Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Sông Thu Bồn

Sông Thu Bồn , sông thu bồn, song thu bon

Bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Linh cao 2598 mét, ban đầu Thu Bồn chỉ là dòng sông nhỏ âm thầm chảy qua các ghềnh đá cheo leo trên vùng núi phía tây nam của tỉnh Quảng Nam. Nhờ tăng thêm lưu lượng từ sông Tiên, sông Tranh trên địa hạt Trà My và Tiên Phước, sông Thu Bồn vượt qua bao đồi núi đưa phù sa bồi đắp cho vùng Quế Sơn, Đại Lộc, Duy Xuyên.
Trong suốt hành trình viễn du trên dòng Thu Bồn, du khách sẽ đi qua nhiều làng quê nổi tiếng với nghề trồng dâu chăn tằm - ươm tơ dệt lụa, với những bãi bắp, biển dâu xanh tốt, những hàng tre rợp bóng đôi bờ, những làng vạn đò ven sông tấp nập, những danh thắng nổi tiếng như Hòn Kẽm Đá Dừng, mỏ than Nông Sơn, làng cây trái Đại Bường...
Dừng chân ở một bến nước, du khách có thể hoà nhập vào một phiên chợ quê mộc mạc, thưởng thức điệu hò  khoan sâu lắng, hay nghe kể chuyện truyền thuyết về bà Phường Chào, bà Bô Bô, về người con gái rừng dâu mộc mạc... và những huyền thoại của dòng Thu Bồn qua các cuộc kháng chiến vệ quốc. Không kể bao nhiêu chiến sĩ cách mạng bộ đội, dân quân du kích và những người dân yêu nước đã ngã xuống, vĩnh viễn nằm lại trên những mảnh đất gắn nó với dòng sông. Thu bồn đã trở nên bất tử.
Một ngày chèo thuyền trên sông sẽ cho du khách cảm nhận những nét đẹp rất riêng của dòng sông xứ Quảng, ánh nắng lấp lánh phản chiếu tạo nên những màu sắc rất đẹp, những vó lưới tung xuống và cất lên trong niềm hoan hởi của ngư dân, những nụ cười hồn nhiên  của trẻ thơ, những lời xã giao thân mật của vùng đất mến khách “hội thuỷ, hội nhân, hội văn hoá”. Ánh mắt du khách cứ ngỡ ngàng và miệng luôn xuýt xoa trước vẻ đẹp bình dị và dân dã của làng quê miền Trung. Không ồn ã, nhộn nhịp như thị thành nhưng trầm lắng để rồi lắng đọng những cảm xúc trong lòng những du khách.
Mỗi dòng sông sông có một triết lí riêng của mình, sông thu Bồn cũng vậy. Triết lí của nó là sự giao hoà của sóng nước, bờ bãi, non núi, cảu một con đò, của mỗi mái chèo và của mỗi con người. Với triết lí ấy, Thu Bồn đã giữ được vẻ đẹp hiền hoà xanh thẳm của mình. Để rồi trải qua bao sóng gió, Thu Bồn vẫn là giải lụa mềm, vắt từ điệp trùng Trường Sơn qua châu thổ và ra biển và là tiếng hát dòng sông cùng với những nụ cười giản dị mà thân mật.

Các điểm đến tiếp theo:

Hòn Kẽm Đá Dừng

Hòn Kẽm Đá Dừng, hòn kẽm đá dừng, hon kem da dung

Là khu vực có hai dãy núi đá ở hai bên bờ sông Thu Bồn thuộc địa phận 2 xã Quế Lâm và Quế Phước( Quế Sơn). Hai ngọn núi đá với những hình thù kỳ dị, liêu xiêu nhô ra ngăn cản dòng chảy Thu Bồn, con sông lớn nhất của tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi.
Sự cuốn hút của Hòn Kẽm  Đá Dừng không chỉ thể hiện bởi cảnh quan sông núi hữu tình mà còn hấp dẫn bởi những dòng chữ cổ Chiêm Thành khắc ghi trên những phiến đá nặng hàng mấy chục tấn, đứng sừng sững soi mình xuống dòng sông Thu Bồn. Có thể đến với Hòn Kẽm Đá Dừng bằng thuyền đi từ Hội An, Vĩnh Điện lên hoặc đi đường bộ qua đèo Le ở Quế Sơn rồi dừng ở chợ Trung Phước, sau đó thuê thuyền máy đi Hòn Kẽm - Đá Dừng. Nếu đi theo đường sông gặp biển thường phải mất một ngày đường, đi từ sáng tới chiều mới đến.
Du khách sẽ đi qua miền quê với sông núi hùng vĩ, những bãi dâu, bãi bắp xanh tốt, những vạn đò mua bán tấp nập trên sông. Tận hưởng cái cảm giác yên bình mà không phải nơi nào cũng có, phong thuỷ hữu tình, con người hoà hợp với thiên nhiên.
Du khách có thể khởi hành lúc 4-5h chiều (chủ yếu là mùa hè), đến Hòn Kẽm lúc trời và đất giao thoa với nhau. Vào những đêm trăng, ánh sáng bạc như một dải lụa phủ lấp cả một miền quê hiền hoà, lấp loáng ánh bạc không sang trọng hay quí phái mà là sự bình dị đến bất ngờ mang theo hơi thở của thiên nhiên. Những đụn cát cao và dài nằm dọc theo sông, thi thoảng là những triền dâu những nương ngô, những xóm làng trung du yên ả, những con người hiền hậu và hiếu khách, những dòng sông lấp loáng những mơ ước và hoài niệm. Lúc này du khách sẽ cảm nhận sự thanh bình và yên tĩnh đến lạ kì mà thiên nhiên mang lại. Không chỉ đơn thuần là những phiến đá, dòng nước mà có cả sự tự hào dân tộc về cuộc khởi nghĩa nổi tiếng của nghĩa quân Nguyễn Duy Hiệu, và cả những câu ca buồn gắn liền với những mảnh đời ngược xuôi buôn bán, vất vả mưu sinh. Đâu đó cất lên những giọng hò trong vắt pha chút trầm bổng và êm ả như chính nơi này.

Dừng ở chợ Trung Phước, khách có thể qua sông ghé thăm Đại Bường-làng cây ăn quả nổi tiếng của Quảng Nam, nơi hội tụ những vị ngọt thanh khiết mà thiên nhiên ban tặng.

Về với Hòn Kẽm Đá Dừng, không chỉ về với danh lam thắng cảnh mà du khách còn nghe đâu đây ngân lên những câu thơ ngọt ngào cất lên từ bao thế hệ, là cả cuộc hành hương về với cõi lòng người dân xứ Quảng.

Làng chiếu Bàn Thạch

Làng chiếu Bàn Thạch, lang,chieu,ban,thach
" Anh về Bàn Thạch em trải chiếu cho anh nằm
Tình sâu nghĩa nặng mấy con trăng rằm không phai”
Câu ca dao ngày xưa ấy vẫn còn vang vọng, sâu lắng trong mỗi người dân quê tôi. Với niềm tự hào về mãnh đất con người một thời vang bóng trên bến dưới thuyền của làng Bàn Thạch. Với lợi thế giao thông cả đường bộ lẫn đường thủy, đặc biệt là đường thủy với sông Thu Bồn, Trường Giang, Li Li thông với Thương cảng Hội An xuôi về cửa Đại. Bàn Thạch đã hình thành nên trung tâm buôn bán sầm uất. Với những đôi ghe Bầu trọng tải lớn, là nơi cung ứng sản phẩm nước mắm, các loại tôm cá, chiếu Bàn Thạch và trao đổi hàng hóa khắp các nơi trong nước đến tận Nam Vang. Tao nên sự giao lưu văn hóa giữa đàng trong, đàng ngoài mang về những sản phẩm thiết yếu như:
Lương thực, thực phẩm, vải may mặc nhiên liệu… Cũng từ dạo ấy trai gái lứa đôi quen biết nhau; vào những đêm trăng thanh gió mát đầy thơ mộng, trăng soi xuống dòng sông, mặt nước lấp lánh giác bạc, in hình bóng của những chàng trai, cô gái với những tiếng vọng của những câu cao dao mộc mạc trữ tình, đằm thắm ru hồn vào miên viễn trên thảm chiếu anh nằm.
“Dù cho nệm gỗ chăn bông .
Đâu bằng tấm chiếu tỏ lòng em trao.”
Dấu ấn tuyệt vời của một thời để nhớ, để hoài niệm, nhớ mãi hình bóng của tiếng thoi đưa róc rách, của khung dệt chiếu với những màu sắc rực rỡ của cây cói nhộm vàng, xanh, đỏ, tím hòa quyện với màu của đất, của trời.
Vào đầu thế kỷ XVI nguồn gốc các tộc họ ở Duy Vinh bây giờ từ Thanh Hóa, Thái Nguyên, Nghệ Tĩnh đã vượt núi trèo đèo qua ải Vân Nam đến địa hạt phủ Thăng Hoa ( Quảng Nam -
Đà Nẵng ) nhận thấy long thổ hợp lưu địa lợi nên dừng chân vùng đất này để xây dựng cơ nghiệp. Với lòng quả cảm, tinh thần lao động cần cù thông minh sáng tạo. Các bậc tiền nhân đã cải đất hoàn thành ruộng vườn, đất bải vời ven sông thành những cánh đồng cói. Gầy dựng nghề dệt chiếu và hình thành làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch. Tại nhà thờ tộc Võ Văn ở thôn Hà Thuận xã Duy Vinh có ghi hai câu đối :
“Địa sanh cảnh trí giang sơn nhứt mạch thái nguyên lai.
Thiên khôi đường đàng cơ sở thiên thu Bàn Thạch điện ”
Sau ngày quê hương hoàn toàn giải phóng. Đảng bộ và nhân dân Duy Vinh bắt tay vào khôi phục và phát triển nghề dệt chiếu truyền thống. Tính đến nay diện tích đất trồng cói trên 80 ha, thu hoạch và chế biến gồm 1200 tấn lát khô, hằng năm dệt gồm 400.000 đôi chiếu các loại giá trị 12 tỷ đồng.
Chiếu Bàn Thạch ngày càng đa dạng hóa mẫu mã, màu sắc sặc sỡ. Bằng đôi tay khéo léo của người thợ đã tạo được hình tượng Mỹ Sơn, chùa cầu Hội An, bắt chữ nỗi Bàn Thạch Duy Vinh cùng các loại chiếu màu như: Sim tím, chiếu cúc, chiếu mặt nệm… nhiều đôi chiếu có giá trị từ 120.000 đến 180.000 đã được khách hang ưa chuộng đặt mua.
Chiếu Bàn Thạch tiêu thụ khắp nơi trong cả nước, và đã từng vươn ra thị trường ngoài nước. Vào thập niên 80 của thế kỷ XX chiếu Bàn Thạch được xuất khẩu sang Liên Xô, và các nước Đông Âu với số lượng lớn để đổi lưu hàng hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hàng tiêu dùng cho nhân dân.
Trong các lần tổ chức lễ hội :”Bà Thu Bồn “, “Ấn tượng Mỹ Sơn “, “Lễ hội Festival Huế “, chiếu Bàn Thạch có mặt tại các giang hàng trưng bày phục vụ lễ hội, phục vụ khách tham quan, mua sắm.
Năm 2004, UBND tỉnh Quảng Nam công nhận làng nghề truyền thống nghề chiếu Bàn Thạch Duy Vinh.
Gần đây được sự giúp đỡ của các ngành của Tỉnh, của Huyện, Chiếu Bàn Thạch đã tham gia hội thi hàng thủ công mỹ nghệ tại Hà Nội được tặng giấy khen và khách hàng đánh giá cao. Dẫu vậy, thương hiệu chiếu Bành Thạch chưa được vươn xa, chưa tham gia thị trường xuất khẩu, sản phẩm từ nguyên liệu cây cói chưa hấp dẫn khách du lịch đến Hội An, Mỹ sơn và các điểm du lịch trong nước.
Với lợi thế làng nghề dệt chiếu Bàn Thạch Duy Vinh nằm ở trung tâm vùng Đông của Huyện, của Tỉnh . Một tương lai gần cầu trường Giang, cầu cửa Đại xây dựng hoàn thành sẽ nối liền từ Duy Vinh đi Duy Nghĩa, Duy Hải và Hội An, sẽ hình thành các tour du lịch : Hội An – Bàn Thạch – Mỹ Sơn, là cơ sở để làng nghề chiếu Bàn Thạch trở thành địa chỉ du lịch làng nghề lý thú hấp dẫn cho du khách thập phương.
Bắt đầu từ năm 2006, Duy Vinh tập trung sức phát huy nội lực, tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước và các nguồn vốn đầu tư xây dựng phát triển thị tứ Bàn Thạch đi đôi với việc quy hoạch đầu tư khai thác khu du lịch sinh thái làng quê Trà Nhiêu. Xây dựng trung tâm thương hiệu chiếu Bàn Thạch, trưng bày quảng bá các sản phẩm chiếu, hàng thủ công mỹ nghệ từ nguyên liệu cói không ngừng đổi mới cải tiến nâng cao chất lượng sản phẩm.Tham gia học tập đầu tư đào tạo nghề thủ công mỹ nghệ cao phục vụ du lịch ngày càng tốt hơn.
Địa danh Bàn Thạch sẽ là điểm đến hấp dẫn và ấn tượng trong lòng du khách thập phương bởi chiếc chiếu cói đậm đà chân quê .

Bạn dễ dàng chọn cho mình một khách sạn ở hội an để nghỉ ngơi. Có rất nhiều khách sạn ở hội an cho bạn lựa chọn chẳng hạn như Khách Sạn Green Field Hội An ở 423 Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam

Đồng xanh - Green Field Hotel là khách sạn toạ lạc trên trục đường chính từ Hội An đến biển cửa Đại. Chung quanh được bao bọc bởi cây xanh cùng với gió biển trong lành, mát mẻ.

 Chỉ cách phố cổ 4 phút đi bộ, đi xe đạp chỉ 10 phút đến biển Cửa Đại Hội An, rất thuận tiện cho du khách tắm biển, mua sắm hoặc dạo chơi phố cổ
 Với phương châm phục vụ: " Chất lượng - Thân thiện - Hiệu quả " Trong thời gian lưu trú tại Green Field Hotel. Khách sẽ cảm thấy hài lòng và hoàn toàn yên tâm thoải mái như đang ở nhà mình.
Khách sạn có 60 phòng ngủ, hấu hết các phòng có ban công nhìn ra hồ bơi và sân vườn.tất cả các phòng đều có cửa sổ thoáng mát cùng các tiện nghi hiện đại và đầy đủ các dịch vụ theo tiêu chuẩn khách sạn ba sao.
Quầy bar và nhà hàng Âu Á với 100 chỗ ngồi cạnh hồ bơi và sân vườn cây cảnh.

Hoành Thánh Hội An

Hoành thánh, một món ăn có xuất xứ từ Trung Hoa, cũng là một món ăn truyền thống và quen thuộc gắn với đời sống của người dân Hội An từ bao lâu nay.
Hoành thánh có nhiều cách thức chế biến với nhiều hình thức khác nhau như hoành thánh chiên, hoành thánh nước, hoành thánh mỳ … Hoành thánh Hội An mang hương vị và phong cách đặc trưng của phố Hội, của miền đất Quảng thân thương có thể làm vừa lòng những thực khách khó tính nhất.
Hoành thánh chiênwonton5
Là món ăn khô sang trọng, hoành thánh chiên thường có mặt trong các buổi tiệc, dùng để khai vị cùng với nem, chả. Khi ăn hoành thánh chiên, chan nước sốt cà chua và khoai tây lên mặt bánh sẽ tạo một đĩa hành thánh vàng ươm, vuông vức, ở giữa là viên nhân tôm tròn trĩnh, thơm phức trông rất ngon miệng.
wonton6Hoành thánh mì
Hoành thánh mì tương tự như hoành thánh nước, nhưng phần gia thêm là mì sợi được làm từ bột mì, nhỏ như sợi vi cước cá, không quá lớn như sợi mì Quảng hoặc Cao lầu do vậy rất dẻo và mềm. Hoành thánh mì phải ăn nóng và dùng nhiều nước nhưn mới ngon. Để được ngon hơn, có thể thêm một ít sa tế ( làm bằng hổn hợp tôm, thịt, đậu phụng, nước mắm, muối ) và tép mỡ rán vàng được giã hoặc bằm nhỏ xào khô bỏ vào lọ, khi dùng lấy muổng nhỏ xúc ra rãi vào bát hoành thánh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét