Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh

Nhà thờ thám hoa Giang Văn Minh, nhà thờ thám hoa giang văn minh,thám hoa giang văn minh, giang văn minh, gvm

Vị trí: Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội
Nhà thờ của họ Giang ở thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm, Sơn Tây, thành phố Hà Nội. Di tích được xây dựng từ đời Tự Đức để thờ Thám hoa Giang Văn Minh (1573-1637), người được vua Lê Thần Tông cử đi sứ sang Trung Quốc. Ông đã dũng cảm đối đáp để bảo vệ danh dự dân tộc trước sự xúc phạm của vua Minh
Nằm trong trung tâm của quần thể di tích Làng cổ ở Đường Lâm, di tích Nhà thờ  Thám hoa Giang Văn Minh đang trở thành điểm đến tham quan, tìm hiểu của nhiều du khách trong và ngoài nước. Tuy nhiên, trải qua thời gian lâu dài, nhiều hạng mục, cấu kiện gỗ của công trình đang bị xuống cấp . Nguyện vọng và sự mong mỏi của dòng họ và nhân dân là sớm nhận được sự quan tâm đầu tư kinh phí của Nhà nước để di tích đựơc tu bổ, sửa chữa, bảo đảm là nơi linh thiêng, xứng tầm với công trạng của Thám hoa và cũng là nơi giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.
Cổng vào








Thăm quan ở đây bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một chỗ nghỉ ngơi phù hợp với mình. Moon Garden Homestay ở Thôn Kỳ Sơn, Xã Xuân Sơn, Huyện Sơn Tây, Hà Nội
Hãy ngồi thoải mái và thư giãn ở một trong 6 phòng của khách sạn, tất cả đều được thiết kế để đem lại sự dễ chịu cho du khách. Mỗi phòng đều có tivi LCD/Plasma, máy lạnh, máy sấy tóc. Để làm kỳ nghỉ của du khách hoàn thiện hơn, khách sạn ở Hà Nội này có nhà hàng, dịch vụ giặt là/giặt khô, két sắt. Sau một ngày làm việc hoặc khám phá, vườn là một vài cách để thư giãn. Khách sạn kết hợp dịch vụ chuyên nghiệp với các tiện nghi hiện đại để đem đến cho du khách một kỳ nghỉ đáng nhớ. Để tiếp tục đặt phòng của bạn tại khách sạn Moon Garden Homestay Hà Nội, hãy nhập ngày bạn đến và đi vào mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn của chúng tôi.  Hoặc bạn có thể chọn một khách sạn tại hà nội để nghỉ.



Đến đây bạn hãy thăm quan các điểm này nữa nhé

Chùa Mía

Chùa Mía, chua,mia

Làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây là nơi thu hút không ít nhiếp ảnh gia, đạo diễn, các nhà quay phim và nhiều học giả. Không chỉ có truyền thống văn hóa, lịch sử lâu đời, đây còn là mảnh đất du lịch rất đẹp. Đặc biệt, Đường Lâm có chùa Mía ẩn mình trong sương sớm, nơi để con người chìm vào thế giới thâm nghiêm, tạm quên đi cuộc sống ồn ào, vội vã.
Không giống như nhiều ngôi chùa khác, chùa Mía vào mùa xuân không ồn ào hay nghi ngút khói hương mà vẫn yên tĩnh, trang nghiêm.
Chùa Mía tọa lạc trên mảnh đất xứ Đoài giàu truyền thống, nơi hội tụ quần thể di tích gồm nhiều đền chùa, miếu mạo, phản ánh quá trình xây dựng và gìn giữ một vùng đất giàu truyền thống lịch sử. Chùa Mía tên hiệu là “Sùng Nghiêm Tự”, nằm trên vùng đồi của làng Đông Xàng (xã Đường Lâm, thành phố Sơn Tây), cách Hà Nội gần 50 cây số về phía tây.

http://www.web-du-lich.com/upload_images/image/dulichphutho/Chua%20mia.jpg
Tòa Bảo tháp cử phẩm Liên Hoa thờ vọng Xá lợi Phật.
Đường Lâm là một điển hình làng cổ Việt Nam, vừa được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Nơi đây vẫn còn cây đa, bến nước, sân đình, những ngôi nhà đỏ rực tường đá ong kiên cố, như chẳng hề có vết tích thời gian.
Thế kỷ XVII, chùa bị hư hỏng, điêu tàn đổ nát. Năm 1632, Cung phi Nguyễn Thị Ngọc Dung đã đứng ra khuyến mộ thiện nam tín nữ các làng Đông Xàng, Mông Phụ, Cam Thịnh, Cam Toàn… các làng thuộc Tổng Mía cùng tôn tạo lại. Cung phi Ngọc Dung còn gọi là Ngô Thị Ngọc Diệu, là phi tần trong phủ chúa Trịnh Tráng (1623-1657) vốn là người làng Nam Nguyễn (Nam An).
Nhân dân trong vùng mến mộ uy đức của bà, đã tạc tượng đem thờ ở chùa. Người dân nơi đây tôn sùng bà là “Bà Chùa Mía”. Về sau, Chùa được tu bổ nhiều lần, nhưng đến nay từ quy mô đến kiến trúc của chùa vẫn được giữ gần như nguyên vẹn. Tấm bia dưới gác chuông ghi năm Vĩnh Tộ thứ ba (1621) nói về việc lập chùa.
Ngày nay, con đường đi vào chùa Mía đã được xây đắp lại, đẹp và sạch sẽ hơn. Từ trung tâm thành phố Sơn Tây, đi khoảng 5 cây số là đến cổng chùa. Từ đây đi thêm một quãng nữa, du khách sẽ đi qua chợ Mía, ngôi chợ nhỏ, để người dân buôn bán nông sản.
Ghé vào quán của một cụ bà, ngắm cổng tam quan đơn giản, mộc mạc được tán cây đa già che chở, hẳn nhiều người đều có cảm giác dường như mảnh đất này không hề chịu tác động từ thế giới bên ngoài. Chùa Mía giản dị ngay từ cái nhìn đầu tiên, để du khách khi bước vào mới thấy vẻ đẹp này mấy nơi có được. Chùa Mía không ồn ào bởi nhiều dịch vụ trong cúng lễ như ở các đền chùa khác, không sơn son thếp vàng như những ngôi chùa phương Nam, đặc biệt là có một số lượng lớn tượng cổ.
Cấu trúc chùa Mía gồm các tòa tam quan, chính điện, thượng điện, nhà tổ, hành lang san sát, nối kề nhau theo hình chữ Mục. Bước qua cổng Tam quan, nhìn sang bên phải, du khách sẽ nhìn thấy cây đa cổ, gốc to khít vòng tay mấy người ôm, rễ cây rắn chắc nổi lên trên mặt đất. Đối đỉnh với ngọn đa già là tòa bảo tháp cử phẩm Liên hoa. Tòa tháp này mới được xây dựng để thờ vọng Xá lợi Phật. Đây cũng là ngọn Tháp bút, Kính thiên, được coi là trấn giữ cho mạch âm của làng quê được an lành và phát triển. Đi vào bên trong là khu nội điện gồm tiền đường, đại hùng, bảo điện, thượng điện được cấu trúc theo kiểu “Nội công ngoại quốc” rất bề thế.
Thắp hương ở đền chính rồi cứ thế men theo những hành lang nối dài, ban thờ này nối tiếp ban thờ kia, không bao giờ phải quay lưng lại ban thờ nào. Cảm giác uy nghiêm, bao bọc linh thiêng của chốn Phật đường, dễ dàng tạo cảm giác yên bình, tĩnh tại. Phía trái tiền đường có một tấm bia cao ngang đầu người đặt lên lưng một con rùa đá lớn, có niên đại từ thời Đức Long năm thứ 6 (1632) đời Lê. Tấm bia ghi lại công trạng của Bà Chúa Mía đã dựng chùa ra sao. Tấm bia được coi là to lớn và cổ xưa nhất còn lưu giữ đến ngày nay.
Tháng 5-2006, Thành hội Phật giáo TP.HCM kết hợp với Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công bố 10 kỷ lục văn hóa Phật giáo Việt Nam, trong đó có Chùa Mía là nơi lưu giữ nhiều tượng nghệ thuật nhất Việt Nam. Ở đây có đến 287 pho tượng thờ, trong đó có 174 tượng bằng đất nung sơn son thếp vàng, 107 tượng mộc và sáu pho tượng bằng đồng.
Những pho tượng nổi tiếng là tác phẩm điêu khắc sinh động như: tượng Tuyết Sơn, tượng Di Lặc, tượng Bát Bộ Kim Cương… Tượng Tuyết Sơn cao 0,76m, không to lớn và nổi tiếng như tượng Tuyết Sơn ở chùa Tây Phương, nhưng cũng được điêu khắc, chạm trổ rất tinh xảo. Tám pho tượng làm bằng đất nung ở tòa thượng điện lại đặc biệt nổi bật với hình khối, bố cục vững chắc, thân hình khỏe khoắn, hài hòa, thể hiện con mắt và bàn tay tinh xảo của những nghệ nhân xưa.
Trái với những đường nét chạm khắc đầy oai nghiêm trên bức tượng Bát Bộ Kim Cương là tượng Quan Âm Thị Kính với những đường nét mềm mại, uyển chuyển và tinh xảo. Tượng miêu tả một người phụ nữ thùy mị, gương mặt phúc hậu, bế đứa nhỏ bụ bẫm, kháu khỉnh.

http://www.web-du-lich.com/upload_images/image/dulichphutho/Chua%20mia01.jpg

http://www.web-du-lich.com/upload_images/image/dulichphutho/Chua%20mia02.jpg

http://www.web-du-lich.com/upload_images/image/dulichphutho/Chua%20mia03.jpg
Hàng tượng La Hán.
Chùa Mía không rộng và đông đúc khách thập phương đến viếng như chùa Tây Phương, chùa Hương hay những ngôi chùa nổi tiếng khác. Ghé thăm chùa vào những ngày đầu xuân, vẫn thấy chùa yên tĩnh, cổ kính như ngày thường. Khách viếng chùa không ồn ào, chen chúc. Khói hương không nghi ngút, thoảng trong không gian tĩnh mịch là tiếng chuông chùa văng vẳng. Người dân ở đây hiền lành quá, chẳng ai dám phá vỡ khung cảnh tĩnh mịch của ngôi chùa cổ linh thiêng.
Từ chùa Mía, du khách đi bộ khoảng 300m là tới một ngôi đền mà các cụ bán hàng trước cổng gọi là đền Mẫu. Người dân đi lễ chùa Mía ngày xuân thường sang đây xin một quẻ thẻ đầu năm lấy may, rồi xin bảng thẻ theo số quẻ thẻ rút được. Không có thầy giải quẻ, nhưng ai nấy đều tự luận bảng giải, cũng là niềm tin tưởng về một năm nhiều tài lộc, may mắn.

Đình Mông Phụ

Đình Mông Phụ, đình mông phụ, mông phụ, đmp, mp

Đến thăm Đường Lâm ta sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể những di tích kiến trúc cổ đặc sắc của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ với rất nhiều đền chùa, miếu, nhà thờ họ, nhà cổ …Nhưng trong quần thể kiến trúc đó nổi bật hơn cả là Đình Mông phụ. Nơi đây chính là hình ảnh tiêu biểu cho lối kiến trúc cổ đặc sắc của người Việt xưa.
Theo lời kể của các cụ già trong làng thì đình được xây dựng từ năm 1553 dưới thời vua Lê Thần Tông đình thờ Đức Thánh Tảng  - đệ nhất phúc đẳng thần -một vị đứng đầu trong tứ bất tử của người Việt. Và đến đời vua Tự Đức thứ 12, năm Kỷ Mùi 1859 đình được mở rộng, xây thêm đình ngoài và hai nhà tả hữu mạc ở hai bên, xây tường hoa xung quanh và bốn cột trụ trước cửa, có đắp câu đối và phù điêu nổi hình tạo thành một khối kiến trúc hoàn chỉnh và khép kin.

Cổng đình
Đình Mông Phụ có quy mô lớn nhất xã Đường Lâm.được tọa lạc ngay trong trung tâm làng Mông phụ .Theo lời của cụ Phan Văn Tích (xóm Hề, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm) -một người trông coi đình làng nhiều năm cho biết: Đình tọa lạc ở vị trí đầu rồng nằm hai bên hông đình còn có hai cái giếng cổ được coi như mắt rồng.

Nhà đại bái
Đình gồm có hai toà đại bái và hậu cung, một gian hai chái lớn và cả hai toà nhà đều được làm theo kiểu 4 lá mái với họa tiết trang trí bay bổng hình mây cuộn. rồng bay.Đình được lợp bằng ngói di xếp vảy cá. Trên thân các cột xà, thanh xà đều được trạm khắc hết sức tinh sảo với họa tiết đầu rồng, tứ linh, tứ quý, chim phượng . Có thể nói đây chính là hình mẫu tiêu biểu cho nghệ thuật chạm khắc trên gỗ hết sức tinh vi của người Việt cổ. Cụ Phan Văn Tích có kể lại rằng những tác phẩm điêu khắc độc đáo, tinh vi trong đình là của cụ Mục Hùng -một người thợ cả tài hoa, có bộ óc sáng tạo và có đôi bàn tay vàng, ông đã có công trực tiếp vẽ mẫu và hướng dẫn nhóm thợ mộc làng Mía xây dựng ngôi Đình này.
Điêu khắc hình đầu rồng
Ngôi đình được xây dựng mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt – Mường, có sàn gỗ cách mặt đất, mô phỏng kiến trúc nhà sàn, gỗ lát sàn trước là gỗ ba phân có nẹp gian, sau này được tu bổ lại và đổi thành gỗ bốn phân không có nẹp gian.Sàn nhà còn có lan can tiện gỗ bao quanh.
Sàn nhà được bao quanh bởi hàng rào gỗ
Nhà Đại bái của Đình được dựng bởi bốn mươi tám cột gỗ, mỗi cột có đường kính tầm 50-60 phân trên có trạm khắc nhiều hoa văn hình rồng bay, phượng múa. Tuy nhiên, do sư bào mòn của thời gian mà những họa tiết mày đã mờ dần.Đa số các cột trụ trong đình đều đã được thay mới do hầu hết chúng đã bị mối mọt và hư hỏng nặng. 

Cột trụ
Đình Mông Phụ còn được trang trí bởi rất nhiều bức hoành phi,câu đối tiêu biểu như bức hoành phi “lão long huấn tử” (rồng già dạy con) hay bức hoành phi với 4 chữ “Dũng cảm cả tưởng” do vua Thành Thái ban tặng cho Làng sau một trận săn bắt cướp.

Bức hoành phi với bốn chữ "Dũng - Cảm - Cả - Tưởng"
Đình ngoài có 5 gian và 2 chái. Kết cấu bên trong theo lối “chồng giường- giá chiêng”. Đây là kiểu kiến trúc truyền thống rất phổ biến của nghệ thuật kiến trúc đình cổ của dân tộc.Đình ngoài thường là nơi tụ họp của bà con dân làng những lúc nông nhàn ngồi chơi vãn chuyện hay khi có việc làn, hội đình.

Đình ngoài với kết cấu "chồng giường - giá chiêng"
Bao quanh đình là một hệ thống hàng rào xây bằng đá ong , loại đá đặc trưng trong việc xây dựng các công trình kiến trúc tại khu vực này. Hàng rào đá ong này đã mang lại cho ngôi đình một nét trầm mặc cổ kính,một nét đẹp không giống bất cứ ngôi đình nào trên đất nước Việt Nam.
Chính lối kiến trúc cổ truyền và đặc sắc của đình Mông Phụ mà vào ngày 20/5/1991 đình làng Mông Phụ được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích quốc gia cần được bảo tồn.Nhà nước đã đầu tư  11 tỉ đồng cho việc trùng tu và tôn tạo Đình làng, với mục đích là gìn giữ những di sản văn hóa vô giá của dân tộc . Đình được tu sửa trong vòng 3 năm từ 2004-2007.Đình Mông Phụ không chỉ có một ý nghĩa tinh thần to lớn đối với con người của mảnh đất này mà nó còn có một giá trị sâu sắc đối với mỗi người Việt Nam yêu quý những giá trị văn hóa truyền thồng của dân tộc.Có thể nói đình Mông Phụ chính là tinh hoa của kiến Trúc Việt.

Món ngon nơi đây bạn nên thưởng thức:

Kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo vừng

Theo tương truyền thế kỉ XVII Bà Chúa Mía (là cung phi của Chúa Trịnh Tráng) đứng ra hưng công xây dựng lại Chùa Mía và dạy người dân làng Đường Lâm cách trồng mía nấu kẹo. Vị ngọt của nguyên liệu đường từ cây mía đã được nhân dân sáng tạo ra các loại kẹo như: kẹo lạc, kẹo dồi, kẹo vừng và trở thành sản phẩm truyền thống của làng Đường Lâm.
         
               
                                                                            Kẹo Dồi
                   
Kẹo Lạc
  Chè kho
Món chè kho là một món "Mời chào" du khách khi về với làng cổ Đường Lâm. Nếu nhâm nhi kẹo dồi thấy ngon miệng, bạn đừng ăn quá tham, hãy dành bụng để thử vài miếng chè kho tuyệt ngon nơi đây.
                
               

Bánh rán nước
Nguyên liệu chính làm nên món bánh rán nước là gạo nếp, đỗ xanh, quả dành dành, đường và dừa nạo. Để tạo nên vị đặc trưng riêng của bánh rán nước, người làm bánh phải chọn lọc các nguyên liệu chuẩn, công đoạn làm bánh đòi hỏi sự khéo léo, tỷ mỉ.
                
                

Gạo nếp làm bánh phải chọn nếp cái hoa vàng ngâm nước trừng vài tiếng xong đem đi xay bột nước. Đỗ xanh cũng phải ngâm qua nước rồi đồ lên xong giã nhuyễn trộn đường. Một trong những nguyên liệu để tạo nên sự khác biệt của món bánh rán nước đó chính là quả dành dành, cho quả dành dành ngâm với nước ấm khi nước có màu vàng rồi đem trộn với bột gạo nếp. Đun nước đường lên, cho bánh vào tầm 3 phút thì vớt ra giắc dừa nạo lên trên chúng ta sẽ được món bánh rán nước thơm ngon đặc trưng của vùng đất Xứ Đoài.

Tương
Làng cổ Đường Lâm vốn nổi tiếng với nghề làm tương... Du khách về đây có thể được thưởng thức những món ăn dân dã cùng gia chủ như kẹo dồi, mía mật, chè tươi Cam Lâm, gà Mía. Và trong mâm cơm đãi khách của người Đường Lâm bao giờ cũng có bát tương ngọt lịm, thơm lừng.
         
                      
               
Thịt quay đòn
Nếu đã một lần ghé thăm Đường Lâm, đừng quên thưởng thức hương vị đậm đà của món thịt quay đòn nức tiếng thơm ngon của người dân nơi đây.
Sở dĩ nói vậy vì không phải chỉ cần 1 2 tiếng là làm xong món thịt này, với một miếng thịt ba chỉ khoảng 1 kg, phải quay mất 6 tiếng mới ra thành phẩm. Vậy nếu muốn thưởng thức món thịt đặc biệt này, mà không muốn chờ đợi lâu, bạn nên "phím" trước chủ nhà.
Món thịt quay đòn này được chế biến rất cầu kỳ, qua rất nhiều khâu. Đầu tiên là khâu chọn thịt. Miếng thịt dùng nướng phải là thịt lợn tươi, phần ba chỉ có bì dày, lớp thịt, lớp mỡ đan xen đều nhau đúng như "ba chỉ". Một đầu bếp ở làng đường Lâm tiết lộ, anh phải đặt riêng loại thịt ba chỉ này ở lò mổ để người chủ lọc cả phần thịt sườn như thế miếng ba chỉ mới dày thịt, thịt giòn, thơm.
                    
Bánh tẻ
Bánh tẻ những nơi khác gói bằng lá chuối, gói khum khum thể hiện tính âm dương và phát triển của vũ trụ. Nhưng bánh Đường Lâm lại được gói bằng lá dong, nhân trải đều, dài, theo dọc sống lá. Bánh ở nơi khác thường có kiểu: ruột ít nhiều lá, nhưng bánh tẻ Đường Lâm thì ngược lại. Một lượt lá dong tươi bên trong để tạo mùi thơm đặc trưng. Không lá đùm lá và ít nhân như mọi người vẫn nghĩ về bánh lá.
                  
                 
Bánh tẻ có mùi thơm của lá dong, lá chuối khô, nhân bánh được làm bằng thịt nạc vai hoặc ba chỉ bỏ bì, mọc nhĩ. Tất cả mọi người đều có thể ăn, có thể ăn chơi, ăn no, ăn bất cứ ở đâu cũng ngon.
Chè lam
Chè Lam Đường Lâm một đặc sản ẩm thực dân dã, từ lâu đã có sức hút đối với người tiêu dùng bởi sự kết hợp hài hòa của các sản vật thân thuộc từ đồng đất quê hương. Đặc biệt, với những người con xứ Đoài ở xa, khi được thưởng thức phong chè lam – món quà quê cùng với chén nước trà nóng, sẽ cảm nhận rõ hơn vị quê hương nồng ấm, đậm đà ẩn trong hương nếp, mật mía lẫn vị gừng cay sâu nặng tự thuở nào.
             
                

             

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét