Thứ Sáu, 18 tháng 10, 2013

Đình Mông Phụ

Đình Mông Phụ, đình mông phụ, mông phụ, đmp, mp

Vị trí: Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội
Đến thăm Đường Lâm ta sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể những di tích kiến trúc cổ đặc sắc của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đền chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà cổ …Nhưng trong quần thể kiến trúc đó nổi bật hơn cả là Đình Mông phụ. Nơi đây chính là hình ảnh tiêu biểu cho lối kiến trúc cổ đặc sắc của người Việt xưa.
Theo lời kể của các cụ già trong làng thì đình được xây dựng từ năm 1553 dưới thời vua Lê Thần Tông đình thờ Đức Thánh Tảng  - đệ nhất phúc đẳng thần -một vị đứng đầu trong tứ bất tử của người Việt. Và đến đời vua Tự Đức thứ 12, năm Kỷ Mùi 1859 đình được mở rộng, xây thêm đình ngoài và hai nhà tả hữu mạc ở hai bên, xây tường hoa xung quanh và bốn cột trụ trước cửa, có đắp câu đối và phù điêu nổi hình tạo thành một khối kiến trúc hoàn chỉnh và khép kin.

Cổng đình
Đình Mông Phụ có quy mô lớn nhất xã Đường Lâm.được tọa lạc ngay trong trung tâm làng Mông phụ .Theo lời của cụ Phan Văn Tích (xóm Hề, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm) -một người trông coi đình làng nhiều năm cho biết: Đình tọa lạc ở vị trí đầu rồng nằm hai bên hông đình còn có hai cái giếng cổ được coi như mắt rồng.

Nhà đại bái
Đình gồm có hai toà đại bái và hậu cung, một gian hai chái lớn và cả hai toà nhà đều được làm theo kiểu 4 lá mái với họa tiết trang trí bay bổng hình mây cuộn. rồng bay.Đình được lợp bằng ngói di xếp vảy cá. Trên thân các cột xà, thanh xà đều được trạm khắc hết sức tinh sảo với họa tiết đầu rồng, tứ linh, tứ quý, chim phượng . Có thể nói đây chính là hình mẫu tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc trên gỗ hết sức tinh vi của người Việt cổ. Cụ Phan Văn Tích có kể lại rằng những tác phẩm điêu khắc độc đáo, tinh vi trong đình là của cụ Mục Hùng -một người thợ cả tài hoa, có bộ óc sáng tạo và có đôi bàn tay vàng, ông đã có công trực tiếp vẽ mẫu và hướng dẫn nhóm thợ mộc làng Mía xây dựng ngôi Đình này.
Điêu khắc hình đầu rồng
Ngôi đình được xây dựng mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt – Mường, có sàn gỗ cách mặt đất, mô phỏng kiến trúc nhà sàn, gỗ lát sàn trước là gỗ ba phân có nẹp gian, sau này được tu bổ lại và đổi thành gỗ bốn phân không có nẹp gian.Sàn nhà còn có lan can tiện gỗ bao quanh.
Sàn nhà được bao quanh bởi hàng rào gỗ
Nhà Đại bái của Đình được dựng bởi bốn mươi tám cột gỗ, mỗi cột có đường kính tầm 50-60 phân trên có trạm khắc nhiều hoa văn hình rồng bay, phượng múa. Tuy nhiên, do sư bào mòn của thời gian mà những họa tiết mày đã mờ dần.Đa số các cột trụ trong đình đều đã được thay mới do hầu hết chúng đã bị mối mọt và hư hỏng nặng. 

Cột trụ
Đình Mông Phụ còn được trang trí bởi rất nhiều bức hoành phi,câu đối tiêu biểu như bức hoành phi “lão long huấn tử” (rồng già dạy con) hay bức hoành phi với 4 chữ “Dũng cảm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng cho Làng sau một trận săn bắt cướp.

Bức hoành phi với bốn chữ "Dũng - Cảm - Cả - Tưởng"
Đình ngoài có 5 gian và 2 chái. Kết cấu bên trong theo lối “chồng giường- giá chiêng”. Đây là kiểu kiến trúc truyền thống rất phổ biến của nghệ thuật kiến trúc đình cổ của dân tộc.Đình ngoài thường là nơi tụ họp của bà con dân làng những lúc nông nhàn ngồi chơi vãn chuyện hay khi có việc làn, hội đình.

Đình ngoài với kết cấu "chồng giường - giá chiêng"
Bao quanh đình là một hệ thống hàng rào xây bằng đá ong , loại đá đặc trưng trong việc xây dựng các công trình kiến trúc tại khu vực này. Hàng rào đá ong này đã mang lại cho ngôi đình một nét trầm mặc cổ kính,một nét đẹp không giống bất cứ ngôi đình nào trên đất nước Việt Nam.
Chính lối kiến trúc cổ truyền và đặc sắc của đình Mông Phụ mà vào ngày 20/5/1991 đình làng Mông Phụ được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích quốc gia cần được bảo tồn.Nhà nước đã đầu tư  11 tỉ đồng cho việc trùng tu và tôn tạo Đình làng, với mục đích là gìn giữ những di sản văn hóa vô giá của dân tộc . Đình được tu sửa trong vòng 3 năm từ 2004-2007.Đình Mông Phụ không chỉ có một ý nghĩa tinh thần to lớn đối với con người của mảnh đất này mà nó còn có một giá trị sâu sắc đối với mỗi người Việt Nam yêu quý những giá trị văn hóa truyền thồng của dân tộc.Có thể nói đình Mông Phụ chính là tinh hoa của kiến Trúc Việt.

Đến đây sau khi thăm thú mệt mỏi bạn có thể dễ dàng chọn cho  mình một khách sạn ở hà nội để nghỉ ngơi. Chẳng hạn như Khách Sạn Trắng ở Khu Phố 8 - Đồi Tường - Trung Sơn Trầm - Sơn Tây - Hà Nội
 Với tiêu chuẩn 3 sao, nhà nghỉ xây mới hoàn toàn, hơn 44 phòng nghỉ,  phòng ngủ đầy đủ tiện nghi, sàn gỗ sang trọng, hệ thống mạng cáp quang, truyền hình cáp , không gian thoáng mát với phòng ăn, phòng hát cho trên 200 khách, cùng các dịch vụ giải trí bên cạnh đó là giá cả hợp lý chỉ từ 300 – 600k/phòng/ngày, các chương trình khuyến mãi đặc biệt như giảm giá phòng, miễn phí dịch vụ ngâm chân tinh dầu giải độc Nhật Bản, xông hơi, mát xa sẽ đem đến cho các bạn 1 ngày nghỉ thật thư giãn và thoải mái.

 Các điểm đến tiếp theo:

Nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh

Nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh, nhà thờ thám hoa giang văn minh,thám hoa giang văn minh, giang văn minh, gvm

Vị trí: Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội
Nhà thờ của họ Giang ở thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Di tích được xây dựng từ đời Tự Đức để thờ Thám hoa Giang Văn Minh (1573-1637), người được vua Lê Thần Tông cử đi sứ sang Trung Quốc. Ông đã dũng cảm đối đáp để bảo vệ danh dự dân tộc trước sự xúc phạm của vua Minh
Nằm trong trung tâm của quần thể di tích Làng cổ ở Đường Lâm, di tích Nhà thờ  Thám hoa Giang Văn Minh đang trở thành điểm đến tham quan, tìm hiểu của nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trải qua thời gian lâu dài, nhiều hạng mục, cấu kiện gỗ của công trình đang bị xuống cấp . Nguyện vọng và sự mong mỏi của dòng họ và nhân dân là sớm nhận được sự quan tâm đầu tư kinh phí của Nhà nước để di tích đựơc tu bổ, sửa chữa, bảo đảm là nơi linh thiêng, xứng tầm với công trạng của Thám hoa và cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Cổng vào






Làng cổ Đường Lâm

Làng cổ Đường Lâm, lang,co,duong,lam

Thuộc địa phận xã Đường Lâm, thành phố Sơn Tây, Hà Nội, cách trung tâm khoảng 45km.
Đường Lâm là một xã thuộc thành phố Sơn Tây, Hà Nội. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. Đường Lâm nằm cách Hà Nội khoảng hơn 50 km, cách thị xã Sơn Tây - Hà Tây chừng 5 km về phía đông bắc. Du khách tự mình đi bộ để khám phá ngôi làng Việt cổ đá ong này.

Đây là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Thám hoa Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Khâm sai đại thần, Bộ trưởng Nội vụ, Phó Thủ tướng Phan Kế Toại, Thám hoa Kiều Mậu Hãn, Họa sĩ Phan Kế An, Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ... Chính vì vậy, Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua - Ngô Quyền và Phùng Hưng.


Đường Lâm gồm 9 làng, trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi.


Ngày nay, làng Đường Lâm vẫn giữ được hầu hết các đặc trưng cơ bản của một ngôi làng người Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, chùa, miếu, điếm canh, giếng nước, ruộng nước, gò đồi. Hệ thống đường xá của Đường Lâm rất đặc biệt vì chúng có hình xương cá. Với cấu trúc này, nếu đi từ đình sẽ không bao giờ quay lưng vào cửa Thánh.






Một điểm đặc biệt là Đường Lâm còn giữ được một cổng làng cổ ở làng Mông Phụ. Đây không phải là một cổng làng như các cổng làng khác ở vùng Bắc Bộ có gác ở trên mái với những mái vòm cuốn tò vò mà chỉ là một ngôi nhà hai mái đốc nằm ngay trên đường vào làng.



Một quán nước cổ







Gian chính của ngôi nhà cổ 350 năm


Những món ngon phải nếm thử khi tới Hà Nội

Phở Lý Quốc Sư, bún ốc Phủ Tây Hồ, bánh tôm hồ Tây... là những đặc sản đã trở thành thương hiệu, khiến du khách ăn một lần mà nhớ mãi.
Bún ốc
bunoc-414732-1368290116_600x0.jpg
Món ăn dân dã, bắt nguồn từ đồng ruộng này không rõ xuất hiện ở Hà Nội từ bao giờ nhưng từ lâu đã trở thành món quà vặt được ưa thích số một. Người ta có thể ăn bún ốc cho bữa sáng, trưa hoặc tối, ăn vào bất cứ thời điểm nào. Tuy nhiên, thời khắc mà người Hà Nội nhớ tới và thèm bún ốc nhất là trong những ngày Tết cổ truyền, khi đã chán ngấy với mâm cỗ đầy ắp cá thịt - ngấy và nhiều đạm.
Bát bún ốc luôn sặc sỡ sắc màu của cà chua chưng, những con ốc béo mỡ màng, chuối đậu vàng ươm. Hương vị là sự kết hợp ăn ý của nước dùng trong veo nhưng không kém phần béo ngậy, chua chua thanh thanh và dậy mùi dấm bỗng đặc trưng. Khi ăn, thêm chút hoa chuối thái mỏng và rau sống tươi ngon mới khiến bát bún đầy đủ hương vị.
Một lần thưởng thức bạn mới thực hiểu, không dưng mà hầu như quán bún ốc nào ở Hà Nội cũng đông khách trong suốt nhiều năm qua, dù cho cơn bão đồ ăn Tây có mạnh mẽ đến cỡ nào. Không quán hàng sang trọng, biển hiệu hoành tráng, người Hà Nội thưởng rỉ tai nhau về các địa chỉ thưởng thức món đặc sản này mỗi khi lên cơn thèm.
Nếu không quen ai là thổ địa Hà Nội, bạn có thể tự ghé một trong số các quán bún ốc nổi tiếng như quán bà Béo phố Hòe Nhai, quán bà Lương ở Khương Thượng, quán nằm trong ngõ 530 Thụy Khuê, quán Tình Quê phố Cao Đạt, ngõ chợ Đồng Xuân hay ở Phủ Tây Hồ. Tuy nhiên, giá cả ở đây cũng "chát" nhất.
Bún chả
Bún chả Hà Nội nổi tiếng nhất là quán ở Hàng Mành. Ảnh: Ngonhanoi.
Bún chả Hà Nội nổi tiếng nhất là quán ở Hàng Mành. Ảnh: Ngonhanoi.
Một món bún khác hút khách không kém vào các buổi trưa là bún chả. Món ăn này có nhiều "phiên bản" ở khắp các vùng miền nên nếu là du khách phương xa, bạn vẫn có thể cảm thấy rất quen thuộc.
Dưới cái nắng hè oi ả, dù bát bún có ngon tới đâu mà bốc khói nghi ngút thì ắt hẳn cũng sẽ bớt đi phần nào hấp dẫn. Do đó, người Hà Nội thường tìm tới món ăn không chan nước dùng nóng, nhiều đạm nhưng không ngấy này. Mùi thơm từ những vỉ nướng chả trở luôn tay trên bếp than chính là biển hiệu quyến rũ nhất của các quán bún chả.
Trước đây, bún chả "sành điệu" phải là phải nướng bằng kẹp tre, để khi ra thành phẩm, miếng thịt không chỉ có mùi nức mũi của thịt mỡ cháy mà còn mang mùi thơm đặc trưng không thể lẫn của tre nướng. Bún chả kiểu này khiến chủ quán khá kỳ công, từ việc chọn, cưa, ngâm và chẻ tre. Do đó, ở Hà Nội hiện nay, số quán còn nướng chả bằng kẹp tre chỉ còn đếm trên đầu ngón tay.
Khi ăn bún chả, thực khách có thể chọn giữa chả viên và chả nướng, mỗi loại ngon một kiểu khác nhau. Nếu như chả viên là sự kết hợp của hành tỏi, thịt băm nhỏ tẩm ướp nên khá mềm và ngọt thì chả miếng lại dai dai, thơm thơm mùi mỡ cháy. Nước chấm cũng là bí quyết riêng của mỗi quán bởi nước chấm dở sẽ khó lòng tạo nên bát bún ngon được.
Các quán bún chả nổi danh Hà Nội: bún chả Hàng Mành, bún chả Sinh Từ (Nguyễn Khuyến), bún chả que tre (ngõ chợ Đồng Xuân), quán ở ngã tư Nguyễn Du - Bà Triệu...
Phở
pho-194902-1368290119_600x0.jpg
Lót dạ bằng bát phở nóng cho bữa sáng, trước khi chuẩn bị hành trình khám phá Hà Nội.

Nếu hỏi món ăn nào phổ biến nhất thủ đô thì ắt hẳn đó chính phở. Hiếm có con phố nào mà không có ít nhất một hàng phở đông khách. Dù ngày nay người ta đã nghĩ ra nhiều kiểu biến tấu như phở cuốn, phở trộn, phở áp xảo... nhưng phở kiểu truyền thống vẫn lấy lòng được nhiều thực khách nhất.
Nhà văn Thạch Lam có viết trong cuốn Hà Nội 36 Phố Phường: "Phở là một thứ quà đặc biệt của Hà Nội, không phải chỉ riêng Hà Nội mới có, nhưng chính là vì chỉ ở Hà Nội mới ngon. Phở ngon phải là phở "cổ điển", nấu bằng thịt bò, nước dùng trong và ngọt, bánh dẻo mà không nát, thịt mỡ gầu giòn chứ không dai, chanh ớt với hành tây đủ cả, rau thơm tươi, hồ tiêu bắc, giọt chanh cốm gắt, lại điểm thêm một ít cà cuống, thoảng nhẹ như một nghi ngờ".
Từ những năm 1940, phở đã rất phổ biến, được bán từ cửa hàng sang trọng cho tới những quán bình dân vỉa hè chật chội. Đây được xem như món ăn "bắt buộc" mà nếu chưa từng ăn qua, coi như bạn chưa tới Hà Nội.
Qua bao nhiêu năm, phở truyền thống vẫn khiến không chỉ người đi xa mà còn du khách một lần nếm thử phải nhớ mãi. Nếu thực sự muốn tìm một quán phở ngon ở Hà Nội, bạn hãy tìm đến một trong những địa chỉ phở gia truyền như phở Thìn (Lò Đúc), phở Bát Đàn, phở Lý Quốc Sư hay phở ngồi vỉa hè Hàng Trống, phở Sướng (Đinh Liệt)...
Bánh cuốn
banhcuon4-321897-1368290119_600x0.jpg
Bánh cuốn Thanh Trì xưa kia thường không có nhân, chỉ là lớp bánh tráng mỏng manh như dải lụa, trắng mịn, mướt mát; chấm cùng nước chấm chua ngọt thanh thanh, ấy thế mà vẫn nức tiếng xa gần. Ngày nay, người ta biến tấu bánh cuốn thêm nhiều nguyên liệu như mộc nhĩ, thịt băm, trứng, tôm, ruốc tôm... và ăn kèm chả quế. Món ăn trở nên nhiều đạm hơn nên có lẽ đã hấp dẫn nhiều người hơn.
Nếu có cơ hội được tận mắt chứng kiến các công đoạn làm bánh, bạn sẽ không khỏi ngưỡng mộ sự tài hoa của người đầu bếp Hà thành. Bàn tay nhanh thoăn thoắt, đổ bột, dàn bột rồi bóc lớp bánh mỏng dính, rải thêm nhân rồi bày lên đĩa. Ngần ấy công đoạn mà chỉ diễn ra trong chưa đến 10s.
Trước khi mang ra cho thực khách, những chiếc bánh cuốn nóng hổi sẽ được bổ sung thêm một lớp hành khô chao dầu thơm nức thật khó thể nào cưỡng nổi. Một đĩa bánh cuốn thanh đạm sẽ cho bạn một bữa sáng hoàn hảo, chuẩn bị cho hành trình khám phá thủ đô.
Các hàng bánh cuốn bạn nên ghé: bánh cuốn Thanh Vân (14 Hàng Gà), quán bà Hoành (66 Tô Hiến Thành), quán An Quang (Hàng Bồ), 26 Đào Duy Từ, 68 Hàng Cót...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét