Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan, chùa giải oan,chua giai oan

Vị trí: Xã Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội
Chùa Giải Oan gắn với chuyện Phật Bà Quan Thế Âm thờ trong động Hương Tích: "...Sau khi được thần núi cứu từ pháp trường về Chùa Hương, tại đây Bà Chúa Ba tắm rửa sạch bụi trần, trút bỏ hết nỗi oan khiên, rồi được đức Phật Tổ Như Lai chỉ vào động Hương Tích tu hành… chín năm thành chính quả…”
Trên đường từ chùa Thiên Trù vào động Hương Tích khoảng 1200 mét, thì đến suối Giải Oan. Từ đây nhìn lên phía bên trái là chùa Giải Oan tọa lạc trên triền núi thấp, dưới chân mái đá cao khoảng 30 mét.

Đường lên chùa


Chùa Giải Oan
Trong chùa Giải Oan có một giếng nước nhỏ, gọi là giếng Thiên Nhiên Thanh Trì, nước trong mát. Hai bên chùa có hai động nhỏ, động Thuyết Kinh bên phải, am Phật Tích bên trái.
 Chùa Giải Oan gắn với chuyện Phật Bà Quan Thế Âm thờ trong động Hương Tích: "...Sau khi được thần núi cứu từ pháp trường về Chùa Hương, tại đây Bà Chúa Ba tắm rửa sạch bụi trần, trút bỏ hết nỗi oan khiên, rồi được đức Phật Tổ Như Lai chỉ vào động Hương Tích tu hành… chín năm thành chính quả…”.
 
Chùa Giải Oan do Hòa thượng Thông Dụng xây dựng nên vào thập niên thứ hai của thế kỷ XIX. Chùa làm một mái dựa lưng vào vách núi, một mái lợp bằng gỗ lim, đến năm Đinh Mão (1927) Sư Tổ Thamh Tích xây dựng lại theo kiểu cổ diêm, chất liệu bằng xi măng cốt thép, mái đắp ngói ống, các góc đao đắp rồng như hiện nay.

Bạn có thể chọn khách sạn Hòa Nam ở  Xã Hòa Nam, Ứng Hòa, Hà Nội 
 Khách sạn đạt chuẩn 3 sao theo tiêu chuẩn quốc tế, nằm trên vị trí đắc địa: nằm ngay khu tổ hợp trung tâm thương mại Hiền Lương, là nơi giao thương của hai huyện Ứng Hòa và Mỹ Đức. Khách sạn gồm 55 phòng nghỉ, nhà hàng, tổ hợp khu giải trí với 10 phòng karaoke hiện đại và 01 khu spa và nhiều phòng chức năng khác. Tất cả các phòng đều được thiết kế tỉ mỉ tới từng chi tiết và đáp ứng những tiêu chuẩn cao nhất của khách du lịch theo mùa.

Các điểm tiếp theo:

Chùa Động Tiên Sơn

Chùa Động Tiên Sơn, chùa động tiên sơn, động tiên sơn, cđts, đts

Sau khi chiêm bái chùa Thiên Trù xong du khách rẽ tay phải ngược lên núi Thanh Long, đến lưng chừng núi sẽ nhìn thấy cổng tam quan nổi lên bên sườn núi vút cao như sắp bay lên. Qua cổng vào sâu bên trong du khách sẽ nhìn thấy một toà lâu đài nho nhỏ tráng lệ dưạ vào vách núi. Đó là khu chùa động Tiên Sơn.
Nằm trên Quốc lộ 80, cách trung tâm thị xã Hà Tiên 3km, thuộc xã Mỹ Đức, Thạch Động là một tảng đá xanh khổng lồ cao 80m, mọc trơ trọi giữa một vùng toàn đất. Thạch Động còn được gọi là Thạch Động thôn vân (động đá nuốt mây). Vào lúc tinh mơ, những tảng mây trắng xốp nhẹ như bông là đà bay qua đỉnh động, dừng lại rồi từ từ tỏa quanh cửa động... gây ấn tượng như miệng động đang nuốt mây.

Nhìn từ phía nam, những vồ đá gồ ghề của Thạch Động trông giống như gương mặt của một vị tướng đội mũ lông nên người Pháp đặt tên là “Bonnet à Poil”.


Thạch Động có cả đường xe hơi lên tới bậc thang vào động, trong động khá rộng, những giọt nước mưa theo tháng năm xâm thực vào các vách đá, len lách chảy xuống hòa tan với chất vôi tạo thành những thạch nhũ rất sống động như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Đứng trước cửa động nhìn lên đỉnh, Thạch Động trông giống một con đại bàng đang tung cánh rất oai phong, xung quanh có những hòn đá nhô ra giống như đầu của chim đại bàng.


Phía trong động có chùa Tiên Sơn (Tiên Sơn tự), được xây vào đầu thế kỷ 20, bên trong thờ Phật Thích Ca và Bồ tát Quán Thế Âm. Từ Tiên Sơn tự, du khách có thể thưởng ngoạn và khám phá thạch động theo nhiều cửa. Bên trong mỗi hang động, bầu không khí mát lạnh lan tỏa khắp nơi.


Chùa Thiên Trù

Chùa Thiên Trù, chùa thiên trù, thiên trù, ctt, tt

Trong tuyến hành trình Hương – Thiên, thì Đền Trình – Thiên Trù – Hương Tích là 3 điểm dừng chân chính của bất kỳ du khách nào về với Chùa Hương. Sau khi làm lễ trình Sơn Thần ở Ngũ Nhạc Linh Từ (Đền Trình) du khách lại tiếp tục xuôi dòng Suối Yến cùng người lái đò để đi đến điểm dừng chân thứ hai là Thiên Trù.
Chùa Thiên Trù tọa lạc trên thềm núi Lão được xây dựng từ năm Đinh Hợi (1467) đời vua Lê Thánh Tông niên hiệu Quang Thuận thứ 8. Theo một số sử ký còn lưu lại có chuyện kể rằng: trong một chuyến tuần thú phương Nam lần thứ hai, Vua Lê Thánh Tông cùng tướng sĩ qua vùng núi Hương Sơn nghỉ lại ở Thung Lũng núi Lão và cho quân lính thổi cơm ăn. Trong lúc thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên, Vua xem thiên văn thấy vùng này ở vào vị trí của sao Thiên Trù (Bếp Trời - một sao chủ về ăn uống), nên nhân đấy nhà Vua đặt tên cho thung lũng này là Thiên Trù. Sau lần đó, có 3 vị Hoà thượng (Tỷ Tổ Bồ Tát) tới đây dựng thảo am để tu hành và đặt tên là Thiên Trù Tự (chùa Thiên Trù). Nhưng sau 3 vị Hoà thượng này, việc trụ trì ở Chùa Thiên Trù bị gián đoạn nhiều năm.
    Đến niên hiệu Chính Hoà năm thứ 7 (1686) đời Vua Lê Trung Hưng, Hoà thượng Vân Thuỷ Thiền Thiên Trần Đạo Viên Quang được Vua phong Thượng lâm viện Viên Giác Tôn Giả Ty Tăng Lục (thời Lê, Ty Tăng Lục được lập ra để chăm sóc, cai quản các vị tu hành) tới đây tái lập đạo Phật, phát triển Phật giáo và cùng hương dân nơi đây xây dựng lại ngôi Tam Bảo, trùng hưng Thiên Trù Tự.
    Tiếp sau Hoà thượng Trần Đạo Viên Quang việc trụ trì và phát triển Phật giáo ở đây lại gián đoạn một lần nữa. Phải đến 20 năm sau, tức vào năm 1707, có Đại sư Thông Lâm tới trụ trì và tiếp tục cùng hương dân thôn Yến Vĩ xây dựng Chùa Thiên Trù thành ngôi Tam Bảo lợp bằng lá 5 gian và 6 gian tả, hữu vu để thờ Phật và tu hành. Kế thừa Đại sư Thông Lâm là Hoà thượng Thanh Quyết trụ trì. Với sự giúp đỡ của các tín đồ, phật tử, thiện tín muôn phương, chính điện chùa Thiên Trù được khởi công xây dựng vào năm Mậu Thân niên hiệu Duy Tân thứ 2. Sang đời trụ trì của Đại sư Thanh Tích công việc xây dựng kiến thiết vẫn được tiếp tục triển khai và kéo dài gần 10 năm, để rồi Thiên Trù trở thành một lâu đài nguy nga tráng lệ giữa núi rừng Hương Sơn, hiện lên như một kiến trúc nghệ thuật độc đáo.
    Chùa Thiên Trù được xây dựng trên một mảnh đất hình chữ nhật chạy dài suốt từ sân dốc cho tới bức tường ngăn giữa khoảng đất bằng phẳng và núi Sau Chùa. Kiểu kiến trúc của Thiên Trù có tên là “Ngũ môn tam cấp” - tức năm cửa ba bậc. Qua cổng là đến sân. Hai bên sân là hai dãy nhà tranh làm nơi ăn nghỉ cho du khách trong ngày hội. Qua sân là đến bảo thềm thứ nhất – đây cũng là một cái sân. Trước bảo thềm này có đặt một đỉnh đồng cao 3m dùng để khói nhang. Qua sân bảo thềm thứ nhất là đến bảo thềm thứ hai – là một cái sân cao hơn. Hai bên sân bảo thềm thứ hai là những gian nhà cầu cho khách ngủ trọ. Tiến đến sân bảo thềm thứ ba cao hơn một chút, qua hai cửa tam quan nối vào Tam Bảo chính là nơi thờ Phật. Hai bên Tam Quan là gác trống bên trái và gác chuông bên phải. Hai bên Tam Bảo là hai bể nước, các buồng sư, buồng cung văn, nhà dấu, nhà oản,…vv. Phía sau Tam Bảo là điện Thánh Mẫu bên trái, gác tàng thư, nhà Tổ ở giữa và Thiên Thuỷ tháp bên phải.
Có thể nói Chùa Thiên Trù là một công trình kiến trúc văn hóa nghệ thuật Lê -Nguyễn. Sự bố cục rất hài hòa:tam bảo, tiền đường, nhà thờ tổ, nhà thờ mẫu, nhà khách, các nhà kho…có đủ phương tiện sinh hoạt cho hàng trăm người nghỉ lại lễ Phật qua đêm. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX


Một góc chùa Thiên Trù

Tuy nhiên, trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 – 1954) giặc Pháp đã đánh và ném bom ra vùng đất Hương Sơn 3 lần (1947, 1948 và 1950). Ngày 11 tháng 2 năm 1947 (tức năm Đinh Hợi) Tam Bảo và một số công trình đã bị giặc Pháp tàn phá. Trong suốt 15 ngày, Chùa Thiên Trù bị lửa thiêu không sao dập tắt nổi. Đến năm 1950, lại một lần nữa giặc Pháp cho máy bay ném bom tàn phá toàn bộ các công trình, chỉ còn lại vườn Tháp là không bị tàn phá nặng nề. Sang năm 1951 (tức năm Tân Mão), Hoà thượng Thanh Chân đã cho dựng lên từ đống tro tàn đổ nát 6 gian nhà tranh để có nơi tu hành và nhang khói.


    Sau khi hoà bình lập lại trên đất Bắc, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự đóng góp công đức của thập phương, Hoà thượng Thích Thanh Chân cùng chính quyền và nhân dân địa phương đã khởi dựng 7 gian nhà khách khang trang vào năm Mậu Tuất (1958), tạm thời làm nơi thờ Phật và để thập phương về Lễ hội dâng hương, từng bước xóa dọn vết tích chiến tranh.
    Từ năm 1984 đến 1985, Ty Văn hoá – Thông tin Hà Sơn Bình (nay là Sở Văn hoá – Thông tin tỉnh Hà Tây) đã cùng nhà chùa tranh thủ sự ủng hộ của du khách thập phương, xây dựng lại gác chuông 8 mái theo kiểu chùa Ngăm ở giữa sân Thiên Trù. Đặc biệt, kể từ năm 1989 Ban xây dựng chùa Hương đã được thành lập do Hoà thượng Thích Viên Thành làm Trưởng ban. Kể từ đây, Ban xây dựng Chùa Hương đã vận động nhân dân, phật tử thập phương cùng sự chỉ đạo của ngành văn hoá tỉnh đã khởi công xây dựng toà Tam Bảo (ngày 18 tháng 3 năm 1989), và đến ngày 11 tháng Giêng năm 1991 thì được khánh thành. Năm 1992 Ban xây dựng khởi công xây dựng điện Hương Thuỷ và khánh thành vào ngày 11 tháng Giêng cùng năm. Điện Hương Thuỷ là nơi thờ tượng Mẫu Liễu Hạnh - người được mệnh danh là Mẫu nghi thiên hạ. Đây là công trình mang phong cách dân gian của nhà điêu khắc Trần Tuy. Năm 1993, Tổ đường và Bảo điện phía sau Tam Bảo được xây dựng và khánh thành vào ngày 11 tháng Giêng năm Quý Dậu (1993). Cùng năm này, động Vân Thuỷ Thiền Thiên nằm phía trên Thiên Thuỷ Tháp, nơi thờ Thượng ngàn chúa tể cũng được khai mở khánh thành. Năm 1994, cổng Nam Thiên Môn cũng được hoàn thành vào đúng ngày  11 tháng Giêng, đứng sừng sững giữa núi rừng Hương Sơn.
    Trải qua hai thập niên qua, Chùa Thiên Trù luôn được tô điểm thêm những nét vẽ cho bức tranh thiên nhiên hùng tráng bằng những công trình kiến trúc đặc sắc. Được như vậy là nhờ công đức to lớn của tín đồ, du khách thập phương, của nhân dân sở tại và đặc biệt là sự cố gắng chăm lo vun đắp của cố Thượng toạ Thích Viên Thành và Đại đức Thích Minh Hiền - người đang giữ vị trí trụ trì Chùa Hương.
    Hiện nay, với quần thể kiến trúc nguy nga, hoành tráng, Thiên Trù trở thành trung tâm của thắng cảnh Hương Sơn.


Dòng người đông đúc tại chùa Thiên Trù.

 

Mơ chua, sắng ngọt, củ mài thơm: Đặc sản Hà Nội


30.jpgAi đi trẩy hội chùa Hương
Làm ơn gặp khách thập phương hỏi giùm
Mớ rau sắng, quả mơ non
Mơ chua sắng ngọt biết còn thương chăng?

Chùa Hương nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội (tỉnh Hà Tây cũ). Đến chùa Hương, du khách thường được nghe câu ca trên và mua “mơ chua, sắng ngọt” về làm quà.
Mơ cùng họ với mai. Tùy màu sắc hình dáng và chất lượng của quả mơ, người ta chia làm các loại: mơ nứa có quả to tròn, nhiều nước, vỏ hơi trắng; mơ đào có đầu nhọn, hình trông như quả đào; mơ chấm son (hay còn gọi là mơ mép giải) không to lắm, có chấm đỏ; mơ bồ hóng thì trên vỏ có chấm đen. Quả mơ là món quà quý của Hương Sơn, thường được dùng để làm nuớc giải khát hay chế biến thành rượu mơ. Theo sách thuốc “Nam dược thần hiệu” của cụ Tuệ Tĩnh: “Quả mơ muối có vị chua, tính hàn không độc, trừ nhiệt, chỉ huyết, sanh tân dịch (nước bọt), lợi cuống họng, trị trúng phong, tiêu đờm, chữa lỵ” nên mơ còn là vị thuốc hay
Hà Tây còn một đặc sản nữa là rau sắng. Tuy tên gọi là “rau” nhưng cây sắng lại thuộc loại thân “mộc” và người ta dùng lá non và hoa của nó để nấu canh. Cây sắng mọc trên núi đá vôi, thân to, cao, hoa lấm tấm như hoa ngâu. Muốn hái lá non thì phải trèo lên cây mà hái. Những chiếc lá non của nó trông óng ả, mỡ màng. Lá non của cây sắng bị hái hết lớp này lại mọc ra lớp khác. Hoa sắng nấu canh ngọt hơn lá sắng. Khi nấu canh rau sắng, người ta chỉ nấu suông chứ không chung với thịt, cá nhằm giữ lại hương vị tinh khiết của rau.
Canh rau sắng đã ngon, nếu có thêm củ mài còn ngon hơn nữa. Củ mài Hương Sơn không chỉ dùng để nấu canh mà còn dùng để nấu chè. Người ta đem củ mài xát ra thành bột rồi mang chế biến. Chè củ mài thơm mát và trong như thủy tinh. Củ mài mọc ở chỗ có đất lẫn với đá núi nên đào rất công phu. Vì vậy, củ mài được những người sành về ẩm thực chọn là một trong những đặc sản Hương Sơn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét