Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa

Bảo tàng điêu khắc Chăm Pa, bảo tàng điêu khắc chăm pa, bảo tàng chăm pa, điêu khắc chăm pa

Một điểm đến mang trong mình lịch sử và văn hoá của nền văn minh Chăm Pa đó là bảo tàng điêu khắc Chăm Pa, Đà Nẵng. Đến đây chúng ta được chứng kiến một quá trình tiến hóa dài hơn tám thế kỷ với những kiệt tác của nền văn minh Chămpa một thời phát triển rực rỡ ở miền Trung Việt Nam trong nhiều thế kỷ qua.
Bảo tàng điêu khắc Chămpa, thường được dân chúng gọi là “Bảo tàng Chàm” (dịch từ Musée Cham ) nằm ở giao điểm đường Bạch Đằng và đường Trần Phú, thuộc quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Ngôi nhà được mô phỏng theo đường nét kiến trúc kiểu tháp Chăm cổ, nằm trong khuôn viên có nhiều cây sứ cổ thụ.


Bảo tàng được xây dựng theo môtíp Chămpa. Bảo tàng điêu khắc Chămpa xây phỏng theo mô típ của các kiến trúc Chămpa, khối nhà trưng bày màu trắng có đường nét trang trí tuy nhỏ nhưng đơn giản và duyên dáng.
Đây là bộ sưu tập cuối cùng về nghệ thuật điêu khắc Chămpa trên thế giới được đặt tại Đà Nẵng, trung tâm cũ của vương quốc Chămpa. Bảo tàng điêu khắc Chămpa được xây dựng từ năm 1915 dưới sự bảo trợ của Viện nghiên cứu Viễn Đông pháp tại Việt Nam. Năm 1936, Bảo tàng được mở rộng thêm và chính thức khánh thành vào năm 1939. 


Bảo tàng được thành phố Đà Nẵng đầu tư nâng cấp, diện tích được xây dựng thêm là 1.800m2 (2002 – 2004). Công trình vẫn giữ được phong cách kiến trúc tổng thể và kế thừa bố cục trưng bày ban đầu, song được bổ sung thêm 150 hiện vật mới, trong đó có nhiều hiện vật rất quý như tượng nữ thần bằng đồng.


Hiện nay bảo tàng trưng bày khoảng 300 tác phẩm điêu khắc nguyên bản bằng chất liệu sa thạch, số ít là đất nung được sưu tập từ các đền, tháp Chàm nằm rải rác ở miền Trung từ Quảng Bình đến Bình Thuận. Đấy là những đài thờ và các phù điêu trang trí trên các kiến trúc. Chúng được trưng bày trong 10 phòng mang tên các địa phương có hiện vật được phát hiện. Kiến trúc có niên đại từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 15 theo chế độ mẫu hệ "Mother of the country".




Đến thăm Bảo tàng Điêu khắc Champa - một bảo tàng độc đáo không chỉ của thành phố Đà Nẵng,Việt Nam mà còn của cả thế giới - dẫu giữa ngày mưa hay ngày nắng, buổi sáng hay buổi chiều, du khách vẫn nhận ra một không khí rất riêng mà nơi này, do đặc trưng của mình vẫn luôn giữ được: sự trầm lắng của những hoài niệm.



Hệ thống chiếu sáng, âm thanh, các phương tiện bảo vệ hiện vật được trang bị đồng bộ và hiện đại hơn. Bảo tàng đã bước đầu bố trí chỗ dành cho những người có yêu cầu nghiên cứu đến làm việc thuận tiện.
Những tượng thờ, vật trang trí, bàn thờ được sưu tầm từ các nền văn minh Chămpa có nguồn gốc từ Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Đà Nẵng, Bình Định... Nhiều tác phẩm không còn giữ được nguyên hình dáng cũ do sự tàn phá của thời gian, nhưng chúng ta sẽ được khám phá sự độc đáo về văn hóa Chămpa và nghệ thuật điêu khắc tinh xảo, đặc biệt là những bức tượng liên quan đến các thần Ấn Độ giáo thời kỳ Veda.
Đến bảo tàng, ta như thấy lại quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Thế giới thần linh kỳ bí, những câu chuyện bằng hình ảnh, các biểu tượng tôn giáo, đường cong thân thể các vũ nữ, những bầu ngực căng tròn, nụ cười phảng phất nét thời gian... tất cả đều sống động, chi tiết và gợi cảm vô cùng. Hãy cùng nhau thưởng thức những vũ điệu Chămpa truyền thống ngay tại sân bảo tàng điêu khắc Chămpa để hiểu hơn về một nền văn hóa. 
Bạn có thể dễ dàng chọn cho mình một khách sạn ở đà nẵng . Chẳng hạn như Khách Sạn Mạnh Cường ở 492 đường 2 tháng 9 , quận Hải Châu , Đà Nẵng.
 Với 19 phòng, khách sạn này có tất cả các tiện nghi và dịch vụ bạn mong chờ từ một khách sạn 2 sao. Tất cả các phòng đều có bàn, truy cập internet (không dây), máy sấy tóc, màn hình tivi lcd/tinh thể lỏng cũng như các tiện nghi khác. Bạn cũng tìm thấy ở khách sạn bãi đỗ xe, dịch vụ phòng, thang máy. Du khách sẽ tìm thấy ở khách sạn hướng tới dịch vụ này các tiện nghi cao cấp đem lại giá trị tuyệt vời.

Và các điểm đến tiếp theo

Đình Nại Nam

Đình Nại Nam, đình nại nam, đình nn, nại nam, nn, đà nẵng

Vị trí: Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Đặc điểm: Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc – nghệ thuật còn là một trong những đình làng cổ tiêu biểu khá nguyên vẹn còn lại trong nội thành Đà Nẵng.
Vị trí: Đình làng Nại Nam nay ở khối phố Nam Sơn, phường Hòa Cường, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.
Đặc điểm: Di tích đình Nại Nam, ngoài giá trị của một di tích kiến trúc – nghệ thuật còn là một trong những đình làng cổ tiêu biểu khá nguyên vẹn còn lại trong nội thành Đà Nẵng.

Đình được xây dựng năm Ất Tỵ (1905) từ công sức đóng góp của dân địa phương, thờ Thành hoàng bảo an chính trực, bổn xứ thổ thần và các vị tiền nhân của làng

Đình ghi đậm dấu ấn văn hóa thời Nguyễn, mái lợp ngói âm dương, tường gạch, trên mái đình là lưỡng long chầu nguyệt, loan phụng hòa vinh, dơi ngậm đào, thể hiện qua nghệ thuật đắp ghép sành sứ, công phu, đẹp mắt. Bên trong chia làm 3 gian, 2 chái, phần chính diện dài 11,7m, rộng 7,9m, hậu tẩm rộng 3,9m, dài 4,1m. Có 4 hàng cột   gồm 20 cột bằng gỗ mít, có chiều cao từ 2,5m – 4,5m. Kết cấu kèo theo “chồng rường – giả thủ”. Phần đầu hồi chạm trổ khéo léo và tinh xảo qua bàn tay tài hoa của thợ chạm Kim Bồng (Hội An), thể hiện các đề tài: cá chép hóa long, bát bảo đạo nho, cùng các họa tiết hoa văn cây cỏ, hoa lá.
Hằng năm có lễ cầu an tại đình vào rằm tháng 2 âm lịch và ngày lễ cuối năm (30 Tết). Đình làng Nại Nam được Bộ Văn hóa – Thông tin công nhận là di tích quốc gia vào ngày 04/01/1999.

Bảo tàng Hồ Chí Minh (Đà Nẵng)

Bảo tàng Hồ Chí Minh (Đà Nẵng), bảo tàng hồ chí minh (đà nẵng), bảo tàng, hồ chí minh, đà nẵng

Bảo tàng Hồ Chí Minh tại thành phố Đà Nẵng nằm trong cụm bảo tàng lưu giữ những kỉ vật về Chủ Tịch Hồ Chí Minh - vị cha già kính yêu của dân tộc. Bảo tàng được xây dựng phỏng theo khuôn mẫu ngôi nhà thật của Bác ở thủ đô Hà Nội với ao cá, nhà sàn, vườn cây.. và lưu giữ một số kỉ vật về cuộc đời và sự cống hiến của Bác cho độc lập dân tộc.
Bảo tàng Hồ Chí Minh, là một bảo tàng được nhiều người ghé thăm nhất, người dân Đà Nẵng đã dành cho người cha kính yêu của dân tộc một khoảng xanh trong trái tim mình và trong lòng thành phố. Bảo tàng được làm theo khuôn mẫu từ ngôi nhà thật của bác ở Hà Nội với ao cá, nhà sàn, vườn cây... và những di vật của bác, tạo ra một không gian vừa thiêng liêng vừa gần gũi, ấm áp hơi thở của người.
Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu V được khởi công xây dựng ngày 12 tháng 9 năm 1976 tại thành phố Đà Nẵng và đi vào hoạt động từ ngày 19 tháng 5 năm 1977. Bảo tàng có khuôn viên rộng 9,4 ha. Ở đây theo nguyện vọng của nhân dân và lực lượng vũ trang Quân khu V, ngôi Nhà sàn và Ao cá Bác Hồ ở Hà Nội được dựng lại theo tỷ lệ 1/1. Nhà trưng bày về cuộc đời, sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh được xây dựng cùng với nhà trưng bày về các lực lượng vũ trang Quân khu và một số công trình văn hoá khác.

Bảo tàng Hồ Chí Minh (Chi nhánh Quân khu 5) gồm 2 phần:
Khu mô hình nhà sàn Hồ Chí Minh và vườn cây, ao cá: Năm 1975, Miền Nam hoàn toàn giải phóng. Ngày 12/9/1976 thể theo nguyện vọng, tình cảm của đồng bào và cán bộ, chiến sĩ Khu 5 đối với Bác Hồ kính yêu, mô hình nhà sàn được xây dựng theo đúng tỉ lệ 1/1 (giống như nhà sàn Hồ Chí Minh ở Hà Nội) tại trung tâm thành phố Đà Nẵng, bên ngoài là vườn cây, ao cá... tạo nên một khuôn viên thoáng mát, đẹp thu hút nhiều du khách khi đến thăm thành phố.

Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu 5: Với 4 phòng trưng bày, giới thiệu cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Hồ Chí Minh.
Đặc biệt Bảo tàng có trưng bày nhiều hiện vật quý hiếm thể hiện tấm lòng son sắt, thuỷ chung của đồng bào, cán bộ và chiến sĩ khu 5 đối với Bác Hồ và tình cảm sâu nặng của Bác Hồ đối với đồng bào, chiến sĩ khu 5 như tấm ảnh Bác Hồ của bà Kiểm thôn 3 xã Kỳ Xuân, Tam Kỳ, Quảng Nam, ảnh này bà đã dấu trong ống tre từ năm 1965 đến năm 1975 bà mang ra cho Ủy ban xã làm lễ ra mắt với nhân dân.

Bảo tàng khu 5 gồm 12 phòng và 12 chủ đề, là nơi trưng bày tranh ảnh, hiện vật và những mô hình về cuộc đấu tranh của quân và dân khu 5 trong hai cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh Quân khu V là một công trình văn hoá gắn kết chặt chẽ với cảnh quan thiên nhiên. Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trưng bày cùng với lịch sử xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của các lực lượng vũ trang Quân khu V, là niềm tự hào của đồng bào và cán bộ chiến sĩ Quân khu V.

Địa chỉ: Số 01 đường Duy Tân -Thành phố Đà Nẵng
Điện thoại : 0511.624014 - 069.775092
Giờ tham quan: Tất cả các ngày trong tuần, từ:
Buổi sáng: 7:30 - 11:00
Buổi chiều: 13.30 – 16:30
Miễn phí vào cửa cho khách trong nước, 20.000đ/người cho khách nước ngoài.

Chùa Thủ Long

Chùa Thủ Long, chùa thủ long, thủ long

Vị trí: phường Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng
Chùa Thủ Long tọa lạc tại phường Bình Hiên, thành phố Đà Nẵng. Chùa có tên là An Long Tự, dựng từ thời Hậu Lê.
Chùa còn giữ một số tượng cổ, chuông cổ, bia cổ. Tấm bia ở sân chùa cao 1,20m có ghi : "Lập thạch bài Thủ Long Tự" năm Thạnh Đức thứ 5 (1657). Kiến trúc ngôi chùa ngày nay được đại trùng tu vào năm 1955. Chùa đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Ram cuốn cải

Ram cuốn cải, một trong những món ăn vặt được chuộng nhất ở Đà Nẵng vào mùa này. Nhân ram là một ít miến trộn với thịt và nấm mèo, chiên nóng rồi dọn thêm một ít nộm đu đủ, cà rốt và dưa cùng với một đĩa bánh tráng. Và dĩ nhiên là không thể thiếu rau sống và cải. Thêm 1 chén nước chấm hơi ngọt và cay.
Từng chiếc ram cuốn dài tầm một ngón tay với lớp vỏ bánh tráng bò bía thơm, giòn. Cắn một miếng, mùi thơm ngọt của khoai tây, cà rốt, khoai lang, vị cay cay nồng nồng của cải, như giòn tan nơi đầu lưỡi.
ram cuốn cải
Ram cuốn cải, một cái tên nghe không mấy xa lạ đối với người dân và khách du lịch Đà Nẵng, nhưng ram cuốn cải chay vẫn là món ăn khá thú vị và lạ miệng đối với nhiều người. Món ăn này khá hấp dẫn, phù hợp vào những buổi chiều trời mưa, vị thơm của ram và hương cay nhẹ của cải cứ làm cho người ta xuýt xoa khen ngon.
Nguyên liệu chính trong phần nhân ram là các loại củ thông thường như: khoai môn, khoai lang, cà rốt, khoai tây… bào nhuyễn hoặc sắt sợi mỏng rồi cho gia vị vừa ăn, trộn đều lên. Phần vỏ cuốn ram thường là bánh tráng lề (bánh đa nem), bánh rế hoặc bánh tráng bò bía...
ram-cuốn-cải
Cách làm khá đơn giản, trải bánh tráng bò bía ra, cho một ít nhân đã làm ở trên vào, cuộn lần lượt thành từng chiếc ram rồi đem chiên. Cho lượng dầu phải vừa ngập cuốn ram, đun sôi dầu rồi cho các cuốn ram vào, canh lửa vừa phải, đợi vàng đều là vớt ra đĩa.
Để ram được giòn lâu, nên vắt một chút chanh vào trong dầu chiên và sau khi chiên thì gắp ra cái đĩa có sẵn giấy thấm dầu.
Nước chấm được chế biến từ nước tương chay bán sẵn, chỉ cần thêm tương ớt, cho gia vị vừa miệng và thêm dầu ăn nóng đổ vào là ổn. Ram cuốn cải chay thường được ăn kèm với cải cay, rau xà lách, rau thơm các loại.
Mùa hè miền Trung với những cơn mưa rào bất chợt, ngồi trong bếp cùng người thân thưởng thức những chiếc ram nóng hổi vừa thổi vừa ăn...thì còn gì bằng!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét