Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Sông Hoài

Sông Hoài, sông hoài, hoài, sh



Sông Hoài, dòng sông nhỏ êm đềm chảy qua phố cổ, món quà quý mà thiên nhiên ban tặng cho Hội An, chẳng những đem lại hơi nước mát lành cho phố thị mà còn tạo ra một cảnh quan trên bến dưới thuyền độc đáo và những đêm hội hoa đăng đầy ấn tượng.
Sông Hoài, dòng sông nhỏ êm đềm chảy qua phố cổ, món quà quý mà thiên nhiên ban tặng cho Hội An, chẳng những đem lại hơi nước mát lành cho phố thị mà còn tạo ra một cảnh quan trên bến dưới thuyền độc đáo và những đêm hội hoa đăng đầy ấn tượng.



Ban ngày, những mái chèo nhẹ lướt khua động làn nước soi bóng phố cổ, mây trời. Về đêm, ánh đèn lồng chiếu rọi muôn sắc màu, làm cho bức tranh phố và sông thêm phần sinh động. Mỗi dịp lễ hội, trên sông Hoài thu hút rất nhiều du khách, bởi đây là nơi lý tưởng nhất để ngắm phố cổ về đêm. Trên mặt nước sông Hoài khi đó không chỉ có ánh đèn lồng lấp lánh, huyền ảo mà còn ánh sáng hoa đăng lung linh, kỳ thú, hòa điệu với nét đẹp cổ kính, trầm lắng của đêm phố cổ.


Vào những đêm rằm, những gì gọi là tinh túy nhất của Hội An được “khoe” với du khách. Lễ hội đêm rằm là sự sáng tạo của người dân phố cổ về phục hồi không gian xưa và tái hiện hoạt động của cư dân nơi này trong những năm đầu thế kỷ 20, khi nơi đây là một cảng thị sầm uất.




Nếu đèn lồng là ánh mắt dịu dàng, đằm thắm của đêm phố cổ thì hoa đăng sông Hoài thật sự là một lễ hội của ánh sáng. Với người Hội An, thả hoa đăng đã thật sự là một thú chơi nghệ thuật, là món quà tặng du khách khi đến tham quan phố cổ vào những ngày lễ hội.


Ngày bình thường, những người thợ thủ công cắt, gấp, dán giấy thành nhiều đóa hoa đa sắc để sẽ thắp sáng chúng trong lễ hội. Hoa đăng được chuyển lên thuyền, đợi lúc nước ròng thả xuống dòng sông. Chỉ cần thả ở đầu dòng nước, chúng sẽ tự khắc trôi đều trên khắp mặt sông.



Theo dòng nước, hoa đăng lúc kết thành từng chùm, từng vạt, lúc nối thành bè, khi tách rời, xé lẻ từng chiếc tạo thành dòng sông rực sáng dọc theo dãy phố. Vài thảm hoa đăng sau khi diễu hành trên sông thì dìu nhau vào gần bờ, hắt lên thứ ánh sáng dìu dịu đủ thấy rõ những gương mặt thích thú, hân hoan của du khách đang say sưa ngắm nhìn.



Dù ngồi trên những bậc thềm của phố cổ hay trong những quán xá bên kia sông Hoài, du khách đều hướng về dòng sông lung linh hoa đăng, thưởng thức những làn điệu dân ca xứ Quảng trên sân khấu nổi hay trên chiếc thuyền văn hóa.



Hoa đăng đêm lễ hội không chỉ mang đến một nét đẹp của Hội An cho du khách muôn phương mà còn là cách cư dân nơi đây gửi gắm những ước nguyện đến thế giới linh thiêng, cầu mong một cuộc sống luôn no ấm, bình yên và hạnh phúc.




Không chỉ có một dòng sông Hoài lung linh rực rỡ mà nhiều du khách biết đến qua những dịp lễ hội hoa đăng. Mà đây đó trên dòng sông Hoài, nơi nhộn nhịp những chiếc thuyền nan đưa đón khách lại qua hai bên bờ. Những chiếc ghe chở khách kiếm sống mưu sinh, những con người luôn mỉm cười với khó khăn làm đẹp thêm cho dòng sông, làm nên những khúc bình dị của cuộc sống.

Đến đây bạn hãy thăm các điểm tiếp theo này nhé:

Chùa Chúc Thánh
Chùa Chúc Thánh, to,ding,chuc,thanh

Vị trí: phường Cẩm Phô, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam
Chùa tọa lạc tại phường Cẩm Phô, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Chùa do Thiền sư Minh Hải - Pháp Bảo khai sáng vào khoảng cuối thế kỷ XVII.

 



Tam quan chùa
Mặt tiền chùa

Toàn cảnh chùa

Khu tháp Tổ

Tên thường gọi:
Chùa Chúc Thánh
Chùa tọa lạc tại đường Hai Bà Trưng, phường Cẩm Phô, thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam. ĐT : 0510.950024. Mặt chùa hướng Tây Nam. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa do Thiền sư Minh Hải – Pháp Bảo khai sáng vào khoảng cuối thế kỷ XVII.

Chánh điện bài trí tôn nghiêm. Ở đây có bộ Thập bát La hán bằng đất nung cao 0,70m, phần tượng cao 0,45m, ngang 0,28m rất đẹp.

Chùa đã được trùng tu nhiều lần vào các năm 1845, 1849, 1892, 1894, 1934. Hòa thượng trụ trì Thích Trí Nhãn đã tổ chức trùng tu liên tục trong những thập niên gần đây.

Chùa là ngôi cổ tự nổi tiếng ở Hội An, ngôi Tổ đình của chi phái Thiền Chúc Thánh ở miền Trung và miền Nam.
Chùa đã được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.


Hội quán Phước Kiến
Hội quán Phước Kiến, hội quán phước kiến, hội quán pk, hppk, phước kiến, pk

Hội quán Phước Kiến là một di tích tôn giáo tín ngưỡng của phố cổ Hội An.Tọa lạc tại số 46 đường Trần Phú, Hội An, tỉnh Quảng Nam. Đến tham quan di tích này, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình nguy nga tráng lệ, vừa tinh xảo, vừa sâu lắng.

Hội quán Phước Kiến tọa lạc tại số 46 đường Trần Phú, thành phố Hội An, Quảng Nam. Hội quán được những người Phước Kiến sinh sống tại Hội An đóng góp xây dựng nên. Hội quán có kiến trúc nguy nga, tráng lệ, được trang trí những hoa văn tinh xảo góp phần làm phong phú thêm kiến trúc của phố cổ.



Đây là nơi thờ thần, Tiền hiền và hội họp đồng hương của những người Phúc Kiến. Đến tham quan, du khách sẽ chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc độc đáo tráng lệ, được chạm trổ tinh xảo. Hội quán có kiến trúc kiểu chữ “Tam” theo các trật tự: cổng – sân – hồ nước – cây cảnh – hai dãy nhà đông và tây – chính diện – sân sau – và hậu điện.


Chính điện thờ Thiên hậu Thánh Mẫu, Quan Thế Âm Bồ Tát, Thần Tài, 3 bà Chúa sanh thai và 12 bà mụ. Trong chùa còn có nhiều tượng thờ, trống đồng, chuông đồng, lư hương lớn, 14 bức hoành phi và nhiều hiện vật có giá trị khác.




Tương truyền, tiền thân của Hội quán là một gian miếu nhỏ thờ pho tượng Thiên Hậu Thánh Mẫu (bà chúa phù hộ cho thương nhân vượt sóng gió đại dương) vớt được tại bờ biển Hội An vào năm 1697.




Qua nhiều lần trùng tu, với sự đóng góp chủ yếu của Hoa kiều bang Phúc Kiến, hội quán càng trở nên rực rỡ, khang trang góp phần tô điểm diện mạo kiến trúc đô thị cổ Hội An. Thông qua cách bài trí thờ phụng các hình nhân: 6 vị tiền hiền (lục tánh), bà mụ, thần tài … hội quán thể hiện sâu sắc triết lý Á Đông về hạnh phúc con người.




Hàng năm, vào các ngày Nguyên Tiêu (15 tháng Giêng âm lịch), Vía Lục Tánh (16 tháng 2 âm lịch), vía Thiên Hậu (23 tháng 3 âm lịch) … tại hội quán Phúc Kiến diễn ra nhiều hoạt động lễ hội thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham gia.


Hội quán Phúc Kiến đã được cấp bằng di tích lịch sử – văn hoá quốc gia ngày 17 tháng 2 năm 1990. Đến tham quan Hội quán Phúc Kiến, du khách hẳn sẽ ngạc nhiên về bàn tay khéo léo của người xưa đã tạo nên một công trình vừa độc đáo, vừa nghệ thuật.

Khu phố cổ Hội An Quảng Nam
Khu phố cổ Hội An Quảng Nam, khu pho co hoi an , khu khố cổ hội an , quang nam, quảng nam

Vị trí: thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam
Hội An là một thành phố trực thuộc tỉnh, được thành lập ngày 29 tháng 1 năm 2008 theo Nghị định số 10/2008/NĐ-CP của Chính phủ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hội An hiện nay đã được công nhận là đô thị loại III, trực thuộc tỉnh Quảng Nam.
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, Việt Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ 17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Thế kỷ 19, do giao thông đường thủy ở đây không còn thuận tiện, cảng thị Hội An dần suy thoái, nhường chỗ cho Đà Nẵng khi đó đang được người Pháp xây dựng. Hội An may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt Nam.

Đến Hội An bạn dễ dàng tìm được cho mình một chỗ nghỉ ngơi lý tưởng và phù hợp với mình. Bạn có thể chọn Khách Sạn Vĩnh Hưng 1 ở 143 Trần Phú, Hội An , Quảng Nam.
Khách sạn Vĩnh Hưng 1 nằm ở khu phố thương gia người Hoa tồn tại 125 năm tuổi. Chỉ có 6 phòng duy nhất được xây dựng bằng gỗ. Một lối kiến trúc xưa nhưng vẫn giữ được cho đến ngày nay.
Nằm trong khu phố cổ từ cầu Hội An đến đường Trần Phú. Đối với những người thực sự muốn ngắm kiến trúc Hội An thì nên ở tầng hai của khách sạn, căn phòng được trang trí hòan tòan bằng gỗ. Nội thất khách sạn được làm từ gỗ quý, và trải thảm sang trọng. Một ban công nhỏ nhìn ra đường Trần Phú. Phòng này đã từng phục vụ cho Micheal Caine trong bộ phim “Người Mỹ Trầm Lặng” – “The Quiet American”

Phố cổ Hội An tuy nhỏ nhưng văn hóa ẩm thực lại vô cùng phong phú. Bởi thế, dù đã tham quan toàn bộ phố cổ, bạn cũng khó có thể thưởng thức hết đặc sản nơi đây. Và trong số đó, có 3 món ngon nổi tiếng mà bạn không nên bỏ qua là cao lầu, cơm gà và bánh bao - bánh vạc.
Cao lầu "trăm tuổi"
Nhiều người dân sống lâu năm ở phố cổ bảo Cao lầu có ở Hội An từ thế kỷ 17, trong thời điểm cảng Hội An mở cửa, cho phép nhiều thương nhân nước ngoài vào Hội An thông thương. Có lẽ vì thế mà món cao lầu có ảnh hưởng khá nhiều từ ẩm thực của người Hoa và cũng ảnh hưởng một ít từ món mì lạnh Udon của người Nhật.
3 món ngon khó cưỡng ở Hội An 1
Món cao lầu thịt heo tại quán Trung Bắc
Tuy vậy, cao lầu Hội An vẫn mang đậm nét riêng của mình và duy chỉ có Hội An mới có món Cao Lầu đúng chất. Bởi, sợi cao lầu được làm từ gạo ngâm với nước tro, mà phải là loại tro được đốt từ củi tràm ở Cù Lao Chàm ngâm cùng nước giếng Bá Lễ. Do vậy, sợi cao lầu mới có màu vàng đẹp mắt mà không nơi nào khác có thể làm được.
Nước lèo của món cao lầu là nước thịt xá xíu, chỉ được chan xâm xấp vừa đủ ướt và được ăn
nguội, chứ không phải dùng nóng như các món có nước lèo khác. Nhân cao lầu là thịt xá xíu ăn kèm với tóp mỡ hoặc sợi cao lầu chiên giòn, rau sống (lấy từ làng rau Trà Quế), nước tương và tương ớt.
Rất dễ để tìm ăn cao lầu ở Hội An, từ hàng gánh lề đường đến các nhà hàng trên đường Trần Phú. Nổi
tiếng nhất là quán Bà Bé nhưng ở đây chỉ bắt đầu bán từ 14 giờ chiều nên tôi chọn một quán ăn cũng khá nổi tiếng khác trên đường Trần Phú là Trung Bắc, nghe đâu đã có trên 100 tuổi, rất ngon và được đánh giá là đúng chất.
 3 món ngon khó cưỡng ở Hội An 2
Quán ăn Trung Bắc lúc nào cũng đông khách
Cơm gà Phố Hội
Cơm gà là món ăn khá nổi tiếng ở nhiều vùng nhưng tôi thích nhất khi ăn ở Hội An. Bằng sự khéo léo tỉ mỉ, người Hội An đã dụng công chăm chút từ hạt cơm, thịt gà đến nước chấm và các đồ ăn kèm để món cơm gà của mình trở nên đặc biệt, khác hẳn món cơm gà ở những nơi khác.
Gạo để nấu cơm gà là loại gạo ngon, thơm và dẻo, được lựa chọn kỹ lưỡng, ướp gia vị rồi nấu với nước luộc gà và lá dứa bằng lò củi. Cơm sau khi nấu sẽ có màu vàng của nghệ, mùi thơm của lá dứa và vị béo ngọt của nước gà. Gà được dùng là loại gà ta còn tơ, thịt mềm mà không bở, chắc mà không dai, da mỏng thịt thơm. Gà sẽ được làm sạch, lấy hết tiết, rồi bỏ vào luộc lúc nước còn nguội.
 3 món ngon khó cưỡng ở Hội An 3
Cơm gà Hội An nổi tiếng khắp miền Trung - Ảnh: Tấn Tới
Sau khi luộc, thịt gà được xé nhỏ ra rồi bóp với hành tây, hành phi, muối tiêu và rau răm. Cuối cùng là bày cơm ra đĩa, cho gà đã xé lên cơm, ăn với hành tây, đu đủ chua, rau thơm Trà Quế, nước tương và tương ớt. Ngoài ra, còn có một chén súp trộn tim, gan, cật gà ăn kèm. Với tất cả sự khéo léo tỉ mỉ trong cách chế biến của mình, người Hội An đã tạo ra một món cơm gà rất riêng, đủ dấu ấn để người ta cho nó một cái tên riêng: Cơm gà phố Hội.
Đến Hội An, bạn có thể ăn cơm gà phố Hội ở một số địa điểm nổi tiếng như cơm gà Bà Buội, cơm gà
Bà Hương – Kiệt Sica, cơm gà Bà Minh, Cơm gà Nga,…
Bánh bao "cặp kè" bánh vạc
Bánh bao - bánh vạc là hai loại bánh có nguyên liệu cách làm gần giống nhau và thường ăn chung trên một đĩa bánh.
Đến Hội An, muốn dùng thử món đặc sản này, bạn đừng quên ghé vào nhà hàng Bông Hồng Trắng trên
đường Nhị Trưng. Tại đây, bạn không chỉ thưởng thức được bánh bao – bánh vạc ngon mà còn
có thể tận mắt nhìn thấy quá trình làm bánh công phu của họ.
 3 món ngon khó cưỡng ở Hội An 4
Bánh bao
Nguyên liệu chính để chế biến hai loại bánh này là gạo, loại gạo thật trắng, nguyên hạt, dẻo, thơm, trồng trên ruộng đất sạch. Người ta đem gạo vo kỹ, ngâm với nước dứa nửa ngày rồi xả lại nhiều lần bằng nước giếng Bá Lễ. Sau đó, gạo được xay thành bột rồi chắt lọc qua khoảng 10-15 lần nước cho đến khi bột thật trắng, bột lọc càng kỹ thì bánh càng dai càng ngon. Tiếp đó, họ nhồi bột thành những thuôn dài rồi xoay vòng để tạo thành một miếng bột nhỏ. Miếng bột này lại được vê nhẹ vòng tròn để nong dần ra, từ từ trở thành vỏ bánh mỏng dính mà không cần phải cán bột như cách thông thường.
Nhân bánh vạc được làm từ tôm đất giã nhuyễn trộn với một ít tiêu, tỏi, hành, sả cùng những gia vị
bí truyền. Nhân bánh bao được làm từ thịt heo, nấm mèo, hành lá thái mỏng rồi cũng xào cùng gia vị bí
truyền đó. Có lẽ phần gia vị này cũng là một nguyên nhân khiến bánh bao – bánh vạc chỉ có thể ăn ngon ở Hội An.
Sau khi có nhân bánh, người ta cho nhân vào giữa vỏ bánh rồi túm lại thành hình quai vạc để làm bánh
vạc và viền nhẹ vỏ bánh thành hình dáng như một hoa hồng để làm bánh bao.
 3 món ngon khó cưỡng ở Hội An 7
Vừa ăn, thực khách vừa được tận mắt xem cách làm bánh bao - bánh vạc
Nặn bánh xong, người ta đem hấp cách thủy chừng mười phút, bánh chín thì vớt ra. Cuối cùng là xếp
bánh ra đĩa rồi cho một lớp hành phi lên và ăn cùng nước chấm pha chế từ nước luộc tôm.
Bánh ngon là bánh có vỏ vừa trắng vừa mềm vừa dai, nhân thơm. Nước chấm có vị ngọt vừa đủ, không quá chua, không quá mặn, không quá cay, màu xanh và đỏ của ớt hòa cùng màu vàng của
nước mắm. Quả thật món này vừa ngon lại vừa đẹp mắt.



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét