Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

Nhà tù Hoả Lò Hà Nội

Nhà tù Hoả Lò Hà Nội, nha,tu,hoa,lo

Vị trí: Hoàn Kiếm, Hà Nội
Vị trí: Nhà tù Hoả Lò nằm trên phố Hoả Lò, Hà Nội.
Khu di tích nhà tù Hỏa Lò nằm ngay trung tâm thành phố Hà Nội. Thực dân Pháp cho xây dựng nhà tù này năm 1896 nhằm giam giữ những người đấu tranh chống chế độ thực dân Pháp, vốn có tên là Đề lao Trung ương (Maison Centrale), nhưng do nhà tù được xây trên đất của làng Phụ Khánh, tổng Vĩnh Xương (cũ), Hà Nội, đây vốn là làng nghề chuyên sản xuất đồ gốm, ngày đêm rực lửa lò nung, vì thế làng còn có tên là Hỏa Lò và nhà tù ở đây cũng được gọi là nhà tù Hỏa Lò.
Các nhà tù khác thường biệt lập với khu dân cư, riêng Hỏa Lò nằm tại trung tâm Hà Nội - thủ phủ của chính quyền thực dân khi đó. Bên cạnh nhà tù là tòa đại hình và sở mật thám, tạo thành thế chân kiềng, sẵn sàng đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân ta. Hỏa Lò là công trình kiên cố vào loại bậc nhất Đông Dương, đến con kiến cũng khó lòng qua nổi. Bao quanh nhà tù là bức tường bằng đá, cốt thép cao 4m, dày 0,5m, được gia cố bởi hệ thống dây thép gai có dòng điện cao thế chạy qua, bốn góc là những tháp canh có khả năng quan sát nhất cử nhất động toàn bộ trại giam. Riêng hệ thống cửa sắt, khóa được mang từ Pháp sang. Các phòng giam, phòng tối, xà lim chật chội, thiếu không khí và những tên cai ngục khét tiếng, có thâm niên cai quản nhà tù Côn Đảo sẵn sàng đàn áp, thậm chí cướp đi sinh mạng của tù nhân.
Nhà tù Hỏa Lò thực sự là địa ngục trần gian. Ngay từ khi chưa hoàn thành, tháng 1/1899 nhà tù Hỏa Lò đã đảm nhận việc giam người. Theo thiết kế ban đầu, Hoả Lò chỉ đủ giam 500 tù nhân, nhưng nó đã nhiều lần được mở rộng để có thêm chỗ giam giữ tù nhân. Những năm 1950 - 1953, Hỏa Lò giam cầm tới 2.000 người tù. Hiện nay, khu di tích Hỏa Lò còn lưu giữ chiếc máy chém đã được thực dân Pháp dùng lưu động, tháng 1/1930 được vận chuyển lên Yên Bái để hành hình 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc dân đảng bị bắt trong cuộc khởi nghĩa Yên Bái (đứng đầu là Nguyễn Thái Học).
Nhiều thế hệ người Việt Nam đã bị giam cầm tại nhà tù Hỏa Lò, đó là các nhà nho yêu nước như cụ Phan Bội Châu, Lương Văn Can, Dương Bá Trạc. đến các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Trường Chinh, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười... những người con ưu tú của dân tộc ta, sau này trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng nhiều cán bộ chiến sĩ cách mạng khác. Dù bị kẻ thù đánh đập, giam cùm vào ngục tối, thậm chí phải hy sinh cả tính mạng nhưng các chiến sĩ vẫn giữ vững ý chí đấu tranh. Nhà tù Hỏa Lò đã trở thành trường học cách mạng, là môi trường rèn luyện tư tưởng, ý chí đấu tranh cách mạng. Ngay trong nhà tù Hỏa Lò, các lớp huấn luyện chính trị tập trung được mở, các tờ báo Lao tù đỏ, Lao tù tạp chí... ra đời khiến kẻ thù phải nể phục. Năm 1930, chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên được thành lập do đồng chí Hoàng Quốc Việt làm bí thư đã phát huy vai trò người lãnh đạo, tổ chức được nhiều cuộc đấu tranh, giành thắng lợi.
Sau ngày thủ đô hoàn toàn giải phóng (10/10/1954), nhà tù Hỏa Lò đặt dưới sự quản lý của chính quyền cách mạng. Từ năm 1964 - 1973, nhà tù Hỏa Lò còn được dùng để giam giữ phi công Mỹ bị bắn rơi trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, trong đó có P.Peterson - sau này là Đại sứ Mỹ đầu tiên ở Việt Nam.
Năm 1993, trên nền đất của Hỏa Lò tháp Hà Nội - một trung tâm thương mại được xây dựng, phần còn lại trở thành di tích lịch sử cách mạng đặc biệt của thủ đô, đó là chứng tích tội ác của thực dân Pháp. Nơi đây còn lưu giữ nhiều tài liệu, hồ sơ về những tấm gương bất khuất, chiến đấu hy sinh oanh liệt của nhiều thế hệ các chiến sĩ cộng sản bị địch bắt tù đày. Khu di tích Hỏa Lò hiện còn khá nguyên vẹn với nhiều tư liệu quý, được trưng bày khoa học, là điểm tham quan hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước mỗi dịp đến Hà Nội.


Khách Sạn Eden Hà Nội ở 78 Thợ Nhuộm , Hoàn Kiếm , Hà Nội là điểm nghỉ ngơi lý tưởng khi thăm thú Hà Nội.
Bên cạnh đó có rất nhiều khách sạn ở hà nội cho bạn lựa chọn như: khách sạn Melia Hà Nội, khách sạn Golden Key, khách sạn Spring...

Điểm đến tiếp theo:

Chùa Quán Sứ

Chùa Quán Sứ, chua,quan,su

Số 73 phố Quán Sứ, phường Trần Hưng Ðạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Là trụ sở của Trung ương hội Phật giáo Việt Nam.
Chùa Quán Sứ được xây dựng vào thế kỷ 15 nằm trên địa phận thôn An Tập, phường Cổ Vũ, tổng Tiền Nghiêm (sau đổi là tổng Vĩnh Xương), huyện Thọ Xương; ngày nay là phố Quán Sứ, quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội. Nguyên xưa ở phường này chưa có chùa, chỉ có mấy gian nhà tranh ở phía Nam, dân làng dùng làm chỗ tế thần cầu yên gọi là xóm An Tập. Theo sách Hoàng Lê Nhất Thống Chí, vào thời vua Lê Thế Tông, các nước Chiêm Thành, Ai Lao thường cử sứ giả sang triều cống nước ta. Nhà vua cho dựng một tòa nhà gọi là Quán Sứ để tiếp đón các sứ thần đến Thăng Long. Vì sứ thần các nước này đều sùng đạo Phật nên lại dựng thêm một ngôi chùa cũng nằm trong khuôn viên Quán Sứ để họ có điều kiện hành lễ. Thời gian đã xóa đi dấu tích khu nhà Quán Sứ nhưng ngôi chùa thì vẫn tồn tại.
Năm 1934, Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ thành lập, chùa Quán Sứ được chọn làm trụ sở. Năm 1942 chùa đã được xây dựng lại theo bản thiết kế của hai kiến trúc sư Nguyễn Ngọc Ngoạn và Nguyễn Xuân Tùng do chính Tổ Vĩnh Nghiêm duyệt. Nghệ thuật kiến trúc và trang trí kết hợp tất cả tinh hoa các đại già lam miền Bắc. Chùa Quán Sứ có lẽ là một trong rất ít ngôi chùa ở nước ta mà tên chùa cũng như nhiều câu đối đều được viết bằng chữ quốc ngữ. Phải chăng vì ngôi chùa được xây dựng lại vào giữa thế kỷ 20 và vì chùa đã trở thành trụ sở trung tâm của Tổng hội Phật giáo Bắc Việt, nay là của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ngôi Quốc tự chung của các thiện nam tín nữ trên đất Việt.
Tam quan chùa kiểu ba tầng mái, chính giữa là lầu chuông. Đi qua một sân gạch nhỏ, bước lên 11 bậc thềm là tới chính điện, hình vuông, có hành lang bao quanh . Điện Phật được bài trí trang nghiêm, các pho tượng đều khá lớn và thếp vàng lộng lẫy. Phía trong cùng, thờ ba vị Tam Thế Phật trên bậc cao nhất. Bậc kế tiếp thờ tượng Phật A-di-đà ở giữa, hai bên có tượng Quan Thế Âm và Đại Thế Chí. Bậc dưới đó, ở giữa thờ Phật Thích-ca, hai bên là A-nan-đà và Ca-diếp. Bậc thấp nhất, ở ngoài cùng có tòa Cửu Long đứng giữa tượng Quan Âm và Địa Tạng. Gian bên phải chánh điện thờ Lý Quốc Sư (tức Thiền sư Minh Không) với hai thị giả, gian bên trái thờ tượng Đức Ông và tượng Châu Sương, Quan Bình.
Các nhà chính và nhà phụ chùa Quán Sứ đều rộng rãi. Nơi đây từng là trụ sở báo Đuốc Tuệ . Hiện nay chùa có giảng đường, thư viện, là nơi đặt văn phòng Phân viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam và văn phòng tổ chức Phật giáo Châu Á vì hòa bình (ở Việt Nam).

http://www.cand.com.vn/Uploaded_VNCA/thutrang7/ngoc1_1410.jpg

http://giaodiemonline.com/2008/02/hinh/te4.jpg
Sân chùa được trang trí bằng nhiều cây cảnh có giá trị nghệ thuật


05
Sắc đào và lễ vật tại chính điện chùa Quán Sứ

06
Nhà Tổ chùa Quán Sứ

Đặc sản Hà Nội:

XÔI XÉO - HÀ NỘI
Chưa từng thấy nơi nào trên đất nước Việt Nam lại có nhiều loại xôi ngon như ở Hà Nội. Xôi Hà Nội là cả một bức tranh phong phú về các loại thực phẩm nông nghiệp Việt Nam. Từ xôi gấc, xôi lạc, xôi vò, xôi đậu, xôi ngô đến xôi cốm, xôi dừa, xôi thịt, xôi chả... Mỗi loại xôi là một sự sáng tạo và kết hợp hết sức tài tình của những người làm ra nó. Và trong rất nhiều loại xôi được biến tấu ấy, tôi ấn tượng nhiều với xôi xéo, có lẽ là nó đặc biệt, ngay cả từ tên gọi...


PHỞ CUỐN - HÀ NỘI
Cũng thịt bò, bánh phở, rau thơm... nhưng không phải thái sợi bánh nhỏ ra chan với nước dùng mà để miếng vuông cuốn lại như nem. Người từ nơi xa đến biết tiếng phở cuốn thế nào cũng phải ghé qua nếm thử
Thực ra món này cũng chỉ mới xuất hiện cách đây được hai năm. Ngã tư phố Ngũ Xã và đường Nguyễn Khắc Hiếu ở Hà Nội, trước kia có một quán phở cũng khá nổi tiếng.


XÔI CHIM - HÀ NỘI
Xã Hạ Bằng là vùng đồi gò của huyện Thạch Thất, Hà Nội, xưa nay vẫn là vùng cây cối rậm rạp, là nơi hội tụ của nhiều loài chim thú. Nhân dân xưa có nghề săn bắn chim về cải thiện bữa ăn và còn bán ra thị trường. Trong đó nổi bật là nghề đánh lưới bắt chim ngói.

NỘM HOA CHUỐI - HÀ NỘI
Hà Nội vốn nổi tiếng với rất nhiều món ăn ngon, là một trong những trung tâm văn hóa ẩm thực đặc trưng của đất nước. Nhưng một phần làm nên sự nổi tiếng đó lại là các món ăn vỉa hè. Người sành ăn, đôi khi lại tìm đến những món ăn bình dân thay vì phải bước chân vào một nhà hàng sang trọng hay phải tìm đến những đầu bếp nổi tiếng.

NỘM BÒ KHÔ - HÀ NỘI
Đã từ lâu, nộm bò khô là thứ quà vặt rất đỗi thân quen trong thực đơn quà rong vốn rất phong phú của người Hà Nội. Ta dễ dàng bắt gặp những quán nộm xuất hiện ở hầu hết các chợ, các ngõ phố, trên vỉa hè, mà các bà, các chị và cả những em học sinh, những cô cậu sinh viên... vẫn chen nhau ngồi ăn mà không khỏi xuýt xoa vì vị cay của ớt, cái sậm sựt của gân bò, vị giòn của đu đủ xanh nạo cũng như vị bùi béo của lạc.

NEM PHÙNG - HÀ NỘI
"Giò Chèm, nem Phùng" là thành ngữ chỉ hai món ăn chế biến từ thịt lợn ngon có tiếng ở miền Bắc. Sản phẩm này là món cổ truyền của một gia đình ở thị trấn Phùng ( Đan Phượng).


GIÒ CHẢ ƯỚC LỄ - HÀ NỘI
Không rõ nghề giò chả ở Ước Lễ có từ bao giờ chỉ thấy thần tích ngọc phả đình Thuỵ Phúc có ghi: Lễ hội hàng năm vào mồng 10 tháng giêng, theo phong tục cổ truyền "cỗ ngọc" vừa dâng cúng thành hoàng vừa tiến vua, sau đó làng thụ lộc.Vì vậy, nhà nhà đều ra sức trổ "tuyệt chiêu" trên sản phẩm của mình để thần linh chứng giám lòng thành.


ĐẬU PHỤ NƯỚNG - HÀ NỘI
Mùa đông lê la quán cóc hay lang thang trên khắp các con phố lớn nhỏ để thưởng thức các món ăn bình dị là một thú không thể bỏ của nhiều người trẻ Hà thành. Ăn đông, ăn vỉa hè ngoài ngô nướng, khoai nướng, bánh khoai, bánh chuối, nem rán... còn có một món mà hẳn có thể nhiều người chưa biết, đó là đậu phụ nướng. Trời lạnh, món nướng lên ngôi và thậm chí đậu cũng có thể là một món nướng đặc biệt, lạ và ngon.

CHẢ CÁ LÃ VỌNG - HÀ NỘI
Chả cá Lã Vọng là một đặc sản của người Hà Nội, không chỉ hấp dẫn thực khách trong nước mà ngay cả du khách nước ngoài khi đến Việt Nam cũng rất mê món này. Chẳng thế mà nữ nhà báo Patricia Schultz đã cho ra mắt một cuốn sách có tựa đề rất ly kỳ "1.000 nơi cần thấy trước khi chết" (NXB Workman, NY, Mỹ, 2003), sau đó Hãng thông tấn báo chí MSNBC đã rút gọn lại "10 nơi cần thấy trước khi chết", với Nhà Hàng Chả cá Lã Vọng ở Hà Nội đứng thứ 5 bên cạnh 9 địa danh, lễ hội nổi tiếng trên thế giới.


CÁ RÔ ĐẦM SÉT - HÀ NỘI
Nếu cá rô đầm Sét được xem là món ăn ngon nổi tiếng trong dân dã thì cá chép Mang Giang lại là phẩm vật cung tiến cho triều đình phong kiến xưa. Đây là hai thức thời trân đã cùng sánh vai đi vào kho tàng tục ngữ Việt Nam với vị thế là những sản vật vùng miền nổi tiếng của vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Đầm Sét nằm trên địa phận xã Thịnh Liệt, huyện Thanh Trì thuộc phía Nam nội thành Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng với món cá rô đầm có hương vị tuyệt hảo mà không loại cá rô nào trên miền Bắc có được.


BÚN ỐC TÂY HỒ - HÀ NỘI
Theo các cụ già trong xóm Quảng Khánh (Quảng An - Tây Hồ) thì bún ốc của vùng này có lẽ xuất hiện từ khi dân làng xây phủ thờ Bà chúa Liễu Hạnh. Thời kỳ đó, ốc Tây Hồ nhiều và ngon lắm, nhất là từ tháng giêng có mưa xuân, ốc đã béo và thời điểm đó cũng là lúc khách thập phương về phủ thắp hương Bà chúa Liễu.
Để đáp ứng nhu cầu ẩm thực ngày càng sành điệu của người Hà thành, nên người làm bún ốc lúc nào cũng phải chú ý tới việc chế biến, nhằm tạo hương vị độc đáo, hấp dẫn khách ẩm thực lâu dài.


BÚN ĐẬU MẮM TÔM ĐẤT - HÀ NỘI
Một chiếc bếp than phần phật lửa reo. Một chảo dầu rán nổ lách tách. Những miếng đậu phụ phồng lên mỡ màng. Vài lát bún óng mượt. Bát mắm tôm dậy mùi đặc trưng... Đó là chính là bún đậu mắm tôm đất Hà Thành, một món ăn rất được ưa chuộng trong khẩu vị người Hà Nội.


BÁNH DÀY QUÁN GÁNH - HÀ NỘI
"Dù cho chồng rẫy vợ chê
Bánh Giày Quán gánh lại về với nhau..."
Làng Quán Gánh nằm ven quốc lộ 1. Rất ít người đi ngang qua lại không dừng chân mua cặp bánh dầy gói lá chuối xanh rờn làm bữa trưa hoặc khi về làm quà cho người thân, để một lần thưởng thức đặc sản một vùng quê - đất Hà Tây tụ tài có tiếng. Thứ bánh làm từ gạo nếp này đã làm vừa lòng bao người khách phương xa, dù chỉ tình cờ dừng chân, tình cờ nếm thử.


BÁNH ĐÚC BẮC BỘ - HÀ NỘI
Một trong những món ăn dân dã mang đậm chất quê Việt là bánh đúc. Đó là loại bánh của người nghèo nhưng tinh tế và dễ đi vào nỗi nhớ của những ai đã từng một lần nếm thử.
Với sự sáng tạo của người nông dân trải qua những giai đoạn thăng trầm trong cuộc sống, bánh đúc đã góp mặt trong danh mục ẩm thực Việt Nam bằng nhiều cách thể hiện khác nhau. Bánh đúc thuần túy của người nông dân "ăn lấy no" được chế biến giản dị từ bột gạo tẻ pha với một ít vôi tôi. Nấu bánh đúc còn được gọi là quấy bánh đúc, người ta hòa lẫn bột với nước và một ít vôi, đổ vào nồi đặt lên bếp đun, vừa đun vừa dùng đũa cả quấy cho tới khi bột chín. Dân quê nghèo ăn bánh đúc thay cơm


BÚN CHẢ - HÀ NỘI
"Đặc trưng nhất của Hà Nội là gì?" Bất ngờ được hỏi một câu như thế, có người sẽ trả lời là hoa sữa như một điều thường trực sẵn trong tiềm thức, có người sẽ gọi tên phở với vẻ mặt suýt soa của 1 người vừa đi trong gió lạnh mà sà vào phố Bát Đàn, thưởng thức vị ngon của phở - ngon từ làn khói ấm bay lên miệng bát, lại có người ấn tượng sâu sắc với vẻ đẹp yên bình của hồ Gươm... Còn với tôi, đặc trưng nhất của Hà Nội là bún chả - món "quà bún phổ thông nhất, bán với cái giá bình dân nhất, ăn một miếng mà nhớ đến một năm.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét