Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long, hoàng thành thăng long , hoàng thành tl, thăng long, tl

Vị trí: Ba Đình, Hà Nội
Các nhà khoa học đã phát hiện trong Hoàng thành nhiều di tích đặc biệt quan trọng có giá trị khoa học cao về lịch sử và văn hóa Thăng Long. Đây là lần đầu tiên chúng ta nhìn thấy tận mắt một phần diện mạo cực kỳ phong phú và to đẹp của các cung điện ở trong Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần - Lê.
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long - Hà Nội bắt đầu từ thời kỳ từ tiền Thăng Long (An Nam đô hộ phủ thế kỷ VII) qua thời Đinh - Tiền Lê, phát triển mạnh dưới thời Lý, Trần, Lê và thành Hà Nội dưới triều Nguyễn. Đây là công trình kiến trúc đồ sộ, được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam.
Ngày 1/8, Khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Dự kiến, Tổng giám đốc UNESCO sẽ tới Hà Nội vào 1/10 để dự kỷ niệm Đại lễ nghìn năm và trao giấy chứng nhận cho Hoàng Thành Thăng Long. VnExpress.net giới thiệu những hình ảnh tư liệu về quần thể di tích này, nằm trong bộ sưu tập Ký ức Hà Nội xưa của hai bố con nhà giáo Đoàn Thịnh và kiến trúc sư Đoàn Bắc.
Các bức ảnh được chụp vào khoảng cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, khi Pháp vào xâm chiếm nước ta. Trải qua cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn cùng sự tàn phá của thực dân, Hoàng thành trở nên xơ xác, tiêu điều. Vào thời nhà Nguyễn, kinh đô được dời vào Phú Xuân, Huế, quần thể di tích Hoàng thành xưa được gọi là Thành Hà Nội.
Đoan Môn - cửa chính đi vào Hoàng thành Thăng Long xưa.

Cửa Bắc Hoàng thành xưa.
Cửa Bắc ngày nay.
Bắc Môn xưa và nay đều vẫn còn nguyên hai vết đại bác do quân Pháp bắn vào thành Hà Nội ngày 25/4/1882.
Khung cảnh Hậu lâu - nơi ở của các cung tần mỹ nữ.
Một góc Hậu lâu còn lại đến nay.
Điện Kính thiên trong Hoàng thành.
Nền đất nơi từng tồn tại Điện Kính Thiên.
Điện Kính Thiên, nơi vua và các bá quan trong triều họp bàn quyết định việc nước. Đây vốn là trung tâm của Hoàng Thành.
Một góc thềm Điện Kính Thiên.
Rồng đá trên thiềm Điện Kính Thiên ngày nay.
Cột cờ xưa.
Cột cờ Hà Nội nay.

Hàng thập kỷ qua đã có những cuộc khai quật khảo cổ học nhằm tìm kiếm dấu tích các cung điện của các triều đại Lý - Trần - Lê trên mảnh đất Thăng Long nghìn năm văn hiến, nhưng kết quả mang lại chưa đáng là bao so với những tài liệu thư tịch cổ ghi chép.
Dường như những tranh luận chung quanh vấn đề xác định không gian khu vực Hoàng thành qua các đời vẫn đang tiếp tục giữa các nhà khoa học. Nhưng cho đến thời điểm này thì những nhà khảo cổ đã có thể khẳng định được rằng, cuộc tìm kiếm đó đã phần nào hé lộ kết quả.
Các tượng rồng, phượng cỡ lớn trang trí đẹp chứng tỏ các kiến trúc thời Lý, Trần, Lê xây dựng ở đây hết sức công phu. Hệ thống các gốm sứ cao cấp với các biểu trưng chỉ dành riêng cho nhà vua như hình rồng có năm móng và chữ Quan do Việt Nam sản xuất. Hệ thống di vật như súng thần công, vũ khí, các loại tiền đồng, đồ dùng sinh hoạt và đồ trang sức bằng kim loại đen, mầu, kim loại có ánh vàng phản ánh nhiều mặt về kinh tế, xã hội Thăng Long thời Lý, Trần, Lê. Từ cuối tháng 12 năm 2002, được sự cho phép của các cơ quan chức năng, các nhà khảo cổ thuộc Viện Khảo cổ học đã tiến hành khai quật trên diện tích gần 14.000 m2, cạnh đường Hoàng Diệu (Hà Nội) và đã tìm thấy nhiều di tích quan trọng về lịch sử Thăng Long xưa.
 
Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long, được các triều đại xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử. Thành bao quanh bởi đường Trần Phú - Điện Biên Phủ - Độc Lập - Hoàng Văn Thụ - Hoàng Diệu - Phan Đình Phùng và Nguyễn Tri Phương.
 
Ngày 1/8, khu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa thế giới. Phạm vi di sản được thế giới công nhận chính là khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu và các di tích cạnh đó. Đây chính là trục trung tâm của Cấm Thành còn sót lại, gồm: Cột cờ - Đoan Môn - Kính Thiên - Hậu Lâu và Bắc Môn.
Đoan Môn, cửa chính đi vào Hoàng thành 
Cổng thành nhìn từ phía đường Hoàng Diệu.
Cổng dẫn vào điện Kính Thiên được xây gạch với kiểu nóc mái chồng 2 lớp.
Súng thần công bằng gang trước cửa điện Kính Thiên
Một góc khuôn viên khu trung tâm Hoàng thành
Thành Bắc Môn được xây bằng đá tảng, gạch nung rất kiên cố từ triều Nguyễn
 
Hai vết đại bác của quân Pháp bắn vào thành Hà Nội ngày 25/4/1882 trên thành Bắc Môn. Tổng đốc Hoàng Diệu đã anh dũng chỉ huy quân dân chiến đấu bảo vệ thành.
Qua bóc tách các lớp đất các nhà khảo cổ đã nhận ra được di tích của các thời đại chồng lấp lên nhau, lớp văn hóa lâu nhất là dấu tích của thời kỳ tiền Thăng Long, có niên đại thế kỷ 7-9, ở giữa là lớp văn hóa Đinh-Lê, thời Lý và thời Trần, lớp trên cùng là thời Lê và thời Nguyễn.
Một trong những phát hiện tạo được sự chú ý nhiều nhất đối với các nhà khảo cổ là di tích kiến trúc. Qua các hố khai quật các chuyên gia khảo cổ đã làm xuất lộ được gần hết di tích kiến trúc nền móng của một cung điện lớn dài 62 m, rộng 27 m với chín gian nhà thuộc thời Lý và thời Trần với hệ thống 40 trụ móng cột được người đời xưa xử lý chống lún rất kiên cố.

Lộ trình tham quan Hoàng thành Thăng Long cụ thể như sau:
- Từ cổng 19C Hoàng Diệu, khách tham quan đi qua sân Quảng trường Đoan Môn, thăm lầu Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, di tích Cách mạng D67, lầu Hậu Lâu, tiếp đó đi bộ qua đoạn đường đã được lắp đặt hệ thống đèn đặc biệt để tham quan khu khảo cổ tại 18 Hoàng Diệu. Cùng với 20 hướng dẫn viên, còn có đội ngũ sinh viên tình nguyện tham gia hướng dẫn du khách.

- Ngoài ra, du khách có thể tham quan khu khảo cổ Hoàng thành Thăng Long tại hai khu vực A và B (hiện nay đã có 4 khu A, B, C, D được khai quật). Trong hai khu vực khảo cổ A và B này, có nhiều phế tích kiến trúc như: các cửa và hệ thống cống thoát nước (thời Lý - Trần), dấu vết nền cung điện, các đoạn thành, các giếng cổ (thời Đại La, thời Lê), các con đường cổ, các chân cột trụ...
Nhiều nhà khoa học khẳng định rằng, đây là lần đầu tiên chúng ta tìm thấy được quy mô khá đầy đủ của một kiến trúc cung điện rất lớn thời Lý - Trần ở Thăng Long. Đáng ngạc nhiên hơn, tại hố A1, qua gần 1.000 năm nằm dưới các tầng đất đá, một giếng nước cổ thời Lý vẫn còn khá nguyên vẹn, có đường kính 68 cm và sâu 2,5 m cùng hai giếng thời Lê. Tiếp đó là dấu tích hai nền móng cung điện thời Lý có chân tảng đá hoa sen, với chiều dài 24,50 m, rộng 20 m. Đây là di tích cung điện Lý duy nhất hiện nay ở Thăng Long còn nguyên vẹn, cơ sở là chân tảng hoa sen được xếp đặt ngay ngắn trên các trụ móng cột.
 
Cũng qua các hố khai quật đã làm xuất lộ những hệ thống cột gỗ trên chân tảng thời tiền Thăng Long, hệ thống trụ móng sỏi thời Lý-Trần, hệ thống các nền gạch thời Lý-Trần chạy theo hướng bắc-nam. Đáng lạ là, những hệ thống cống thoát nước thời Lý-Trần nay vẫn đang còn với đầy đủ dấu tích. Có con đường rải sỏi thời Lý -Trần chạy dài 27,5 m hiện còn dấu vết
 Tổng số di vật tìm thấy ước tính hơn ba triệu, chủ yếu là gạch, ngói, và đồ gốm trang trí kiến trúc. Trong số này có hàng trăm di vật lần đầu tiên được tìm thấy trong Hoàng cung Thăng Long. Đáng kể như có hàng vạn viên gạch xây cung điện, lầu gác ở Thăng Long, đặc biệt viên gạch có khắc chữ Hán "Đại Việt quốc quân thành chuyên", nhằm chỉ rõ là gạch để xây kiến trúc của nước Đại Việt thời Đinh-Lê, gạch "Lý gia đệ tam Long Thụy Thái Bình tứ niên tạo", chỉ rõ đó là gạch xây dựng các cung điện nhà Lý năm 1057...
Ngắm cảnh Hoàng Thành về đêm

Sau đó chúng ta thăm thêm Di tích Hậu Lâu

Di tích Hậu Lâu, di,tich,hau,lau

Hậu Lâu là một trong 5 di tích hiện còn của Thành cổ, còn có tên khác là Tĩnh Bắc Lâu hoặc lầu Công chúa, hay Hậu điện.
Công trình này có thể là nơi ở của các cung tần mĩ nữ trong đoàn tuỳ tùng mỗi khi hoàng đế triều Nguyễn từ Phú Xuân ngự du Bắc Hà.
Theo sử sách, Thành Hà Nội là trung tâm chính trị của nước Đại Việt, từ năm 1010 mang tên gọi quen thuộc “Thành cổ Hà Nội”. Khu vực “Thành cổ” với vòng thành trong cùng được bắt đầu xây dựng vào năm 1029. Trung tâm của Kinh đô Thăng Long được mang tên “Long Thành” vào thời Lý, “Phượng Thành” hoặc “Long Phượng thành” ở thời Trần và “Cẩm Thành” thời Lê. Sang thời Nguyễn, Kinh đô chuyển vào Huế, Hà Nội là tổng trấn Bắc Thành và một tòa thành lớn được khởi dựng từ thời Gia Long năm 1903.
Tòa thành Hà Nội thời Nguyễn xây theo kiểu Vô-băng, thành mới xây ở chỗ Đông Cung của nhà Lê cũ. Các di tích hiện còn trong “Thành cổ Hà Nội” là Cột Cờ, thẳng đường chính đạo vào tới điện Kính Thiên, rồi Đoan Môn, chếch sang phía Tây có lầu Tĩnh Bắc và Bắc Môn ở chính Bắc thành. Các kiến trúc tạo thành một tổng thể liên kết, gắn bó, bổ sung cho nhau.
Hậu Lâu là một trong 5 di tích hiện còn của Thành cổ Hà Nội. Hậu Lâu còn gọi là Tĩnh Bắc lâu, Lầu Công chúa, hay tòa “Hậu điện”. Kiến trúc trên có 5 tầng mái đan xen nhau, lầu dưới cũng có 3 tầng mái... mái được lợp giả ngói ống, trát vữa xi măng, các góc mái đều tạo dáng cong thanh thoát. Dưới cùng của tòa nhà xây tường dạng hình hộp.
Hậu Lâu cũ đã bị đổ nát trong thời kỳ Pháp xâm lược vào năm 1876, sau người Pháp đã cải tạo, xây giá lắp để lấy chỗ ở và làm việc của quân đội Pháp.
Từ khi tiếp quản Thủ đô (1954), Hậu Lâu nằm trong khu vực quản lý của Bộ Quốc Phòng và cũng tiếp tục cải tạo đổi chỗ. Kiến trúc hiện tại của Hậu Lâu mang đậm nét kiến trúc của thế kỷ XIX.
Diện tích được bàn giao từ Bộ Quốc Phòng sang thành phố Hà Nội quản lý là 2.392m2, ngày 6-4-1999 Bộ Văn hóa Thông tin đã ký quyết định công nhận di tích lịch sử “Thành Cổ Hà Nội”, trong đó có Hậu Lâu.
Tháng 10-1998, di tích Hậu Lâu đã được các nhà khảo cổ học khai quật tìm những chứng tích góp phần xác định vị trí của Hoàng thành Thăng Long thời Lý, Trần.
Qua khai quật khảo cổ học, bước đầu đã tìm thấy một hàng phiến đá, trong đó có một chân cột lớn trang trí 16 cánh sen nổi, mang phong cách nghệ thuật Lý, Trần.
Bên cạnh đó là hàng nghìn di vật, trong đó có gạch ghi “Giang Tây Quân” - loại gạch tìm thấy ở Hoa Lư và một vài phế tích khác có niên đại cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI. Những kiến trúc là những mảnh đất nung của diềm mái, trang trí rồng uốn khúc trong lá đề, hoa sen, những gạch men thời Lý, Trần, những đồ gốm có đúc chữ “Quan”... mà các nhà khảo cổ học Việt Nam tìm thấy ở Lam Kinh (trong tầng văn hóa thời Lê sơ - đầu thế kỷ XV).
Việc khai quật Hậu Lâu và khu vực phụ cận sẽ được tiếp tục... có thể góp phần khẳng định giả thiết: Hoàng thành Thăng Long thời Lý - Trần chính là khu vực Thành Hà Nội, mà nền điện Kính Thiên là trung tâm. Hậu Lâu mới được đại tu nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội.
Hậu Lâu cũng mới được đại tu trong dịp chuẩn bị kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội.

Khách sạn có rất nhiều bạn dễ dàng chọn cho mình một khách sạn tại hà nội để nghỉ ngơi sau những chuyến thăm quan mệt mỏi. Bạn có thể chọn Khách Sạn Nam Đế ở 14A Lý Nam Đế, Quận Ba Đình, Hà Nội là điểm nghỉ ngơi lý tưởng khi bạn thăm thú Hà Nội.
 
Khách Sạn Nam Đế được thiết kế với kiến trúc lãng mạn và tràn đầy ánh sáng, với trang thiết bị hiện đại: thang máy, wife, tầm nhìn quang cảnh phố cổ Hà Nội sẽ đem lại cho Quí khách cảm giác luôn thoải mái. Đội ngũ nhân viên được đào tạo chuyên nghiệp sẽ mang đến những dịch vụ hoàn hảo nhất.
Khách sạn có 3 loại phòng khác nhau cho du khách chọn lựa, 01 nhà hàng, Quý khách cũng sẽ được thưởng thức các món ăn ngon truyền thống Việt Nam.
 Khách Sạn Nam Đế mằm giữa trung tâm Hà Nội với những làng nghề truyền thống, Khách Sạn Nam Đế chỉ cách hồ Hồ Tây khoảng 200 mét . Khách sạn là một điểm hẹn để đưa Quý khách đến các điểm văn hóa của Việt Nam , và chỉ mất ít phút Quý khách có thể thăm quan Nhà thờ, Nhà hát lớn, Chùa Một Cột, Văn Miếu Quốc Tử Giám. Khách sạn cũng nằm trên tuyến đường đến các điển du lịch hấp dẫn khác ở Hà Nội.

Đa dạng bánh cuốn Hà Nội

Thủ đô Hà Nội luôn được cho là nơi hội tụ tinh hoa ẩm thực của các vùng miền, tại đây bạn có thể thưởng thức đủ loại bánh cuốn với các biến tấu đa dạng như bánh cuốn nấm tôm, bánh cuốn thịt nướng, bánh cuốn thịt gà, bánh cuốn trứng...

Bánh cuốn Thanh Trì
Nhắc đến bánh cuốn Hà Nội, ta thường nhớ ngay đến món bánh cuốn Thanh Trì nổi tiếng với những tấm bánh mỏng tang, trắng ngà, thơm mùi gạo, điểm chút mộc nhĩ và thêm lớp mỡ hành mỏng trên bề mặt. Thứ bánh này thường ăn nguội kèm với chút nước mắm chua ngọt pha khéo, điểm thêm chút tiêu, ớt, hành phi thơm là đã vô cùng đưa vị. Sang hơn, người ăn có thể dùng bánh kèm với chả quế hoặc loại giò, chả tùy thích.

Ở nhiều khu chợ vẫn có những người chuyên bán bánh cuốn Thanh Trì mỗi sáng. Chỉ 10.000- 15.000 đồng là bạn đã có ngay một bữa sáng no nê và ngon lành. Ngoài ra, bạn cũng có thể ghé "Bánh cuốn Bà Hoành" trên đường Tô Hiến Thành để thưởng thức bánh cuốn Thanh Trì vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Một suất bánh cuốn ăn kèm chả mỡ ở đây có giá từ 30.000 đồng trở lên.
Bánh cuốn nhân thịt
Biến tấu đầu tiên và phổ biến nhất của bánh cuốn phải kể đến bánh cuốn nhân thịt và mộc nhĩ. Mộc nhĩ, thịt xay băm nhuyễn nêm chút gia vị rồi tráng khéo, cuộn đều trông thật ngon mắt. Bánh cuốn nhân thịt dù dùng nguội hoặc dùng nóng đều có vị ngon riêng. Chấm một miếng bánh vào bát nước mắm pha vừa vị rồi đưa lên miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị bùi của gạo lẫn trong vị ngọt của thịt, giòn của mộc nhĩ rất hấp dẫn.

Mỗi suất bánh cuốn nhân thịt có giá từ 15.000 đồng, thường được ăn kèm chả quế. Gần gầm cầu Chui (Gia Lâm), hoặc trong khu phổ cố có rất nhiều hàng bánh cuốn thịt ngon.
Bánh cuốn nấm tôm thịt
Không chỉ có thịt, mộc nhĩ như thông thường, bánh cuốn nấm tôm còn có mùi thơm của nấm hương xắt nhuyễn, vị bùi và ngọt của những miếng tôm tươi hấp chín, bóc vỏ. Nhân bánh cuốn gồm rất nhiều các nguyên liệu: thịt, mộc nhĩ, nấm hương, tôm... nhưng khi ăn, ta vẫn cảm nhận rõ rệt  hương vị của từng loại nguyên liệu, hòa quyện với nhau thật tài tình.

Món ngon này có thể ăn kèm với chả quế, lạp xường… đều lạ miệng và thú vị. Tất nhiên không thể thiếu được hành phi, nước chấm chua ngọt. Bạn có thể ghé đoạn giữa phố Bà Triệu hoặc đầu phố Hàng Gà để thưởng thức loại bánh cuốn này. Một đĩa bánh cuốn nấm tôm có giá từ 25.000 đồng.
Bánh cuốn thịt gà
Bánh cuốn thịt gà là một biến tấu bánh cuốn khá thú vị. Thịt gà được băm nhỏ, lẫn cùng mộc nhĩ, nấm hương. Chậm rãi thưởng thức, bạn sẽ cảm nhận được vị thơm của những miếng nhỏ liu xiu lẫn da gà ăn khá ngậy. Món này thường ăn kèm với hành phi, chả quế hay chả cốm đều rất hợp vị.


Tại Hà Nội, không quá nhiều hàng bán bánh cuốn thịt gà, tuy nhiên bạn có thể ghé qua bánh cuốn Thanh Vân ở Hàng Gà hay đoạn giữa phố Hàng Bồ để thưởng thức món bánh cuốn lạ miệng này. Một suất bánh cuốn thịt gà có giá từ 20.000 đồng.
Bánh cuốn thịt nướng
Món ăn này có nguồn gốc từ Phủ Lý. Nếu đã quen với thứ bánh cuốn Thanh Trì hoặc bánh cuốn nhân thịt băm mộc nhĩ xào, thì bánh cuốn thịt nướng sẽ là những trải nghiệm ẩm thực thú vị cho những thực khách khó tính đất kinh kỳ. Loại bánh cuốn ăn kèm thịt nướng là bánh chay và được tráng sẵn thành từng lớp mỏng.


Thịt nướng chả là loại ba chỉ ngon, được tẩm ướp đủ vị, kẹp vào que tre hoặc vỉ thép rồi nướng trên than hoa cho chín vàng, thơm phức. Nước chấm của loại bánh cuốn này cũng được bổ sung thêm đu đủ bóp. Bánh cuốn thịt nướng thường không thể thiếu được các loại rau sống như rau mùi và kinh giới để làm giảm độ ngấy của thịt. Bạn có thể thưởng thức bánh cuốn thịt nướng ở Đào Duy Từ hoặc Trịnh Hoài Đức… với giá từ 25.000 đồng/suất.
Bánh cuốn trứng
Món bánh cuốn trứng lạ tai là biến tấu có nguồn gốc từ Lạng Sơn, tuy nhiên về tới Hà Nội, nó cũng có thay đổi ít nhiều. Bánh cuốn được tráng trên nồi lớn, khi bánh vừa chín, người ta giở nắp vung, đập vào quả trứng gà rồi đậy lại, chờ tới khi lòng trắng đục, dính vào mặt bánh, phần lòng đỏ vừa chín tới, bọc một lớp mỏng mờ bên ngoài, người làm bánh mới khéo léo xếp bánh lại, phủ lên quả trứng một phần bánh cuốn.

Ở Hà Nội, món bánh cuốn trứng mỗi quán lại có sự khác nhau. Có quán nhân bánh cuốn chỉ có trứng, có quán thêm cả thịt và mộc nhĩ, độ chin của trứng cũng được làm tùy theo sở thích của thực khách: chin, chin vừa, lòng đào... Món bánh cuốn trứng ăn rất mềm và thơm, đặc biệt ngon khi ăn nóng. Hầu hết các hàng bánh cuốn nóng đều có bán kèm bánh cuốn trứng với giá từ 7.000 đồng/chiếc.
Bánh cuốn chả mực
Biến tấu bánh cuốn của Hạ Long đã nhanh chóng được nhiều người dân Hà Thành ưa thích. Bánh cuốn vẫn là những chiếc bánh nhân thịt tráng mỏng tang, nhìn rõ miếng thịt băm, nấm, mộc nhĩ bên trong, nghi ngút khói bay hương thơm của ruốc, hành phi. Gắp một miếng bánh cuốn, kèm chút rau mùi, một miếng chả mực vừa chiên cũng đang nóng hổi vàng ruộm, chấm khẽ vào bát nước chấm màu hổ phách sóng sánh khoanh ớt đỏ, đưa lên miệng bạn sẽ cảm nhận được vị bùi, béo, giòn, dai của bánh và chả hòa quyện.
Miếng chả mực giòn, ngọt đậm đà hương vị hải sản trong miếng bánh cuốn thịt được làm dịu đi bằng cái ngọt chua của nước chấm pha khéo. Bánh cuốn chả mực có ở Bà Triệu và Mễ Trì Thượng… với giá từ 30.000 đồng/đĩa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét