnh, Tây An, Đông Hòa, Bàu Cầu. Trước kia, Phong Nam chỉ là một phần phía nam của làng Phong Lệ rộng lớn và nổi tiếng với một bề dày lịch sử lâu đời. Đó là một vùng đất được khai thác sớm từ thời Chàm. Thời Trần, Lê, Phong Lệ từng là đất huyện lỵ của Điện Bàn. Có nhiều hiện vật Chàm đã được tìm thấy ở địa phận làng Phong Lệ nay vẫn còn được trưng bày ở bảo tàng điêu khắc Chàm - Đà Nẵng.
Phong Lệ là quê hương của Ông Ích Khiêm. Trước kia làng có tên là Đà Ly. Theo như lời các cụ già trong làng kể lại thì cái tên làng Phong Lệ có từ thời Ông Ích Khiêm. Tên Đà Ly là tên cổ từ xưa truyền lại. Các cụ cho rằng chữ “Đà” và “Ly” viết theo chữ Hán đều có bộ “Mã” (ngựa), không phải là “mỹ tự”. Đến lúc Ông ích Khiêm là người làng làm quan, có tiếng nói của triều đình, các cụ đã xin đổi tên làng thành Phong Lệ, và giữ chữ Đà Ly cổ truyền làm tên một thôn (nay thuộc thôn Phong Bắc, xã Hòa Thọ). Tên gọi Đà Ly hiện vẫn còn trong trí nhớ của nhiều dân làng và còn lưu lại trong một số giấy tờ, gia phả của các tộc họ trong làng.
Cách đây hơn 100 năm, con sông cầu Đỏ hiện nay chỉ là con lạch nhỏ, mùa nước cạn có thể lội qua được và chưa phải là ranh giới của làng. Sau này, người ta gọi phần đất ở phía nam con sông là Phong Lệ Nam, phần ở phía bắc là Phong Lệ Bắc, sau nói gọn dần thành Phong Nam và Phong Bắc. Đến khi con sông được chọn làm ranh giới xã thì Phong Nam thuộc vào xã Hòa Châu còn Phong Bắc thuộc vào xã Hòa Thọ. Tuy tách biệt và thuộc vào hai xã khác nhau nhưng dân làng Phong Lệ (Nam và Bắc) vẫn duy trì nhiều sinh hoạt chung - nhất là trong các việc họ, việc làng.
Giá trị hấp dẫn của làng Phong Nam là các công trình kiến trúc cổ như đình, chùa, miếu, nhà thờ tiền hiền, nhà thờ các tộc họ... Ngày xưa, Phong Nam còn nổi tiếng với Lễ hội Mục Đồng, một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, lễ hội tôn vinh nghề nông và cũng là để cầu cho những vụ mùa sắp đến sẽ bội thu. Ở đây còn nhiều giai thoại về tên đất, tên làng, về tài năng của Ông Ích Khiêm, về những cuộc viếng thăm của Cao Bá Quát và cả câu đối của cụ Phan Bội Châu tặng cho làng...
Đến làng Phong Nam, du khách sẽ được tận hưởng cái cảm giác yên bình, tận hưởng mùi hương lúa non thoang thoảng trong làn gió mát, hay tiếng sóng vỗ rì rào ở bến sông của những ngôi làng trữ tình ven sông. Chắc chắn du khách sẽ rất thú vị khi đến thăm một bến nước ở Đông Hòa (Xóm Hến) - xưa từng nổi tiếng về nghề làm hến với câu ca “Đông Hòa bán hến mua trâu”, một ngôi miếu âm linh u tịnh dưới gốc đa cổ thụ ở bến sông Tây An (Xóm Đùng)... 

Khách Sạn Hà Bình ở 516 Đường 2 Tháng 9 - Tp. Đà Nẵng là một trong nhiều khách sạn ở đà nẵng bạn nên ở khi đến đây.

 Hà Bình là khách sạn tương đương 2 sao, với 7 tầng gồm 15 phòng, được thiết kế theo lối kiến trúc hiện đại sang trọng nhưng cũng không kém phần tinh tế, trang nhã... 10 phút từ sân bay quốc tế hay nhà ga, Quý khách chỉ lái xe 7 phút có thể chiêm ngưỡng Cầu Sông Hàn tuyệt đẹp.
Khách sạn – Nhà nghỉ Hà Bình nằm ngay quận trung tâm thành phố, đối diện Cung Tuyên Sơn, nơi thuờng xuyên diến ra các sự kiện nghệ thuật lớn của Việt Nam như: Hoa Hậu Việt Nam, Miss Teen, Vietnam Top Model, các giải Thể thao toàn quốc và quốc tế.
Chỉ 5 phút lái xe, du khách có thể ngắm hoặc tản bộ trên nền cát trắng tuyệt vời của Bãi biển Sao Biển hay bãi biển Mỹ Khê. Nằm giữa một vùng Non Nuớc hữu tình, du khách sẽ cảm nhận cảm giác thú vị khi hoà mình trong sóng nước trong xanh của biển thiên đường.
Khách sạn Hà Bình là tâm điểm thuận lợi để du khách viếng thăm các danh lam thắng cảnh tại Đà Nẵng. Du Khách thăm thú khu du lịch sinh thái biển như: Bãi Bụt, Bãi Rạng; nhìn ngắm tượng Phật cao 7 m của Chùa Linh Ứng từ phía Bắc... Phía Tây với Bà Nà - Suối Mơ, được ví như Sapa, Đà Lạt của miền Trung. Phía Nam với núi Ngũ Hành Sơn hùng vĩ, mang dấu ấn huyền thoại của lịch sử. Ngoài ra Khách Sạn Hà Bình còn nằm giữa vùng kế cận của 3 di sản văn hoá Thế Giới: Phố Cổ Hội An, Thánh Địa Mỹ Sơn và Cố Đô Huế cách đấy 30 km.

Các điểm đến tiếp theo:

Làng cổ Tuý Loan

Làng cổ Tuý Loan, làng cổ tuý loan , làng túy loan, làng tl, ltl, túy loan, tl

Vị trí: Làng Túy Loan nằm ở hướng tây nam thành phố Đà Nẵng, thuộc địa phận xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang. Đặc điểm: Làng Tuý Loan đã hình thành trên 500 năm, mang đậm dấu ấn của lịch sử, truyền thống và bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam.
Du khách đi theo quốc lộ 14B khoảng 15km sẽ đến địa phận làng cổ. Dòng sông mang cùng tên làng “Tuý Loan” uốn lượn, ôm ấp lấy làng. Phong cảnh ở đây rất nên thơ, mộc mạc, hữu tình và tiềm ẩn nhiều điều thú vị.
Dân làng Tuý Loan đã xây dựng đình làng để thờ các vị tiền hiền, tổ tiên. Đình Tuý Loan là một di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng quốc gia, một địa chỉ nghiên cứu, tìm hiểu và tham quan hấp dẫn. Đình làng Tuý Loan được xây ở vị trí trung tâm, vào năm Thành Thái thứ nhất (1889) với diện tích trên 110m² trong khuôn viên rộng hơn 8.000m², thoáng đãng, hướng quay ra sông, nhìn về thế núi, sát đường lớn và đặc biệt có cây đa cổ thụ cành lá xum xuê chắc đã có hơn trăm tuổi gây ấn tượng và cảm xúc khó quên. Tại văn bia đặt trong đình còn có bài ký của Tam giáp tiến sĩ Nguyễn Khuê người huyện Thanh Trì (Hà Nội) ghi lại việc lập đình. Bài ký có đoạn: “Đình gồm một tòa chính tẩm, một tòa tiền đường đều làm bằng gỗ quý và lợp ngói”. Văn bia ở Nhà ngũ tộc trong làng ghi rằng năm vị tiền hiền Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê được chiếu vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cõi về phương nam (năm Hồng Đức nguyên niên 1470). Năm vị dừng chân chọn nơi đây để lập nghiệp khai khẩn làm ăn và đặt tên cho làng là Tuý Loan.

http://www.avala.vn/data/ckf/images/tloan.jpg


Đã hơn một thế kỷ trôi qua, đình làng vẫn còn gần như nguyên vẹn, trang nghiêm, trầm mặc dưới bóng đa cổ thụ và giữa bao các rặng tre làng. Sân đình có xây trụ biểu, bình phong, vẽ các câu đối... rất uy nghi, tôn kính. Hằng năm, đến ngày mồng chín tháng giêng làng cúng đầu năm và hội làng cũng được tổ chức dịp này với nhiều hoạt động văn hóa - thể thao bổ ích, vui nhộn như: đua thuyền, hát hò khoan đối đáp, thi nướng bánh tráng... thu hút những trai tài, gái sắc, dân làng nhiều nơi và khách thập phương đến dự hội và tham quan. Đến ngày 11-12 tháng 8 âm lịch hằng năm, cả làng lại long trọng thiết lễ tế đình để tỏ lòng biết ơn các vị tiền hiền đã có công khai khẩn lập làng và cầu mong quốc thái dân an.

http://www.vinabooking.vn/uploads/danang/Goc_lang_c_Tuy_Loan.jpg

Mái đình, cây đa, bến nước... là biểu tượng đặc trưng của làng cổ Việt Nam. Ở đây, làng Tuý Loan có vị trí thuận lợi, là nơi hội tụ giữa đường thủy và đường bộ. Cảnh vật nơi đây đẹp như một bức tranh thủy mặc, có dòng sông, bến nước, bãi bờ, làng quê, đồng lúa, cầu qua, chợ búa... Tương truyền Túy Loan xưa phát triển sầm uất, nổi tiếng trù phú, cảnh trên chợ dưới sông tấp nập. Chợ Tuý Loan như là một trung tâm quy tụ hầu hết sản vật quanh vùng: cá mắm từ Hội An, Đà Nẵng lên, lâm sản từ miền Tây xuống, chiếu, nón, nong rổ Cẩm Nê về... Nghề làm bánh tráng và mì Quảng ở Tuý Loan nổi tiếng từ xa xưa. Hiện nay còn trên 5 lò bánh, trong đó có lò Bà Tỉnh với nghề gia truyền hơn 40 năm. Để có bánh tráng ngon phải chế biến đủ năm thứ gia vị mắm, muối, đường, tỏi và mè. Còn để có con mì ngon dẻo, phải chọn ra được gạo 13/2 sản xuất từ vùng đất cát không phèn của xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc). Pha chế là bí quyết, một nghệ thuật của làng để bánh tráng và mì có hương vị độc đáo mà chẳng nơi nào sánh được. Dân gian đã truyền tụng câu ca rằng:

Tuý Loan trăm thứ đều ngon
Vừa vừa cái miệng kẻo chồng con hết nhờ !

Khách đến Đà Nẵng, ra Bắc vào Nam hãy ghé lại Tuý Loan, dạo một vòng quanh làng và chợ họp ven sông, thưởng thức hương vị mì Quảng và bánh tráng, chiêm ngưỡng đình làng và không gian làng cổ. Có dịp dự hội làng quý khách sẽ rất thú vị và có ấn tượng khó quên về một làng cổ, một đình làng với cảnh sắc thiên nhiên mộc mạc, con người ân tình và nồng hậu, đậm đà bản sắc văn hóa làng quê Việt Nam rất đáng tự hào và trân trọng.

Chùa Quán Thế Âm - Đà Nẵng

Chùa tọa lạc ở thôn Sơn Thủy, xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, trong khu vực Ngũ Hành Sơn, bên dòng sông Trường Giang.


Chùa Quán Thế Âm

Toàn cảnh chùa

Toàn cảnh chùa

Tên thường gọi:
Chùa Quán Thế Âm Chùa tọa lạc ở thôn Sơn Thủy, xã Hòa Hải, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, trong khu vực Ngũ Hành Sơn, bên dòng sông Trường Giang. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa trước đây là ngôi tịnh thất do Hòa thượng Pháp Nhãn dựng lên bên động Quan Âm. Chùa được xây dựng từ năm 1960 đến năm 1962. Hàng năm, chùa có tổ chức lễ hội văn hóa vào ngày vía Bồ tát Quan Thế Âm, 19 tháng 2 âm lịch.
Tượng Bồ tát Quan Thế Âm (thạch nhũ, cao 1,75m)

Tượng Tổ sư Đạt Ma
Động Quan Âm là động lớn được tìm ra vào năm 1956. Đường xuống động nằm cạnh chùa. Động có chiều dài khoảng 50m, rộng 10m, trần động có vô số thạch nhũ đầy màu sắc và hình dáng, nổi bật là pho tượng Quán Thế Âm cao 1,75m, một bức phù điêu thiên tạo kỳ diệu. Ở động còn có “chuông đá lớn” được gọi là Thạch Chung thiên cổ, đó là tiếng chuông được phát ra từ một thạch nhũ to tròn như cây cột, cao 5m; và những âm thanh như tiếng trống, tiếng mõ, tiếng khánh... phát ra từ các thạch nhũ khác.
Chùa đã đón tiếp hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái, sinh hoạt hàng năm.

Bánh tráng thịt heo Đà Nẵng

Món bánh tráng cuốn thịt heo đang được người dân Đà Nẵng ngày càng ưa chuộng bởi sự hòa trộn tuyệt vời giữa vị, sắc, hương.

Món ăn này không đòi hỏi chế biến một cách cầu kì, thoạt nhìn bạn hãy khoan vội đánh giá về sự đơn giản của nó. Bởi nó chú trọng đến cách lựa chọn các loại thực phẩm sao cho tươi sống, đảm bảo được hương vị đậm đà của nguyên liệu.
Tiếp đến rau là nguyên liệu bắt buộc đối với món ăn này, bánh tráng cuốn thịt heo mà không ăn với rau thì thật là vô vị. Những loại rau ở đây đều là những loại rau thông dụng, rất dễ tìm. Nhưng để đảm bảo ra được tươi xanh, không héo úa thì đòi hỏi người đầu bếp phải thật khéo léo trong khâu chọn lựa. Với món cuốn bánh tráng thịt heo, chắc hẳn thực khách sẽ không bao giờ quên được vị ngọt đậm của thịt heo kết hợp với vị tươi mát của xà lách, vị cay nồng của húng, quế và vị chua chua chát chát của chuối trái và khế.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét