Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013

Bản Tả Van

Bản Tả Van , bản tả van, sapa, lào cai

Vị trí: xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Vị trí: Thôn Tả Van Giáy thuộc xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Đặc điểm: Đến đây, du khách sẽ có dịp được tìm hiểu thêm về phong cách, lối sống của người Giáy vừa truyền thống vừa hiện đại.
Làng Tả Van Giáy thuộc xã Tả Van, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Làng ở dưới chân núi, gồm 110 hộ dân với 550 nhân khẩu. Nằm trong địa phận của Vườn Quốc gia Hoàng Liên, làng Tả Van Giáy là nơi hội tụ tinh hoa của đất trời. Đến đây, du khách sẽ có dịp được tìm hiểu thêm về phong cách, lối sống cũng như những nét văn hóa đặc sắc của người Giáy.
Từ thị trấn , xuôi theo con đường mòn uốn lượn trên lưng chừng núi khoảng 10km, du khách sẽ đến xã Tả Van. Con đường đất vào thôn Tả Van Giáy nhỏ, hẹp, hai bên là màu xanh ngắt của những thửa ruộng bậc thang màu mỡ ngô và lúa non. Thấp thoáng trong làn sương mỏng một chiếc cầu treo bắc qua suối Mường Hoa - đường vào thôn Tả Van Giáy, với hai bên đầu cầu là những bụi lau, sậy, những vạt hoa đỗ quyên... đung đưa trong gió. Ngay đầu cầu treo là ngôi miếu thờ 3 gian - nơi người Giáy tổ chức lễ hội “Nào Cống".
Tả Van Giáy là cách gọi ngày nay, còn người dân địa phương ở Lào Cai và dân tộc Giáy ở Lai Châu cũng chỉ quen gọi “Mướng Và”, tên gọi này bị gọi chệch từ “Mướng Vá” theo âm của tiếng Tày, có nghĩa là “Sải tay”. Tương truyền, làng này ngày xưa chỉ có người Tày sinh sống nên mới có tên gọi như vậy. Trung tâm của làng còn có một mỏm đồi được người dân gọi là “Pỏm mò dà táy” (nghĩa là đồi mộ bà Tày).

Những nét văn hóa đặc sắc ở Tả Van Giáy
Bình yên trên bản làng.
Đến Tả Van Giáy, du khách không chỉ đắm mình giữa khung cảnh thiên nhiên với tiếng suối chảy róc rách, tiếng chim rừng đang gọi bạn tìm nhau... mà còn được khám phá vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của ngôi làng. Làng Mướng Vá dựa lưng vào núi, trước mặt là con suối Mường Hoa. Thế của làng dựa lưng vào hướng Tây nhìn sang Đông, các nhà quay mặt về hướng Đông Bắc, bởi hướng chính Đông vừa là núi đá cao sừng sững, hướng có dòng suối chảy xuôi. Theo quan niệm về phong thủy của người Giáy, hướng nhà về núi đá và xuôi theo dòng nước là không tốt… Làng Mướng Vá tính từ khi người Giáy ở có lịch sử trên dưới 300 năm. Dòng họ đến sớm nhất theo người già trong làng nói là họ Sần, tiếp đó là họ Vàng, họ Lù và các họ tiếp theo. Họ cư trú quần tụ với hàng trăm nóc nhà và thành từng làng, bản, mường ở chân đồi núi, những thung lũng ven sông, ven suối. Xung quanh là dân tộc Mông cùng sinh sống nhưng người Giáy vẫn giữ được nguyên vẹn vốn văn hóa truyền thống của trong phong tục tập quán, tín ngưỡng, lễ hội.
Mùa cưới của người Giáy là tháng mười âm lịch của năm trước đến tháng hai âm lịch của năm sau (từ tháng 3 - 7 không bao giờ được tổ chức đám cưới; tháng 8, 9 có thể cưới được). Đám cưới có nhiều bước cầu kỳ như xem mặt, xem nhà; thả mai mối (cha mẹ người con trai có thể hỏi con trai mình về người con gái); thách cưới (chủ yếu: thách rượu thịt để mời khách trong ngày cưới, làm vốn cho người con gái). Lễ “đoạn lời” được tổ chức ăn ở cả hai bên. Lúc này đôi trai gái được công nhận là con của hai gia đình, coi như đã thành vợ chồng. Sau ba năm tính từ lễ này nếu nhà trai không đón được dâu thì hai bên tự do đi với người khác, nếu chưa đủ ba năm mà “phá rào” thì sẽ bị phạt. Lễ cưới tổ chức ở hai gia đình. Đoàn đón, đưa dâu phải quàng 2 băng vải đỏ chéo nhau. Khi đám cưới kết thúc, đoàn nhà gái ra về được đánh dấu bằng phẩm đỏ vào má, cùng với những “quả đấm” của nhà trai để đừng bao giờ “quên” nhà trai.

Những nét văn hóa đặc sắc ở Tả Van Giáy
Nghi lễ đón dâu của người Giáy.
Người Giáy quan niệm khi trong nhà có người chết, con cháu tiến hành rửa thi thể bằng lá bưởi, lá chanh cùng với chậu nước ấm, rồi thay quần áo mới cho người quá cố. Thi hài người chết đặt ở gian giữa nhà, trên thi hài phủ lớp vải trắng, mặt phủ giấy vàng, miệng ngậm đá (lấy từ đá mài dao) và những miếng bạc cắt ra từ đồng bạc trắng. Có bao nhiêu con đẻ, cháu nội thì ngậm bấy nhiêu viên đá, miếng bạc. Điều này có ý nghĩa là để người chết khi gặp con cháu sẽ không mở miệng vì hồn ma người quá cố hỏi ai thì người đó sẽ bị ốm đau. Khi đã đưa thi hài ra nằm ở giữa nhà các con cháu mặc áo trái, đi chân đất, để đầu trần và phải ăn chay, nằm đất ngồi xổm đến khi đưa người quá cố đi chôn. Đặc biệt trong tang ma của người Giáy có Mo lễ tang gồm có 80 bài của 13 tiết mo, nội dung chủ yếu nhằm răn dạy con cháu về đạo làm người…
Trong tôn giáo, tín ngưỡng của người Giáy, quan trọng nhất là thờ cúng tổ tiên và cúng thần. Thờ cúng tổ tiên là thờ các dòng họ Vàng, Lù, Lò, Lý… mà không phải thờ người cụ thể. Bàn thờ được đặt gian giữa nhà, lưu giữ nguyên vẹn cấu trúc cổ xưa, cả độ tuổi của gỗ và tai ngăn kéo làm từ đồng. Ngoài thờ tổ tiên, người Giáy thờ thiên thần (chứ không thờ không thờ nhân thần), trong đó có hai loại thần là “ Thú tỷ” - thổ địa, “Srú pướng” và “Đong xía” - Thần rừng.

Những nét văn hóa đặc sắc ở Tả Van Giáy
Lễ hội Xuống đồng “Roóng poọc” của người Giáy.
Trong một năm, ở Tả Van Giáy có nhiều lễ Tết như: Tết tháng Giêng “Đươn xiêng”; Tết tháng 7; Tết mồng 3/3, 4/4; Rằm tháng 5; Rằm tháng 8; Tháng 9 ăn cơm mới; Tháng 10 làm bánh dày kết thúc mùa vụ; Tháng 11 đón Tết Đông chí và đặc biệt nhất là Lễ hội Xuống đồng “Roóng poọc” tổ chức vào ngày Thìn tháng Giêng. Trong tháng Tết, từ mồng 10 tháng Giêng trở đi chính quyền bàn với người già về ngày xuống đồng, sau khi thống nhất ngày, người ta cử một người già đứng ra chủ trì, rồi họp dân đóng góp để mua một con lợn, 1 đôi gà, 5 cân gạo nếp, 5 lít rượu, 1 cân cá tươi, 5 quả trứng, hương vàng… làm đồ cúng tế, trả thù lao cho thầy mo. Mức đóng góp chia đều cho các hộ gia đình. Tại một cánh đồng trước làng, người ta đặt bàn thờ cúng thần làng chung, còn lại các gia đình đều có mâm cúng riêng. Mâm cúng của gia đình chủ yếu là bánh trái, thịt gà hay cá, trứng. Người ta đặt cột nêu có vòng nhật nguyệt với hình âm dương. Khi xong lễ các cụ bà ném còn tượng trưng, sau đó là người đi lễ hội ném còn sao cho thủng vào vòng nguyệt, tiếp là hạ nêu, trao thưởng người ném chúng, kéo co là kết thúc lễ hội.

Những nét văn hóa đặc sắc ở Tả Van Giáy
Múa trống của người Giáy Tả Van.
Văn nghệ dân gian ở làng Tả Van Giáy rất phong phú và đa dạng gồm nhiều truyện cổ tích; Câu đố và tục ngữ có nhiều bài về đố vui, đố cây cỏ, vật dụng trong gia đình, các hiện tượng thiên nhiên… hay những câu tục ngữ để răn dạy con trẻ, đối đáp trao đổi những việc hệ trọng và cũng là tiêu chí ứng xử trong xã hội… Ngoài ra còn hơn 10 bài dân ca đám cưới, trên 300 bài hát giao duyên và 15 bài trong tiệc rượu…
Trong bữa ăn hàng ngày của người Giáy thường có món xào và món canh. Khi có khách thì thêm món luộc, rán. Ngày lễ Tết có thịt quay, thịt nướng, chả và không thể thiếu món Khẩu nhục. Đồ uống của người Giáy trong lễ Tết chỉ có rượu; nước uống hàng ngày có nước cơm, nước chè, rau hoặc nước đun sôi có khi cả nước lã. Đến tả Van Giáy, du khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản của đồng bào dân tộc do chính tay họ chế biến như: cá suối nướng Mường Hum, thắng cố thịt ngựa Mường Khương, thịt lợn cắp nách Bắc Hà, xôi nếp ngũ sắc Văn Bàn... được hòa mình trong không khí lễ hội, các trò chơi dân gian của người Giáy như lễ Nào Cống, Roóng Poọc (xuống đồng), ném còn, đánh yến... và cùng tham gia các tour du lịch bản làng.

Những nét văn hóa đặc sắc ở Tả Van Giáy
Trồng lúa nước là nghề chính của người dân ở Tả Van Giáy.
Trang phục và trang sức người Giáy khá đơn giản. Nam mặc quần lá tọa màu đen hoặc trắng, áo ngắn màu đen là chủ yếu, có màu trắng nhưng không có màu khác, cài khuy lệch sang trái, đầu đội khăn vải bông nhuộm nước chàm không thấm tạo thành những chấm trắng như sao với các hình vuông, chữ nhật, tam giác, quả chám, hình cây, lá… Nữ cũng mặc quần như nam giới, nhưng là vải đen, mềm như vải láng, lụa, sa tanh. Tuy nhiên cạp quần nữ có thể dùng vải màu, như màu đỏ và khâu luồn dây thắt, còn nam chỉ vắt chéo và dùng thắt lưng, áo nữ màu đen, đủ các loại màu nhưng lại không có màu trắng, cài khuy vải hoặc khuy bạc ở nách bên phải. Cổ đứng 3 cm, ở vạt cài khuy, viền tay áo có chắp vải khác nhau. Trang phục của phụ nữ còn có thêm nắm sợi len màu đỏ độn tóc (bằng sợi bông tự nhuộm).
Hiện nay, ở Tả Van Giáy có 24 gia đình được ngành an ninh và du lịch tỉnh Lào Cai cấp giấy phép được đón khách du lịch khi họ muốn dừng chân hay nghỉ qua đêm. Du khách tới Tả Van Giáy phần lớn từ châu Âu như Thuỵ Điển, Pháp, Na Uy hay từ châu Mỹ, châu Úc và nhiều nước ở châu Á.

Khách Sạn Vân Sam Sapa ở Tổ 11 đường Nguyễn Chí Thanh Thị trấn SaPa - Lào Cai là một trong những khách sạn sapa phù hợp với bạn.
 Được thiết kế cho cả các chuyến du lịch nghỉ ngơi và công tác, Van Sam Hotel SaPa tọa lạc tại vị trí lí tưởng ở Vòng quanh Sapa; một trong những khu vực nổi tiếng của thành phố. Từ đây, khách có thể dễ dàng tiếp cận được nét đẹp sống động của thành phố ở mọi góc cạnh. Một điểm không kém phần đặc biệt là vị trí khách sạn dễ dàng tiệp cận vô số địa điểm thú vị như núi Fansipan, Dân làng Cát Cát, Núi Hàm Rồng.
Tại Van Sam Hotel Sapa, mọi sự cố gắng đều nhằm mục đích khiến cho du khách hài lòng. Để làm được điều đó, khách sạn sẽ cung cấp dịch vụ và tiện nghi tốt nhất. Khách sạn trang bị một loạt thiết bị trực tuyến để nhằm thỏa mãn cả vị khách khó tính nhất.
Nơi ăn chốn ở khách sạn được chỉ định rất rõ ràng sao cho phải đạt mức dễ chịu và tiện nghi nhất, với vòi hoa sen, tivi, tủ đồ ăn uống nhẹ, tivi LCD/Plasma, bàn in each room. Bên cạnh đó, khách sạn còn gợi ý cho bạn những hoạt động vui chơi giải trí bảo đảm bạn luôn thấy hứng thú trong suốt kì nghỉ. Dù cho lý do của bạn khi tham quan SaPa (Lào Cai) là gì đi nữa, Van Sam Hotel SaPa là một nơi tuyệt vời cho chuyến nghỉ mát vui vẻ và thú vị.

Điểm tiếp theo:

Núi Hàm Rồng

Núi Hàm Rồng, núi hàm rồng, hàm rồng

Núi Hàm Rồng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 33km.
Vị trí: Núi Hàm Rồng nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ, thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách thành phố Lào Cai 33km.
Ðặc điểm: Núi Hàm Rồng là mỏm đá vươn cao tựa đầu rồng
Theo tương truyền, thủa hồng hoang, có đôi rồng đang mải mê quấn quýt bên nhau trong khi cơn hồng thuỷ đang ào ạt dâng sóng mà vẫn không hay. Đến khi choàng tỉnh, hốt hoảng rời nhau, rồi quẫy mình lên, nhưng không kịp. Tức thì mỗi con rời ra một nơi. Đến bây giờ rồng nàng tuy hoá đá, nhưng bản năng sinh tồn còn mãnh liệt vẫn cố ngước nhìn theo rồng chàng bên phía Hoàng Liên phía tây
Núi Hàm Rồng được giao cho công ty cổ phần Dầu khí lào Cai tôn tạo và quản lý. Du khách hãy chống tay lên đầu gối hoặc chống cây gậy trúc leo từng bậc, chỉ một lát thôi là tới vườn lan trăm hình vạn sắc. Liên tiếp, trước mắt là một bình nguyên thu nhỏ rực màu hoa đào, hoa cỏ giữa tiết xuân. Đi nữa là rừng đá với cảm giác như lạc vào nơi bồng lai tiên cảnh, mà người xưa đã khéo tưởng tượng đó là những móng vuốt, lông vây của rồng. Trong cái hốc nơi vách đá kia như đang ẩn náu điều gì bí ẩn, bất chợt hiện ra qua ý tưởng của mỗi người. Lần theo vách đá là đường lên cổng trời một và hai, bạn sẽ đứng trên mỏm đá ngất ngây trong cảm giác bay lượn mà thoả mắt nhìn xuống toàn cảnh thành phố trong sương. Nơi đây trời đất gặp gỡ, kia là chàng mây không giấu giấc mộng với nàng đá, dưới ánh sáng mờ ảo lung linh. Tới đây không những được tận hưởng cảnh sắc của đất trời, mà còn thưởng thức không khí trong lành của khí trời Sa Pa. Thế là bao ưu tư, phiền muộn trong lòng bỗng tan biến. Ngước lên, sẽ thấy nàng rồng như còn hối tiếc điều gì chưa hoàn tất của một thời sung sức. Du khách muốn thoả trí tò mò xin hãy leo lên mà thì thầm to nhỏ với con rồng đá.
 Ai đến Sa Pa, không thể không leo núi Hàm Rồng mà trò chuyện với đá, với cỏ cây, gió hoang và mây trời để tăng thêm nghị lực cho ngày mai lại tiếp tục những cuộc hành trình mới đầy thú vị.

Làng thổ cẩm Tả Phìn

Làng thổ cẩm Tả Phìn, làng thổ cẩm tả phìn, làng thổ cẩm, tả phìn

Làng thổ cẩm Tả Phìn thuộc huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 17km về hướng đông.
Ngoài cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các lễ hội như tết nhảy của người Dao đỏ, lễ ăn thề, lễ mừng nhà mới của đồng bào các dân tộc, Tả Phìn-Sa Pa còn được nhiều du khách trong và ngoài nước biết đến bởi ở đó có một làng nghề thổ cẩm nổi tiếng.

Những năm gần đây, khi du lịch Sa Pa phát triển đã làm xuất hiện một thị trường mua bán các đồ thổ cẩm với nhu cầu mua sắm của khách du lịch ngày càng tăng cao. Nắm bắt được tình hình đó, được sự giúp đỡ của huyện, làng thổ cẩm Tả Phìn đã được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 1998 cho đến nay.


Sản phẩm của làng dệt thổ cẩm Tả Phìn đủ kiểu dáng và sắc màu trông thật bắt mắt. Một vài sản phẩm chính có thể kể đến là: những chiếc ba lô, túi khoác du lịch, những chiếc khăn, túi xách tay, ví đựng tiền, các tấm áo choàng thổ cẩm... với đủ sắc màu rực rỡ. Những sản phẩm này hoàn toàn do bàn tay khéo léo tài hoa của các chị em người Mông, người Dao tạo nên với những đường nét hoa văn được thể hiện qua các hoạ tiết cây cỏ hoa lá, chim muông thật tinh tế luôn gây được sự tò mò hiếu kỳ và đặc biệt hấp dẫn các khách du lịch đến với Sa Pa.

Các sản phẩm hàng hoá làm ra ở đây được chị em "xuất khẩu tại chỗ" bằng cách bán trực tiếp cho khách hoặc có thể bán gián tiếp cho du khách thông qua việc cung cấp các mặt hàng này cho các quầy thổ cẩm ở chợ văn hoá dân tộc, các cửa hàng bán đồ lưu niệm của thị trấn Sa Pa. Tiếng tăm thổ cẩm Tà Phìn được vang xa qua những lần triển lãm thổ cẩm ở các hội chợ tại Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Nhiều tổ chức, cá nhân từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đã đặt hàng làng thổ cẩm Tả Phìn để bán lại cho khách. Thổ cẩm Tà Phìn còn được chị em trong làng xuất khẩu sang cả các thị trường ngoài nước như Mỹ, Pháp, Ðan Mạch...
Thổ cẩm là một món quà không thể thiếu được cho du khách mỗi lần đặt chân tới Sa Pa. Ðối với người dân tộc vùng cao, thổ cẩm không chỉ để dùng trang trí, tô điểm thêm cho sắc đẹp mà còn là vật kỷ niệm của tình yêu hay trong ngày cưới của các đôi trai gái. Những đường nét hoa văn thể hiện trên tấm thổ cẩm là những tinh hoa của nền văn hoá đậm đà bản sắc dân tộc làm cho thổ cẩm Sa Pa không thể hoà lẫn được với bất cứ sản phẩm thổ cẩm của vùng nào.
Ngày nay, khi sản phẩm thổ cẩm của nhiều nơi đang bị "thương mại hoá" vì được làm bằng công nghiệp nhập từ Trung Quốc và các mẫu mã quen thuộc "nhái lại" thì sản phẩm thổ cẩm của Tả Phìn - Sa Pa vẫn có những nét độc đáo riêng, giữ được phần "hồn" của bản sắc dân tộc.

Đặc sản cá hồi Sa Pa

Đặc sản cá hồi Sa Pa
Nếu như trước đây, khách du lịch đến Sa Pa đã quen thuộc với các địa danh nổi tiếng như: Khu du lịch Hàm Rồng thị trấn Sa Pa, khu trạm khắc đá cổ Hầu Thào, hay những địa danh đã đi vào thơ ca như Thác bạc, Cầu Mây, các làng văn hóa, làng nghề, thưởng thức hóa trái mang hương vị xứ ôn đới cận nhiệt đới như đào, lê, táo, mận ngất ngây lòng người v.v…
Nay đến với Sa Pa, du khách đã có thêm một sản phẩm du lịch đặc trưng khác mang hương vị riêng, đó là cá hồi và thăm quan địa danh nuôi cá hồi lớn nhất tại miền Bắc Việt Nam.
Trên cùng hành trình tham quan Thác Bạc hay mạo hiểm với cuộc leo núi, chinh phục đỉnh Phansipan hùng vỹ, ngay dưới chân “nóc nhà Đông Dương” này là mái nhà lý tưởng của những chú cá hồi vân nổi tiếng trời Âu. Nơi đây, vào những ngày đầu năm 2005, Trung tâm Nghiên cứu Nước lạnh Sa Pa được thành lập (thuộc Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I - Bộ Thủy sản) với hoạt động chính là nghiên cứu việc sinh sản và phát triển của cá hồi vân - một trong nhiều họ thuộc loại cá hồi. Sau hơn một năm nghiên cứu và nuôi thử nghiệm, mùa xuân năm 2006 lứa cá đầu tiên nhập từ Phần Lan về nuôi thử nghiệm đã thành công, mang thứ thực phẩm thượng hạng từ xứ Âu Châu cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng của thị trường Việt Nam, đồng thời tạo cho Sa Pa một điểm tham quan mới, hấp dẫn với những du khách muốn khám phá, tìm hiểu về loài cá này, cũng như ứng nhu cầu thưởng thức hương vị độc đáo của các món ăn được chế biến từ cá hồi. Hiện nay, trong các nhà hàng, khách sạn nổi tiếng ở Sa Pa như Victoria, Châu Long, Bamboo v.v…và nhiều khách sạn, nhà hàng lớn tại Hà Nội, cá hồi vân đã có trong thực đơn và nhanh chóng trở thành một món ẩm thực hấp dẫn với nhiều đối tượng khách du lịch trong và ngoài nước. Với các món ẩm thực đa dạng được chế biến từ cá hồi như: gỏi, lẩu, cháo, trứng cá hấp, cá hun khói, salad rau xanh ăn kèm cá hồi tẩm sốt cam và tiêu xanh, cá hồi nhồi dưa chuột v.v…đã mang đến cho du khách hương vị hấp dẫn khó quên của món ẩm thực có một không hai tại Sa Pa. Bên cạnh đó, theo nhận xét của nhiều đầu bếp nổi tiếng tại các nhà hàng Sa Pa và Hà Nội thì chất lượng và màu sắc của cá hồi Sa Pa không thua kém so với bất cứ loại cá hồi nào được nhập khẩu và đang sử dụng tại Việt Nam.
Theo anh Chu Quang Kiệm, cán bộ kỹ thuật của Trung tâm Nghiên cứu Nước lạnh Sa Pa cho biết, hiện nay Trung tâm có 3 khu riêng biệt, mỗi khu nuôi một thế hệ cá hồi khác nhau: Khu 1 là nơi ươm và ấp trứng với 12 bể con (dung tích trung bình mỗi bể là 2,5m3/bể) và 2 bể to mỗi bể có dung tích 60m3. Sau khi cá hồi đã đủ tuổi được chuyển sang nuôi ở khu 2, đây là khu nuôi cá ở tuổi trưởng thành. Khu 2 gồm 3 bể, mỗi bể có dung tích 60m3. Khu 3 là nơi nuôi cá hồi đã trưởng thành và chuẩn bị xuất chuồng, khu 3 gồm 5 bể với dung tích 250m3/ 1bể. Ngoài ra còn có 3 khu chuyên làm các thí nghiệm sinh học như: khu làm sinh sản, khu nuôi v.v…do đó, nếu muốn thăm quan toàn bộ quy mô và tìm hiểu một số đặc tính sinh sản, phát triển của cá hồi, các công đoạn chăm sóc cá hồi và tự mình lựa chọn một chú cá để thưởng thức hương vị thì du khách phải dành cả nửa ngày, thậm chí cả ngày mới có thể tìm hiểu được hết về nơi này. Hiện nay, “ngôi nhà” của cá hồi vân tại chân đỉnh Phansipan đã thu hút rất nhiều đối tượng khách du lịch đến thăm quan và thưởng thức. Cũng theo anh Kiệm, trung bình mỗi ngày Trung tâm đón từ 15 - 20 lượt khách, riêng ngày thứ 7 và chủ nhật lượng khách đến thăm quan và thưởng thức diễn ra cả ngày.
Du khách đến đây sẽ không dấu được sự ngỡ ngàng và thích thú trước những con cá hồi, sự hiếu kỳ và thích khám phá của du khách đã được đáp ứng. Đặc biệt với những du khách nước ngoài, nếu cảnh quan thiên nhiên và văn hóa các dân tộc bản địa luôn mang đến cho họ nhiều điều thú vị thì với cá hồi, sự ngạc nhiên và thích thú còn ý nghĩa hơn thế. Họ không thể tưởng tượng ra được giữa đất nước Việt Nam với đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa lại có thể tận mắt thưởng ngoạn và thưởng thức món ăn độc đáo của loài cá da trơn chỉ sống ở các nước ôn đới và hàn đới. Với nhiều món ăn hấp dẫn được chế biến từ cá hồi, du khách đến đây có thể vừa thăm quan, vừa tự tay lựa chọn một chú cá ưng ý để thưởng thức, và hương vị cá ở đây chẳng khi nào không tươi nguyên. 
Bên cạnh cá hồi, giờ đây đến với Sa Pa du khách còn có cơ hội mục sở thị cá tầm Trung Quốc, một loại cá mới có giá trị kinh tế rất cao (khoảng 800.000đ/ 1kg). Với 26 con cá tầm trưởng thành được nhập từ Nga, trong đó có một số con đang trong thời kỳ chuẩn bị sinh sản, mỗi con có cân nặng trên 20 kg. Dự án Hứa hẹn sẽ thu được nhiều thành công, Sa Pa đang được kỳ vọng không chỉ là ngôi nhà lý tưởng của riêng cá hồi vân và trong tương lai không xa cá tầm sẽ là một sản phẩm mới riêng có ở Sa Pa, đáp ứng nhu cầu chiêm ngưỡng, thưởng thức của du khách gần xa.
Cùng với các giá trị độc đáo về thiên nhiên và văn hóa các dân tộc thiểu số, cá hồi đã có sức thu hút mạnh mẽ với đông đảo khách du lịch mỗi dịp đặt chân đến Sa Pa. Đây là hương vị mới của Sa Pa dành cho bất cứ ai yêu mến và gắn bó với mảnh đất và con người nơi đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét