Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Chùa Lôi Âm

Chùa Lôi Âm, chùa lôi âm, lôi âm

Vị trí: Hạ Long, Quảng Ninh
Ngôi chùa mới sửa lại màu ngói còn quá tươi, cột đá đỡ diềm mái dường như hơi tân kỳ quá... nhưng cái thần khí vẫn giữ đó, ngôi chùa nhỏ ẩn mình trên núi lớn, giữa ngàn mây, không lụy bụi trần.
Nằm ở khoảng giữa thành phố Hạ Long và thị xã Uông Bí, cách quốc lộ 18 chừng dăm cây số, trên một ngọn núi cao bên hồ nhân tạo Yên Lập có một ngôi chùa mang cái tên rất ... “Tây du” - Lôi Âm tự.
Đường lộ rải nhựa kết thúc tại một bến thuyền thưa thớt với chỉ dăm con thuyền tẻo teo và một quán hàng. Con đò máy của nhà chùa dùng đưa khách sang ngang là đồ vật hiện đại và có kích thước to lớn nhất ở đây. Vỏ ngoài sơn màu sáng và tiếng nổ phành phạch của nó có vẻ không mấy hợp với khung cảnh, nhưng ngay sau khi rời bến nó đã hòa vào bao la núi non sông nước. Những hòn đảo ngoi trên mặt hồ trước kia vốn là những đồi thông nên vào mùa nước lớn cây cao tràn ra khỏi mép đảo. Con đò cứ như lao thẳng vào khe núi, nhưng khi tới gần trời đất lại mở ra bao la. Trên những triền đảo thấp, làn sương mỏng lan trên mặt hồ rộng lau sậy phất phơ.
Cậu lái đò còn khá trẻ nhẹ nhàng từ chối khi chúng tôi có ý định lì xì đầu xuân: “Đò này của chùa, không thu tiền khách sang ngang. Nếu chư vị có lòng xin làm công quả mang gạch lên chùa”. Gạch đã được buộc sẵn từng đôi, không xách thì có thể treo toòng teng lên gậy mà khiêng, người nào sức dài vai rộng có thể bỏ dăm bảy cặp vào bao bố mà quảy, hệt như thầy trò Đường Tam Tạng vậy. Dăm chục bước chân đầu cảnh thơ, trời mát ai cũng đi phăm phăm. 
Nhưng qua chừng hai ngọn đồi đã thấy chân chồn, mồ hôi vã. Hóa ra gạch không nặng, hành lý không nặng, chính cái xác phàm của ta lại là thứ nặng nề đáng ghét nhất. Một cụ bà khi nãy bị đám thanh niên bỏ lại sau giờ đã theo kịp, không dừng bước chân bà nói như chỉ đủ cho mình nghe: “Thư thư thôi các bác ạ, bằng ba thế này mới được nửa đường. Xin đức thánh chứng cho lòng thành thì đi nhẹ nhàng lắm...”. Kinh nghiệm các cụ quả đúng, đi chùa phải thư thả, nhẹ nhàng, miệng niệm nam mô thì chân leo mấy núi cũng xuể.
Qua chặng nghỉ giữa đường thì mệt nhọc cũng vơi đi nhiều phần, mùi nhựa thông ngào ngạt không gian, tuy không có tiếng suối reo hay vượn hót nhưng cũng đáng cho là chốn tiên bồng nếu như không có mấy bảng cảnh báo cháy rừng và yêu cầu giữ vệ sinh chung. Chặng đường thứ hai núi dốc hơn, chân đã chồn tới mức muốn “sụm bà chè” thì bỗng nghe tiếng chuông chùa âm âm, tiếng mõ ẩn hiện trong sương. Cũng phải một thôi đường nữa mới thấy rõ hình ngôi chùa tọa trên sườn núi cao, thử thách cuối cùng là ngót trăm bậc thang dốc đứng dẫn lên sân chính. 
Không phải ngôi chùa tòa ngang dãy dọc, cũng không phải mây núi hùng vĩ làm ta choáng ngợp. Bỗng nhận thấy hai viên gạch mang công sức của ta chìm trong lớp lớp những viên gạch dưới sân chùa. Cây hương trước cửa chùa không cháy rừng rực, khói không tuôn làm chảy nước mắt người mà lan tỏa và nhẹ quyện vào lớp khói sương phảng phất dù đã sắp chính ngọ. Ngôi chùa mới sửa lại màu ngói còn quá tươi, cột đá đỡ diềm mái dường như hơi tân kỳ quá... nhưng cái thần khí vẫn giữ đó, ngôi chùa nhỏ ẩn mình trên núi lớn, giữa ngàn mây, không lụy bụi trần. Tương truyền chùa được lập cách đây đã nhiều trăm năm, do công của một hoàng tôn đời Lê. 
Nghe rằng chùa linh lắm, vua chúa cũng không quản ngại xa xôi cách trở  thường lui tới đây để cầu an, đặc biệt là cầu mưa thuận gió hòa. Trời khô nắng hạn đến mấy chỉ thỉnh lên một hồi chuông là mây vần tụ về, bão lụt đến mấy cũng mưa tạnh mây tản. Nơi đây cũng đã hình thành một hồ nước ngọt nhân tạo khổng lồ giúp tưới tiêu khắp một vùng sơn cước.
Khách lên chùa bắt đầu có người cầu chức, xin của và ngoài chùa chính còn giữ khí Phật, cách vài trăm mét người ta đã lập thêm miếu Bà, hang Cậu. Biết làm sao được, một đằng phải giữ tín ngưỡng dân gian, một đằng nữa các con nhang đệ tử lại là những người góp công quả nhiều nhất, tích cực nhất. Cơ chế thị trường đã lên núi từ lúc công nhân lâm trường được giao khoán chăm sóc và thu hoạch nhựa thông. Nhưng, như bà quản gia nhà chùa cho biết nếu không có sự tích cực của các tín chủ kết hợp với nhà chùa vận động đóng góp xây mới thì ngôi (chùa) cũ chắc năm qua đã sụp rồi, kể cả nhiều bức tượng Phật cổ cũng vậy.
Nấn ná mấy cũng phải tới lúc chia tay. Người ta thường nói lên khó xuống dễ, thêm nữa ưu phiền đã vợi hết, thân xác như thanh thoát hơn nhiều. Tiếng máy diesel phành phạch đưa tâm thức khách xuân trở về với thực tại, bến bên kia có hai xe du lịch vừa tới, có lẽ dân Hà Nội lên.


Khách Sạn Thương Mại Uông Bí ở Số 496 - Quang Trung - TP Uông Bí - Quảng Ninh là điểm nghỉ ngơi lý tưởng cho bạn.
Khách sạn Thương Mại – Thuong mai Hotel; Trực thuộc Công ty CP Thương mại Dịch vụ Uông Bí Quảng Ninh. Tọa lạc tại Trung tâm Thành phố Uông Bí (Số 496 - Đường Quang Trung - Thành phố Uông Bí - Quảng Ninh); Sau khi được cải tạo, nâng cấp, mở rộng; Đạt tiêu chuẩn 3 sao, được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất, hiện đại. Có thể nói vị trí của Khách sạn Thương Mại thực sự thuận tiện cho Quý khách đến Thăm quan du lịch, thực hiện Công vụ và Nghỉ dưỡng tại Thành phố Uông Bí Quảng Ninh.

 Điểm tiếp theo:

Khu du lịch Yên Trung

Khu du lịch Yên Trung, khu du lịch yên trung, kdl yên trung, yên trung, quảng ninh

Vị trí: Khu du lịch nằm trên đường 18A nối Hạ Long-Hà Nội, cách khu di tích danh thắng Yên Tử khoảng 5km. Đặc điểm: Từ thị xã Uông Bí đi khoảng 10km có biển chỉ dẫn rẽ phải theo một con đường trải nhựa, bạn sẽ tới khu du lịch Yên Trung. khu-du-lich-yen-trung Từ cổng đi vào khu du lịch khoảng 500m, dọc theo hai bên đường là những hàng thông vi vút, du khách sẽ tới một hồ nước đẹp và rộng, xung quanh là những đồi thông.
Vị trí: Khu du lịch nằm trên đường 18A nối Hạ Long-Hà Nội, cách khu di tích danh thắng Yên Tử khoảng 5km.
Đặc điểm: Từ thị xã Uông Bí đi khoảng 10km có biển chỉ dẫn rẽ phải theo một con đường trải nhựa, bạn sẽ tới khu du lịch Yên Trung.
Từ cổng đi vào khu du lịch khoảng 500m, dọc theo hai bên đường là những hàng thông vi vút, du khách sẽ tới một hồ nước đẹp và rộng, xung quanh là những đồi thông.
Giữa hồ có những đảo nhỏ, cây cối xanh tươi. Du khách có thể bơi thuyền dạo chơi trên hồ, ghé thăm các đảo nhỏ hoặc câu cá thư giãn. Tại khu du lịch này đã có “bản” dân tộc Mường, bản này nằm trên một quả đồi cao gồm ba ngôi nhà sàn được trang trí theo phong cách Mường.
Tại đây du khách có dịp tìm hiểu đời sống cộng đồng người Mường qua các vật dụng trưng bày: bếp, nồi nấu rượu, cối giã gạo, xay lúa, dụng cụ săn bắt hoặc giường, chăn, gối…
Trong tương lai khu du lịch này có thêm nhiều “bản” các dân tộc Việt Nam như Tày, Nùng, Thái… và nhiều loại hình dịch vụ khác sẽ đi vào hoạt động.

Đền Trung Cốc

Đền Trung Cốc, đền trung cốc, đền tc, đtc, trung cốc, tc

Vị trí: xã Nam Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh
Đền Trung Cốc còn có tên chữ là Trung Cốc Từ ở xã Nam Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Theo dân gian đền có từ lâu đời, ban đầu lợp tranh sau đó xây bằng đá, đến thời vua Gia Long thứ VI, các vị chức sắc kỳ hào xã Phong Lưu họp bàn khai hoang ở khu vực gần sông Bạch Đằng và khu đất được khai khẩn đó được đặt tên là Đồng Cốc, sau đó thành thôn Đồng Cốc.
Đền Trung Cốc còn có tên chữ là Trung Cốc Từ ở xã Nam Hoà, huyện Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Theo dân gian đền có từ lâu đời, ban đầu lợp tranh sau đó xây bằng đá, đến thời vua Gia Long thứ VI, các vị chức sắc kỳ hào xã Phong Lưu họp bàn khai hoang ở khu vực gần sông Bạch Đằng và khu đất được khai khẩn đó được đặt tên là Đồng Cốc, sau đó thành thôn Đồng Cốc.
Ngôi đền cũ trên gò đất cao thờ Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão, hai vị anh hùng của dân tộc, nằm ở giữa thôn nên gọi là đền Trung Cốc. Đền được xây theo kiểu chữ "đinh" gồm ba gian tiền đường và hai gian hậu cung. Trang trí, chạm khắc ở đây không nhiều, nhưng những đề tài quen thuộc được các nghệ nhân nơi thôn dã thể hiện khá sáng tạo, uyển chuyển mềm mại, đường nét tinh xảo trong bộ tứ linh: Long, Lân, Quy, Phượng, ẩn chứa bao khát vọng sống thanh bình nơi làng xóm, mang vẻ đẹp thâm nghiêm cả về tạo hình và tâm linh. Đền còn là nơi sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng của người dân trong vùng và khách thập phương.
đền trung cốc
Mảnh đất xây dựng ngôi đền Trung Cốc bên cạnh bãi cọc Đồng Vạn Muối, là những nguyên gốc về chứng tích Trần Hưng Đạo và Phạm Ngũ Lão đã dừng chân nơi đây khi đi khảo sát địa hình để cắm cọc ở đồng Vạn Muối và bố trí mai phục đã bị cạn thuyền ở gò đất cao (sau là nơi lập đền thờ này). Đền Trung Cốc đã được Bộ Văn hóa - Thông tin quyết định xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia theo Quyết định số 310/QĐ/BT, ngày 13/2/1996.
Lễ hội đền Trung Cốc diễn ra vào ngày 8 tháng 3 âm lịch hàng năm, cùng với bãi cọc Yên Giang, đền thờ Trần Hưng Đạo - miếu Vua Bà, cây lim Giếng Rừng, đình Trung Bản tạo thành một quần thể di tích phong phú, gắn với sự kiện lịch sử “chiến thắng Bạch Đằng năm 1288”. Di tích đền Trung Cốc hiện nay vẫn giữ được vẻ nguyên trạng và lưu giữ được những hiện vật có giá trị: Tượng Trần Hưng Đạo, tượng Phạm Ngũ Lão, tượng Nam Tào, Bắc Đẩu, sắc phong của vua Gia Long 1805, hệ thống câu đối đại tự, chấp kích cổ có ý nghĩa văn hóa, lịch sử.

Chùa Đồng Yên Tử

Chùa Đồng Yên Tử, chùa đồng yên tử, chùa đồng, yên tử

Quần thể di tích Yên Tử có 11 chùa, rất nhiều am, tháp trải từ Bí Thượng (chân Dốc Ðỏ) đến chùa Ðồng. Ðường lên Yên Tử phải qua nhiều dốc và suối.
Yên Tử cách thị xã Uông Bí (Quảng Ninh) 14 km về phía Tây Bắc. Theo Thiền sử, Yên Tử là nơi ra đời và phát triển thiền phái Trúc Lâm với ba vị tổ: Trần Nhân Tông (1258-1308) pháp danh Ðiều Ngự Giác Hoàng, là ông tổ thứ nhất. Pháp Loa tôn giả (tên thật Ðồng Kiên Cương, 1284 -1330) là ông tổ thứ hai. Lý Ðạo Tái (1254 -1334 ) pháp danh Huyền Quang tôn giả, là ông tổ thứ ba.

Xưa kia, đường lên núi Yên Tử, lên đỉnh Phù Vân huyền thoại, chỉ có một cách duy nhất là theo đường đi bộ, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông.
Còn bây giờ, du khách có thêm một sự lựa chọn: theo đường cáp treo hiện đại vượt quãng đường trên 1km để có thể ngắm cảnh núi rừng Yên Tử từ trên cao, sau đó lại tiếp tục đi bộ đến thăm các điểm khác trong khu vực thắng cảnh.

 
Tuy thế, rất nhiều người vẫn chọn con đường du lịch truyền thống để thăm toàn tuyến du lịch vì họ có thể chậm rãi thăm thú tất cả những gì mà thiên nhiên đất trời tạo lập nơi đây. Đó là con đường dài trên 6km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, rất chắc chắn và rất thuận tiện cho dù độ dốc khá lớn.
Trước hết, khi tới chân núi theo một lối mòn, rẽ tay phải, đang còn trong cảnh rậm rạp ta đã nghe thấy tiếng nước chảy róc rách. Đó là suối Giải Oan trong veo chảy ngoằn ngoèo trên nền đá cuội và sỏi trắng. Nối hai bên bờ suối là cây cầu đá xanh, dài 10m, có kiến trúc không cầu kỳ nhưng lại toát lên vẻ cổ kính, vững chãi. Chính ở dòng suối này, lòng ta trào dâng niềm thương cảm, câu chuyện bi thương về 100 cung nữ đã quyên sinh tại đây vì không được theo vua.
Tục truyền rằng, xưa kia vua Trần Nhân Tông  nhường ngôi lại cho con là Trần Anh Tông  rồi tìm đến cõi Phật . Vua Nhân Tông có rất nhiều cung tần và mỹ nữ. Họ đã khuyên ông trở về cung gấm nhưng không được nên đã gieo mình xuống suối tự vẫn.  Để giải oan cho linh hồn của họ, vua Trần Nhân Tông đã lập chùa hợp cúng. Ngôi chùa và con suối từ đó, mang tên là “Giải Oan”. Dưới ân đức cao dày và lòng từ bi, bồ tát của vua Trần Nhân Tông, những cung nữ còn sống sót đã được làm nhà, cấp ruộng cấy cày dưới chân núi, lấy chồng sinh con, lập thành làng Nương, nàng Mụ, tức xã Thượng Yên Công (Uông Bí) ngày nay. Theo chuyện xưa, chùa Giải Oan không chỉ là nơi lập đàn tràng giải oan cho các cung nữ mà còn là nơi Đệ Tam Tổ Huyền Quang giải nỗi oan khuất của mình với nàng Điểm Bích, trước khi về kinh đô làm lễ sám hối cho triều đình. (Thời vua Trần Minh Tông).
vuon thap hue quang.JPG

Vườn tháp Huệ Quang - Yên Tử
Ngay sau chùa Giải Oan, đi lên chừng 400m, rẽ trái khoảng 50m, đến am Lò Rèn. Tương truyền từ thời Phật hoàng Trần Nhân Tông về Yên Tử, ngài dựng am để rèn dụng cụ lao động cho các chùa và nhân dân quanh vùng. Qua am Lò Rèn, là khu tháp Tổ đồ sộ tức Huệ Quang Kim tháp, ở độ cao 700m, lưu giữ xá lợi của đức Tổ thứ nhất Trần Nhân Tông sau khi viên tịch. Ngài tịch tại am Ngọa Vân, vị tổ thứ hai là sư Pháp Loa đem xác nhà vua hỏa thiêu và chôn nơi đây.

 Con đường lên tháp Tổ xếp bậc đá dẫn thẳng đến trước cửa khu tháp dưới bóng một cây thông già gần ngàn tuổi, cây thẳng đứng, thân to tròn ba người ôm không xuể, cành đan vào nhau tạo nên cái tán hình tròn xương xẩu đứng cách xa chân núi hàng chục kilômét cũng nhìn thấy
Chính giữa khu tháp là lăng Quy Đức- nơi đặt mộ vua Trần Nhân Tông. Lăng Quy Đức được xây bằng gạch to, dày, nung, chín già; chát bùn đất, vôi trộn mật đường, bột giấy, gió và cát; lợp ngó mũi hài kép. Đây là một di tích thời Trần còn lại hầu như nguyên vẹn. Ở giữa lăng nổi lên một ngọn tháp lớn, là bông hoa thắm nhất trong rừng tháp Yên Tử.

Tháp 6 tầng, cao 10m, bốn mặt tháp có tường vây, mỗi tầng là một khối đá xanh vuông vức. Từ dáng thu tầng độc đáo của ngọn tháp, từ các hoa văn sóng nước, hình ngọn núi được chạm ở bệ tháp, hoa văn dây lá cuốn trong cánh sen, cách ghép đá bằng những lỗ cá đổ chì, đặc biệt là pho tượng Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông, chất liệu bằng đá trắng, dáng ngồi khoan thai, áo cà sa khoác chéo, lộ trần cánh tay phải với các hoa văn dây lá trên các nẹp áo đều là những tư liệu quý cho việc nghiên cứu kiến trúc và nghệ thuật thời Trần. Quây quần quanh tháp Tổ là 97 ngọn tháp khác nhau của các nhà tu hành thời Trần và thời Lê, đã trọn đời hóa thân vào cõi Phật.
khu Tháp Tổ ( Yên Tử)
Con đường từ khu tháp Tổ lên chùa Hoa Yên lát loại gạch vuông lớn in hình hoa cúc phổ biến thời Trần (ngày nay còn được 84 viên). Đáng lưu ý là gạch hoa cúc thời Trần chỉ có ở các di tích của triều đình hay hoàng tộc nhà Trần, điều đó mách bảo vị trí trang trọng của khu di tích lịch sử và danh thắng Yên Tử. Gạch hoa cúc làm bằng đất nung để nát nền hoặc ốp tường, không dùng để xây, hình vuông, có cấu trúc hoa văn trên bề mặt, phản ánh ý nghĩa triết lý sâu sắc.
Hình vuông lớn- biểu trưng cho đất( chứa đựng âm khí); bốn góc của hình vuông có bốn bông hoa cúc, biểu tượng của tứ tượng ( khí, thủy, hỏa, thổ); hình tròn lớn trong lòng viên gạch tượng trưng cho trời( chứa đựng dương khí); có 8 bông hoa cúc thể hiện bát quái. Hình tròn nhỏ ở giữa có hai bông hoa cúc nhỏ, thể hiện sự kết hợp của âm dương; xung quanh viên gạch theo hình vuông là các tinh tú. Qua hoa văn họa tiết trên gạch hoa cúc thời Trần.
Qua 136 bậc đá, lên chùa Chùa Hoa Yên,nằm ở độ cao 535m so với mực nước biển. Dọc hai bên đường, cúc vạn thọ sum suê, hoa chen hoa vàng rực sườn núi, cây đại 700 tuổi vỏ sù sì, cành cong veo đứng chênh vênh bên tường đá nổi bật lên chùm hoa trắng dịu, chân tường đá là hàng dong lá tía, hoa đỏ rực như những ngọn lửa nhỏ khiến cho cảnh vật trước cửa chùa thêm ấm áp.

Chùa Hoa Yên vốn có tên là “Vân Yên”( mây khói), đặt với hàm ý: chùa trên tận núi cao, quanh năm mây sương phủ, mây lững lờ trôi, trắng nhẹ như khói bay trên núi. Từ khi vua Lê Thánh Tông lên vãn cảnh, thấy sắc hoa tươi đẹp nên đổi tên chùa là Hoa Yên .

Chùa Hoa Yên   và các chùa xung quanh tạo nên quần thể kiến trúc chính của khu Yên Tử. Chính vì chùa có quy mô lớn nhất và đẹp nhất cho nên còn goi là chùa Cả. Trên 700 năm trước, chùa chỉ là một thảo am để Trần Nhân Tông giảng đạo. Chùa được xây dựng khang trang bắt đầu từ thời Đệ Nhị Tổ Pháp Loa.
 Sách xưa ghi lại: Chùa Hoa Yên ngoài tiền đường, thượng điện để thờ Phật, tả hữu còn có Viện Phù Đồ, có lầu trống, lầu chuông, nhà dưỡng tăng, nhà khách nghỉ tạo nên một quần thể kiến trúc to lớn. Chùa Hoa Yên xưa quả là một kỳ quan.
Nhìn theo thế núi, chùa Hoa Yên tọa lạc nơi đầu rồng, núi nhô ra như trán, mũi, hàm rồng. Đôi mắt rồng ở ngôi tháp Tổ, hai dãy núi Tây Đông vươn về Nam ôm lấy con đường hành hương dưới chân núi Giải Oan như đôi cánh tay rồng. Xét về mặt tâm linh, chùa Hoa Yên là nơi giao hội của trục linh ( trục tung) và trục tú (trục hoành), hai bên tả hữu vươn ra (tả thanh long, hữu bạch hổ) theo thuật phong thủy, đây là vị trí đất quý hiếm.
Đến chùa Hoa Yên vào buổi chiều tà, du khách đã qua nửa chặng đường leo núi Yên Tử, được mời nghỉ chân qua đêm tại chùa để lấy lại sức sáng hôm sau tiếp tục cuộc hành trình. Đêm ở chùa thật kỳ ảo, trong không gian mênh mông, văng vẳng tiếng suối róc rách, tiếng trúc rì rào, tiếng tắc kè thảng thốt, đâu đây thoang thoảng mùi hương phong lan, mộc miên, trứng gà, hoa dẻ.. Bên phải chùa Hoa Yên là thác Ngự Dội (nơi vua tắm), một đoạn của thác Vàng chảy ngầm trong núi đến đây vọt ra thành một đường cong lắp lánh ánh bạc. Sách xưa kể lại rằng: đây là nơi mà Phật Hoàng Trần Nhân Tông thường tắm rửa trước khi nhập định, tham thiền tại am Thiền Định.
Nguồn nước của thác Ngự Dội như là trí tuệ của Phật Tổ gột rửa hết tam độc (tham, sân, si), lục tặc ( nhân tặc, nhĩ tặc, thiệt tặc, thân tặc, tỵ tặc, ý tặc) để tu thành chính quả. Thác Ngự Dội còn có tên khác là Long Khê (khe Rồng), nước từ trên núi cao đổ xuống ầm ầm, toé lên trắng xóa như những hạt lưu ly, tạo ra một luồng gió mạnh mang theo bụi nước mờ mờ như sương, du khách thấy mình xiết bao nhẹ nhõm, thoải mái với cái cảm giác mơn man, tươi mát này.
 
Kề sát thác Ngự Dội là am Thiền Định- nơi Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông ngồi nhập định, tham thiền. Am Thiền Định ở xa tuyến hành hương tĩnh lặng phù hợp với việc thiền định. Cách đó khoảng 300m, đến thác Vàng, nước chảy từ chùa Đồng (1068m), như dải lụa chảy xuống thành suối vàng, lúc ồn ào, lúc trầm tư.
Người lên Yên Tử càng lên cao càng ngỡ mình đi lạc vào chốn mộng mơ, huyền ảo. Cảnh núi non sương khói như đưa người vào cõi tiên xa cách chốn trần gian. Dòng người càng lên cao, con đường càng gập ghềnh, những tảng đá chai mòn như lưu lại quá khứ hành hương đến nghìn năm của chốn thiện tâm.
Con đường với hai hàng tùng cổ.

Những rừng trúc xanh tươi rì rào trong gió ngàn như kể chuyện Tam Tổ đã lập lên Thiền Phái Trúc Lâm hay hát lên những lời ca cảm thán đất nước mình. Như có một sức mạnh thần bí nâng bổng con người vượt núi tới đây. Đó là vẻ đẹp linh thiêng của trời đất và lòng người hòa hợp.
Cách chùa Hoa Yên khoảng 200m, là chùa Một Mái hay còn gọi là chùa Bồ Đà, am Ly Trần, chùa Bán Mái, Thanh Long động (động Rồng xanh). Chùa chênh vênh trong vách núi, nửa nhô ra bên ngoài, nửa bám vào vách đá. Xưa chưa có chùa, nơi đây là am Ly Trần. Cảnh am tĩnh lặng, thanh thoát, cách xa trần tục.
Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông và các môn sinh, đệ tử từ Hoa Yên thường sang đây đọc sách, soạn kinh. Sau khi Ngài hiển Phật, người đời sau dựng chùa tại đây. Chùa hình chữ “nhất”, gồm 4 gian, chiều ngang hẹp, tượng và đồ thờ đều bằng đá trắng. Chùa Một Mái xưa là nơi lưu trữ các văn từ, thư tịch.
 Trong vách hang có mạch nước ngầm nhỏ dẫn từng giọt trên một núm đá suốt bốn mùa như dòng sữa mẹ không bao giờ cạn. Sư trụ trì lấy nước tinh khiết này để tắm quả và lễ Phật. Du khách tới đây, ai cũng muốn uống một ly để lấy phúc. Dân gian tin rằng, lấy nước ở đây và nước giếng ở chùa Đồng về thắp hương gia tiên rất linh thiêng. Vì lẽ đó, mà rất nhiều phật tử đến chùa thắp hương xin nước về để cúng lễ quanh năm tại gia.
Rời chùa Một Mái, men theo con đường vắt qua sườn núi sẽ đến am Ngọa Vân (am trong mây), trước mặt là thác Tử từ trên lèn đá cao 10m đổ xuống, sôi réo trong các khe đá rồi tràn qua mặt đường, lao xuống vực. Am Ngọa Vân tựa vào sườn núi, dưới tán hai cây tùng lớn, hơi nước từ biển Đông theo gió bay vào Yên Tử gặp khí lạnh của núi biến thành màn mây mỏng bàng bạc như khói, lùa vào am vương vấn trên tán tùng, bồng bềnh trong rừng trúc, cảnh núi rừng hòa tan trong làn mây mỏng nhẹ rồi lại từ từ hiện ra từng mảng đậm nhạt, chỗ xanh, chỗ trắng như một bức tranh thủy mặc kỳ diệu.
Trước cửa am Ngọa Vân phía trước sườn núi có am Thung (am giã thuốc) và am Dược (am chế thuốc). Theo truyền thuyết, am Dược là nơi An Kỳ Sinh luyện thuốc, đến thời vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành, ngài đã cho xây dựng am dược thành một xưởng bào chế thuốc. Các loại thảo dược quý của Yên Sơn và các vùng lân cận được chăm sóc thu hái, mang về điều chế thành thuốc “Hồng Ngọc Sương”.
Những viên thuốc quý này dùng để chữa bệnh cho tăng sỹ, nhân dân, đặc biệt là những người nghèo khó, không có tiền mua thuốc. Đứng ở đây, khách hành hương có thể hướng tầm mắt ra biển, thấy thấp thoáng Hạ Long và những dải mây trắng bồng bềnh quấn quanh người mát lạnh, tâm hồn thanh thản lạ thường. Leo lên một đoạn dốc thẳng đứng, du khách được thưởng ngoại cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp. Cả rừng trúc xanh bạt ngàn biếc mắt, khi một làn gió nhẹ đưa mây trắng phủ kín, tạo nên một khung cảnh nên thơ và một gam màu đầy sống động cho bức tranh Yên Tử.
Từ am Ngọa Vân đi lên con đường gần như dựng đứng. Sen đất mọc thành bồn trong những kẽ đá ven đường, lá hoe vàng, ram rám và tròn xoe, hoa năm cánh, hồng tươi và mỏng, tỏa mùi hương dịu nhẹ, lan trắng, lan tía mọc chen trong khóm trúc, hoa loa kèn nở rộ, phong lan buông từng chùm vàng hay trắng, dọc đường trên mỗi quãng ngắn có một cây vạn tuế lá xanh thắm bốn mùa. Nằm ở vị trí cheo leo, cao 724m so với mặt nước biển, tựa vào vách đá cao chót vót hiện ra chùa Bảo Sái.
Chùa Bảo Sái
Thời kỳ Thượng Hoàng Trần Nhân Tông tu hành nơi đây chỉ có một am trong động, tên là Ngộ Ngữ Viện. Đại đệ tử thân tín nhất của Đệ Nhất Tổ là Bảo Sái đã tu hành ở đây. Bảo Sái được Trần Nhân Tông giao cho việc biên tập và ấn tống tất cả các kinh sách của Thiền phái Trúc Lâm rồi chuyển đến các chùa  để truyền giảng Thiền tông cho tín đồ, phật tử trong cả nước. Sau khi thiền sư Bảo Sái viên tịch, Ngộ Ngữ Viện tiếp tục được mở rộng, đời sau lấy tên ngài đăt tên là chùa Bảo Sái.
Chùa có ba pho tượng Tam Tổ Trúc Lâm bằng đồng khá lớn, cùng ngồi xếp bằng trên bệ sen đồng được sơn son thiếp vàng. Chùa Bảo Sái vừa là tên chùa, vừa là tên đại đệ tử của Đức Phật Trúc Lâm. “Bảo Sái” tức là “những giọt nước chảy thành tua”, nghĩa đạo là sự thấm nhuần mưa của Đạo Phật nhiệm màu với chúng sinh. Chùa Bảo Sái là một biểu tượng của sự thấm nhuần rễ đạo của phật tử.
Cạnh am là giếng Thiêng nước trong vắt và cây giội cổ thụ, bị móng vuốt hổ cào, trải qua bao năm tháng vẫn còn in vết như một huyền thoại. Dưới gốc cây là ông Hổ Đá quỳ hai chân trước nhìn vào am chăm chú như đang nghe kinh. Chuyện xưa kể rằng: Đã lâu lắm rồi, có một con hổ ở đâu về chùa, cứ mỗi lần sư chùa tụng kinh, gõ mõ là hổ lại đến bên gốc giổi nghe kinh kệ. Ngày tháng qua đi, hổ và nhà sư luôn sống gần nhau. Bỗng một ngày kia, sư chùa lâm bệnh rồi viên tịch. Vắng bóng nhà sư, không còn tiếng tụng kinh, gõ mõ, hổ đau đớn, thét gầm, ôm chặt thân cây giổi cào xé. Sau ngày đó, hổ biệt tăm. Để ghi lại sự tích này, đời sau đã tạc tượng hổ bên giếng thiêng và khắc vào vách đá 4 chữ “Hổ bao niết linh”, tức “dấu vết ôm cây của hổ thiêng”. Du khách đến chùa thường ra thắp hương cho ông hổ, chỉ cho nhau xem dấu vết móng vuốt hổ còn in đậm nơi này.

Cách chùa Bảo Sái vài trăm mét là chùa Vân Tiêu (chùa trên mây), tọa lạc trên gò núi cao, từ dưới nhìn lên có cảm giác như công trình kiến trúc này được nổi hẳn lên giữa trời mây bát ngát.
Xưa, thì chùa chỉ là một am thất nhỏ. Sau khi Đệ Nhất Tổ hiển Phật, thì nơi đây mới được xây dựng thành chùa. Trải qua mấy trăm năm, ngôi chùa đã được nhiều lần trùng tu. Vào thời Lê, đích thân Chúa Trịnh đã đứng lên làm chủ việc sửa chữa, tôn tạo lại chùa. Bia đá còn ghi lại sự kiện “Lê triều- Đại nguyên soái Thống Quốc Chính”.Chùa đã bị cháy từ cuối thế kỷ trước, nay chỉ còn nền gạch và bàn thờ Chúa Đại Ngàn, Năm 1992, ở đây đã xây dựng một ngôi thờ Tam Tổ Trúc Lâm hình chữ “nhất”, lợp ngói vảy rồng.
Phía trước chùa là năm ngọn tháp trước vươn lên dưới mấy gốc tùng cháy. Khu tháp này được gọi là Vọng Tiên Cung, Tháp cao nhất 7m hình bát giác với 9 tầng cân đối là một trong những tháp độc đáo nhất của khu Yên Tử. Tục truyền, Quốc sư Trúc Lâm Đại Sa Môn Đạo Viên đã hóa thân hiển Phật ở đây.
Trong hàng trăm ngôi tháp ở Yên Tử thì tháp “Vọng Tiên Cung” có kiểu kiến trúc riêng, độc đáo, phản ánh kiến trúc lăng tháp điển hình của thời Nguyễn. Bằng sự công đức của các phật tử thập phương, chùa Vân Tiêu được xây dựng lại năm 2001, có quy mô rộng lớn hơn, có cấu trúc hình chữ “đinh”, gồm bái đường và hậu cung, đón khách thập phương về thăm quan lễ Phật. Bên phải chùa Vân Tiêu là suối Hàm Long, khúc thượng lưu của suối Vàng, dòng nước trong veo, lưu lượng lớn, đều đặn, bốn mùa không thay đổi, tục truyền rằng du khách nào dừng chân tắm suối này thì da sẽ mịn hơn, người sẽ khỏe thêm. 
Từ chùa Giải Oan đến chùa Bảo Sái là đường rừng, trúc, mai, giang bạt ngàn, mọc ken dày, thẳng tắp, mái lá rậm rạp, mượt mà phủ quanh các mái chùa, đỉnh tháp và rủ xuống hai bên lối đi. Ở đây ngoài nhiều loại trúc thường thấy có loại trúc hóa rồng thân vàng đậm, đốt chỗ thưa chỗ mau, gốc trồi lên mặt đất uốn cong với bộ rễ dày và xoăn tựa đầu rồng. Về mùa xuân, dưới những cơn mưa bụi, các loại măng bật lên từ lớp đất ẩm ướt phủ đầy lá mục: măng giang mập mạp, măng trúc vàng ánh, măng mai mảnh dẻ, tất cả đều mọc thẳng, nhọn hoắt làm cho rừng Yên Tử trẻ lại, đầy sức sống sau mùa khô hanh lạnh lẽo. 
Rừng trúc là sản phẩm vô tận của Yên Tử, tượng trưng cho sinh lực dẻo dai và vẻ đẹp thanh bạch của thiên nhiên, có lẽ vì vậy Trần Nhân Tông đã lấy tên Trúc Lâm đặt tên cho phái thiền do ông sáng lập. Làm bạn với trúc, mai, giang là các loài chim. Chiều chiều khi hoàng hôn xuống, vô vàn cu xanh, cu đất, chào mào, cà cưỡng,cò lửa, chích chòe... bay về ngủ, đậu rợp rừng trúc, kêu chao chác, inh ỏi.
Nằm ở độ cao 900m, cách chùa Vân Tiêu 569m, trên một vùng đất phẳng và rộng, một nhà sư mặc áo thâm hai tay chắp trước ngực đứng lặng lẽ nhìn ra lối đi như đang cầu nguyện. Đó là một tảng đá cao 3,5m tương truyền là An Kỳ Sinh tu hành đắc đạo và hóa thành Phật đã nhập vào mảng đá này.
Pho tượng An Kỳ Sinh độc đáo, vừa như một khối đá tự nhiên, vừa như có bàn tay con người tạo dựng, sừng sững trên núi cao, tạo một không khí thần tiên cho không gian nơi này. Chuyện xưa kể rằng, vào thời Tần Thủy Hoàng, ở làng Phù Hương, đất Lạng Giang có người tên là An Kỳ Sinh thường đi chữa bệnh cho dân nghèo ở vùng biển. Khi Tần Thủy Hoàng đi đông du có mời ông đến nói chuyện y thuật và cho tặng phẩm. Ông mang những vật phẩm đó vào đình làng rồi đi tìm thuốc trường sinh bất tử cho nhà vua. Đi mãi đến Bạch Vân Sơn, thấy cảnh vật hữu tình, đắc ý ở lại, hái lá cây, luyện đan làm thuốc cứu đời. Khi mới đến Yên Tử, ông dựng am thuốc bào chế tại am Dược, sau chuyển lên khu vực dựng tượng đá ngày nay rồi mất.
Từ An Kỳ Sinh lên chùa Đồng phải qua Cổng Trời. Cổng trời là nơi con đường luồn qua giữa hai vách đá vuông vức, tạo thành cổng tự nhiên, chắn hai bên, như để đi vào thiên đình của Tiên Giới. Thấp hơn cổng trời, ở dưới là Bia Phật. Đó là phi.

Ruốc lỗ Hạ Long

Ruốc lỗ là một loài thuộc họ bạch tuộc nhưng lại có những con chỉ nhỏ bằng ngón chân cái đứa trẻ, người ta gọi chúng là con ruốc, đào lỗ dưới bùn, nơi bãi vẹt bãi sú, sống nhút nhát cạnh miệng lỗ nên còn gọi là con ruốc lỗ.
DSC00858 Ruốc lỗ Hạ Long am thuc
Cái lúc mà cả nước còn đói kém, ở chỗ rạp Bạch Đằng (xưa là TX Hòn Gai, nay là TP Hạ Long), thỉnh thoảng người ta thấy một ông già đầu đội mũ lá, vai đeo một cái giỏ hình trái bí đao to, đi rong rao mời mọi người mua ruốc lỗ. Hỏi, được biết ông ở mạn huyện Hoành Bồ ra. Cũng chẳng mấy ai dám mua, bởi trong túi không có tiền, mà đây lại thường là thứ để ăn chơi. Nhưng cũng có lúc phải mua được chứ! Những con ruốc lỗ màu xám có ánh xanh, còn sống nguyên, giác của chúng bám chặt lấy thành giỏ, muốn kéo nó ra, phải giằng. Ông bán theo con, bán chục, gắng mua lấy chục con…
Hòn Gai, đường phố cây dâu da xoan khá sẵn, vặt lấy một nắm lá về rửa sạch lót đáy nồi, rồi bỏ ruốc lỗ cũng đã rửa sạch vào, đậy vung, khi sôi thì xóc đều chúng lên vài lượt. Những con ruốc lỗ khi chín chúng trở nên màu hồng, các giác bám quăn ngược lại thành những vòng tròn nhỏ, nhìn giống như một bông hoa nhiều cánh, thật đẹp.
Pha mắm tôm chanh đường ớt tỏi, đánh cho ngấu bọt. Lấy ruốc mà chấm với thứ ấy, mới ngon làm sao! Nếu xôm, có khế chua chuối chát ăn kèm, có rượu quốc lủi nhâm nhi thì… ở đời cũng chỉ cần đến thế mà thôi.
Lại nhớ một thời làm báo lang thang về vùng Quảng Yên (huyện Yên Hưng) vào đúng mùa ruốc lỗ đang có trứng, dân gọi là ruốc cơm xôi. Người đã trở thành thiên cổ từ lâu – anh Ngô Xuân Gô, lúc ấy là Trưởng phòng Văn hoá huyện rủ về nhà uống rượu. Những người phụ nữ ”quân” của anh và chị vợ anh làm món ruốc cơm xôi đãi. Đĩa ruốc cơm xôi thật đa màu, gợi cảm: Có màu xanh mát của khế chua, màu phớt trắng của chuối chát, màu hơi tím của lá mơ, màu ngắt xanh của lá đinh lăng, màu phớt hồng của ruốc và đặc biệt, màu trắng của những ”hạt cơm xôi” ở mình con ruốc bị cắt ngang… Tất cả đã được trộn lẫn với mắm tôm ớt tỏi vừa ăn. Bánh đa nướng giòn, bẻ ra ăn kèm, thỉnh thoảng nhấp hớp rượu ngán, mới ngon, mới bùi làm sao!… Ồ mà, không nhớ bữa ấy cuối cùng mình có ăn cơm không, hình như không ăn, sao không thấy háo, chỉ thấy một sự thoả mãn ngập tràn.
 Ruốc lỗ Hạ Long am thuc
Bạch tuộc, hay con bạch tuộc con mà người ta cứ gọi chệch sang là con ruốc, thứ ấy có sẵn hơn, luộc ăn thịt dai, hơi nhớt. Trong khi ruốc lỗ không có nhiều, thậm chí là khan hiếm. Vì thế ruốc lỗ đã trở thành đặc sản. Ở Hoành Bồ có quán bán. Cái quán mà trong bài viết về ”Cá nhệch rau sam” đã viết – quán của chị Mỳ: ”Đi qua cầu Trới chừng ba – bốn trăm mét, đến ngã ba đường rẽ vào xã Lê Lợi, theo đường đó đi thêm hơn trăm mét nữa thì đến…”.
Ruốc lỗ, thì hẳn, ở Hoành Bồ. Có những người như ông lão nọ và nay có thêm không ít người khác nơi đây đã mưu sinh bằng nghề bắt ruốc lỗ. Hồi hôm đi với Anh-ân-nhân vào quán chị Mỳ đó, mới biết thêm ruốc lỗ Hoành Bồ không luộc bằng lá dâu da xoan hay lá mít, mà luộc bằng lá ổi và lá chùn mũn. Lá ổi hẳn ai cũng biết, song lá chùn mũn? Nó là một thứ lá hoang dại ở rừng, nhấm thử, có vị chua na ná như lá sấu, hình thù cũng hơi giống lá sấu, nhưng nhỏ hơn, màu xanh thẫm hơn, cứng hơn. Có thể nhờ hai loại lá hoang dại này chăng (lá ổi cũng vặt ở rừng về), mà ăn miếng ruốc lỗ luộc Hoành Bồ thấy nó giòn, ngọt, thơm, bùi. Ruốc-bạch-tuộc, thậm chí ruốc lỗ Hoành Bồ đã không ít lần ăn, nhưng vẫn không thoát khỏi cảm giác dai, hơi nhớt, sao lần này ăn ở quán chị Mỳ không thấy? Rõ ràng là khâu chế biến đã quyết định tăng độ ngon của món ăn, trong đó có công của hai thứ lá hoang dại kia.
Lần này, cũng như lần ở nhà anh Gô, ruốc lỗ trở nên nhớ dai còn là vì bữa ăn đạt được độ ”ngon” toàn diện: thức nhắm ngon, rượu ngon, bạn ngon, chỗ ngon, giờ ngon…
Mà ngon được toàn diện như thế không phải lúc nào cũng hội đủ…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét