Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013

Chùa Núi Thị Vải (Linh Sơn Bửu Thiền)

Chùa Núi Thị Vải (Linh Sơn Bửu Thiền), chùa núi thị vải, linh sơn bửu thiên, núi thị vải

Vị trí: xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Chùa tọa lạc trên núi Thị Vãi, thuộc xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo Quốc lộ 51 đi Vũng Tàu, qua khỏi chùa Đại Tòng Lâm 100m, rẽ trái đi vào 2km là tới chân núi Thị Vãi. ĐT: 064.876950. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.



Toàn cảnh chùa

Tên thường gọi:
Chùa Núi Thị Vãi Chùa tọa lạc trên núi Thị Vãi, thuộc xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Theo Quốc lộ 51 đi Vũng Tàu, qua khỏi chùa Đại Tòng Lâm 100m, rẽ trái đi vào 2km là tới chân núi Thị Vãi. ĐT: 064.876950. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Theo sách Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức, bà Lê Thị Nữ là người đầu tiên tu trên đỉnh núi, nên núi có tên là Thị Vãi. Ni sư Diệu Thiện (Lê Thị Nữ) đã cứu Nguyễn vương thoát nạn, sau lên ngôi là vua Gia Long. Vua đã sắc phong cho Ni sư Diệu Thiện là Linh Sơn Thánh mẫu, sắc tứ Linh Sơn Bửu Thiền tự.
Trải qua một thời gian, chùa được truyền đến Hòa thượng Thích Từ Thuận. Ngài đắc đạo và nổi tiếng cứu dân độ thế trong vùng này. Sau đó, Hòa thượng Thích Trí Đức kế nghiệp trụ trì.
Chùa bị hư hại nặng năm 1945, đến năm 1966 thì chùa bị phá hủy hoàn toàn.
Cổng chùa
Chùa Linh Sơn Bửu Thiền (chùa Thượng)

Cảnh quan chùa Thượng
Năm 1993, Thượng tọa Thích Trí Thâm trùng tu chùa, nhưng mới mở đường lên núi và bắt đầu xây chùa thì viên tịch.
Năm 1999, Hòa thượng Thích Trí Quảng đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Các công trình do Hòa thượng Viện chủ thực hiện gồm có: Cổng chùa, Chùa Liên Trì, chùa Hồng Phước và Quang Minh điện, chùa Tổ hay Linh Sơn Bửu Thiền tự gồm chánh điện, điện Tỳ Lô Giá Na, vườn Cực lạc, tượng Phật Niết bàn, điện Quan Âm v.v…
Cổng chùa ở chân núi được xây bằng đá, trên có hai mái lợp ngói. Mặt trước, một bên có biển ghi tên chùa: Linh Sơn Bửu Thiền Tự, Linh Sơn Hồng Phúc Tự, Linh Sơn Liên Trì Tự. Một bên khắc văn bia chùa Bửu Thiền của Sơn tăng Nhật Nghiêm (2001). Bài văn có đoạn:
“… Nhờ Phật tử bốn phương, nên công việc đại trùng tu kết quả. Đường lên non khai phá, Quang Minh điện khởi công. Tăng tục quyết một lòng, xây Liên Trì Hải Hội. Những người hết tội, được vào lâu các Tỳ Lô Giá Na. Muốn độ chúng Ta bà, xin hướng về Linh Sơn Phật hiện. Xây dựng Đại hùng bửu điện, làm nơi đàn tín quy y. Lấy cát ở Liên Trì, tạo nên trai đường, Tăng xá. Muốn thành đạo cả, phải vượt Sanh Tử trường kiều. Phật pháp cao siêu, thường gặp trên Niết bàn sơn đảnh. Tổ sư ngộ tánh từ miệng cọp, hang rồng. Tứ đại giai không, được lên bờ giải thoát…”.
Chùa Liên Trì nằm ở chân núi Thị Vãi, là nơi nghỉ ngơi của khách hành hương trước khi vượt 1.340 bậc cấp đến chùa Linh Sơn Bửu Thiền.
Chùa Liên Trì
Chùa Hồng Phúc hay chùa Giữa, chùa Trung được xây dựng để nhớ công đức của Hòa thượng Thích Trí Đức. Cạnh chùa là điện Quang Minh thờ Bồ tát Di Lặc ngồi trên tòa sen đặt trên lưng con rồng.
Qua chùa Trung, khách hành hương tiếp tục lên núi. Leo những bậc cấp cuối cùng với độ cao khoảng 750m (tính từ mặt nước biển), khách hành hương đến chùa Tổ (chùa Thượng hay chùa Linh Sơn Bửu Thiền). Ở đây có những pho tượng Kim Cương lộ thiên, tượng Bồ tát Quan Âm đứng uy nghi giữa trời, dưới chân có một con rồng đang uốn lượn.
Ngôi chánh điện chùa Linh Sơn Bửu Thiền quay mặt hướng Nam. Trước chánh điện là pho tượng đức Phật Thích Ca nhập niết bàn. Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Chính giữa thờ đức Phật Thích Ca, phía trước đặt tòa Cửu Long và tượng Đản sanh, hai bên có tượng Bồ tát Văn Thù và Bồ tát Phổ Hiền. Trước tượng đản sanh là tượng Di Lặc. Bàn thờ hai bên thờ tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng. Bàn thờ hai bên phía trong cửa chính thờ tượng Tiêu Diện, tượng Hộ Pháp và tượng Quan Thánh. Phía sau điện Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt Ma.
Điện Tỳ Lô Giá Na được xây dựng trên nền chùa Bửu Thiền cũ. Điện thờ Pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật và hai vị Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền.
Điện Tỳ Lô Giá Na
Điện Quang Minh

Hang Ông Hổ
Trước điện Tỳ Lô Giá Na là hồ sen, bên dưới có một mỏ cát lớn. Nhờ cát ở hồ này mà nhà chùa thực hiện những công trình xây dựng trên núi nhanh chóng, thuận lợi.
Trước ao sen là Sanh Tử trường kiều. Khách hành hương đi trên cầu này, ngắm nhìn hoa sen bên dưới, hình dung đang đứng trên hoa sen vượt sanh tử đến bờ giác ngộ.
Phía sau điện Tỳ Lô Giá Na là vườn Cực Lạc. Chùa tôn trí tượng bán thân đức Phật A Di Đà, đầu tựa vào một phiến đá lớn.
Sau ngôi chánh điện, có khu nhà Tăng, nhà trai, nhà bếp …
Bên cạnh nhà trai, có đường lên điện Quan Âm và đường lên Niết Bàn Sơn Đảnh. Ở nơi cao nhất núi Thị Vãi, các tảng đá được thiên nhiên sắp xếp trông giống như pho tượng Phật nhập niết bàn.
Ngoài ra, trên núi cũng còn những cảnh trí thiên nhiên nổi tiếng như hang động nơi Tổ đã an tọa tu hành, giếng nước ông Hổ, giếng Tiên, Phật môn, hang Gió và nhiều hang động nơi người xưa đã ẩn tu.
Ngày 10 – 4 – 2003, Sư cô Thích Nữ Tâm Hạnh, ni chúng chùa Hương Sơn cùng các chú sa di chùa Niết Bàn, tất cả 37 vị đã đến chân núi Thị Vãi, trước sân chùa Liên Trì. Y hậu trang nghiêm, các cô đồng quỳ xuống nguyện hương và thực hành Tam bộ nhất bái từ chùa Liên Trì đến chùa Linh Sơn Bửu Thiền.
Ngày nay, chùa thường xuyên đón tiếp nhiều du khách, Phật tử, sinh viên – học sinh đến chiêm bái, tham quan, sinh hoạt.

Điểm đến tiếp theo là Chùa Đại Tòng Lâm

Vị trí: Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Chùa Đại Tòng Lâm tọa lạc tại Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, do Hòa thượng Thích Thiện Hòa đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một Đại Tòng Lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ Tăng Ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sinh.



Chùa Đại Tòng Lâm - 2003
Tên thường gọi:
Chùa Đại Tòng Lâm
Chùa tọa lạc ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nằm bên trái quốc lộ 51 hướng đi Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km. ĐT: 064.876271, 064.876947, 064.876161, 0913893784. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Chùa do Hòa thượng Thích Thiện Hòa, từ chùa Ấn Quang (Sài Gòn) đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một đại tòng lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ Tăng Ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sanh.
Hòa thượng Thích Thiện Hòa thế danh Hứa Khắc Lợi, sanh năm 1907 tại làng Tân Nhựt, Chợ Lớn. Ngài xuất gia năm 1935 tại Phật học đường Lưỡng Xuyên, Trà Vinh. Từ năm 1936 đến năm 1949, ngài được cử ra Huế, Bình Định, Bắc Ninh, Nam Định, Hà Nam học đạo và hoạt động Phật sự tại Hà Nội. Năm 1950, ngài trở về Nam, được cử làm Giám đốc Phật học đường Nam Việt, cơ sở đặt tại chùa Sùng Đức. Năm 1973, ngài được suy tôn Phó Tăng thống Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất cho đến ngày viên tịch (1978).
Hòa thượng đã sáng lập Phật học đường Nam Việt, Phật học viện Giác Sanh, Phật học viện Huệ Nghiêm; kiến tạo Phật học Ni trường Từ Nghiêm, Phật học Ni trường Dược Sư, Trường Bồ Đề Giác Ngộ, Trường Bồ Đề Huệ Đức, chùa Đại Tòng Lâm…
Cổng tam quan xây bằng đá vào năm 1974.
Trong khu đất rộng 57 hecta, bước vào cổng, bên trái có chùa Đại Tòng Lâm được xây từ năm 1958 và trùng tu năm 1982. Chùa nhỏ, diện tích 112m2 (ngang 7m, dài 16m), trước có tượng đài Bồ tát Quan Âm. Điện Phật tôn trí tượng đức Phật Thích Ca ngồi kiết già trên tòa sen, trước có tượng Đản sanh, hai bên đặt tượng Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Địa Tạng. Sát bên trong cửa chánh điện có thờ tượng Hộ Pháp và tượng Tiêu Diện. Phía sau điện Phật là bàn thờ Tổ sư Đạt Ma. Sau chùa có tháp, tượng, bia tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Thiện Hòa. Bên trái chùa là nhà giảng, sau tượng đài có nhà tăng và nhà phương trượng.
Toàn cảnh chùa
Mặt tiền chùa - 2006

Ngôi chánh điện
Đối diện với cổng là tháp Đa Bảo với kiểu kiến trúc ba tầng được xây dựng năm 1983. Tầng trên thờ tượng đức Phật Thích Ca, Phật Đa Bảo; hai vị Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền và hai vị đệ tử của đức Phật là Ca Diếp, A Nan. Tầng dưới thờ Bồ tát Di Lặc và bốn vị Hộ Pháp. Mặt trước tháp có cặp câu đối bằng chữ Quốc ngữ:
Thích Ca từ phụ phân thân đến
Đa Bảo Như Lai hiện pháp mầu.

Bên phải tháp Đa Bảo là vườn Lâm Tì Ni và vườn Lộc Uyển để kỷ niệm nơi Thái tử Tất Đạt Đa đản sanh và nơi đức Phật Thích Ca sau khi thành đạo chuyển pháp luân giáo hóa chúng sanh. Ở đây cũng có những câu đối bằng chữ Quốc ngữ.
Tại vườn Lâm Tì Ni:
Vườn Lâm Bi Ni bảy bước xưng tôn cùng vũ trụ
Nước Ca Tỳ La chín rồng tắm Phật tại ta bà.

Tại vườn Lộc Uyển:
Thế giới hoan ca mừng đại giác viên thành Phật quả
Diêm phù vui vẻ nay chúng sanh nhuần gội pháp mầu.



Tượng Đức Phật chuyển pháp luân

Tượng Đức Phật thành đạo

Tượng Đức Phật nhập Niết bàn
Bên trái tháp Đa Bảo có pho tượng đức Phật nhập Niết bàn nằm trên tòa sen. Tượng có mái che, trước có cổng vào.
Sau tháp Đa Bảo, có hồ sen, giữa có chiếc cầu đưa khách hành hương đến khu tượng đức Phật Thích Ca ngồi tham thiền dưới gốc cây bồ đề. Ở đây có hai cặp câu đối:
Bát sữa sư già ta dứt hết não phiền lên chánh giác
Tòa cỏ diệu kiết tường từ nay viên mãn đến bồ đề.

Bảy thất tham thiền chứng quả sao mai vừa ló dạng
Sáu năm khổ hạnh đạo thành vang dội khắp muôn phương.

Ở đây còn có pho tượng có giá trị thẩm mỹ là pho tượng Bồ tát Quan Âm lộ thiên đứng trên đầu con rồng, cao 17m.
Ngôi chánh điện mới được xây dựng lớn ở khu vực này từ năm 2002 với kinh phí dự trù khoảng 30 tỷ đồng. Công trình do kiến trúc sư  Lê Quang Mẫn thiết kế, công ty xây dựng Quốc Anh thi công ban đầu. Ngôi chánh điện với hai tầng thờ Phật, có chiều dài 91m, chiều rộng 46m. Đây là ngôi chánh điện thờ Phật lớn nhất Việt Nam. Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục và công bố vào ngày 02-01-2006.

Giảng đường Đại Tòng Lâm
Ngôi chánh điện Phật học viện

Sân trước chùa

Vườn tháp
Trong chánh điện tầng lầu, điện Phật được bài trí trang nghiêm, tôn trí 9 pho tượng lớn bằng đá hoa cương. Chính giữa thờ tượng Di Dà Tam Tôn (đức Phật A Di Đà cao khoảng 3m, Bồ tát Quan Âm và Bồ tát Đại Thế Chí); tượng Thích Ca Tam Tôn (đức Phật Thích Ca, Bồ tát Văn Thù, Bồ tát Phổ Hiền). Ở sau cửa vào, thờ 2 tượng Hộ Pháp; ở bàn thờ Tổ, thờ tượng Tổ Đạt Ma.
Trong chánh điện, chùa còn tôn trí 10.000 tượng Phật theo kinh Vạn Phật (từ đức Đông Phương A Súc Bệ Phật  đến đức Tinh Tú Phật) làm bằng đồng mạ vàng (mỗi tượng 1.000.000đ) và tượng Phật bằng vàng (mỗi tượng 1.800.000đ).
Tầng dưới ngôi chánh điện, chùa dự định tôn trí 500 tượng đức Phật A Di Đà. Chung quanh ngôi chánh điện, chùa có kế hoạch xây dựng Linh Sơn Hội Thượng, phương trượng, trai đường, tăng xá, bệnh viện, nhà dưỡng lão… Hòa thượng Thích Quảng Hiển, Trưởng Ban Quản trị chùa, Trưởng Ban kiến thiết Đại Tòng Lâm Phật giáo đã có thông bạch ngày 21 – 10 – 2004 kêu gọi chư Tôn Đức Tăng Ni, Phật tử trong và ngoài nước thành tâm ủng hộ tinh thần, vật chất cho công trình sơm hoàn thành.
Trước ngôi chánh điện là đài Di Lặc. Tượng Bồ tát Di Lặc bằng đá hoa cương nguyên khối, nặng 40 tấn.
Trong khuôn viên chùa hiện nay có đặt Trường Phật học Đại Tòng Lâm được hoàn thành vào năm 1995, dung chứa 1.000 người. Đại giới đàn Thiện Hòa thường được Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức với quy mô lớn, nghiêm trang, trọng thể tại đây.
Năm 2004, lần đầu tiên, chùa tổ chức khóa An cư kiết hạ cho 1.047 Tăng Ni trong tỉnh về tập trung tu học trong ba tháng.
Chùa tiếp đón hàng vạn du khách, Phật tử đến tham quan, chiêm bái hàng năm. 
Bạn dễ dàng chọn cho mình một khách sạn tại vũng tàu hoặc chọn cho mình một chỗ nghỉ ngơi phù hợp với mình .Lesco Resort ở  Khu 2 Ấp Vạn Hạnh, Tt.Phú Mỹ, H.Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu là điểm nghỉ ngơi tốt cho bạn khi đến đây.
 Đến với khu nhà nghỉ Lesco, Quý khách được thư giản và quên đi những căng thẳng, nặng nề của công việc kinh doanh. Hơn thế nữa, Lesco Resort còn là nơi lý tưởng cho việc tổ chức các hội nghị, hội thảo hoặc thư giản vài ngày.

Bạch tuộc nướng món ngon bạn hãy thưởng thức

Đây là một món ăn được bày bán rất nhiều ở Vũng Tàu, chỉ cần đi dọc theo con đường Thuỳ Vân ven biển, bạn sẽ thấy hàng chục xe đẩy bán món ăn này. Từ sáng cho đến tối khuya, những lò than ở đây luôn rực lửa, hương thơm của bạch tuộc nướng chín cứ lan toả trong gió làm người đi đường cũng phải hít hà, xuýt xoa.
bach-tuoc-nuong-369271-1368287581_600x0.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét