Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Hòn Đầu Người

Hòn Đầu Người, hòn đầu người , hòn đn, đầu người, đn

Vị trí: Hạ Long, Quảng Ninh
Cao khoảng 25 m nên từ xa bạn đã có thể nhìn thấy một cái đầu người Ai Cập đồ sộ với chiếc mũi to, gồ ghề, nhô ra, cằm sát mặt nước.
Hòn đảo này từ rất xa đã có thể nhìn thấy, nó giống như một đầu người Hy Lạp với chiếc mũi to gồ nhô ra, cằm tỳ trên mặt nước, cao đến 25m.
http://www.skydoor.net/Download?mode=photo&id=1629
Hòn Đầu Người nằm ở phía bắc dãy đảo Bồ Hòn, thuộc vịnh Hạ Long.
http://www.dulichhalong24h.com/uploads/small_85949-jpg-20062011061243-U1.jpg
Hòn đảo này từ rất xa đã có thể nhìn thấy, nó giống như một đầu người Hy Lạp với chiếc mũi to gồ nhô ra, cằm tỳ trên mặt nước, cao đến 25m. Nhiều người lại thấy đảo này giống tượng Nhân Sư Ai Cập hơn. Trên đỉnh đầu có ít cây xanh như bờm tóc bay trong gió. Hòn Đầu Người cách hang Luồn và đảo Ti Tốp khoảng 1km, cách hang Sửng Sốt hơn 2km, nhưng từ các nơi này không thể nhìn thấy vì bị ngăn cách bởi các hòn núi khác.
http://farm4.static.flickr.com/3102/3133151508_e4ea1b6009.jpg
Nhiều người đã liên tưởng tới hình ảnh tượng Nhân sư Ai Cập. Hòn Đầu Người của Hạ Long là tác phẩm của tự nhiên có vẻ đẹp và thơ mộng riêng vì nổi trên mặt nước biển.Hòn đầu người thực sự rất hoàn chỉnh với đầy đủ các chi tiết trên một gương mặt, với chiếc mũi to, gồ ghề, nhô cao,… Vị trí của nó ở gần Hang Luồn, cách cảng tàu du lịch 13 km, thuộc vịnh Hạ Long.

Bạn có thể ở Khách Sạn Eva Hạ Long 22 Phố Lê Hoàn, Phường Bạch Đằng, Cảng Hòn Gai, Hạ Long, Việt Nam
Nếu bạn đang muốn tìm một khách sạn có vị trí thuận lợi thuộc Hạ Long, không lựa chọn nào tốt hơn Eva Hotel Halong. Khách sạn nằm cách trung tâm thành phố 0.0 Km và dễ dàng tiếp cận các địa điểm khác trong thành phố . Với những điểm du lịch chính của thành phố như Cảng Hòn Gai, Nhà Thờ, Hòn Hang Đinh khá gần, khách tham quan khi đến khách sạn đều rất hài lòng với vị trí này của khách sạn.
Thiết bị và dịch vụ cung cấp bởi Eva Hotel Halong bảo đảm kì nghỉ dễ chịu cho du khách. Khách của khách sạn có thể tận hưởng tính năng tuyệt vời như phòng hút thuốc, đưa đón khách sạn/sân bay, dịch vụ giặt là/giặt khô, quán cà phê, Wi-Fi ở khu vực công cộng.
Nơi ăn chốn ở khách sạn được chỉ định rất rõ ràng sao cho phải đạt mức dễ chịu và tiện nghi nhất, với tủ đồ ăn uống nhẹ, góc ngồi nghỉ, tắm bồn và tắm hoa sen riêng, truy cập internet không dây (miễn phí), máy lạnh in each room. Khách sạn được trang bị cơ sở vật chất tuyệt vời, bao gồm mát xa, giúp cho bạn thư giãn sau một ngày khám phá các sự kiện thú vị trong thành phố. Eva Hotel Halong là một sự lựa chọn thông minh cho du khách khi đến Hạ Long, nơi mang lại cho họ một kì nghỉ thư giãn và thoải mái.  

Các điểm tiếp theo:

Động Mê Cung

Động Mê Cung, động mê cung , động mc, mê cung, mc

Động Mê Cung tọa lạc ngay trong vịnh Hạ Long, chỉ cách bãi tắm Ti Tốp 2 km về phía Tây Nam
Cách bãi tắm Ti Tốp 2 km về phía tây nam là động Mê Cung. Động nằm trên hòn Lờm Bò ở độ cao 25 m so với mực nước biển. Nhìn từ xa, cửa động như một mái nhà ăn sâu vào sườn đảo.

Qua một khe cửa nhỏ chỉ vừa một người qua, lòng động mở ra nhiều ngăn, tuy nhỏ hẹp nhưng lại hết sức tinh xảo, những nhũ đá mang hình những pho tượng, hoa văn tuyệt đẹp, nhũ đá từng chùm muôn màu rủ xuống từ trần động, những sư tử đá, gấu đá đang vờn nhau, những bức rèm đá chảy dài trên vách động… Một luồng ánh sáng nhạt từ xa hắt lại, đó là con đường dẫn ra cửa động. Ra khỏi cửa động, leo tiếp vài bậc đá sắc nhọn lởm chởm, nhìn xuống dưới là một hồ nước bị núi vây kín rất tròn và rộng, bốn mùa nước xanh biếc phẳng lặng như mặt gương, trong đó là thế giới của các loài sinh vật quần tụ như cá, tôm, mực, rong, tảo, san hô, cua… Bên cạnh là một khu đất có nhiều cây cổ thụ mà người dân thường gọi là khu “vườn thượng uyển”, đẹp đến mê hồn.
Qua những bậc đá cheo leo, một mái đá rộng nhô ra, khô ráo thoáng mát, lớp ốc suối Melina dày trải trên cửa động làm nền. Xưa kia lớp ốc này dày tới 1,2 m được kết tầng bán hoá thạch ở phía ngoài. Gần đây còn phát hiện ra một bộ xương thú đã hoá thạch trong động. Động Mê Cung được các nhà khảo cổ học xác định là một trong những di chỉ thuộc nền văn hoá tiền Hạ Long sơ kỳ đá mới, cách ngày nay từ 7.000 đến 10.000 năm.
Đi vào trong động, du khách tưởng như đang bước vào cung điện của một hoàng đế Ba Tư và những tiếng rì rầm đâu đây lại khiến cho du khách tưởng như đó chính là giọng nàng Sêhêharát đang kể câu chuyện nghìn lẻ một đêm cho vị quân vương của mình.

Trên đảo là các loài cây cổ thụ già nua soi bóng nước… Đây cũng là nơi sinh sống của các loài chim, thú như khỉ, voọc, sơn dương, kỳ đà…

Động Tam cung

Động Tam cung, động tam cung , động tc, tam cung, tc

Động nằm ở trung tâm vịnh Hạ Long, cách động Sửng Sốt 5km về hướng đông bắc.
Vị trí: Động nằm ở trung tâm vịnh Hạ Long, cách động Sửng Sốt 5km về hướng đông bắc.
Đặc điểm: Động có 3 ngăn, luồn lách qua từng khe đá, nhiều nhũ đá có hình người, hoa và các con vật rất đẹp, sống động.

Động Tam Cung nằm trên đảo Mây Đèn – một hòn đảo nằm gần như tách biệt với các đảo khác. Hòn Mây Đèn vách đá dựng đứng chênh vênh, rừng cây xanh tốt. Ở cả ba ngăn động, nhũ đá tạo ra những hình thù tự nhiên sống động như tiên ông với chòm râu bạc phơ, ba ông tam đa trầm mặc, nụ hoa quỳnh trắng muốt, rồi nào là hình sư tử, hải cẩu, tượng thuỷ thần…
Vào ngăn thứ nhất, bất chợt ta dừng bước lặng nghe đâu đó vang lại những âm thanh như tiếng đàn T’rưng hoặc đàn đá thánh thót. Chưa hết ngạc nhiên, du khách bỗng gặp một “ông tiên” đang chống gậy leo núi, chòm râu trắng phơ bay trong gió. Và đây nữa, ba “ông tam đa” đang đứng trầm mặc trên vách động nhìn cảnh trần xuôi ngược. Từ trần động một nhũ đá giống hệt nụ hoa quỳnh trắng muốt đang chúm chím nở giữa rừng hoa nhũ đá.
Từ ngăn thứ nhất đến ngăn thứ hai qua một khe cửa nhỏ, bước đi gập ghềnh, nơi đây như là một bảo tàng tự nhiên sống động, nào là sư tử đá, hải cẩu, tượng thuỷ thần… Và chính giữa ngăn thứ hai là một dòng suối tiên quanh năm nước ngọt tràn trề, hai bên vách động là những bức rèm đá buông rủ từ trần xuống thướt tha, tất cả dường như đang lay động. Đến ngăn trong cùng du khách sẽ được xem một bức phù điêu hoành tráng trên đó chạm trổ những hình thù kỳ dị nhưng lại rất công phu, tầng tầng lớp lớp trong một chỉnh thể chung cân đối, hài hoà, những bông hoa, gậy trúc xinh xắn, những bức rèm đá tự nhiên, những chú voi hiền từ đang ngủ…
 

Hồ Ba Hầm

Hồ Ba Hầm, hồ ba hầm , hồ bh, ba hầm, bh
Nằm ở phía tây nam vịnh Hạ Long, hồ Ba Hầm nằm trên đảo Đầu Bê thuộc vịnh Lan Hạ. Đảo Đầu Bê là một trong những nhóm đảo phía ngoài cùng của vịnh Hạ Long tiếp giáp với vùng biển Long Châu bát ngát. Hồ Ba Hầm ở giữa một trũng biển hẹp hình chữ nhật, bốn bề núi cao dựng đứng.
Hồ Ba Hầm là một hệ thống gồm ba trũng biển lớn hình tròn, được thông với nhau qua một hang luồn hẹp, uốn khúc quanh co. Từng chùm nhũ đá muôn sắc màu rủ xuống từ trần hang với nhiều hình thù kỳ lạ. Trên đảo là những loài cây như phong lan, si, đa, thiên tuế… bốn mùa xanh tươi thơm ngát mùi hoa, đó cũng là nơi sinh sống quần tụ của các loài khỉ lông vàng, chim, sóc bay, dơi… Dưới mặt nước xanh biếc ấy là cuộc sống sôi động của nhiều loài hải sản.
Mặc dù xa bờ tới 25 km, nhưng ngay từ xưa, hồ Ba Hầm đã được du khách và những người yêu thiên nhiên chú ý đến từ lâu. Trong cuốn “Merveille de Monde” xuất bản năm 1938 chuyên giới thiệu những danh lam thắng cảnh đã mô tả Hồ Ba Hầm như sau: Đến Hồ Ba Hầm, có cùng một ấn tượng đẹp như đến Hang Luồn, động Sửng Sốt nhưng phong cảnh ở đây còn đẹp hơn nhiều. Cửa vào hồ Ba Hầm không được dễ dàng như vào Hang Luồn, nhưng đó chính là cái thú của người đi tham quan ngắm cảnh. Cửa hang hình bán nguyệt mở ra bên vách đá bằng phẳng phía tây bắc của đảo, cách mặt nước 4 – 5 m, đúng là mặt vịnh thông với dòng hải lưu uốn lượn từ Cửa Vạn vào.
Từ cửa hồ, du khách sẽ đi vào hầm thứ nhất: một rừng nhũ đá với các màu tím, hồng, lam, trắng… rủ xuống mặt nước trông như rễ đa, rễ si. Càng vào sâu càng tối. Đáy hang sâu thẳm và trong vắt có thể nhìn thấy từng đàn cá tung tăng bơi lội. Đi vào sâu khoảng 100 m có một luồng ánh sáng chiếu từ trần hang xuống, khách sẽ nhìn thấy nhiều loại hoa phong lan bám quanh vách núi, cây vạn tuế mọc rải rác ở các khe đá, trúc đuôi gà mềm mại lá vàng mọc từng khóm. Hầm thứ hai có một cây khế cổ thụ mọc trên vách phía đông nam ra hoa kết trái quanh năm. Từng bầy khỉ lông vàng, sóc bay, vẹt đầu bạc… tụ tập trên cành. Hầm thứ ba cách hầm thứ hai một vách núi và đi qua một hang luồn khoảng 5 phút. Đây là nơi trú ngụ của các loài dơi, bướm.
Giữa không gian yên tĩnh, chỉ có tiếng mái chèo khua nước róc rách, thuyền bơi trong hồ như đang bơi trong lòng giếng sâu thăm thẳm vậy, bốn bề vách đá dựng đứng. Hồ Ba Hầm là một trong những cảnh đẹp kì thú của vịnh Hạ Long.
Nước hồ trong veo và quang cảnh bình yên
Cảnh bình minh ở Ba Hầm

 

 Đặc sản Hạ Long :

1. Xôi trắng chả mực
Đĩa xôi trắng bốc khói với những lát chả mực vàng ruộm trông thật bắt mắt. Xôi được đồ từ nếp mới, vừa thơm vừa dẻo; chả mực vừa dai vừa giòn sừn sựt, vị vừa ăn. Những người bán chả mực ở Hạ Long nói rằng mực thì biển nào cũng có nhưng để làm chả mực ngon thì nhất định phải là mực tươi, mới được đánh bắt trong khu vực biển của Hạ Long, thịt mới thơm và dậy mùi. Người ta giã mực bằng tay để chả vừa dai vừa giòn. Chả mực rất kén lửa, vì vậy khi rán phải giữ lửa đều, không quá to cũng không quá nhỏ. Miếng chả ngon là miếng chả tỏa mùi thơm nức mũi ngay từ phút đầu được thả vào chảo dầu. Chả được rán cho đến vàng thì vớt ra để ráo dầu. Chả mực ăn ngon nhất khi chấm với nước mắm nguyên chất có rắc hạt tiêu bởi như thế mới cảm nhận hết hương vị của nó.

Mỗi suất xôi trắng chả mực hoặc bánh cuốn chả mực ở các hàng bình dân có giá từ 15.000 đến 20.000 đồng. Mua theo cân, chả mực có giá khoảng 250.000 đồng/kg.

2. Bánh cuốn chả mực
Cũng là những chiếc bánh cuốn thịt tráng mỏng tang, nhìn rõ miếng thịt bằm, nấm, mộc nhĩ bên trong, nghi ngút khói bay hương thơm của ruốc, hành phi. Người ăn gắp một miếng bánh cuốn, kèm chút rau mùi, một miếng chả mực vừa chiên cũng đang nóng hổi vàng ruộm, tất cả nhúng vào bát nước chấm màu hổ phách sóng sánh khoanh ớt đỏ. Sự kết hợp tuyệt vời của bánh cuốn đã quen thuộc với chả mực Hạ Long làm nên một món ăn hương vị biển rất hấp dẫn.

Du khách có thể nếm bánh cuốn chả mực tại quán cạnh rạp Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh, giờ phục vụ từ sáng đến trưa; hay bánh cuốn chả mực bà Ngân phố Cây Tháp, Hồng Gai, thành phố Hạ Long.

3. Sam Quảng Yên
Từ nguyên liệu chính là thịt sam biển, người ta có thể chế biến ra được rất nhiều món ăn khác nhau, như: tiết canh sam, gỏi sam, chân sam xào chua ngọt, sam xào xả ớt, trứng sam chiên giòn, trứng sam xào lá nốt, sam hấp, sam bao bột rán, sụn sam nướng, sam xào miến… Các món ăn từ thịt sam biển rất thơm ngon, du khách đến Quảng Ninh không nên bỏ lỡ đặc sản này.

Bạn có thể thưởng thức các món sam tại thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh hoặc ra quán sam trên đường 25 tháng 4, phường Bạch Đằng, thành phố Hạ Long, Quảng Ninh.

4. Món ngán
Ngán có thể chế biến được nhiều món như: Nướng, hấp, nấu cháo, xào với mì hay rau cải. Nói chung gọi là ngán nhưng ko ngán chút nào. Với các du khách nam thường khoái khẩu món rượu ngán. Rượu ngán có mùi thơm rất riêng của biển.

Các món từ ngán khá phổ biến tại các nhà hàng, quán ăn tại Hạ Long, Quảng Ninh.

5. Sá sùng
Một loài đặc sản hy hữu và khá đắt đỏ là sá sùng, chỉ có ở đảo Quan Lạn – Minh Châu (Vân Đồn, Quảng Ninh). Sá sùng tươi xào với tỏi tươi là một món ăn dân dã đặc sắc của người dân vùng biển Hạ Long. Sá sùng khô đem rang, khi chín có màu vàng, mùi rất thơm, một hương thơm nồng ngậy đậm đà của biển. Sá sùng rang chấm với tương ớt, điểm thêm rau diếp cá, rau thơm và uống với bia thì thật là tuyệt…

Sá sùng khá hiếm, nếu có giá cũng rất cao, một kg tính tiền gần 4 triệu.

6. Canh hà Quảng Yên
Một đặc sản khác của Hạ Long mà người Yên Hưng rất tự hào, đó là con hà. Canh hà Quảng Yên, đặc biệt là giống hà cồn sống ở sông Chanh đem nấu canh chua ăn rất ngon và có cả bốn mùa, nhưng thú vị nhất vẫn là được ăn vào những ngày hè nóng bức. Ngoài ra, hà có thể đem tẩm bột rán ăn rất béo.

7. Bánh “gật gù”
Cách làm bánh gật gù về hình thức giống như cách làm bánh cuốn. Cũng là bột được xay từ gạo ngon, ngâm từ trước. Bí quyết với bánh gật gù là khi xay gạo, chủ nhà sẽ cho thêm một ít cơm nguội để bánh ngon hơn. Khi ăn nhúng miếng bánh vào chén nước chấm đặc biệt cùng với một miếng khâu nhục (thịt kho tàu) được tẩm ướp kỹ càng. Cảm giác mát, mềm của bánh, vị ngọt bùi, thơm, ngậy của miếng khâu nhục có thể chiều lòng được cả những thực khách khó tính. Bánh gật gù nổi tiếng nhất là ở Tiên Yên. Tuy nhiên trên khắp các vùng của Quảng Ninh đều có thể tìm được món bánh gật gù vừa ngon vừa độc đáo này

Địa chỉ: Nhà bà Tuyết số 32 phố Hòa Bình, thị trấn Tiên Yên. Nếu mua số lượng nhiều cần đặt trước.

8. Nem chua, nem chạo thị trấn Quảng Yên
Nguyên liệu làm nem đều là những thứ bình dân. Bì lợn được bào nhỏ, trắng như cước, thính làm bằng đỗ hay gạo rang và lạc rang giã dập, tất cả được trộn đều với nhau thật tơi. Chỉ đơn giản thế, nhưng qua bí quyết chế biến, trộn đều và pha nước chấm, hàng quà quê mùa trở nên lạ miệng, hấp dẫn. Những hàng nem chua, nem chạo là niềm tự hào của người dân thị trấn Quảng Yên, Quảng Ninh.

9. Cà sáy Tiên Yên

Cà sáy là vịt lai ngan, hương vị có cả hai và qua bàn tay người Tiên Yên chế biến trở nên thơm ngon gấp bội. Người Tiên Yên làm thịt cà sáy, chế biến món nước chấm chuyên dùng của nó hết chỗ chê. Một thứ nước chấm có vị thơm của nước mắm Cái Rồng, Vạn Yên, Cát Hải, lại có vị ngọt ngào nồng ngậy của xá xị Quảng Tây cùng với vị cay dịu của gừng Tiên Yên trồng trên đất quê nhà.

10. Rượu nếp ngâm Hoành Bồ
Rượu được chế tạo từ loại gạo nếp đặc sản của địa phương. Gạo nếp không giã, được nấu chín đưa vào ủ. Khi đã lên men và đến độ ngấu thì người ta cho vào ngâm cùng với thứ men lá lấy từ trong rừng Hoành Bồ, sau một thời gian chuyển thành rượu. Rượu được chắt ra đựng trong hũ, lọ để uống dần, mỗi bữa một vài chén. Rượu nếp ngâm Hoành Bồ có vị chua ngòn ngọt, có tác dụng kích thích tiêu hoá, giải khát rất tốt, nhất là vào mùa hè.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét