Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Các thác nước quyến rũ dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn

Các thác nước quyến rũ dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn , các thác nước quyến rũ dưới chân dãy hoàng liên sơn, cac thac nuoc quyen du duoi chan nui hoang lien

Vị trí: Sapa, Lào Cai
Lên Sa Pa những ngày hè nóng nực này, du khách sẽ có dịp được thưởng ngoạn vẻ đẹp nguyên sơ và không khí tinh khiết, mát dịu của những thác nước nổi tiếng dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.
Lên Sa Pa những ngày hè nóng nực này, du khách sẽ có dịp được thưởng ngoạn vẻ đẹp nguyên sơ và không khí tinh khiết, mát dịu của những thác nước nổi tiếng dưới chân dãy Hoàng Liên Sơn hùng vĩ.
Đó là những thác nước đã trở thành danh thắng của vùng đất du lịch Sa Pa nổi tiếng như thác Thác Bạc, thác Cát Cát, thác Lạnh, thác Tình Yêu, thác Cá nhảy, thác Nậm Cang nằm ở khu vực phía nam huyện Sa Pa…
Thác Cát Cát là một trong những điểm
luôn thu hút du khách tới tham quan khi tới Sa Pa
Ngoài ra còn những dòng thác đẹp khác của các huyện trong tỉnh Lào Cai cũng đều nằm dưới chân đỉnh Phan Si Phăng, đang được nhiều du khách quốc tế và không ít du khách trong nước tìm đến chiêm ngưỡng trong các tour du lịch Sa Pa - Lào Cai, như thác Tà Lâm (đầu đường ô tô Mường Khương đi Nậm Chảy), thác Na Pao bắt nguồn từ dòng suối thơ mộng chảy từ Bản Sen về xã Bản Lầu (huyện Mường Khương), thác Bản Vược nằm sát đường ô tô từ huyện lỵ Bát Xát đi lên vùng du lịch sinh thái Mường Hum - Ý Tý, thác Đầu Nhuần là một trong những thác nước hùng vỹ chảy từ đỉnh núi dãy Hoàng Liên về đầu nguồn suối lớn ở xã Phú Nhuận, huyện Bảo Thắng.

Thác Tà Lâm nằm gần địa danh Mã Tuyển, nơi phát hiện ra nhiều di vật
là động vật hoá thạch có niên đại 3 - 5 vạn năm nằm trong lòng hang động
Phía tây chân dãy Hoàng Liên Sơn thuộc địa phận xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu (cách khu du lịch Sa Pa gần 50km) có ngọn thác mang tên Tác Tình được coi là thác nước đẹp nhất Tây Bắc đang được nhiều du khách tìm tới chiêm ngưỡng, khám phá.

Những dòng thác tuyệt đẹp kể trên đã góp phần tạo ra sản phẩm du lịch độc đáo cho vùng cao tỉnh Lào Cai và tỉnh Lai Châu, là những điểm đến không thể thiếu của du khách khi lên thăm vùng Tây Bắc Việt Nam.

 Bạn có thể chọn Khách Sạn Sapa Starlight ở 19 Thác Bạc , SaPa , Lào Cai là nơi nghỉ ngơi cho  mình.
SaPa Starlight cung cấp chỗ ở bình dân với tầm nhìn ra toàn cảnh Thị trấn SaPa và các thung lũng ruộng bậc thang xung quanh. Chợ Đêm SaPa cách đó 5 phút đi bộ. Cả Wi-Fi và bãi đỗ xe đều miễn phí.
Các phòng máy lạnh của SaPa Starlight có ban công riêng với tầm nhìn ra cảnh quan xung quanh. Phòng được trang bị tivi, két an toàn và thiết bị pha trà / cà phê. Phòng tắm riêng có bồn tắm, máy sấy tóc và các vật dụng tắm.
Nhân viên tại quầy lễ tân làm việc cả ngày và có thể hỗ trợ khách bố trí giặt ủi và đi tham quan. Khách có thể truy cập Internet bằng máy tính tại sảnh đợi. Bên cạnh đó có nhiều khách sạn sapa cho bạn lựa chọn.

Điểm đến tiếp theo là Đỉnh Fansipan

Đỉnh Fansipan, đỉnh fansipan, fansipan

Ở độ cao 3.143m so với mực nước biển, đỉnh Fansipan là địa điểm quyến rũ mà bất kỳ tay phượt nào cũng mơ ước được chinh phục.
Đỉnh Fansipan nằm trên dãy núi Hoàng Liên Sơn, thuộc tỉnh Lào Cai, còn được biết đến với tên gọi “nóc nhà Đông Dương”. Lâu nay, dân phượt bụi thường truyền tai nhau câu nói “Phi Fan bất phượt ký” nghĩa là chưa leo đến đỉnh Fansipan thì không phải là dân phượt.
Cột mốc Fansipan là ước mơ chinh phục của phượt thủ Việt
Tuy nhiên, theo nhiều đàn anh, đàn chị mách nước, leo Fansipan cũng không quá khó khăn. Ai cũng có thể chinh phục được nhưng cần phải có quyết tâm và bền sức.
Nếu như trước đây, leo Fansipan mất khoảng 4 đến 5 ngày đêm, đường đi lại vô cùng khó khăn thì nay, không cần phải tiêu tốn nhiều thời gian đến thế bởi đường đi cũng đã dễ hơn nhiều. Chỉ lần người leo chuẩn bị tốt về sức lực, tư trang và tinh thần thì không lo bỏ dở giữa chừng.
Hành trình leo Fansipan của chúng tôi bắt đầu từ Hà Nội, qua thành phố Lào Cai đến Sapa. Điểm khởi hành là bản Sín Chải.
Cả đoàn chuẩn bị hành lý, mỗi người khoác một chiếc ba lô nhỏ đựng tư trang cá nhân và nước uống tiếp sức dọc đường.
Đồng hành cùng chúng tôi có sự giúp sức của một anh chàng Porter - một người chuyên khuân vác thuê với thù lao 300 nghìn đồng/cả chặng. Anh chàng Porter là người dân tộc Mông, sẽ vác thức ăn, đồ uống, lều bạt của cả đoàn. Ngoài việc khuân vác hành lý, porter cũng là người giúp chúng tôi việc nấu ăn khi đoàn dừng lại mỗi chặng, làm trại và cả sơ cứu vết thương.
Tuyến du lịch Fansipan có nhiều cung đường cho dân phượt lựa chọn với những điểm xuất phát và dừng chân khác nhau ở những độ cao như 2.000m, 2.200m, 2.400m, 2.800m…
Càng leo lên cao, không khí càng ẩm ướt, bùn đất ướt nhẹp, gió cũng mạnh hơn nhưng bù lại khung cảnh thiên nhiên càng đẹp và thú vị hơn.
Sau khi nghỉ đêm tại trạm nghỉ độ cao 2.200m, chúng tôi tiếp tục hành trình. Đoạn đường sau dễ đi hơn vì chỉ cần đi theo lối mòn nhưng cũng làm chúng tôi kiệt sức. Lúc này, không khí loãng hơn, lạnh run người. Quần áo, giày tất, gang tay, ba lô đều ướt hết vì mồ hôi và sương rừng.
Mốc cuối cùng lên tới đỉnh cao 3.143m không hề đơn giản. Dù đã liên tục nghỉ tiếp sức nhưng ai cũng thấm mệt. Cả đoàn chúng tôi, hai ngày không tắm, quần áo lê lết bùn sương nhưng thật sung sướng khi nhìn thấy đỉnh “Fansipan 3.143m” trước mặt.
Cả đoàn cùng nhau bật Champagne và hát vang bài Quốc ca, giơ cao lá cờ đỏ sao vàng và chụp ảnh kỉ niệm mà trong lòng đầy xúc động và thấm thía.
Lúc này, sự mệt nhọc, đôi chân tê cứng vì leo rừng, người nồng nặc mùi tan biến đâu mất để lại một cảm xúc hạnh phúc lâng lâng khó tả.
Hãy cùng ngắm nhìn những hình ảnh tuyệt đẹp về hành trình leo Fansipan:
Bắt đầu xuất phát từ bản Sín Chải

Trên đường đi từ chân bản, chúng ta dễ dàng bắt gặp những trẻ em
người dân tộc lấm lem nhưng đáng yêu, trong sáng
Trên đường đi, dân phượt phải leo rừng lội suối
Ngắm bình minh vào sáng sớm ở độ cao 2.200m
Đùa với mặt trời đang lên
Mây trắng bồng bềnh trên đỉnh núi cao tuyệt đẹp như tranh vẽ
Đường leo Fansipan nhiều đoạn là đường mòn nhưng cũng làm dân phượt kiệt sức
Cột mốc Fansipan 3.143m ẩn hiện trong mây
Cảnh núi rừng mây phủ từ đỉnh Fansipan nhìn xuống
Dân phượt sung sướng ghi lại khoảnh khắc tuyệt vời nhất hành trình leo Fansipan
Sơ đồ tuyến du lịch leo Fansipan

  Đặc sản Sapa

Thắng cố Thưởng thức đặc sản Sapa

Với những người dân tộc, thắng cố thường nấu chung các loại thịt trâu, bò, lợn… Thắng cố ngon cần đến 27 loại gia vị khác nhau như quế, hồi, thảo quả, lá thơm… Các loại rau rừng là phần quan trọng thứ hai của món thắng cố. Thật khó diễn tả hương vị đặc biệt, vừa ngọt lừ, béo ngậy, vừa đậm đà, thơm phức của món đặc sản này. Không gì thú vị bằng ngồi bên chảo thắng cố sôi sùng sục, vừa ăn vừa nhâm nhi chén rượu ngô, cảm thấy ấm áp hơn trong khí lạnh, gió núi tê buốt… Quán thắng cố nổi tiếng ở Sapa là thắng cố Mã Lệ, chuyên thắng cố ngựa; quán thắng cố A Quỳnh: 015 Thạch sơn, Sapa.

 Gà đen Sapa
Thưởng thức đặc sản Sapa

Gà ác rất nhỏ tầm 1,2kg/con có “làn da” đen sì, ai mới nhìn lần đầu thì hơi … ghê. Gà ác có thể chế thành nhiều món nhưng khoái khẩu nhất là gà ác nướng mật ong. Gà ác nướng xong còn nóng hổi vừa thổi vừa ăn với lá bạc hà chấm muối tiêu chanh là chuẩn luôn. Bất kì du khách nào đến đây mà chưa ăn món này thì chuyến đi Sapa của họ chắc chắn sẽ không thể gọi là hoàn hảo được.
Ngoài ra, ở Sapa, Lào Cai có những đặc sản như: mận hậu Bắc Hà có vỏ màu xanh, nấm chân chim Bắc Hà, thịt rừng của người Nùng Dín, rượu Bắc Hà, rượu San Lùng, cuốn sủi, bột ngô hấp, rau thơm, bánh ngô “Páu pó cừ”, bánh đao “Páu cò”, bánh dầy “Páu plậu”, đậu xị “Tẩu lư”, măng chua “chua cau”, thịt sấy “Khăng gai”, nhái nấu rau “ua gai ờ ráu áu”, xúc xích lơn hong khói…

Lợn cắp nách
Thưởng thức đặc sản Sapa

Đây là giống lợn của người Mông bản địa nuôi theo kiểu thả rông, thỉnh thoảng đồng bào tóm một con kẹp vào… nách, đem ra chợ bán nên được gọi là lợn cắp nách. Một chú “lợn cắp nách” trưởng thành cũng chỉ nặng 4 – 5 kg. Lợn được làm sạch, tẩm ướp rồi để nguyên con mà nướng hoặc quay. Miếng thịt mỏng tang, từ ngoài vào trong chỉ có một lớp bì ròn tan, rồi đến một lớp thịt nạc thật mềm, ngọt lịm, dày không đến 2 cm; và trong cùng là xương, thường là cũng rất nhỏ và mềm, ăn được luôn nếu không phải là xương ống. Thịt “lợn cắp nách” nhâm nhi với rượu táo mèo Sa Pa, nhậu xuyên đêm chưa chán.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét