Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Thị Trấn Sapa

Thị Trấn Sapa , thị trấn sapa, tt sapa, sapa, ttsp

Sau hơn một tháng rét mướt kéo dài, sương trắng giá lạnh, từ những ngày đầu năm mới, thị trấn Sapa bỗng tràn ngập nắng vàng, cảnh vật như bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài.

Bởi vậy, rất nhiều du khách đã lên Sapa để chơi xuân và hưởng không khí bốn mùa trong một ngày mà hiếm nơi nào có được.
Những ngày này tại thị trấn Sapa, trai gái từ các bản Tả Phìn, Tả Van, Cát Cát…cũng tấp nập đưa nhau đi chơi xuân, tạo nên một bức tranh văn hóa vô cùng sống động. Những gian hàng thổ cẩm, đồ dân tộc, quán ăn nướng... luôn thu hút được đông đảo các du khách.
Thác Bạc huyền ảo
Thác nước trắng xóa, càng tô thêm vẻ đẹp thơ mộng ở Sapa
Bãi đã ở bản Tả Van
Những ngôi nhà thơ mộng nằm bên suối
Những ngọn suối sau giấc ngủ đông như bừng tỉnh khi mùa xuân về
Những ngọn đồi xanh mướt
Ruộng bậc thang
Thị trấn Sapa nhìn từ trên đỉnh Hàm Rồng
Chơi đu, tưởng chừng như bị lãng quên nhưng du khách có thể bắt gặp trò chơi này tại Sapa
Hình ảnh vui chơi của các em trong ngày xuân rất dễ bắt gặp ở Sapa
Đồ chơi của các em người Mông ở Sapa là những chiếc ván tự tạo
Hồ hởi qua cầu đi vui xuân
Những em nhỏ sặc sỡ trong bộ váy mới
Theo mẹ chơi xuân
Phiên chợ không thế thiếu thứ vòng tay của người Mông ở Sapa
Nhiều ngưòi tranh thủ chụp hình lưu niệm
Tấp nập những phiên chợ dân tộc
Trai, gái nô nức du xuân

Khách Sạn Đăng Khoa Sa Pa ở 57 phố Xuân Viên, thị trấn Sa Pa, Lào Cai  là một khách sạn sapa tốt cho bạn để nghỉ ngơi.


Khách sạn Đăng Khoa nằm ở trung tâm huyện Sa Pa đường bờ hồ, (Cách nhà Thờ đá khoảng 100 m), xung quanh khách sạn có rừng cây xanh và khuôn viên đẹp, có bãi để xe rộng rãi an toàn, gần khách sạn có nhiều các nhà hàng bình dân và cao cấp khác.
Khách sạn có đội ngũ lái xe, hướng dẫn, nhân viên phục vụ chuyên nghiệp nhiệt tình chu đáo Nghỉ ở khách sạn quý khách sẽ rất hài lòng với không khí cảch quan và môi trường nơi đây.
Khách sạn Có dịch vụ xông hơi, masage, tắm lá thuốc, có phòng hát Karaoke.

Điểm đến tiếp theo:

Cổng Trời Sapa

Cổng Trời Sapa, cổng trời sapa, cổng trởi, cổng trời sp, ct

Lâu nay khi nhắc đến cổng trời, người ta thường nghĩ đến Hà Giang, nơi có cổng trời Quản Bạ. Nhưng ít ai biết rằng Sapa cũng có một cổng trời. Đây là đỉnh đường bộ cao nhất Việt Nam có thể đi tới để chiêm ngưỡng đỉnh Phan Xi Păng - nóc nhà của Đông Dương.
Ra khỏi thị trấn Sapa, đi theo hướng Bắc khoảng 18 km, đường lên cổng trời ngoằn ngoèo uốn lượn giữa lưng chừng núi trùng trùng điệp điệp với những bóng nắng chạy dài thoắt ẩn thoắt hiện. Chỉ có gió thổi làm cho thảm thực vật phải dán mình vào đá. Con đường đèo này có tên là Trạm Tôn, len lỏi giữa dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ. Và cổng trời chính là đỉnh của con đèo này.
 Con đường đèo ngoằng nghèo lên cổng trời.
Ngồi trên xe vượt qua chục km, đôi lúc bất giác quay đầu nhìn lại, chợt thấy choáng ngợp vì cảnh tượng kỳ ảo sau lưng mình. Con đường chúng tôi vừa đi qua giờ chỉ như sợi dây thừng ai đó buộc quanh lưng núi, khúc khuỷu giăng ngang giữa muôn trùng mây.
Chúng tôi đến cổng trời tầm 11h trưa vào một ngày tháng 7. Lúc này, sương đã tan, trời hửng nắng từ lâu. Nhưng cái nắng không làm rát da thịt hay muốn trốn chạy. Nắng chỉ giúp ấm áp hơn và cho chúng tôi cảm nhận rõ hơn nét đẹp của bức tranh mây núi. Từ màu xanh ngút ngàn của cây, màu vàng của lúa chín chen lẫn những mảng lúa xanh non đến sắc nâu trầm ấm của đất. Được làm dịu bởi gió núi Hoàng Liên Sơn, khí hậu ở đây và cả phố núi Sapa mát mẻ quanh năm, nhiệt độ trung bình chỉ từ 15 đến 18 độ C. Dễ hiểu vì sao mùa hè, vào các đợt nóng liên tục từ 35 độ C trở lên, người miền xuôi trong Nam ngoài Bắc, khách Tây khách Ta nô nức đổ về Sapa.
Đứng giữa cổng trời Sapa, có thể phóng tầm mắt bao quát cả thung lũng rộng lớn phía dưới với những ruộng nương xanh rì, con đường ôtô xuôi ngược Phong Thổ (Lai Châu) - Sapa (Lào Cai), xa xa là Thác Bạc - một trong 10 thác nước đẹp nhất Lào Cai, luôn được giới trẻ tìm đến khám phá. Cao khoảng 200m, Thác Bạc ngày đêm ào ào nước đổ như góp nên âm thanh của núi rừng heo hút. Hay đơn giản đứng chỉ để nhìn khoảng không vô tận và khoáng đạt phía trước.

 
Những mảng lúa xanh non làm mát mắt du khách.
Cũng ở cổng trời này mới cảm nhận được vẻ kiêu hùng của đỉnh Phan Xi Păng vời vợi lưng trời. Bên dưới là những vực sâu thăm thẳm, với thảm rừng nguyên sinh chứa đựng nhiều bí ẩn chưa được khám phá. Đây cũng là nơi năm xưa có trạm khí tượng địa cầu xa xôi hẻo lánh, ít người qua lại đã được nhà văn Nguyễn Thành Long lấy làm nguyên mẫu trong truyện ngắn nổi tiếng của mình "Lặng lẽ Sa Pa".
Từ ngày tái lập tỉnh tới nay, cổng trời trở nên hấp dẫn du khách mỗi dịp lên Sa Pa, vì nhiều người tham quan Thác Bạc bao giờ cũng cố ngược lên cổng trời để ngắm cảnh sắc kỳ vĩ của núi rừng Hoàng Liên đã được vinh danh là "Vườn di sản Asian Sa Pa". Chúng tôi cũng nằm trong số những du khách thích chinh phục, ưa khám phá như thế.
Lên cổng trời mới biết Sapa không chỉ nổi tiếng vì cảnh đẹp, vì những thửa ruộng bậc thang đã được tạp chí Travel and Leisure của Mỹ bình chọn là một trong bảy thửa ruộng bậc thang đẹp nhất châu Á và thế giới, mà bởi nó còn đậm nét hoang sơ, phảng phất vẻ yên bình lặng lẽ của vùng rẻo cao Tây Bắc. Những nét đẹp này còn được vô tình tạo ra bởi sự tổng hòa bản sắc của các dân tộc anh em: Người H’Mong, Dao Đỏ, Tày, Giáy, Xá Phó… với bề dày của đặc trưng văn hóa tộc người đã góp phần tô điểm cho bức tranh Tây Bắc đã lạ nay càng lạ thêm.

 Vẻ đẹp mộc mạc của các cô gái dân tộc vùng Tây Bắc.
Những món ăn mang đậm hương vị núi rừng: cơm lam, thắng cố, mèn mén, cá suối, lợn mường… hòa trong tiếng cười khúc khích, nhịp xòe uyển chuyển của các thiếu nữ H’Mong hay những chiếc gùi khi ẩn khi hiện của các cô gái Dao đi hái lá thuốc khiến chúng tôi càng thêm say giữa đất trời Sapa huyền ảo.
Đến với cổng trời Sapa là dịp để mỗi chúng tôi thử lòng can đảm của mình bởi đèo cao vực thẳm, cung đường quanh co với nhiều khúc “cua tay áo” đến chóng mặt. Nhưng đổi lại, chúng tôi đã được những ngày đắm mình với thiên nhiên hùng vĩ, khám phá cuộc sống bình dị của các dân tộc vùng cao, được thả hồn trong tiếng khèn, tiếng sáo. Đó là điều khiến chúng tôi ngẩn ngơ khi rời chốn xa xôi này.

Đỉnh Sân Mây

Đỉnh Sân Mây, đỉnh sân mây, sân mây, đsm, sm

Sân Mây cái tên cũng khá là giản dị, nhưng là lạ, hay hay. Ai tới lần đầu tiên cũng thắc mắc: Tại sao là Sân Mây? Mà không phải là Chân Mây hay …..?
Câu hỏi có một câu trả lời cũng đơn giản như cái tên của quán vậy. Sân Mây là điểm dừng chân trên đỉnh Hàm Rồng, của dãy núi Phan Xi Păng ở Sapa. Nơi đó, du khách có thể, sau khi đã leo lên độ cao hàng trăm mét, có thể ngừng lại để “Ồ! À!” rồi thốt lên “Đẹp quá! Đây chính là thiên đàng!”. Khung cảnh tại Sân Mây rất đúng với cái tên của nó: trải dài trước mắt là một sân mây, mây lãng đãng, mây thảnh thơi, mây chơi, mây “thở.” Hít một hơi thở thật sâu để cảm nhận được sự mầu nhiệm của sự sống, người và mây trở thành một. Mây “thở”, người cũng “thở”, mây chơi, người cũng chơi. Không ai ràng buộc được mây cả, kể cả núi. Người cũng muốn được tự do để mà sống như mây, nên người “gieo mầm” cho một Sân Mây ở thành phố. Ở đó, ai tới cũng phải dừng lại để thở, để cười. Lúc đó, tự khắc, ai cũng sẽ thấy mây.




Khách hàng nghe xong câu trả lời, cũng thấy vui. Đó chính là cái tâm của 8 người chủ quán trẻ tuổi ở nhà hàng chay Sân Mây
Là một nhà hàng, Sân Mây còn rất “nhỏ” và cũng không mấy tên tuổi. Là một điểm “để chơi” thì Sân Mây lại có vẻ hơi “già.” Phong cách đầm và ấm, bước vào cảm thấy thoải mái như mới về lại phòng khách nhà mình. Nhà hàng không sang trọng, không nhiều mầu sắc nổi bật. Thấp thoáng đâu đó là những bức họa tiết của sen, mây được vẽ trực tiếp lên tường. Bàn gỗ mộc mạc, chung với vài bức thư pháp. Lầu dưới ngồi trên bàn ghế cao. Theo như một người chủ của Sân Mây, “ dành cho các cô chú lớn tuổi và gia đình lớn có các em bé nhỏ”. Lầu trên là khu vực ngồi bệt. Bàn nâu thấp, thiết kế theo phong cách trà đạo. Khách ngồi lên tấm nệm bọc vải nâu, có thể gác 1 chân lên kiểu “ông bà mình dưới quê” hay ngồi xếp bằng cánh sen “rất thiền”. Cắn một miếng cuốn diếp, đăng đắng, cay cay, uống một hớp trà Cung Đinh thanh thanh, ngòn ngọt, nhìn ra mây trời trong veo, cảm giác như đang đứng ở Lầu Vọng cảnh ở cung đình Huế, nhẹ nhàng mà cũng sang lắm! Hoặc, gia đình quây quần bên nhau, người gắp bún, người bỏ rau vào nồi lẩu nấm Sân Mây, cười nói trong nhận thức là mình đang có một bữa ăn rất trọn vẹn bên nhau, có giấc mơ nào đẹp hơn nữa!



Núi ấp ôm mây, mây ấp núi.
Không gian nhẹ nhàng làm cho con người thư thái hơn. Con người thư thái hơn thì cảnh vật cũng thanh thoát hơn. Người và cảnh nuôi nhau vậy. Chính vì vậy, gọi Sân Mây là một sân chơi cho những người yêu thích tự do của tâm hồn và là ngôi nhà tinh thần để bất cứ khi nào bạn cũng có thể quay về để nghỉ ngơi thì đúng hơn là nhà hàng

Thắng cố món ngon ở Sapa

Thắng cố Sapa - iVIVU.com

Với những người dân tộc, thắng cố thường nấu chung các loại thịt trâu, bò, lợn… Thắng cố ngon cần đến 27 loại gia vị khác nhau như quế, hồi, thảo quả, lá thơm… Các loại rau rừng là phần quan trọng thứ hai của món thắng cố. Thật khó diễn tả hương vị đặc biệt, vừa ngọt lừ, béo ngậy, vừa đậm đà, thơm phức của món đặc sản này. Không gì thú vị bằng ngồi bên chảo thắng cố sôi sùng sục, vừa ăn vừa nhâm nhi chén rượu ngô, cảm thấy ấm áp hơn trong khí lạnh, gió núi tê buốt… Quán thắng cố nổi tiếng ở Sapa là thắng cố Mã Lệ, chuyên thắng cố ngựa; quán thắng cố A Quỳnh: 015 Thạch sơn, Sapa.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét