Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Núi Nứa

Núi Nứa, núi nứa

Vị trí: Quần thể núi Nứa nằm ở phía đông của xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu Đặc điểm: Tên gọi là núi Nứa do trước kia trên khắp đảo có nhiều cây nứa (một họ với tre) mọc thành rừng.

Có chiều dài hơn 6km, chiều ngang có nơi rộng nhất hơn 2km, quần thể núi Nứa là đoạn cuối cùng của dãy núi Phước Hòa nhô ra biển. Nơi đây có nhiều tảng đá lớn với nhiều hình dáng khác nhau, cùng nhiều cột đá chọc thẳng lên trời. Quần thể núi Nứa có ba đỉnh, cao nhất là đỉnh Bà Trao (183m), tiếp đến là đỉnh Núi Rồng (120m), về phía nam có đỉnh Hố Vong (hơn 100m). Trên đỉnh Bà Trao có một cột đá cao 5m gọi là Hòn Một. Trong khu vực này còn có hai khối đá dài bắc ngang tựa như con tàu biển, nên được gọi là Hòn Tàu. Nơi này là điểm dã ngoại khá lý thú dành cho các bạn trẻ thích vui sống cùng thiên nhiên, biển trời núi non.
Vào dịp lễ hội, du khách tới tham quan Hòn Một sẽ được tham gia làm lễ thỉnh cầu Thiên Địa và có thể phóng tầm mắt bao quát cả một vùng biển trời thoáng rộng. Dưới chân núi Nứa về phía tây có hồ chứa nước ngọt Mang Cá trồng nhiều hoa sen tỏa hương thơm ngát, còn về phía đông là di tích nhà Lớn - đền ông Trần.

Đến đây bạn dễ dàng chọn cho mình một khách sạn tại vũng tàu phù hợp với mình, chẳng hạn như Khách Sạn Phố Hiến 2 ở 39 Lê Quang Định, P. Thắng Nhất, TP Vũng Tàu

Khách sạn Phố Hiến được lựa chọn như một sự yên tâm, và tin tưởng cho suốt  kì nghỉ dưỡng của du khách.
Để không phụ lòng tin tưởng của quý khách, khách sạn của chúng tôi sẽ không ngừng hoàn thiện và nâng cao uy tín, chất lượng phục vụ cũng như không ngừng nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất của khách sạn để đáp lại sự tin yêu của khách sạn trong thời gian qua. Khách sạn chúng tôi mong muốn sẽ đồng hành dài lâu cùng quý du khách gần xa. Góp phần nhỏ cho thành công của kì nghỉ của quý khách là niềm vui to lớn của khách sạn chúng tôi.

Các điểm đến tiếp theo:

Nhà Lớn

Nhà Lớn, nhà lớn

Vị trí: Thôn 5, xã đảo Long Sơn, thành phố Vũng Tàu Đặc điểm: Kiến trúc nhà Lớn là biểu hiện sinh động và ấn tượng về sự pha trộn tín ngưỡng dân gian địa phương với Nho giáo và Lão giáo.


Nhà Lớn do ông Trần, tên thật là Lê Văn Mưu, một tín đồ của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa (vốn phát xuất từ vùng Bảy Núi, An Giang) đến lập nghiệp và xây dựng vào đầu thế kỷ 20. Năm 1900, ông dẫn 20 đệ tử tìm đến đảo Long Sơn và định cư hẳn ở đây khai hoang và truyền đạo. Với bàn tay khối óc của mình cùng với sự giúp sức của những người đi theo ông, hòn đảo trở thành mảnh đất trù phú trồng được nhiều loại cây đặc sản. Tiếng lành đồn xa, dân nghèo tứ xứ về Long Sơn ngày một đông và trở thành đệ tử ông Trần.
Với diện tích khoảng 2ha, nhà Lớn là một quần thể kiến truc uy nghi gồm ba phần là khu đền thờ; một khu quần thể các di tích nhà Long Sơn hội, trường học, chợ, nhà mát, nhà bảo tồn, các dãy phố và lăng mộ của ông Trần.


Khu đền thờ quay mặt về hướng đông, toạ lạc trên diện tích gần 10.000m², gồm cổng Tam quan, vườn hoa Bát quái, nhà Thánh, lầu Trời, lầu Tiên, lầu Phật với hệ thống nhà gỗ hai tầng, tám mái thờ rất nhiều đối tượng của Đạo giáo, Nho giáo, ông Trần và những người trong gia tộc họ Lê.


Nơi đây còn lưu giữ nhiều bộ sưu tập cổ vật quý báu như: bộ bàn ghế bát tiên gồm 8 ghế và 1 bàn hình chữ nhật đã trên 200 năm tuổi, tương truyền là bộ bàn ghế của vua Thành Thái. Bên cạnh đó, còn có nhiều cổ vật trang trí nội thất thờ tự như bao lam, hoành phi, câu liễn sơn son thếp vàng... đặc biệt là bộ tủ thờ gồm 33 cái, được cẩn xà cừ, chạm khắc tinh xảo. Tất cả cổ vật nơi đây thể hiện khả năng nghệ thuật điêu khắc, trang trí của các nghệ nhân từ nhiều nơi trên đất nước.
Hàng năm, vào ngày vía ông Trần (20/2 âm lịch) và ngày Trùng cửu (9/9 âm lịch), nhà Lớn tổ chức lễ hội rất lớn, thu hút hàng chục ngàn người từ khắp đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ về tham dự.
Năm 1991, quần thể kiến trúc nhà Lớn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia.

Căn cứ núi Dinh

Căn cứ núi Dinh, căn cứ núi dinh, căn cứ, núi dinh, nd

Núi Dinh chạy hình vòng cung theo hướng Đông Nam - Tây Bắc. Đỉnh cao nhất là núi Ông Trịnh cao 504m, phần còn lại thoải dần về 2 phía. Đầu thế kỷ 20, ở đây là rong nguyên sinh với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng, nhiều lại cây gỗ qúi hiếm.
Nằm kề quốc lộ 51 thuộc địa phận thị xã Bà Rịa và huyện Tân Thành, tỉnh, Núi Dinh chạy hình vòng cánh cung theo hướng đông nam - tây bắc. Đỉnh cao nhất là núi ông Trịnh 504m, phần còn lại thoải dần về hai phía.
Đầu thế kỷ XX ở đây là rừng nguyên sinh, với thảm thực vật nhiệt đới đa dạng, gồm nhiều loại gỗ hiếm: dâu, sao, bằng lăng, cẩm lai, sơn trà, chiêu liên, châm sừng, săng trắng, sến, gõ đỏ... Dưới tán rừng giá là nơi cư trú của các loài động vật : hổ, khỉ, nai, dọc, gấu, heo, hoẵng, sóc, chồn, cây hương, kỳ đà. Lợi dụng địa hình hiểm trở ở đây, cuối năm 1952 Thị uỷ Bà Rịa đã bí mật chuyển căn cứ hoạt động từ rừng Sác, xã Long Sơn vê Núi Dinh. Trong hai cuộc kháng chiến, Núi Dinh là cơ sở an toàn che chở cho các đơn vị thuộc chiến trường Đông Nam bộ.
Căn cứ núi Dinh trải dài trên một diện tích rộng có địa hình phức tạp, địch biết nhưng chúng không thể nào tìm được nơi hoạt động cụ thể của lực lượng cách mạng. Có thể nói mỗi hốc đá, mỗi lùm cây, một bờ suối đều tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ chiến sĩ lập nên những kỳ tích anh hùng. Năm tháng qua đi, những địa danh Hang Dây Bí, Hang Tổ, Hang Mai, Chùa Diệu Linh, Bưng Lùng, Hang Dơi... mỗi lần nhắc đến đều làm nhiều thế hệ bồi hồi xúc động.
Hang Dây Bí
Nằm trên độ cao 481m, về phía đông - nam là căn cứ của Huyện uỷ, Huyện đội Châu Đức. Địa hình ở đây nhiều vòm đá, phía trong là các hang động, có nguồn nước dồi dào chảy quanh năm, bên ngoài nhiều dây leo che kín. Hang nằm trên dốc đá khá cao, đường lên rất khó. Vào những năm 1965-1966 địch dội xuống đây hàng trăm tấn bom đạn. Chúng dùng trực thăng thả biệt kích, dùng mìn cay, bơm hơi độc vào hang hòng tiêu diệt bằng được lực lượng cách mạng. Chiến sĩ ta cố thủ bám trụ dưới hang sâu, chờ thời cơ tấn công tiêu diệt địch. Ngày 30 tháng 10 năm 1967 lực lượng đại đội 34 huyện Châu Đức đã tiêu diệt tại đây 100 tên địch, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của chúng.
Hang Tổ
Nằm ở độ cao 200m, có nhiều hang đá rộng và sâu, đủ chỗ chứa hàng trăm người. Nơi đây là điểm dừng chân của cán bộ chiến sĩ, là nơi cung cấp lương thực chực phẩm của Thị uỷ, Thị đội Bà Rịa. Mùa xuân năm 1968 Hang Tổ là nơi tập kết lực lượng của bộ đội tỉnh Bà Rịa - Long Khánh trước lúc xuống đường.
Hang Mai
Nằm trên độ cao 234m vê phía tây bắt, là một thung lũng lòng chảo khá rộng thoải dần về phía bắc, có hai con suối nhỏ chảy qua. Thiên nhiên tạo cho Hang Mai vẻ đẹp thơ mộng. Xung quanh khá nhiều cây cối, những thảm cỏ xanh tươi thoang thoảng hương thơm của thảo mộc đang ríu rít tiếng chim rừng. Năm 1968, sau khi phát hiện đây là nơi tập kết của lực lượng ta, địch đã dùng bom huỷ diệt toàn hộ căn cứ. Chúng còn đưa quân lên đây phá sập miệng Hang Mai. Những ngôi chùa lớn ở gần đó cũng bị phá hoại hoàn toàn.
Bưng Lùng
Nằm ẩn mình giữa hai đỉnh núi ông Trịnh và đỉnh Núi Dinh. Trong căn cứ, Bưng lùng là nơi xa nhất. Từ năm 1961 đến năm 1967, địch ráo riết tìm diệt căn cứ của ta nên cán bộ chiến sĩ phải chọn căn cứ Bưng Lùng để bảo toàn lực lượng. Là một thung lũng khá bằng phẳng, xung quanh có rất nhiều cây lùng (cây dong riềng) nên có tên gọi là Bưng Lùng. Bên các sườn dốc là bạt ngàn các cây cổ thụ, tán lá rộng sum xuê ; sao, dầu, bằng lăng... để tránh pháo và bom, cán hộ chiến sĩ phải đào hầm chữ T, mắc võng ngủ trong hầm. Nơi đây đã đào tạo rèn luyện các chiến sĩ của Thị uỷ, thị đội Bà Rịa và Thành Đoàn Sài gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh) trước lúc về nội thành hoạt động.
Chùa Diệu Linh
Nằm trên độ cao 160m, phía tây bắc. Nơi hoạt động của Thị uỷ Bà Rịa 1972- 1975. Hiện nay chùa Diệu Linh bị bom làm đổ nát hoàn toàn, chỉ còn lại một chiếc tháp Tổ cao ba tầng.
Hang Dơi
Ở độ cao 50m là nơi hoạt động của Thị uỷ, Thị đội Bà Rịa trong hai thời kỳ kháng chiến gian khổ. Gần địa bàn dân cư nhất so với các căn cứ khác. Hang Dơi có hai ngách lớn, nhiều đường đi rất thuận lợi, ở miệng hang rộng và thoáng.
Bộ Văn hoá thông tin đã ra quyết định số2015/QĐ.BT ngày 16 tháng 12 năm 1993 công nhận khu di tích lịch sử khu căn cứ Núi Dinh.
Hiện nay đường đến căn cứ cách mạng Núi Dinh được tu sửa bước đầu. Một con đường mới tu bổ từ nhà thờ Kim Hải lên tới cầu Sập. Khách du lịch có thể đến bằng xe ô tô. Trong tương lai, khu di tích Núi Dinh sẽ trở thành điểm du lịch lý thú và hấp dẫn đốí với khách tham quan trong và ngoài nước.

Lẩu cá đuối

Ngoài bánh khọt, lẩu cá đuối cũng là một món ăn ngon được nhiều người ưa thích ở Vũng Tàu. Chế biến món ăn này đơn giản và không mất nhiều thời gian. Cá đuối sau khi mua về được cắt bỏ mang, mổ dọc dưới miệng cá, bỏ hết phần ruột bên trong. Rửa cá lại bằng nước sạch, sau đó rửa qua với giấm hoặc rượu rửa sạch để tránh mùi tanh đồng thời tăng thêm hương vị cho cá.
lau ca duoi Món ngon Vũng Tàu
Thái cá thành từng miếng nhỏ khoảng hai ngón tay rồi xếp vào đĩa, tẩm ướp gia vị cho vừa miệng. Phần sụn cá đuối rất mềm nên có thể cắt nhỏ cho vào nồi ninh để ngọt nước. Ngoài phần thịt cá, lẩu cá đuối còn hấp dẫn người ăn bởi vị chua nhẹ của nước dùng được nấu từ măng chua cùng hương thơm của rau ngổ, ngò gai… Ăn kèm lẩu là các loại rau như rau muống, rau chuối, bún và không thể thiếu chén nước mắm với vài trái ớt tươi thái lát.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét